Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

nga-neu-quan-diem-ve-van-de-bien-dong

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quôc Vương Nghị tại Bắc Kinh hôm 29/4. Ảnh: AP

Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông. "Lập trường của Nga là bất biến - những vấn đề này không nên được quốc tế hóa - những nước bên ngoài không nên cố gắng can thiệp vào các nỗ lực giải quyết của họ", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua nói trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh. Phát biểu này của ông Lavrov được AP cho là có hàm ý nhắm đến Mỹ.

"Xã hội quốc tế, đặc biệt là các quốc gia ở bên ngoài Biển Đông, nên đảm nhận vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, chứ không phải là khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn", ông Vương nói.

Theo AP, liên tục bị chỉ trích về các hành động quyết liệt và hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của Nga với những lập luận bất lợi cho Mỹ và Philippines, nước đang kiện yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương đưa ra, bao trọn gần như toàn bộ Biển Đông, lên Tòa Trọng tài Thường trực. Tòa dự kiến ra phán quyết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, giới chuyên gia cho rằng tòa nhiều khả năng ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.

Trung Quốc cuối tuần qua nói rằng họ đạt được thỏa thuận với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". Giới chuyên gia cho rằng đây là nỗ lực nhằm chia rẽ ASEAN, khiến khối không đạt được tiếng nói chung khi tòa trọng tài ra phán quyết. Tuy nhiên, phía Campuchia bác bỏ thông tin đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.

Xem thêm: Ý đồ của Trung Quốc khi thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước ASEAN

Mỹ khẳng định họ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng muốn đảm bảo tự do đi lại và việc tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong khu vực. Washington đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các dự án xây đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ đã thực hiện các hoạt động thể hiện tự do hàng hải, thách thức trực diện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Trong cuộc gặp, ông Vương và ông Lavrov ca ngợi quan hệ đang ấm dần trong hai thập kỷ qua giữa Moscow và Bắc Kinh, hai nước từng là đối thủ thời Chiến tranh Lạnh trong một phần tư thập kỷ.

Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu vũ khí công nghệ cao và các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nguồn vốn đầu tư chính cho các dự án tại Nga. Tổng thống Putin dự kiến ​​thăm Trung Quốc vào tháng 6.

Xem thêm: Bị cô lập vì Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Nga

Phương Vũ

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác