Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

chi-huy-hai-quan-my-bi-tuyen-hon-6-nam-tu-do-nhan-hoi-lo

Chỉ huy Misiewicz bị tuyên án tù giam hơn 6 năm. Ảnh: AP

Ông Michael Vannak Khem Misiewicz, 48 tuổi, hôm 29/4 bị tòa án liên bang tuyên án 78 tháng tù giam vì nhận hối lộ, theo AP.

Đây là một trong những vụ hối lộ nghiêm trọng nhất của Hải quân Mỹ. Theo đó, chỉ huy Misiewicz bị buộc tội cung cấp thông tin mật cho Leonard Glenn Francis, chủ sở hữu công ty Quốc phòng biển châu Á Glenn (GDMA), giúp người này đánh bại các đối thủ và nâng giá khống với Hải quân với mức hơn 34 triệu USD.

Misiewicz và Francis được cho là "di chuyển các tàu Hải quân như các quân cờ", chuyển các tàu sân bay, tàu khu trục và các tàu khác đến các cảng ở châu Á mà không bị giám sát, giúp Francis thổi phồng các chi phí. 

Francis, 49 tuổi, bị bắt ở San Diego hồi tháng 9 năm ngoái. Vài tuần sau, nhà chức trách bắt Alex Wisidagama, 40 tuổi, tổng giám đốc phụ trách các hợp đồng với chính phủ các nước trên toàn cầu của công ty.

Ngoài ra, chỉ huy Jose Luis Sanchez, điều tra viên cao cấp John Beliveau II cũng bị phát hiện nhận hối lộ từ GDMA.

Xem thêm Bê bối rò rỉ bí mật rúng động hải quân Mỹ

Khánh Lynh

Tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm Triều Tiên hôm 23/4. Ảnh: KCNA

Tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm Triều Tiên hôm 23/4. Ảnh: KCNA

"Chúng tôi tin rằng tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng từ tàu ngầm ở biển Nhật Bản hôm 23/4 bay được khoảng 30 km trước khi nổ", Yonhap dẫn lời một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc giấu tên hôm nay cho biết. Quan chức cho hay tên lửa có thể đã tách thành hai hoặc ba phần mà không phân tách động cơ phụ trợ. 

"Một trong những khả năng thuyết phục nhất là các chỉ huy quân đội và nhà chế tạo tên lửa Triều Tiên đã nộp báo cáo rởm lên lãnh đạo Kim Jong-un, cho rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm diễn ra thành công", nguồn tin nói. "Các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên chưa đạt đến cấp độ có thể mang bom nguyên tử".  

Truyền thông Triều Tiên hôm 24/4 đưa tin nước này một ngày trước đó phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Kim. Ông Kim nói với vụ phóng này, Triều Tiên hiện sở hữu kho vũ khí hạt nhân mạnh và một hệ thống phóng đáng tin cậy. 

Các tên lửa đạn đạo nếu được phóng từ tàu ngầm dưới nước sẽ rất khó đối phó, bởi không thể phát hiện được loại tên lửa này cho tới khi nó ở trên không trung. 

Xem thêm: Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trồi lên từ dưới biển

Trọng Giáp

dai-su-an-do-tai-han-keu-goi-bao-ve-tu-do-hang-hai-o-bien-dong

Đại sứ Vikram Doraiswami. Ảnh: Koreajoongang

"Là một trong những tuyến đường trên biển quan trọng nhất, bất kể điều gì được thực hiện ở Biển Đông cũng cần bảo đảm tự do hàng hải", Yonhap hôm 29/4 dẫn lời ông Vikram Doraiswami nói trong sự kiện tại Viện phân tích Quốc phòng Hàn Quốc.

Theo Đại sứ, vấn đề quan trọng là các nước liên quan trong khu vực có thể tìm ra giải pháp giúp cộng đồng quốc tế tiếp tục hưởng lợi từ các con đường mở và tự do cho tất cả. Ông cho hay Ấn Độ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Doraiswami cũng bày tỏ mối quan tâm đến phương cách dùng luật quốc tế giải quyết tranh chấp, cho hay Ấn Độ đang chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực sắp đưa ra với vụ kiện của Philippines.

Các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ từng nhiều lần trao đổi với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản về mối quan ngại về diễn biến ở Biển Đông. Trước việc Trung Quốc gần đây tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo, điều các vũ khí đến Biển Đông, nhiều nước lên án, đề nghị Bắc Kinh dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Xem thêm Mỹ, Ấn Độ tính tuần tra chung ở Biển Đông

Khánh Lynh

dai-su-an-do-tai-han-keu-goi-bao-ve-tu-do-hang-hai-o-bien-dong

Đại sứ Vikram Doraiswami. Ảnh: Koreajoongang

"Là một trong những tuyến đường trên biển quan trọng nhất, bất kể điều gì được thực hiện ở Biển Đông cũng cần bảo đảm tự do hàng hải", Yonhap hôm 29/4 dẫn lời ông Vikram Doraiswami nói trong sự kiện tại Viện phân tích Quốc phòng Hàn Quốc.

Theo Đại sứ, vấn đề quan trọng là các nước liên quan trong khu vực có thể tìm ra giải pháp giúp cộng đồng quốc tế tiếp tục hưởng lợi từ các con đường mở và tự do cho tất cả. Ông cho hay Ấn Độ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Doraiswami cũng bày tỏ mối quan tâm đến phương cách dùng luật quốc tế giải quyết tranh chấp, cho hay Ấn Độ đang chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực sắp đưa ra với vụ kiện của Philippines.

Các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ từng nhiều lần trao đổi với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản về mối quan ngại về diễn biến ở Biển Đông. Trước việc Trung Quốc gần đây tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo, điều các vũ khí đến Biển Đông, nhiều nước lên án, đề nghị Bắc Kinh dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Xem thêm Mỹ, Ấn Độ tính tuần tra chung ở Biển Đông

Khánh Lynh

bua-tiec-dang-cua-obama-danh-cho-donald-trump

Tổng thống Obama trong bữa tiệc năm 2011. Ảnh: AFP

Một bí ẩn lớn trong nền chính trị Mỹ là tại sao Donald Trump, một tỷ phú kiêm ngôi sao truyền hình thực tế, bỗng dưng lại tranh cử tổng thống? Nhiều người suy đoán rằng tất cả bắt đầu từ bữa tiệc tối của Hiệp hội Phóng viên tại Nhà Trắng ngày 30/4/2011, nơi ông Trump trở thành tâm điểm trêu chọc của Tổng thống Barack Obama và diễn viên hài Seth Meyers.

New York Times hồi tháng trước viết rằng ông Trump đã rất bẽ mặt bởi bữa tiệc hôm đó, và nó thôi thúc mong muốn "phục hận" trong ông. "Buổi tối làm trò cười cho thiên hạ đó đã không đánh gục được tinh thần ông Trump, mà lại thổi bùng ngọn lửa khao khát có địa vị trong giới chính trị của tỷ phú", tờ báo viết.

Trong bữa tiệc tổ chức tại Nhà Trắng đó, ông Trump là khách mời nổi bật, bởi ông rất nổi tiếng và quảng giao. Nhưng lúc đó, ông còn là một trong những người dẫn đầu một chiến dịch lớn tố cáo rằng ông Obama không sinh ra tại Mỹ và do đó không đủ điều kiện làm tổng thống.

Mặc dù tuyên bố này đã bị bác bỏ, ông Trump vẫn hoài nghi về tư cách công dân của tổng thống Obama. Chỉ vài ngày trước bữa tiệc, chính quyền bang Hawaii đã công bố giấy khai sinh gốc của ông Obama để chứng minh ông này hoàn toàn đủ tư cách làm người đứng đầu nước Mỹ.

Trong bữa tiệc, ông Obama mở đầu bài phát biểu bằng video cùng bài hát "Người Mỹ đích thực", trong đó giấy khai sinh của ông xuất hiện cùng với hình ảnh đại bàng đầu trọc, cao bồi, chú Sam và cả phim hoạt hình Transformers.

Video: Obama chứng minh mình là "người Mỹ đích thực"

"Tôi biết rằng ông ấy gần đây nhận một số lời chỉ trích, nhưng không ai vui và tự hào hơn khi đặt dấu chấm hết cho vấn đề về giấy khai sinh hơn ông Donald", Tổng thống Obama nói. "Bởi vì cuối cùng ông ấy có thể trở lại tập trung vào những vấn đề quan trọng, như là chúng ta có làm giả việc đặt chân lên Mặt trăng hay không? Điều gì thực sự xảy ra ở Roswell? (địa điểm thường được đồn đại là có dấu vết người ngoài hành tinh), Biggie và Tupac ở đâu? (hai rapper nổi tiếng bị ám sát, nguyên nhân và thủ phạm vẫn còn là điều bí ẩn)".

Điều mà đám đông lúc đó không biết rằng, tuy tham gia bữa tiệc, ông Obama vẫn đang chỉ đạo chiến dịch của đặc nhiệm Mỹ dẫn đến cuộc đột kích bí mật, tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Video: Obama nói đùa về Donald Trump

Sau đó, đến lượt diễn viên hài Meyers phát biểu. Danh hài này liên tục tung ra những câu đùa nhắm vào ông Trump như tung lựu đạn.

"Donald Trump nói rằng ông sẽ tranh cử tổng thống với tư cách là thành viên đảng Cộng hòa. Điều đó thật đáng ngạc nhiên, tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ đang đùa".

"Ông Trump sở hữu chương trình Hoa hậu Mỹ, đó là điều rất tốt cho đảng Cộng hòa, vì họ sẽ truyền hình trực tiếp chương trình tìm kiếm phó tổng thống".

"Ông Donald Trump mới đây cho biết ông có mối quan hệ tuyệt vời với 'the blacks' (người da màu), tôi nghĩ 'the Blacks' ông ấy nói đến hẳn là một gia đình người da trắng, nếu không thì tôi cá là ông đã nhầm rồi".

Khi camera quay vào gần ông Trump, tỷ phú mỉm cười với câu nói đùa của ông Obama và vẫy tay chào đám đông. Nhưng phản ứng của ông với danh hài Meyers ít vui vẻ hơn: ông không hề nở một nụ cười nào.

"Tổng thống đã pha trò về tôi", ông Trump nhắc lại buổi tối hôm đó trong một cuộc phỏng vấn vào tuần này. "Tôi đã có một thời gian tuyệt vời. Tôi rất vinh dự. Tôi thực sự rất vinh dự. Và trung thực mà nói, ông Obama nói rất hay". Nhưng khi nhận xét về Meyers, ông Trump nói rằng ông không thích các câu bông đùa của diễn viên này. "Quá thô thiển và lộn xộn", ông nói.

bua-tiec-donald-trump-bi-obama-lam-be-mat

Tỷ phú Donald Trump (giữa) và vợ mình (áo trắng) trong vòng vây phóng viên. Ảnh: AP

Kết thúc bữa tiệc, các phóng viên xúm lại xin phỏng vấn ông Trump. Ông nói với họ rằng ông đã có một thời gian tuyệt vời và vinh dự khi được tổng thống nói đùa về mình. Rồi ông tiến thẳng đến sân bay để về nhà. Nhiều người cho rằng đó là bằng chứng cho thấy ông khó chịu vì bị đem ra đùa cợt. Nhưng ông Trump giải thích rằng, luôn có những vị khách tiếp tục tham gia bữa tiệc sau đó, và cũng có một số người lập tức rời đi bằng máy bay riêng - đó là lý do tại sao ông không nán lại.

Sáng hôm sau, nhiều báo đăng tin về bữa tiệc với tiêu đề "Trump bị làm bẽ mặt". Tỷ phú nói rằng ông bối rối với các tít báo đó, bởi vì đó không phải là cảm nhận của ông trong bữa tiệc. "Tôi không biết rằng tôi sẽ trở thành trung tâm bàn luận, nhưng tôi đoán khi bạn đang dẫn đầu trong hầu hết các cuộc bỏ phiếu, điều đó thường xảy ra", ông nói. "Thẳng thắn mà nói, tôi thấy Seth Meyers nói không hay, anh ta nói không trôi chảy".

Tác giả Adam Gopnik của New Yorker thì cho rằng đó là đêm thay đổi tất cả mọi thứ. Gopnik viết rằng "vào đêm đó, ông Trump cảm thấy bị sỉ nhục quá nặng nề nên có lẽ, lúc đó ông ấy đã nảy ra ý định 'phục hận', thậm chí bằng cách tranh cử tổng thống".

Tuy nhiên, Washington Post chỉ ra rằng ông Trump đã đề cập khả năng tranh cử tổng thống từ tận những năm 1980, vì vậy quan điểm cho rằng bữa ăn tối này là chất xúc tác duy nhất cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông này là vô lý. Ông Trump cũng thường xuyên sử dụng các câu nói đùa như công cụ tự quảng bá hình ảnh của mình.

Washington Post còn chỉ ra rằng ông Trump đã đón nhận những câu đùa còn đáng "nóng mặt" hơn nhiều chỉ hai tháng trước bữa tiệc của Hiệp hội Phóng viên ở Nhà Trắng. Khi là khách mời cho chương trình Comedy Central, ông đã nghe diễn viên hài Gilbert Gottfried nói về mình: "Là một ông trùm bất động sản, ông Donald Trump đã làm thiệt hại rất nhiều đến đường chân trời New York, thay vì gọi ông ấy là 'The Donald', họ nên gọi ông ấy là không tặc thứ 20".

Danh hài này còn có những lời châm chọc khá nặng nề như: "Các bạn có biết sự khác biệt giữa một con gấu mèo ướt với mái tóc của Donald J. Trump là gì không? Con gấu không có 7 tỷ USD trong ngân hàng".

Ông Trump tiếp tục tham gia bữa tiệc của Hiệp hội Phóng viên vào năm ngoái và gây chú ý khi ông quàng vai cố vấn an ninh quốc gia Susan E. Rice, thì thầm vào tai bà khi máy ảnh lóe lên. Theo The Hill, ông Trump sẽ không tham gia bữa tiệc vào ngày 30/4 năm nay.

Liệu có "vết sẹo" nào từ bữa tiệc năm 2011 không?

"Có rất nhiều lý do tôi tranh cử tổng thống", ông Trump nói. "Nhưng đó không phải là một trong số chúng".

Xem thêm: Lãnh đạo thế giới hoang mang và hoài nghi với Donald Trump

Liên minh chống Donald Trump chưa ra quân đã suy yếu

Phương Vũ

nga-cho-no-tung-nha-tho-hoi-giao-chua-bom

Nhà cầu nguyện bị cho nổ tung. Ảnh: FSB

RT đưa tin nhà cầu nguyện Hồi giáo bất hợp pháp ở thành phố Samara, Nga hôm qua bị giới chức kích nổ, sau khi chất nổ với sức công phá lớn được phát hiện trong toà nhà. 53 người bị bắt giữ, trong đó có ít nhất một người tuyên truyền về nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng trên mạng.  

Với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, lực lượng an ninh Nga phát hiện kho chứa hơn một kg chất nổ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đội chuyên gia bom mìn quyết định gỡ chất nổ là một điều quá rủi ro, vì vậy họ kích nổ căn nhà từ bên ngoài, một nguồn tin thuộc Tổng cục An ninh Liên bang Nga nói. 

Căn nhà được sử dụng cho các cuộc tụ họp của những người theo phái Salafis bảo thủ, một chi nhánh của Hồi giáo dòng Sunni. Toà nhà không được đăng ký với cộng đồng Hồi giáo khu vực là nơi cầu nguyện chính thức. 

Cao tốc cạnh ngôi nhà bị phong toả cả hai phía trong vài giờ và nhiều người dân sôngs ở các toà nhà gần đó được sơ tán trước vụ nổ. 

Trọng Giáp

cu-ong-song-sot-sau-13-ngay-bi-vui-lap-sau-dong-dat

Trận động đất khiến hàng chục nghìn người Ecuador mất nhà cửa. Ảnh minh họa: CNN

Nhóm cứu nạn hỗ trợ của Venezuela hôm 29/4 nghe thấy ông Vasquez "phát ra âm thanh trong tòa nhà bị đổ một phần" ở tỉnh Manabi, AFP hôm qua dẫn tin từ Đại sứ quán Venezuela ở Quito cho biết.

Ông Vasquez ngay sau đó được đưa tới bệnh viện trong tình trạng mất nước, mất phương hướng, thận bị ảnh hưởng và mất ngón chân.

Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter hôm 16/4 ở Ecuador là trận động đất tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, phá hủy nhiều tòa nhà, đường sá và các cơ sở hạ tầng du lịch dọc bờ biển. Số nạn nhân thiệt mạng lên đến 660 người, khoảng 1.700 người vẫn mất tích, gần 3.000 người bị thương.

Ecuador đã chào đón hàng trăm đội cứu hộ, bác sĩ, y tá, lính cứu hỏa và các nhân viên hỗ trợ khác từ các nước lân cận tới trợ giúp. Tổng thống Rafael Correa cũng tuyên bố hàng loạt các biện pháp kinh tế nhằm khắc phục thiệt hại ước tính khoảng ba tỷ USD.

Xem thêm 1.700 người vẫn mất tích sau thảm họa động đất Ecuador

Khánh Lynh

Chủ nhật, 1/5/2016 | 08:00 GMT+7

Chủ nhật, 1/5/2016 | 08:00 GMT+7

Từ bầu trời cho tới mặt đất, chỗ nào của Delhi (Ấn Độ) cũng ngột ngạt bởi bầu không khí ô nhiễm và rác rưởi khắp nơi.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014, Delhi, vùng đất bao gồm thủ đô New Delhi của Ấn Độ, là khu vực ô nhiễm nhất thế giới.

Những khu công nghiệp gần kề xả chất thải hóa học ra sông Yamuna, khiến con sông này phủ trắng một thứ bọt độc hại. Sông Yamuna chảy dọc đất nước Ấn Độ, không chỉ là nguồn cung cấp nước cho 57 triệu người mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh của rất nhiều người theo đạo Hindu. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều tắm và uống nước của sông Yamuna vì tin rằng, nước sông sẽ xóa tội lỗi của họ. 

Một người đàn ông và một cậu bé tắm ở sông Yamuna. Dù chỉ chiếm 2% tổng chiều dài của cả con sông Yamuna, nhưng đoạn chảy qua Delhi lại là nơi ô nhiễm nặng nhất, vì vậy chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không được cho gia súc xuống sông tắm. 

Những người đàn ông này vò quần áo tại một vũng nước bên cạnh khu vực tắm của gia súc; sau đó họ đem ra giũ ở sông Yamuna. 

Quần áo đã được giặt "sạch" sẽ được phơi ở dưới gầm cầu vượt, bên cạnh một bãi phế thải. 

Người nghèo ở Ấn Độ thường không có sự lựa chọn nào khác là phải sống cạnh những kênh nước thải lộ thiên ở Noida - một thành phố ở rìa New Delhi. 

Người dân tắm và uống nước ngay tại những bậc thang trước đền thờ Nizamuddin Sufi ở Delhi. Trước đây, người dân thường tới đây để múc nước sạch về sinh hoạt, nhưng nay, nguồn nước ở đây cũng bị ô nhiễm như nhiều nơi khác ở thành phố. 

Nhằm đảm bảo sức khỏe, người đàn ông phải quấn quanh mình một chiếc màn để tránh muỗi khi ngủ. Những căn bệnh như sốt xuất huyết luôn là mối đe dọa đối với những người sinh sống dọc sông Yamuna và kênh nước thải.

Dù nước bị ô nhiễm nặng nhưng cậu bé này vẫn đầm mình xuống sông Yamuna để mò những đồ vật tôn giáo, từ tiền xu cho tới các bức tượng nhỏ bằng kim loại, mà người dân thường ném xuống.

Những đồ vật này sau đó sẽ được bán cho các cửa hàng tái chế. Để mưu sinh, không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng phải đi thu lượm đồ phế liệu ở các bãi rác hoặc sông lớn. 

Một bé gái khác cũng đang tìm các vật phế liệu bằng nhựa tại một bãi rác lớn ở Bhalswa. Nếu may mắn, một người đi thu lượm đồ phế liệu có thể kiếm 1000 rupee (15 USD)/ngày. 

Sau một ngày thu lượm phế liệu, cậu bé tranh thủ tắm ở đoạn ống nước bị rò rỉ, gần bãi rác cậu đang làm việc. 

Trong khi đó, một số đứa trẻ khác lại chơi đùa vui vẻ ở sông Yamuna. 

Ngôi làng ở phía bắc Delhi nằm dưới chân một bãi rác lộ thiên. Rác liên tục cháy âm ỉ, hình thành nên đám mây khói bao phủ ngôi làng cả ngày lẫn đêm. 

Việc đốt rác và phế thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Delhi. 

Kim Dung (Ảnh: National Geographic)

Người biểu tình xông vào toà nhà quốc hội Iraq. Ảnh: Reuters

Người biểu tình xông vào toà nhà Quốc hội Iraq. Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite Moqtada al-Sadr, một người phản đối nạn tham nhũng, hôm qua tràn vào Vùng Xanh của thủ đô Baghdad. Đây là nơi có hầu hết các bộ, đại sứ quán nước ngoài, với an ninh nghiêm ngặt. Những người biểu tình sau đó vào toà nhà Quốc hội. 

Tình trạng khẩn cấp vừa được ban bố ở thủ đô Baghdad của Iraq. Để ngăn người biểu tình vào Vùng Xanh, lực lượng an ninh Iraq sử dụng hơi cay và bắn chỉ thiên, Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát cũng như văn phòng của ông al-Sadr cho biết. Khoảng một chục người bị thương. 

Người biểu tình quyết định đột nhập khu vực có an ninh nghiêm ngặt nhất sau khi các nhà lập pháp không bỏ phiếu được nhằm thực hiện một số thay đổi trong chính phủ Iraq hiện tại. Al-Sadr hôm qua cáo buộc các chính trị gia Iraq ngăn chặn cải cách chính trị nhằm chống tham nhũng và lãng phí. 

Vụ xâm nhập đánh dấu cột mốc leo thang lớn trong khủng hoảng chính trị ở Iraq, sau khi những người ủng hộ giáo sĩ al-Sadr biểu tình chống chính phủ, biểu tình ngồi suốt nhiều tháng. 

Trọng Giáp

kenya-thieu-huy-luong-nga-voi-tri-gia-hon-170-trieu-usd

Đây là đợt thiêu hủy ngà voi lớn nhất từ trước đến nay của Kenya. Ảnh: Guardian

Hàng trăm người hôm qua tập trung ở Công viên quốc gia Nairobi chứng kiến Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta châm lửa đốt khối lượng lớn các loại hàng từ động vật hoang dã trái phép trị giá hơn 172 triệu USD, theo CNN.

Đám cháy từ 12 tháp ngà voi và sừng tê giác khiến các cột khói và tro bụi dày đặc bao phủ bầu trời. Nguyên thủ một số nước châu Phi cũng tham gia sự kiện. 

Đây là hành động thể hiện sự phản đối của Kenya với nạn đánh bắt trộm các động vật hoang dã ở khu vực và là đợt thiêu hủy hàng bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử.

"Sự gia tăng giá trị của giao dịch ngà voi bất hợp pháp trên thị trường quốc tế đã gây ra cuộc tàn sát ở rừng nhiệt đới của châu Phi. Trong 10 năm ở trung Phi chúng ta đã mất khoảng 70% số voi. Nếu không hành động ngay bây giờ chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất hẳn loài động vật quý giá này", ông Kenyatta nói.

Ước tính cứ khoảng 15 phút thì có một con voi bị giết để lấy ngà, riêng năm ngoái có hơn 1.300 tê giác bị săn trộm ở châu Phi. Con số tăng liên tục trong 6 năm liên tiếp.

Cơ quan quản lý Động vật hoang dã của Kenya đã mất 10 ngày để sắp xếp 105 tấn ngà voi, 1,35 tấn sừng tê giác, da động vật và các sản phẩm khác như gỗ đàn hương và vỏ cây dùng làm thuốc. Đây là lần thiêu hủy thứ 4 từ năm 1989. 

Ngà voi từ khoảng 8.000 con, có thể trị giá hơn 105 triệu USD trên thị trường chợ đen, sừng tê giác của hơn 300 con, có thể trị giá hơn 67 triệu USD, theo chuyên gia giao dịch động vật hoang dã Esmond Bradley Martin.

"Sự kiện hôm nay cho phép Kenya gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế và ngay ở đây, rằng chính phủ không khoan dung và sẽ không khoan nhượng với việc buôn bán trái phép các động vật hoang dã", John Scanlon, phát ngôn viên của Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites), cho biết.

Khánh Lynh

nga-trung-sap-dien-tap-phong-thu-ten-lua-chung-lan-dau-tien

Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động diễn tập trong năm nay. Ảnh minh họa: AP

"Bộ trưởng quốc phòng Nga và Trung Quốc đã nhất trí cho phép thực hiện cuộc tập trận chung đầu tiên mang tên An ninh không phận và không gian năm 2016 trong tháng 5", hãng Tass hôm qua dẫn thông báo từ văn phòng báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Theo đó, mục đích của hoạt động này nhằm giúp Lực lượng phòng thủ không gian thuộc Viện nghiên cứu trung tâm, Bộ Quốc phòng Nga, thực hành việc phòng thủ tên lửa.

Các lực lượng trên không và phòng thủ tên lửa của cả Trung Quốc và Nga sẽ thực hành các hoạt động chung nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công bất ngờ, khiêu khích có sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Phía Nga nhấn mạnh hoạt động này không nhằm chống lại nước thứ ba.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 27/4 cho biết năm nay nước này và Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều cuộc tập trận và sự kiện hơn so với những năm trước. Tuyên bố của ông Shoigu được đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn ở Moscow. Ông Shoigu cho hay hai nước sẽ tập trận cả trên bộ và trên biển. Cuộc tập trận quân sự lớn nhất giữa hai nước trong năm nay sẽ là tập trận hàng hải Joint Sea 2016 do Trung Quốc tổ chức.

Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm qua kêu gọi Mỹ dừng ý định bàn với Hàn Quốc về khả năng triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc, sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Ông Vương cho rằng động thái của Mỹ vượt quá nhu cầu phòng thủ của các nước có liên quan, nếu Mỹ triển khai THAAD, nó sẽ ảnh hưởng tới an ninh chiến lược của Nga và Trung Quốc.

Xem thêm: Nga - Trung giục Mỹ không dựng lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc

Khánh Lynh

Theo Sputnik, Severodvinsk, tàu ngầm hạt nhân mới nhất thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga, thực hiện màn tấn công chính xác mục tiêu giả trong cuộc tập trận quân sự thường kỳ ngoài khơi bờ biển vùng Arkhangelsk. 

Cuộc tấn công sử dụng tên lửa hành trình Kalibr. Loại tên lửa này tháng 10 năm ngoái được hạm đội Caspi của Nga sử dụng để tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng cách đó gần 1.450 km ở Syria. 

Xem thêm: Tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ 5 mới của Nga

Trọng Giáp

trung-quoc-ngo-y-khong-muon-doi-dau-voi-nhat-ban

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp hôm nay tại Bắc Kinh. Ảnh: YumiuriShimbun

"Chúng tôi chắc chắn muốn phát triển mối quan hệ lành mạnh, ổn định và hữu nghị với Nhật Bản", AFP hôm nay dẫn lời ông Vương nói khi trao đổi với người đồng cấp Nhật Fumio Kishida. 

Ông Vương nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai nước phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm trung thực với lịch sử, tôn trọng các cam kết, hợp tác và không đối đầu.

Đáp lại, Ngoại trưởng Nhật Kishida cho hay Tokyo thực sự muốn khôi phục quan hệ với Bắc Kinh để hai bên có thể có các chuyến thăm lẫn nhau thường xuyên. Ông Kishida khẳng định cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cần nhau khi kinh tế thế giới đang đối mặt với những bất ổn gia tăng.

Ông Kishida đang có chuyến thăm kéo dài ba ngày ở Trung Quốc, dự kiến thảo luận với các đại diện Trung Quốc về tranh chấp giữa hai nước, tập trung vào lập đường dây nóng nhằm xử lý sự cố trên biển. Ngoại trưởng Nhật cũng sẽ thảo luận về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh hồi năm 2012 từng căng thẳng do Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông mà hai nước đang tranh chấp. Hai bên cũng có các động thái nhằm hàn gắn quan hệ bằng các cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Hôm 25/4, trước khi đến Trung Quốc, ông Kishida nêu rõ việc Bắc Kinh gia tăng chi tiêu quân sự và đơn phương thay đổi nguyên trạng biển Hoa Đông và Biển Đông khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế rất quan ngại.

Xem thêm: Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản vì mở căn cứ gần đảo tranh chấp

Khánh Lynh

nato-se-dieu-4000-quan-toi-bien-gioi-voi-nga

Các binh sĩ Mỹ trong cuộc tập trận ở Latvia hồi năm 2014. Ảnh: AP

Wall Street Journal dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work xác nhận số lính được triển khai tới biên giới với Nga. Trong đó, Mỹ nhiều khả năng cung cấp hai tiểu đoàn, còn Đức và Anh, mỗi nước cung cấp một tiểu đoàn, các quan chức phương Tây cho biết.

Ông Work cho biết NATO phải triển khai do những cuộc tập trận quân sự đột xuất của Nga gần các nước vùng Baltic. 

"Người Nga đang thực hiện rất nhiều cuộc tập trận đột xuất ngay gần biên giới của chúng ta, với rất nhiều quân", ông Work nói. "Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi có thể cho rằng đây là hành vi đặc biệt khiêu khích". 

Các quan chức Nga nhiều lần cho hay nước này gia tăng quân sự và các cuộc tập trận nhằm phản ứng trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng quân sự, thể hiện sự "hung hăng" với Moscow. 

Các bộ trưởng Quốc phòng NATO hồi tháng hai thống nhất về mặt nguyên tắc đối với việc triển khai quân hiện diện ở Đông Âu. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho hay lượng quân đóng góp mới chưa được thông qua lần cuối. Bộ Tư lệnh Tối cao quân Đồng minh châu Âu đã gửi đề xuất này cho trụ sở liên minh ở Brussels, nơi quyết sách đang được xem xét. 

Xem thêm: Nga sẽ tăng cường vũ khí hạt nhân để đối phó với NATO

Trọng Giáp

Máy bay Su-27 của Nga. Ảnh: Aviationist

Máy bay Su-27 của Nga. Ảnh: Aviationist

"Tất cả các máy bay Nga đều hoạt động theo quy định quốc tế về sử dụng không phận", Reuters dẫn Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố. "Không quân Mỹ có hai giải pháp: hoặc không bay gần biên giới của chúng tôi, hoặc bật bộ phận phát đáp sóng để phục vụ việc nhận dạng". 

Lầu Năm Góc cho hay máy bay RC-135 của không quân Mỹ đang bay theo đường bay thường kỳ ở không phận quốc tế thì bị một chiến đấu cơ Su-27 chặn một cách "không an toàn và không chuyên nghiệp". 

CNN đưa tin máy bay Nga chỉ cách máy bay Mỹ 30 m và đã thực hiện cứ lộn vòng bên trên. 

Sự việc hôm qua thể hiện căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ ở Đông Âu. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết họ có kế hoạch triển khai quân sự với quy mô lớn nhất trong khu vực kể từ chiến tranh Lạnh để đối phó với Nga.

Điện Kremlin bác bỏ thông tin nước này có ý định tấn công các nước Baltic, nhưng thường xuyên cho rằng họ đang đẩy NATO theo chiều hướng chống Nga. "Chúng tôi đã bắt đầu quen với các lời lăng mạ của Lầu Năm Góc về những động tác bay 'không chuyên nghiệp' khi chặn máy bay do thám Mỹ ở biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho hay. 

Xem thêm: Áp sát tàu chiến Mỹ, Su-24 Nga phát thông điệp đến NATO

Trọng Giáp

Hoả hoạ trên đu quay Bangkok. Ảnh: Twitter/Suteeradas

Hoả hoạ trên đu quay Bangkok. Ảnh: Twitter/Suteeradas

Vụ hoả hoạn xảy ra sau cơn mưa bão chiều nay ở thủ đô Bangkok. "Khi sự cố xảy ra, không có người ngồi trên đu quay", AP dẫn thông cáo của công viên cho biết.

"Theo quy chuẩn an toàn, chúng tôi dừng tất cả hoạt động của đu quay Dino Eye trước khi mưa bắt đầu rơi. Đây là một trong những biện pháp an toàn của công viên Hành tinh Khủng long". 

Công viên đang điều tra nguyên nhân hoả hoạn. Những bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy lửa bốc lên từ một khoang của đu quay với khói bao trùm. 

Hành tinh Khủng long là một địa điểm nổi tiếng với cư dân và khách du lịch, kể từ khi nó được khai trương cách đây một tháng ở trung tâm Bangkok. 

banh-xe-du-quay-boc-chay-o-bangkok-1

Khoang đu quay cháy rụi sau vụ hoả hoạn. Ảnh: SupotNTV

Trọng Giáp

Thứ bảy, 30/4/2016 | 19:37 GMT+7

Thứ bảy, 30/4/2016 | 19:37 GMT+7

Đông đảo người Việt tại Czech hôm qua tổ chức biểu tình trước sứ quán Trung Quốc, để phản đối hàng loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Gần 200 người Việt tới từ các vùng miền ở Czech hôm 29/4 tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, để biểu tình chống quân sự hóa Biển Đông. Hoạt động do Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức, với sự hưởng ứng của các hội đoàn người Việt tại Czech. Đây là cuộc biểu tình thứ hai tại đây của người Việt ở Czech.

Có tới hai chục hội đoàn người Việt ở Czech đã đăng ký tham dự. Có nhiều người Việt từ Karlovy Vary, Cheb và Chomutov về tham gia biểu tình. Tại đó cũng có cả chủ tịch Hội Czech - Việt, ông Marcel Winter. Đông đảo báo chí Việt Nam và báo chí cộng đồng cũng tới đưa tin.

Những người biểu tình cầm cờ Việt Nam và giương cao các biểu ngữ như: "Hòa bình cho Biển Đông", "Chúng tôi chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông và các đảo của Việt Nam", "Hãy dừng quân sự hóa Biển Đông". 

Đồng thời họ hô vang các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông bằng tiếng Czech, Việt, Anh và Trung Quốc như: Kịch liệt phản đối Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Kế hoạch biểu tình đã được ban tổ chức chuẩn bị chu đáo từ nhiều tuần, thư kêu gọi và hai thông báo về cuộc biểu tình được gửi và thông báo rộng rãi đến trên các báo cộng đồng cho bà con ở Czech. Ban tổ chức cũng chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ và bố trí 4 xe buýt hai tầng tại trung tâm thương mại Sapa cho những người biểu tình không có phương tiện đi lại.

Ban tổ chức cũng có bài phát biểu bằng nhiều thứ tiếng để những người dân bản xứ hiểu rõ mục đích của cuộc biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha.

 

Như Phương

dai-my-noi-trieu-tien-lan-dau-tien-bi-cuop-ngan-hang

Một ngân hàng ở Triều Tiên. Ảnh: dprk360.com

Những tên cướp đột nhập vào chi nhánh Shinam của Ngân hàng Trung ương  Triều Tiên tại thành phố Cheongjin, tỉnh Bắc Hamgyong vào ngày 4/4, đài RFA, có trụ sở tại Washington, hôm 28/4 dẫn một nguồn tin địa phương, cho biết.

"Bởi vì đây là lần đầu tiên một ngân hàng bị cướp kể từ ngày thành lập đất nước, rất nhiều người quan tâm đến vụ việc", nguồn tin cho biết.

Chi nhánh này thường có bảo vệ làm nhiệm vụ vào đêm, nhưng vào thời điểm xảy ra vụ việc, các nhân viên bảo vệ không ở vị trí. Những tên cướp ngân hàng đã phá lối vào và trốn đi với 70 triệu won Triều Tiên tiền mặt – đồng tiền không có tỷ giá hối đoái chính thức.

Giới chức đang điều tra xem liệu các tên cướp có chân trong hay không. Vụ việc khiến các chi nhánh ngân hàng khác được tăng cường an ninh. Nguồn tin địa phương cho biết, các chi nhánh đang giữ nhiều tiền mặt hơn bình thường để chuẩn bị cho đại hội đảng vào ngày 6/5.

Phương Vũ

trung-quoc-tap-tran-do-bo-dao-tren-bien-dong

Tàu Trung Quốc diễn tập đổ bộ. Ảnh: Xinhua

Cuộc diễn tập diễn ra vào sáng hôm qua trên một khu vực thuộc Biển Đông, Xinhua hôm nay đưa tin. Tuy nhiên, địa điểm cụ thể không được tiết lộ. Hai tàu lưỡng cư cùng tàu đổ bộ đệm khí Trường Bạch Sơn tham gia tập trận.

Quân Trung Quốc chia thành hai bên xanh, đỏ. Bên xanh dựa vào địa hình thuận lợi và vũ khí hỏa lực mạnh chống lại bên đỏ là binh lính đến từ hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc đã đưa vào sử dụng ba tàu đổ bộ Type 071 mang tên Côn Lôn Sơn 998, Tĩnh Cương Sơn 999, Trường Bạch Sơn 989. Chúng đều được biên chế cho hạm đội Nam Hải.

Nghi Mông Sơn 988 là tàu đổ bộ do Trung Quốc tự chế tạo, được hạ thủy ngày 25/1. Tàu có lượng giãn nước toàn tải khoảng 25.000 tấn, dài 210 m, rộng 28 m, cao 7 m, tốc độ hơn 24 hải lý/h. Tàu có thể vận chuyển một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 15 - 20 xe bọc thép, 4 trực thăng Z-8 và tàu đổ bộ đệm khí. Vũ khí trên tàu gồm pháo hạm AK-176 76 mm, pháo hạm H/PJ-26, thiết bị phóng tên lửa.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh sử dụng tàu đổ bộ Type 071 vận chuyển binh sĩ, xe bộ binh, xe tăng để triển khai tác chiến đổ bộ và máy bay nhằm thực hiện đánh chiếm đảo và mục tiêu trên biển.

Văn Việt

sat-nhan-ngay-valentine-trung-quoc-duoc-tha-sau-18-nam-ngoi-tu-oan

Các tòa án ở Trung Quốc tuyên bố sẽ lật lại các vụ tuyên án sai. Ảnh minh họa: Yahoo

Theo AFP, Liu Jiqiang, 52 tuổi, bị buộc tội bóp cổ và đâm người yêu vào ngày 14/2/1998, khiến ông này được đặt biệt danh là "sát nhân ngày Valentine" trên báo chí Trung Quốc.

Nhưng sau gần hai thập kỷ ngồi tù, tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, đã tuyên bố ông trắng án vì không đủ chứng cứ, tòa này hôm qua thông báo trên tài khoản mạng xã hội chính thức.

Liu ban đầu thừa nhận đã sát hại bạn gái mình, nhưng luật sư biện hộ nói rằng ông này phải thú nhận như vậy vì bị tra tấn và thẩm vấn bất hợp pháp, theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua.

Liu lĩnh án tử hình vào tháng 12/1999 và được hoãn thi hành án hai năm. Trung Quốc gọi đây là án tử hình treo, nếu không có sai phạm trong vòng hai năm này, án sẽ giảm xuống tù chung thân. Liu từng nộp đơn kháng cáo hai lần vào năm 2002 và 2003 nhưng không thành công.

Các tòa án Trung Quốc đã tuyên bố sẽ lật lại các vụ tuyên án sai. Hồi tháng hai, tòa án cấp cao ở miền đông Chiết Giang quyết định thả Chen Man, người bị giam giữ trong hơn hai thập niên vì tội giết người.

Năm 2014, một tòa án ở khu vực Nội Mông xóa án cho một người đàn ông bị kết tội cưỡng hiếp và giết người vào năm 1996, ở tuổi 18.

Phương Vũ

nga-neu-quan-diem-ve-van-de-bien-dong

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quôc Vương Nghị tại Bắc Kinh hôm 29/4. Ảnh: AP

Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông. "Lập trường của Nga là bất biến - những vấn đề này không nên được quốc tế hóa - những nước bên ngoài không nên cố gắng can thiệp vào các nỗ lực giải quyết của họ", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua nói trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh. Phát biểu này của ông Lavrov được AP cho là có hàm ý nhắm đến Mỹ.

"Xã hội quốc tế, đặc biệt là các quốc gia ở bên ngoài Biển Đông, nên đảm nhận vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, chứ không phải là khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn", ông Vương nói.

Theo AP, liên tục bị chỉ trích về các hành động quyết liệt và hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của Nga với những lập luận bất lợi cho Mỹ và Philippines, nước đang kiện yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương đưa ra, bao trọn gần như toàn bộ Biển Đông, lên Tòa Trọng tài Thường trực. Tòa dự kiến ra phán quyết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, giới chuyên gia cho rằng tòa nhiều khả năng ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.

Trung Quốc cuối tuần qua nói rằng họ đạt được thỏa thuận với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". Giới chuyên gia cho rằng đây là nỗ lực nhằm chia rẽ ASEAN, khiến khối không đạt được tiếng nói chung khi tòa trọng tài ra phán quyết. Tuy nhiên, phía Campuchia bác bỏ thông tin đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.

Xem thêm: Ý đồ của Trung Quốc khi thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước ASEAN

Mỹ khẳng định họ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng muốn đảm bảo tự do đi lại và việc tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong khu vực. Washington đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các dự án xây đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ đã thực hiện các hoạt động thể hiện tự do hàng hải, thách thức trực diện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Trong cuộc gặp, ông Vương và ông Lavrov ca ngợi quan hệ đang ấm dần trong hai thập kỷ qua giữa Moscow và Bắc Kinh, hai nước từng là đối thủ thời Chiến tranh Lạnh trong một phần tư thập kỷ.

Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu vũ khí công nghệ cao và các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nguồn vốn đầu tư chính cho các dự án tại Nga. Tổng thống Putin dự kiến ​​thăm Trung Quốc vào tháng 6.

Xem thêm: Bị cô lập vì Biển Đông, Trung Quốc quay sang lôi kéo Nga

Phương Vũ

nga-phat-trien-vu-khi-bi-mat-co-the-khien-khong-quan-my-te-liet

Một hệ thống tác chiến điện tử mặt đất của Nga tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015. Ảnh: Sputnik

Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến - Điện tử Nga (KRET) đang thử nghiệm một hệ thống gây nhiễu mặt đất mới, được thiết kế để sử dụng kết hợp với các hệ thống phòng không tối tân của Nga như S-300V4 hay S-400, đủ sức bẻ gẫy các liên kết dữ liệu quan trọng giúp chiến đấu cơ Mỹ hoạt động, theo National Interest.

Một nguồn tin từ tập đoàn tiết lộ với hãng thông tấn TASS rằng, hệ thống này gồm các mô đun gây nhiễu riêng biệt có khả năng tấn công hệ thống chỉ huy và kiểm soát ở khoảng cách xa hơn nhờ sử dụng tổ hợp tín hiệu kỹ thuật số. Khi các kết nối dữ liệu quan trọng bị gây nhiễu, toàn bộ lực lượng không quân Mỹ sẽ gần như bị tê liệt.

Hệ thống tác chiến điện tử mới chưa được tiết lộ danh tính này có thể tự động kết nối thông suốt với các hệ thống phòng không và liên tục chia sẻ thông tin về mục tiêu theo thời gian thực.

Hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga cũng được thiết kế có tính bảo mật cao gồm nhiều nút phân tán. " Năng lượng, tần số và các nguồn lực thông minh của chúng được phân bố tối ưu. Ngoài ra, tất cả các mô đun đều được trang bị gói phòng thủ riêng bởi chúng là mục tiêu mà kẻ thù ưu tiên tấn công", Phó tổng giám đốc thứ nhất Igor Nasenkov của KRET nói.

Chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar cho rằng việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới này rất quan trọng với Nga, bởi sức mạnh không quân Mỹ phụ thuộc lớn vào mạng kết nối mạng dữ liệu. Lầu Năm Góc sử dụng một loạt các mạng lưới gồm gói liên kết dữ liệu Link-16 để kết nối các lực lượng với nhau theo thời gian thực. Các máy bay chiến đấu Mỹ liên tục thu thập, chia sẻ, trao đổi dữ liệu với nhau để nhận diện, tấn công mục tiêu và thực hiện các hoạt động tác chiến khác.

nga-phat-trien-vu-khi-bi-mat-co-the-khien-khong-quan-my-te-liet-1

Các gói liên kết dữ liệu quan trọng của quân đội Mỹ. Đồ họa: ULS

Nga đã theo dõi khả năng tác chiến của Mỹ kể từ chiến tranh Vùng Vịnh và rút ra những bài học từ cuộc xung đột này để đầu tư vào công nghệ đối phó với các lợi thế của Mỹ.

"Người Nga nắm được phương thức tác chiến của chúng ta", tướng không quân Philip Breedlove, chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện hôm 25/1. "Họ đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực tác chiến điện tử bởi họ biết chúng ta phụ thuộc lớn vào kết nối mạng trong chiến đấu, và họ muốn ngắt liên kết này để chúng ta mất đi khả năng tấn công chính xác", tướng Breedlove nói.

Khả năng tác chiến điện tử Nga khiến Mỹ phải đầu tư tiền bạc và thời gian để tái thiết năng lực tác chiến điện tử. Trong phiên điều trần hôm 25/1, tướng Breedlove thừa nhận rằng việc Lầu Năm Góc lơ là mảng tác chiến điện tử trong hai thập kỷ qua đã giúp Nga chiếm được lợi thế.

Điều này đặc biệt đúng với không quân Mỹ, khi lực lượng này chỉ tập trung vào công nghệ tàng hình mà ít đầu tư vào năng lực tác chiến điện tử. Trong khi đó, hải quân Mỹ đã nâng cấp lực lượng tấn công điện tử đường không của mình bằng máy bay tác chiến điện tử EA-18G Glower của Boeing, dù những máy bay mới này vẫn phải dựa vào bộ gây nhiễu ALQ-99 lạc hậu cho đến khi thiết bị gây nhiễu thế hệ mới của Raytheon ra mắt vào năm 2021.

nga-phat-trien-vu-khi-bi-mat-co-the-khien-khong-quan-my-te-liet-2

Máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler của Mỹ. Ảnh: USAF

Mới đây, Lầu Năm Góc dường như đã chú trọng hơn vào mảng tác chiến điện tử. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đang cân nhắc khả năng xem tác chiến điện tử như là một lĩnh vực tác chiến giống như trên không, trên biển và trên bộ.

"Các hoạt động tác chiến này quan trọng đến mức chúng tôi cân nhắc coi tác chiến điện tử là môt lĩnh vực tác chiến riêng", thiếu tướng Sandra Finan, phó giám đốc Phòng thông tin (CIO) phụ trách Chỉ huy, Kiểm soát, Liên lạc và Máy tính (C4) và cơ sở hạ tầng thông tin phát biểu hôm 22/4.

"Chúng tôi đang chú trọng đến các hoạt động tấn công và phòng thủ trong lĩnh vực đó, vì thế tác chiến điện tử sẽ trở thành một trong số các lĩnh vực quan trọng nhất trong tương lai", bà Finan nhấn mạnh.

Xem thêm: Radar Nga khiến F-22 tàng hình Mỹ lộ mặt

Duy Sơn

tin-tac-than-is-xui-giuc-tan-cong-hang-nghin-nguoi-new-york

Ảnh minh họa: Reuters

Đặc vụ liên bang Mỹ và cảnh sát New York đã liên hệ với những người bị nêu tên trong danh sách, nhưng cơ quan chức năng tin rằng không có khả năng xảy ra tấn công, theo Reuters.

Đại diện Cục điều tra liên bang Mỹ FBI cho biết thường xuyên cung cấp thông tin đến các cá nhân và tổ chức trong quá trình điều tra để biết về khả năng bị tấn công. Tuy nhiên, nhiều thông số trong danh sách như tên tuổi, địa chỉ email, số điện thoại dường như đã quá cũ.

Năm 2015, một nhóm liên kết với nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng danh sách tên, địa chỉ, hình ảnh 100 nhân viên quân sự Mỹ và kêu gọi các tín đồ của IS tới khủng bố. Tới nay chưa có thông tin nào về các cuộc tấn công. Lầu Năm Góc không công khai danh tính hay nơi đóng quân của bất kỳ binh sĩ nào trong danh sách. New York Times dẫn lời các quan chức cho hay những cái tên được phiến quân lấy từ các bài báo về chiến dịch không kích IS.

IS đã nhận trách nhiệm đứng sau các cuộc tấn công khủng bố ở nhiều nước, trong đó có cả vụ thảm sát Paris năm ngoái khiến hơn 130 người chết. Từ năm 2013, Mỹ đã bắt 70 người vì hỗ trợ IS.

Văn Việt

trieu-tien-goi-tap-tran-my-han-la-khieu-khich-quan-su-toi-te-nhat

Binh lính trong cuộc tập trận Đại bàng non năm 2016. Ảnh: Thefirearmblog.com

Thông tấn xã Triều Tiên KCNA hôm nay dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cáo buộc những cuộc tập trận kéo dài hai tháng qua ở bên kia biên giới "tương đương tuyên bố chiến tranh", và là "nỗ lực tấn công phủ đầu" đối với Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên gọi cuộc tập trận là "những hành động khiêu khích quân sự tồi tệ nhất, đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân". 

Trong thời gian Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên đã có những cuộc thử tên lửa đạn đạo tầm trung, gần đây nhất là vụ thử hôm 28/4. Hai tên lửa bắn đi hôm đó đều bị nổ sau khi rời bệ phóng, theo thông tin từ phía Hàn Quốc.

Cuộc tập trận Đại bàng non (Foal Eagle) đã kết thúc vào hôm nay, còn cuộc tập trận Giải pháp then chốt (Key Resolve) đã kết thúc vào tháng trước, theo Yonhap. Đây là hai cuộc tập trận thường niên được tuyên bố nhằm ngăn chặn mối đe dọa tấn công hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Năm nay, Mỹ - Hàn có cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao sau các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Khoảng 300.000 lính Hàn Quốc và 70.000 lính Mỹ tham gia tập trận.

Văn Việt

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

obama-ke-lai-rui-ro-khi-phe-chun-chien-dich-tieu-diet-osama-bin-laden

Trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: pbs

Ngày 2/5/2011, đặc nhiệm Mỹ đột kích khu nhà mà Osama bin Laden ẩn náu tại Abbottabad, Pakistan và tiêu diệt trùm khủng bố. Các giới chức tình báo Mỹ trước đó khám phá ra nơi ở của bin Laden bằng cách theo dõi một trong số những người đưa tin cho hắn.

Obama và các thành viên chủ chốt trong vòng tròn thận cận của ông tuần này chia sẻ với CNN về chiến dịch tiêu diệt kẻ chủ mưu vụ đánh bom ngày 11/9/2001.

"Sau khi thảo luận với các quan chức, tôi thấy đó rõ ràng là cơ hội tốt nhất để tóm được bin Laden", ông Obama nói.

Khi các cố vấn của ông tranh luận, họ đặt ra câu hỏi liệu có còn cơ hội nào để tiêu diệt tên thủ lĩnh tối cao của al-Qaeda này hay không, và nếu có thì là khi nào. Ông Obama cho biết một mối quan tâm lớn là "trong thực tế, nếu chúng ta không hành động, hắn có thể chuồn mất, và có thể nhiều năm sau mới thấy hắn xuất hiện trở lại".

Obama cho biết nhóm nhỏ những người nghiên cứu khả năng tấn công bin Laden đã nhận thức sâu sắc các rủi ro. "Chúng tôi biết rằng chiến dịch sẽ gây ra một số vấn đề lớn trong Pakistan", ông Obama nói.

Và ngoài hậu quả ngoại giao, nhiệm vụ có nguy cơ thất bại. "Nếu đó không phải là bin Laden", ông Obama nói, "chúng ta sẽ mất mặt với quốc tế, bởi vì rất khó để giữ bí mật một khi nhiệm vụ đã bắt đầu".

Bất chấp rủi ro, tổng thống Mỹ khi đó vẫn tin chắc rằng đội 23 đặc nhiệm hải quân SEAL bay vào Pakistan trong đêm không trăng đó sẽ bình an vô sự trở về.

"Tôi có niềm tin rằng các chàng trai của chúng ta sẽ trở về", ông nói.

Phương Vũ

Theo RT, chiếc máy bay Cessna do Russell Smith điều khiển hôm 26/4 lao xuống một cây sồi và bốc cháy tại bãi đậu xe bên ngoài một công ty xe kéo, ở Foley, Alabama.

Nhiên liệu rò rỉ từ máy bay nhanh chóng tạo thành một vòng lửa xung quanh hiện trường. Khoảng ba bốn người đàn ông sau đó chạy vào đám lửa để giúp đưa phi công Smith ra khỏi máy bay.

Vài giây sau, bình nhiên liệu của máy bay bốc cháy hoàn toàn, khiến một phần cây sồi đổ sụp xuống.

Vụ việc xảy ra không xa sân bay Foley, hạt Baldwin. Smith chỉ bị thương nhẹ. Phi công này cho biết ông bị bỏng tay. Cục Hàng không Liên bang Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ việc.

Phương Vũ

khach-san-danh-cho-nguoi-chet-o-nhat-ban-khien-hang-xom-bat-binh

Khách sạn dành cho người đã khuất ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Sousou là một trong những khách sạn dành cho người chết ở Nhật Bản - một nhà xác tạm thời, được sử dụng để chứa thi thể trong khi chờ đợi đến lượt hỏa táng.

"Các nhà hỏa táng cần phải được xây dựng, nhưng không có bất kỳ không gian nào để làm vậy", Hisao Takegishi, người mở khách sạn này từ năm 2014, nói về mức độ quá tải của dịch vụ hỏa táng tại Nhật Bản.

Tại Sousou, với 9.000 yen (84 USD) một ngày, các gia đình có thể giữ thi thể thân nhân quá cố của họ ở một trong 10 phòng của Sousou đến 4 ngày, cho đến khi tìm thấy nhà hỏa táng. Sousou không làm đông lạnh thi thể, mà chỉ sử dụng các phòng điều hòa.

Khoảng hơn 20.000 người Nhật Bản qua đời hàng năm. Tỷ lệ tử vong sẽ lên mức khoảng 1,7 triệu người/năm vào năm 2040, theo ước tính của chính phủ Nhật. Đến lúc đó, trừ đi các dòng người nhập cư lớn, Nhật Bản sẽ có ít hơn 20 triệu người.

Cư dân tại Kawasaki không hài lòng về cuộc sống bên cạnh những thi thể tại Sousou. Họ treo băng-rôn và cờ ​​rải rác khu phố để bày tỏ sự phẫn nộ.

Yoko Masuzawa, 50 tuổi, sống ở đằng sau Sousou, yêu cầu họ đặt lỗ thông gió cao hơn, nhưng bà cho biết yêu cầu của bà đã bị phớt lờ.

Tuy nhiên, một số khách hàng của Sousou, lại biết ơn khách sạn vì họ có chỗ để giữ người thân quá cố.

"Tôi nghĩ rằng thật tuyệt vời khi gia đình và những người quen có thể đến đây viếng trước khi bà được mang đi hỏa táng", Hirokazu Hosaka, 69 tuổi, nói. Thi thể mẹ ông nằm trong một chiếc quan tài tại Sousou.

khach-san-danh-cho-nguoi-chet-o-nhat-ban-khien-hang-xom-bat-binh-1

Hirokazu Hosaka đứng bên linh cữu của mẹ mình. Ảnh: Reuters

Phương Vũ

tiem-kich-nga-bi-to-nhao-lon-tren-dau-may-bay-trinh-sat-my

Máy bay Su-27 Nga. Ảnh: defencyclopedia

Máy bay Mỹ RC-135 đang di chuyển trên một tuyến đường thường xuyên trong không phận quốc tế, khi nó bị máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đánh chặn, Lầu Năm Góc cho biết. CNN đưa tin máy bay Nga đã nhào lộn bên trên máy bay Mỹ.

Su-27 đến gần máy bay Mỹ khoảng 30 m, khi nó có hành động nguy hiểm, tốc độ cao, hai quan chức quốc phòng Mỹ trong khu vực biển Baltic, nói.

"Hành động đánh chặn trên không thiếu an toàn và không chuyên nghiệp này có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng và tổn thương cho tất cả phi công có liên quan", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Commander Bill tuyên bố.

"Quan trọng hơn, những hành động không an toàn và không chuyên nghiệp của một phi công có khả năng làm leo thang không cần thiết căng thẳng giữa các quốc gia", ông nói.

Hồi đầu tháng này, Su-24 Nga đã áp sát tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ, USS Donald Cook, trong vùng biển Baltic. Mỹ chỉ trích hành động này, cho rằng máy bay Nga đã mô phỏng tấn công. Nga cáo buộc Mỹ có hành động hăm dọa khi điều tàu Cook di chuyển gần biên giới của Nga ở vùng Baltic, và cảnh báo rằng quân đội Nga sẽ đáp trả bất kỳ sự cố nào trong tương lai.

"Năm ngoái liên tiếp xảy ra các sự cố khi máy bay quân sự Nga áp sát các phương tiện giao thông đường biển và đường không, làm dấy lên lo ngại về an toàn, và chúng tôi rất lo ngại về các hành vi như vậy", ông Urban nói.

Xem thêm: Áp sát tàu chiến Mỹ, Su-24 Nga phát thông điệp đến NATO

tiem-kich-nga-bi-to-nhao-lon-tren-dau-may-bay-trinh-sat-my-1

Máy bay trinh sát Mỹ RC-135. Ảnh: Wiki

Phương Vũ

russian-troops-unloading-iskander-missil

Tên lửa chiến thuật Iskander của nga tại Diễn đàn kỹ thuật, quân sự quốc tế ở Moscow ngày 17/6/2015. Ảnh: Reuters

Nga đang hoàn thành khâu phát triển tên lửa thế hệ mới, loại nhiều khả năng sẽ được điều đến phía bắc nước này, nếu Thụy Điển gia nhập NATO, ông Evgeny Serebrennikov, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga, cho biết. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết sẽ có hành động "quân sự - kỹ thuật" nếu Thụy Điển gia nhập NATO, theo IBTimes.

"Nga sẽ tăng số lượng của lực lượng vũ trang ở biên giới phía bắc, tây bắc và cả hạm đội Biển Bắc. NATO và Thụy Điển cần phải đưa ra quyết định", ông Serebrennikov nói.

Ông Lavrov giải thích rằng nếu những kết cấu quân sự nước ngoài tiếp cận biên giới Nga, Moscow sẽ phải có những hành động cần thiết. Ông Lavrov cũng cho biết quan hệ Nga - Thụy Điển đã giảm nhiệt sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. 

Thụy Điển và Phần Lan là hai quốc gia trung lập láng giềng với Nga, nhưng nay lại cân nhắc khả năng gia nhập NATO. Liên minh này từ năm ngoái tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu, đặc biệt ở các nước phía đông có biên giới gần Nga, vì khủng hoảng Ukraine. Lực lượng đa quốc gia của NATO, dự kiến gồm từ 3.000 đến 6.000 binh sĩ, sẽ luân phiên hiện diện liên tục tại các quốc gia Lithuania, Latvia, Estonia, Ba Lan, Romania và Bulgaria.

Xem thêm: Kaliningrad - chốt Nga chặn đà Đông tiến của NATO

nga-canh-bao-dieu-ten-lua-moi-den-mien-bac-neu-thuy-dien-vao-nato-1

Nga cảnh báo sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở miền bắc. Đồ họa: Wiki

Văn Việt

Theo RT, người phát ngôn của Nhà Trắng Josh Earnest đang nhận câu hỏi từ các sinh viên ngành báo khi một âm thanh chói tai vang lên. Tiếng ồn càng lúc càng to khiến Earnest phải dừng giữa chừng khi đang trả lời câu hỏi.

"Có vẻ như là một điều xấu. Việc này chưa từng xảy ra", Earnest cho biết, khi các nhân viên Nhà Trắng vội vã điều chỉnh để hết tiếng ồn.

Các sinh viên sau đó bất ngờ có cơ hội gặp Tổng thống Barack Obama. "Tôi nghe nói có một số nhà báo giỏi giang ở đây", ông Obama nói khi đi ra từ phía sau rèm cửa của phòng báo chí.

Theo New York Times, với hầu hết phóng viên thường xuyên đưa tin về Nhà Trắng, khả năng được đặt câu hỏi trực tiếp với ông Obama là rất hiếm. Tờ này viết rằng các phóng viên tập sự đã có cơ hội tiếp cận Obama mà những nhà báo chuyên nghiệp cũng phải ghen tị.

Video: Obama bất ngờ xuất hiện trước các sinh viên

Phương Vũ

dau-chan-trung-quoc-tai-lao-gay-nghi-ngai-den-van-de-bien-dong

Cổng vào khu phố người Hoa, bên trong Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng. Ảnh: Nikkei

Theo Nikkei, tại một khu vực hẻo lánh phía tây bắc Lào, sòng bạc Kings Romans xuất hiện bề thế, nổi bật. Bên trong, một bức tượng Vua Neptune án ngữ ngay tại sảnh lộng lẫy, trong khi các tay bạc ngồi túm tụm quanh các bàn gần đó. Họ ném xuống hàng mớ tiền baht Thái và nhân dân tệ mỗi khi lật bài.

Nằm tại khu Tam Giác Vàng trong lãnh thổ Lào, Kings Romans là trung tâm trong dự án Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng (GTSEZ), với quy mô 10.000 ha, được ra đời năm 2007. Dự án do một liên doanh giữa chính phủ Lào và Kings Romans Group có trụ sở tại Hong Kong xây dựng.

Kings Romans từ đó đến nay đã chi hàng chục triệu USD, để biến một góc hẻo lánh của tỉnh Bokeo thành thị trấn giải trí cho du khách Trung Quốc. Đằng sau sòng bạc là một khu người Hoa, với rất nhiều nhà hàng và tiệm mát-xa. Các cửa hàng lưu niệm bán những đồ trang sức làm từ ngọc, ngà voi và các loại gỗ quý hiếm. Xa hơn, có cả một vườn thú và sân golf.

Hầu hết công nhân tại GTSEZ đến từ Trung Quốc hoặc Myanmar. Đồng hồ được lấy theo giờ Bắc Kinh, sớm hơn giờ của Lào một tiếng. Hầu hết cửa hàng không nhận thanh toán bằng tiền Kip Lào. Nhiều toà nhà được xây dựng theo phong cách Tử Cấm Thành.

Moe Kyaw, 41 tuổi, một người lao động đến từ miền trung Myanmar và có 5 năm làm việc tại đặc khu kinh tế này cho biết: "Khách sạn Trung Quốc, tiền Trung Quốc, công trình xây dựng cũng của Trung Quốc", ông Kyaw nói. "Đây cứ như thể Trung Quốc thu nhỏ vậy!".

Đổ vốn

Đầu tư của Trung Quốc tại Lào đã không ngừng tăng kể từ đầu thế kỷ 21, khi Bắc Kinh triển khai chính sách "Hướng ngoại", khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Kể từ đó, cùng với những con đường cao tốc mới xuyên qua các khu vực miền núi hoang sơ tại miền bắc Lào, vốn đầu tư của Trung Quốc cũng được đổ vào ngành khai khoáng, xây dựng, nông nghiệp và thủy điện. 13 đặc khu kinh tế tại nhiều địa bàn chiến lược của Lào cũng là đích đến của vốn Trung Quốc. Đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào quốc gia nhỏ bé này đã vượt 5 tỷ USD, khiến họ trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào.

Lào đã thu hút hàng nghìn người nhập cư Trung Quốc, tạo thành những khu người Hoa ở khắp miền bắc. Không có con số thống kê chính xác, nhưng một số ước tính nói rằng hơn 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Lào.

Sự hiện diện của Trung Quốc có thể thấy bằng mắt và cảm nhận rõ tại thủ đô Vientiane, nơi có một cộng đồng người Hoa đông đảo tập trung quanh chợ Sanjiang do Trung Quốc tài trợ xây dựng, và đi vào hoạt động ở phía tây thành phố năm 2007.

"Khi họ tới để đầu tư, nơi đó là một vũng nước tù", Huang Zhitang, 70 tuổi, một tài xế taxi người Đài Loan làm việc trong khu vực Sanjiang cho biết. "Giờ tại Sanjiang hầu như mọi cửa hàng đều hái ra tiền".

Tuy nhiên, ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc mang đến không ít tranh cãi. Giới phê bình cho rằng nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là các dự án thủy điện và hạ tầng quy mô lớn, được triển khai mà không mấy quan tâm tới chi phí xã hội hoặc môi trường.

Năm 2014, dân làng người Lào sống trong Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng đã biểu tình chống việc thu gom đất, và chặn không cho các nhà đầu tư Trung Quốc tới khảo sát khu vực dự kiến xây dựng sân bay. Theo một quản lý giấu tên của một sòng bạc, dự án sân bay đó đã bị hoãn lại.

Những vụ việc tương tự cũng xảy ra với một dự án bất động sản 1,6 tỷ USD tại khu vực That Luang Marsh ở Vientiane, trong khi dự án đường sắt trị giá 7 tỷ USD, nối thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam với Vientiane cũng bị trì hoãn dài ngày.

Ảnh hưởng chính trị

"Sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đi đôi với gia tăng ảnh hưởng chính trị", Martin Stuart-Fox, giáo sư đại Đại học Queensland, nhận xét.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần qua thực hiện một chuyến thăm 5 ngày đến Brunei, Campuchia và Lào. Trung Quốc sau đó thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". Tuy nhiên, Campuchia bác bỏ thông tin này, nói rằng "không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào".

dau-chan-trung-quoc-tai-lao-gay-nghi-ngai-den-van-de-bien-dong-1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachit hôm 23/4. Ảnh: CRI

Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên về Đông Nam Á của The Diplomat, cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh kinh tế như đòn bẩy để thu hút ủng hộ ngoại giao và chia rẽ ASEAN. Không phải ngẫu nhiên khi tại mỗi điểm đừng chân trong chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị, luôn có những thông báo về các sáng kiến kinh tế mới hoặc đang tiến hành của Trung Quốc với những nước đó.

Khi hội đàm với các lãnh đạo Lào, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc muốn thực hiện kế hoạch chung với Lào về việc tiến hành sáng kiến "Vành đai và Con đường", ​để giúp Lào nâng cao cơ sở hạ tầng, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng tuyến đường sắt Trung - Lào. Bắc Kinh cũng hứa hẹn với Vientiane về hợp tác năng lực sản xuất để hỗ trợ Lào đạt được công nghiệp hóa và tăng cường khả năng tự phát triển.

Nhà báo Sebastian Strangio tại Phnom Penh đánh giá rằng "trục xoay của Trung Quốc là đặc biệt đáng chú ý tại Lào, quốc gia không có biển. Trong ít nhất một thập kỷ qua, đất nước này đã trở thành trở thành mạch dẫn chính cho sự thâm nhập của Trung Quốc ở Đông Nam Á".

Mặc dù Trung Quốc cũng đang mở rộng làm ăn sang Thái Lan, Myanmar và Campuchia, các chuyên gia cho rằng Lào là nước có khả năng bị lấn át bởi ảnh hưởng của Trung Quốc nhất.

"Trong số các nước kể trên, Lào dễ có nguy cơ bị Trung Quốc chi phối nhất", Thitinan Pongsudhirak, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, nói với VOA

Parameswaran chỉ ra rằng việc Trung Quốc thu hút ủng hộ của Lào càng được chú ý trong năm nay, vì Lào là chủ tịch ASEAN 2016, có ảnh hưởng lớn đến việc vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận như thế nào tại ASEAN. Để hiểu vị trí này quan trọng như thế nào, có thể nhìn vào sự kiện xảy ra năm 2012. Với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.

Ông cho rằng động thái của Bắc Kinh là một phần chiến dịch ngoại giao để khiến ASEAN khó có tiếng nói chung nếu Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bất lợi với Bắc Kinh trong vụ Philippines kiện yêu sách "đường 9 đoạn" Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông.

Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách cho Bộ Ngoại giao Singapore, cảnh báo rằng sự hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên lục địa Đông Nam Á có thể đem đến những tác động địa chính trị lớn cho khối. Ông đánh giá rằng quan hệ kinh tế đang phát triển giữa hai bên đã ràng buộc họ với nhau trong một không gian kinh tế. "Việc này sẽ có tác động đến cách một số quốc gia thành viên ASEAN tính toán lợi ích", ông nói.

Xem thêm: Ý đồ của Trung Quốc khi thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước ASEAN

Điểm yếu trong thỏa thuận Biển Đông riêng với ba nước của Trung Quốc

Hoàng Nguyên

tau-ngam-hat-nhan-nga-boc-chay

Khói bốc lên từ mũi tàu. Ảnh: Sigizmund Serov

Theo Sputnik, tàu ngầm hạt nhân Nga Project-949 Krasnoyarsk hôm qua gặp hỏa hoạn khi đang đỗ tại một nhà máy loại bỏ tàu ở Vilyuchinsk, Kamchatka, vùng Viễn Đông Nga.

Hình ảnh khói bốc lên cuồn cuộn từ khu vực này được lan truyền trên mạng xã hội và truyền thông địa phương. Những hình ảnh cho thấy mũi của tàu tràn ngập trong khói.

Đám cháy xảy ra khi đang tháo dỡ vỏ tàu, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông cáo báo chí. "Trước khi được gửi đến nhà máy tháo dỡ, tất cả hệ thống vũ khí và các bộ phận hạt nhân đều đã được gỡ bỏ. Không có đe dọa đến hệ sinh thái", bộ cho biết.

Đám cháy tại nhà máy đã được dập tắt và có "là không có mối đe dọa về mặt công nghệ cũng như sinh thái", đại diện nhà máy nói.

Tàu ngầm Krasnoyarsk được đóng vào năm 1983 và ngừng hoạt động vào năm 1998.

Phương Vũ

dung-tro-cot-cua-ban-than-lam-moi-cau-ca-khong-lo

Dùng tro cốt của bạn thân làm mồi câu, hai người đàn ông nước Anh bắt được con cá khổng lồ nặng 76 kg ở Thái Lan. Ảnh: BNPS

Hai người đàn ông Fairbrass và Dale, 65 tuổi, định đi du lịch Thái Lan cùng với người bạn thân nhất là Ron Hopper vào tháng 4/2016. Tuy nhiên vào ngày 22/12/2015, ông Hopper, 64 tuổi, qua đời vì căn bệnh ung thư gan và thi thể được hỏa táng ba tuần sau đó tại hạt East Yorkshire, Anh.

Vài ngày trước khi qua đời, Hopper nhắn nhủ rằng, nếu ông không thể cùng đi du lịch với hai người thì Fairbrass và Dale hãy mang một nửa tro cốt của ông sang Thái Lan, rồi trộn với một hỗn hợp đặc biệt để làm mồi đánh cá, Express cho biết. Phần tro còn lại được bà Judith - vợ của ông Hopper rắc ở bờ biển Grenada, một quốc gia Địa Trung Hải.

"Vài ngày trước khi Hopper qua đời, ông ấy bảo chúng tôi mang tro cốt sang Thái Lan và rắc xung quanh hồ câu. Tuy nhiên, tôi nói với Hopper rằng, tôi có ý tưởng hay hơn, đó là dùng tro của ông ấy để câu một con cá thật lớn. Ông ấy cười phá lên một tiếng và bảo rằng, đó là một ý tưởng tuyệt vời", Fairbrass nói.

dung-tro-cot-cua-ban-than-lam-moi-cau-ca-khong-lo-1

Những viên mồi câu màu tím làm từ tro cốt ông Hopper. Ảnh: BNPS

Để bày tỏ lòng kính trọng đối với người bạn quá cố, Fairbrass và Dale đã quyết định làm theo di nguyện của ông Hopper. Hai ông đặt tên cho loại mồi đặc biệt này là "Ronnie màu tím" và sử dụng chúng trong suốt 9 ngày đi câu cá. 

Loại mồi "Ronnie màu tím" đã giúp ông Fairbrass và Dale bắt được một con cá chép Thái Lan khổng lồ nặng hơn 76 kg. Đây là một trong những con cá chép lớn nhất thế giới từng bị bắt. 

"Chúng tôi thật sự rất buồn khi Ron không thể tham gia chuyến đi này, ông ấy đã rất mong chờ đến ngày này. Dẫu vậy, ông ấy chắc đã ở bên cạnh chúng tôi khi chúng tôi bắt được con cá khổng lồ kia. Việc chúng tôi dùng tro của Ronnie làm mồi và bắt được một trong những con cá lớn nhất hồ giống như là định mệnh vậy. Ông ấy chắc cũng muốn như vậy", ông Fairbrass chia sẻ. 

"Tôi không phải là một người mê tín nhưng đó giống như là tâm linh mách bảo vậy, giống như là Ron đang ở đó với chúng tôi. Sau khi chúng tôi bắt được con cá đó, tôi nhìn lên trời và nói 'Cảm ơn' với Ron'", Dale nói.

dung-tro-cot-cua-ban-than-lam-moi-cau-ca-khong-lo-2

Ông Ron Hopper (bên trái) và hai người bạn thân trong chuyến đi câu năm 2015 ở Thái Lan. Ảnh: BNPS.

Kim Dung 

trung-quoc-len-ke-hoach-hop-tac-hang-hai-o-bien-dong

Tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Kế hoạch này sẽ tập trung vào quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tại Đông Á, Xinhua hôm 28/4 dẫn lời Chen Yue, Phó giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế của Cục Hải dương Trung Quốc, cho biết. Tuy nhiên, thời gian cụ thể của kế hoạch không được tiết lộ.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ điều tàu khu trục Lan Châu tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Biển Đông từ 2/5 đến 12/5.

Cuộc tập trận an ninh hàng hải và chống cướp biển có sự tham gia của 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và 6 quốc gia khác. Khu vực biển diễn ra tập trận ở gần Singapore và Brunei.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và có tuyên bố chồng lấn với 4 trong số 10 nước thành viên của ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Hồi tháng hai, ASEAN từng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về hoạt động cải tạo đất và những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực.

Cuối tuần qua, Trung Quốc nói đạt được thỏa thuận với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". Tuy nhiên, Campuchia bác bỏ thông tin này, nói rằng "không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào".

Xem thêm: Trung Quốc khuấy bão trên Biển Đông

Văn Việt

trung-quoc-tu-choi-cho-tau-san-bay-my-cap-cang

Tàu sân bay Mỹ John C. Stennis. Ảnh: US Navy

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói với Mỹ rằng họ không cho phép tàu sân bay USS John C. Stennis vào thăm cảng, một quan chức thuộc cơ quan đại diện Mỹ tại Hong Kong cho biết, theo SCMP.

"Bộ cần phải phê chuẩn bất kỳ con tàu nào đi vào Hong Kong. Họ nói 'không' với tàu sân bay", quan chức này nói thêm rằng không rõ lý do từ chối là gì.

Trong một văn bản trả lời, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết các chuyến ghé cảng của tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ được kiểm tra trên cơ sở "theo từng trường hợp, theo nguyên tắc chủ quyền và hoàn cảnh cụ thể".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 15/4 thăm tàu sân bay Stennis trong hai giờ, khi tàu di chuyển cách đảo Luzon của Philippines 100 km về phía tây. Các chuyên gia cho rằng động thái này có khả năng làm Bắc Kinh bực tức, vì ông Carter đi cùng với người đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin.

Tuần trước, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thông báo họ đã điều các máy bay A-10 "Thần sấm" đến gần bãi cạn Scarborough, đối tượng tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về chuyến tuần tra này.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc từ chối cho tàu chiến Mỹ cập cảng. Trong dịp lễ Tạ ơn năm 2007, Bắc Kinh từ chối chuyến thăm cảng của tàu ​​sân bay USS Kitty Hawk đến Hong Kong, sau khi Washington công bố một thỏa thuận tên lửa tiên tiến với Đài Loan.

Tuy nhiên, tàu Kitty Hawk được phép cập cảng thành phố này 5 tháng sau đó, vào tháng 4/2008, khi quan hệ quân sự Trung - Mỹ trở lại bình thường.

Cụm tàu ​​sân bay tấn công Stennis đang hoạt động ở Biển Đông.

Xem thêm: Trung Quốc khuấy bão trên Biển Đông

Phương Vũ

truc-thang-na-uy-roi-tim-thay-11-thi-the

Lực lượng cứu hộ đến hiện trường máy bay rơi. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, cơ quan cứu hộ miền Nam Na Uy (NRK) cho biết 11 người trên máy bay mang quốc tịch Na Uy, còn lại là một người Anh và một người Italy. Họ đều là nhân viên công ty dầu khí Staoil.

Chiếc trực thăng gặp nạn thuộc dòng Eurocopter 225, theo cơ quan hàng không dân dụng Na Uy. "Dòng trực thăng này đã gặp một số lỗi về hộp số năm 2012. Nó bị hạn chế bay trong năm 2012 và 2013", giới chức Na Uy cho biết. Nhân chứng hiện trường kể lại rằng cánh quạt máy bay đã bay tung ra trước khi máy bay rơi xuống và nổ tung.

BBC cho biết máy bay rơi khi bay từ mỏ Gullfaks đến Bergen, trung tâm công nghiệp và dầu mỏ ở vùng Biển Bắc. Những hình ảnh hiện trường cho thấy khói đen dày bốc lên từ bãi đá nơi máy bay rơi. Nhiều khả năng không còn ai sống sót. Lính cứu hỏa, thợ lặn, nhân viên y tế vẫn đang tích cực tìm kiếm.

truc-thang-na-uy-roi-tim-thay-11-thi-the-1

Máy bay rơi ở phía tây Bergen. Đồ họa: BBC

Văn Việt

my-canh-bao-trung-quoc-mat-uy-tin-neu-phot-lo-phan-quyet-cua-toa-quoc-te

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: US Mission

Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague dự kiến trong vài tuần tới ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra, chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Phán quyết này được dự đoán là sẽ có lợi cho Philippines và có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, bởi vì Trung Quốc, mặc dù đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cho rằng tòa không có thẩm quyền xử vụ kiện này và từ chối tham gia.

Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm qua nói với hạ viện rằng Trung Quốc "không thể có cả hai", tức là vừa là nước thành viên của Công ước mà lại không tuân theo quy định, trong đó có việc "tuân thủ bất kỳ quyết định nào từ trọng tài quốc tế".

"Trung Quốc cần phải quyết định. Nếu họ định phớt lờ phán quyết, họ có nguy cơ gây tổn hại nặng nề đến uy tín của chính mình, khiến các nước trong khu vực xa lánh và thôi thúc các nước này gần gũi hơn với Mỹ", ông nói.

Washington đã liên tục vận động để thuyết phục các nước đồng ý rằng, phán quyết của tòa trọng tài, dự kiến ​​đến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, phải được tuân thủ. Thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực không có quyền cưỡng chế, bắt các nước phải thực thi phán quyết, và phán quyết của tòa từng bị bỏ qua trong quá khứ.

Ông Blinken nói rằng Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành một tổ chức có sức mạnh lớn khi đối mặt với các vấn đề phức tạp như Biển Đông.

Ông nhắc đến hội nghị thượng đỉnh hồi tháng hai mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí rằng, các tranh chấp nên được giải quyết hòa bình và thông qua các phương pháp hợp pháp.

"Chúng tôi mong đợi rằng ASEAN, giống như họ đã làm tại hội nghị thượng đỉnh đó, sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với những nguyên tắc cơ bản, và chúng tôi muốn thấy điều đó xảy ra khi tòa trọng tài ra phán quyết", ông Blinken nói.

Trung Quốc cuối tuần qua nói rằng họ đạt được thỏa thuận với ba nước Brunei, Campuchia và Lào, cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". Tuy nhiên, Campuchia bác bỏ thông tin này, nói rằng "không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào".

Xem thêm: 

Ý đồ của Trung Quốc khi thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước ASEAN

Điểm yếu trong thỏa thuận Biển Đông riêng với ba nước của Trung Quốc

Phương Vũ

ong-tap-ran-de-ai-khi-quyet-khong-cho-phep-chien-tranh-o-trieu-tien

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua phát biểu trước một nhóm ngoại trưởng châu Á, nhấn mạnh Bắc Kinh "nhất quyết không cho phép chiến tranh hay khủng hoảng" bùng phát trên bán đảo Triều Tiên. Ông đồng thời bày tỏ cam kết sẽ thực thi những biện pháp trừng phạt Triều Tiên, liên quan tới chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này, một cách "toàn diện và đầy đủ", theo CSMonitor.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa, làm dấy lên làn sóng phản đối quyết liệt trên thế giới. So với những phát ngôn có phần kém trực diện và thẳng thắn trước đây, bình luận mới nhất mà ông Tập đưa ra cho thấy sự thay đổi rõ nét trong thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Dù vậy, giới quan sát vẫn hoài nghi liệu đây có thật sự là dấu hiệu cho thấy bước chuyển biến quan trọng trong chính sách của Bắc Kinh hay không.

Trả lời cho câu hỏi "Tuyên bố của ông Tập nhắm tới ai", Michael Auslin, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nhật tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng Trung Quốc dường như muốn truyền thông điệp tới 4 nước, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và cả Triều Tiên.

Đối với Seoul, thông điệp mà Bắc Kinh muốn đưa ra là đừng dồn ép láng giềng phương bắc của họ vào đường cùng bằng cách gia tăng áp lực hay những lời đe dọa.

Về phía Nhật Bản, điều mà Trung Quốc nhắm tới có lẽ là lời cảnh báo rằng Tokyo hãy tránh xa để Bắc Kinh tự giải quyết các vấn đề với đồng minh Bình Nhưỡng cũng như những mối lo ngại về an ninh khu vực, ông Auslin đánh giá.

Cuối cùng, mục tiêu dễ thấy nhất chắc chắn là Triều Tiên và Mỹ, ông David Firestein, lãnh đạo cấp cao tại Viện Đông - Tây, trụ sở ở New York, nhận định.

"Về cơ bản, Trung Quốc đang cố gắng khuếch đại lời nhắn mà họ gửi đến Triều Tiên suốt nhiều năm qua, 'Này, chúng tôi thực sự không muốn chứng kiến một cuộc xung đột lớn nổ ra trên bán đảo Triều Tiên đâu'", Firestein cho hay. Nhưng mặt khác, thông điệp đó cũng hướng tới Mỹ, như một lời nhắc nhở rằng Trung Quốc "rất nghiêm túc" trong việc gìn giữ hòa bình trên bán đảo và mọi hành động của Washington có thể phá vỡ thế cân bằng hiện tại, ví dụ như triển khai một Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), đều "không được chào đón".

THAAD là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng nhất định trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Mỹ và Hàn Quốc đang cân nhắc triển khai hệ thống này tới khu vực nhằm đối phó với những động thái khiêu khích ngày càng tăng từ Triều Tiên.

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, ngoài những thông điệp chính kể trên, tuyên bố của ông Tập còn chứa đựng nhiều thứ hơn thế. Vài người chú ý tới thời điểm mà nó được đưa ra, không lâu sau khi ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump thông báo sẽ áp dụng những "đòn bẩy cần thiết lên Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên" nếu ông trở thành tổng thống Mỹ.

Bắc Kinh được cho là bên có nhiều ảnh hưởng nhất đến Bình Nhưỡng. Dù vậy, hầu hết các nhà phân tích đều thống nhất rằng Trung Quốc vẫn không thể áp đặt, buộc ông Kim Jong-un cũng như giới lãnh đạo Triều Tiên phải tuân theo những quyết định của mình. Họ chỉ đơn giản là không nắm giữ "chìa khóa diệu kỳ" để mở cánh cửa Triều Tiên, ông Auslin nhấn mạnh.

Phát biểu trước hàng loạt quan chức ngoại giao hàng đầu khu vực, ông Tập có lẽ coi đây là cơ hội để "thể hiện uy quyền" và ngầm khẳng định rằng viễn cảnh chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn là một kịch bản tương đối xa vời.

"Lịch sử cho thấy lời nói của Triều Tiên thường nghiêm trọng hơn rất nhiều những gì họ làm", ông Firestein bình luận. Vì thế, "khả năng ông Tập phải 'ra tay' là rất thấp".

Nhưng "thấp" không đồng nghĩa với "không tồn tại", và việc ông Tập sử dụng cụm từ "tuyệt đối không cho phép" khiến giới quan sát tiếp tục phải đặt câu hỏi Chủ tịch Trung Quốc sẽ hết lòng đến đâu trong việc thực hiện cam kết.

"Tuyên bố của ông Tập chủ yếu là về việc không để Triều Tiên phát động một cuộc tấn công", ông Dwight Perkins, giáo sư kinh tế chính trị tại Trường Harvard Kennedy, nhận xét. "Nhưng nếu Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản quyết định tấn công phá hủy các cơ sở hạt nhân Triều Tiên, ông ấy sẽ làm gì?"

Xem thêm: Vì sao Trung Quốc ngoảnh mặt với Triều Tiên

Vũ Hoàng

nguoi-ung-ho-va-chong-donald-trump-u-da

Người ủng hộ ông Trump bị đánh trên đường phố ở quận Cam. Ảnh: CNN

Đám đông tụ tập bên ngoài OC Fair & Event, quận Cam, California xô xát với hàng ngàn người ủng hộ ứng viên tổng thống Mỹ Trump. Cảnh sát đã được điều tới để chống bạo động, tuy vậy, vẫn có vài cuộc ẩu đả xảy ra, CNN hôm nay đưa tin. 

Cảnh sát bắt giữ 20 người, sau khi đám đông biểu tình tìm cách chặn ngã tư. Những người ủng hộ ông Trump bị đánh vào mặt sau khi có xô xát với những người cáo buộc ông Trump phân biệt chủng tộc. 

Trung úy Mark Stichter, sĩ quan thông tin văn phòng cảnh sát quận Cam, cho biết không thể ước tính có bao nhiêu người tham gia biểu tình, nhưng hình ảnh trên truyền hình cho thấy rất đông người. 

Một số người quá khích đã vây một chiếc xe cảnh sát, đập vỡ kính, giẫm đạp lên xe. Cảnh sát buộc phải tạo vành đai xung quanh và yêu cầu đám đông giải tán. Người biểu tình nói họ phản đối những lập luận của ông Trump, được hiểu là chống lại người nhập cư. Có người mang theo cờ Mexico để phản đối ứng viên của đảng Cộng hòa. 

"Tôi phản đối chương trình nghị sự mang tính dân tộc chủ nghĩa của ông Trump, đó là sự chia rẽ mọi người", Rojelio Banuelos, nam sinh 26 tuổi cho biết. Đi cùng Banuelos, nữ sinh Katie Brazer nói những người biểu tình cảm thấy chán nản với những thông điệp mang tính hận thù của ông Trump. 

Một trong những trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là kế hoạch dựng bức tường chắn dài ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và nạn buôn bán ma túy. Trump khăng khăng cho rằng Mexico phải chịu mọi phí tổn. 

Xem thêm: Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ

Văn Việt

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác