Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

A file photo of a rocket being fired during a drill by anti-aircraft units of the Korean Peoples Army (KPA) in this undated photo released by NorthKoreas Korean Central News Agency (KCNA) in Pyongyang. Photo: Reuters

Đơn vị phòng không Triều Tiên phóng một tên lửa trong bức ảnh không rõ ngày tháng của hãng thông tấn KCNA. Ảnh: KCNA

Triều Tiên phóng tên lửa phòng không vào khoảng 12h45 từ tỉnh Hamgyong, đông bắc nước này. Tên lửa được phóng ra biển Nhật Bản, theo Bộ Tổng Tham mưu Liên quân.

Bộ này cho biết quân đội đang báo động cao trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo gia tăng, sau cuộc thử hạt nhân hồi tháng một và vụ phóng tên lửa tầm xa hồi tháng hai của Triều Tiên.

Seoul ban đầu nghĩ rằng Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, nhưng sau khi radar xem xét kỹ quỹ đạo phóng, Hàn Quốc xác định đây là tên lửa đất đối không. Tên lửa bay khoảng 100 km. 

Vụ việc diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhất trí tăng cường gây sức ép với Triều Tiên vì các hoạt động gần đây.

Trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu tại Washington D.C, ba lãnh đạo tái cam kết bảo vệ lẫn nhau và cảnh báo họ có thể có những bước đi tiếp theo nhằm đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. 

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay cũng cáo buộc Triều Tiên dùng sóng radio phá tín hiệu định vị toàn cầu GPS ở Hàn Quốc, ảnh hưởng đến hàng chục máy bay và tàu thuyền, vào thời điểm căng thẳng quân sự gia tăng trên bán đảo. 

Triều Tiên đã phát tín hiệu làm nhiễu GPS kể từ hôm 31/3 tại nhiều điểm gần khu vực biên giới, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết. Bộ Khoa học Hàn Quốc cho hay việc phá sóng đến nay ảnh hưởng 58 máy bay, 52 tàu, dù chưa có sự vụ can thiệp đáng kể nào đối với các chuyến bay và chuyến tàu nào.  

Trọng Giáp

Vật thể được phóng từ khu vực gần bờ biến phía đông Triều Tiên, Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc nói qua điện thoại. Quan chức này cho biết quân đội đang xác minh chính xác bản chất vật thể phóng.

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho rằng nó dường như là tên lửa đạn đạo. 

*Tiếp tục cập nhật

Trọng Giáp

nguoi-phu-nu-he-lo-buoi-hen-ho-tham-hoa-voi-ty-phu-trump

Tỷ phú Trump thời trẻ. Ảnh: AP

"Đó là vào đầu những năm 1970. Khi ấy tôi khoảng 23 còn ông ấy đã gần 30 tuổi. Chúng tôi quen nhau qua bạn bè giới thiệu trong một quán bar", bà Klebanow thuật lại buổi hẹn hò tồi tệ với ứng cử viên tổng thống Mỹ trên trang Salon.

Ngay ngày hôm sau, vị tỷ phú trẻ tuổi đã gọi điện và ngỏ ý muốn hẹn hò cùng bà. Klebanow sửng sốt khi ông Trump đến đón bà trên chiếc Cadillac mui trần màu trắng.

"Tôi sống ở New York và chưa từng có ai đến đón tôi bằng ôtô cả, trừ khi phải ra sân bay. Hành động này khiến tôi ngạc nhiên và bối rối hơn là ấn tượng. Tôi cảm giác mình giống như trong phim của diễn viên James Dean vậy. Nếu muốn tạo ấn tượng, ông ấy phải bước xuống xe và mở cửa cho tôi", Klebanow nhớ lại.

Tuy nhiên, ông Trump đã không làm điều đó. Ông chỉ ngả người và nói bà lên xe. Dù có cả điện thoại ở trong ôtô, bà Klebanow cũng không cảm thấy ấn tượng.

"Ông ấy dễ mến, không đẹp trai nhưng ưa nhìn, trông bình thường, không giống một người hoạt ngôn cho lắm. Tôi nghĩ đây là một người đàn ông không thông minh", bà kể.

Ngày hôm đó, họ đã tới Brooklyn để dùng bữa tại nhà hàng Peter Luger Steak House.

"Nhà hàng đưa hóa đơn nhưng họ không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vậy là ông Trump không thể trả tiền cho bữa ăn. Đây là điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến trong suốt tối hôm đó. Tôi, một cô gái Do Thái, không quá độc lập, luôn luôn gặp phải những tình huống tồi tệ và éo le", Klebanow nhớ lại.

Bà nói đùa rằng họ sẽ ở lại để rửa bát, nhưng cuối cùng Klebanow tự mình thanh toán hóa đơn.

"Ông ấy hứa sẽ trả lại tiền cho tôi vào ngày mai. Lời thề thốt này được lặp lại nhiều lần đến nỗi tôi không thể tin nó là sự thật. Và ông ấy đã không thực hiện", bà Klebanow nói.

Đầu những năm 1970, tỷ phú Trump chưa phải là "hiện tượng" như bây giờ song ông vẫn khá nổi tiếng. Năm 1973, tờ New York Times đăng bài trên trang nhất có tựa đề "Ông chủ lớn bị buộc tội phân biệt chủng tộc với người da đen trong thành phố". Đó là lần đầu tiên hình ảnh của ông Trump xuất hiện trên trang nhất.

Khi 27 tuổi, ông được giao quyền điều hành tập đoàn Trump Management có trụ sở tại Brooklyn. Ông kết hôn với người vợ đầu vào năm 1977.

Tỷ phú Trump vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về câu chuyện trên.

Lan Hương

Hôm 31/3, tin về một người mò được kỳ lân bằng đồng từ thời cổ dưới đáy sông lan truyền mạnh ở huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khiến nhiều người đổ tới khu vực này đào bới.

Khúc sông chảy qua huyện Hoạt đang được ngăn dòng để cải tạo, lộ toàn bộ đáy. Nhiều người đã đào được đồ vật có từ thời Chiến quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên - năm 221 trước Công nguyên). Dân làng cho rằng đây là đồng tiền Thông Bảo thời Càn Long (1736-1795), mặt sau tiền in văn tự dân tộc Mãn. 

Theo giới sưu tầm cổ vật Hà Nam, dưới đáy sông còn có gạch thời Minh và xương mãnh thú thời kỳ này. 

Một con kỳ lân bằng đồng rất hiếm gặp, vật này được cho là có từ thời Chiến Quốc. Niên đại chính xác của nó đang được giám định.

Đại Vận Hà là con kênh nối liền hai miền nam bắc Trung Quốc. Cuối thời Đông Hán (23-220 sau Công nguyên), Tào Tháo cho làm nhiều công trình dẫn nước vào đây.

Thời Xuân Thu (722-481 trước Công nguyên), phần Đại Vận Hà chảy qua tỉnh Hà Nam thuộc nước Vệ nên từ thời Minh (1368-1644), người ta bắt đầu gọi là sông Vệ.

Những đồng tiền cổ chưa xác định niên đại được người dân đào lên. 

Tranh thủ lúc sông cạn nước, nhiều người mang cả máy dò kim loại tới tìm kiếm vận may. Nơi này hiện còn 9 bến cảng, 3.000 m tường thành từ thời cổ còn được bảo toàn tương đối nguyên vẹn. 

Một vật lạ chưa xác định được đào lên. Ước tính mỗi ngày đều có hơn 100 người đào bới dưới lòng sông. 

Dân làng nói đây là những đồng tiền Thông Bảo thời vua Càn Long nhà Thanh.

Văn Việt
(Ảnh: Sina)

ung-vien-thuong-vien-my-xin-loi-vi-noi-nguoi-goc-viet-an-thit-cho

Ủy viện hội đồng quận Lane, Oregon, Faye Stewart. Ảnh: KVAL

Ông Stewart, ủy viên hội đồng quận Lane, bang Oregon, hôm 10/3 tham gia một diễn đàn dành cho các ứng viên đang chạy đua vào thượng viện của đảng Cộng hòa ở trường đại học George Fox.

Họ được đề nghị bày tỏ quan điểm về việc Mỹ nên xử lý dòng người tị nạn chạy trốn chiến tranh từ Syria như thế nào. Ông Stewart đã liên hệ vấn đề này với cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Portland.

Theo Register Guard, ông cho rằng việc những người Việt đến đây sinh sống từ nhiều năm trước "đã tạo ra một vấn đề lớn vì văn hóa và cách sống của họ không phù hợp với chúng ta".

"Các bạn biết đấy chính quyền của chúng ta cho họ ở trong các tòa nhà ở khu vực Portland, theo hiểu biết của tôi và những gì đã diễn ra thì họ không biết cách sưởi ấm nhà của mình. Họ đã làm gì? Họ đốt lửa ngay giữa phòng khách trong một tòa chung cư", ông nói. "Hoặc khi họ cần gì đó để ăn, họ dùng cách thức tự nhiên là lấy chó và mèo, những con vật cưng của mọi người".

Đoạn clip ghi lại phát biểu trên của ông Stewart được Daily Caller, một trang tin tức bảo thủ, đăng tải và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.

Hôm 30/3, thị trưởng thành phố Eugene, Kitty Piercy, đăng tải clip này lên trang Facebook cá nhân và bình luận rằng "Thú vị". Hôm qua bà nhấn mạnh thêm rằng dù bất đồng về chính sách với ông Stewart, bà vẫn cho rằng ông là "một người thẳng thắn, công bằng và tốt bụng".

Tuy nhiên, Nhu Le, điều phối viên quan hệ công chúng ở hội sinh viên Mỹ - Thái Bình Dương của đại học Oregon, chỉ trích rằng những phát ngôn của ông Stewart làm cho hình ảnh cộng đồng người gốc Việt vô nhân đạo và man rợ.

"Việc ông ấy là đại diện cho quận Lane là rất nhục nhã", bà Le nói. "Ông ấy là một người của công chúng, một hình mẫu đối với nhiều người trong cộng đồng này và những gì ông ấy nói thực sự đáng thất vọng".

Duy Chi Nguyen, chủ tịch một tổ chức quản lý các hội sinh viên Việt Nam tại 10 trường đại học ở Oregon và Washington, cho hay ông xem những lời lẽ trên là phân biệt chủng tộc.

Nguyen, một kiến trúc sư tại Portland, cho hay gia đình ông đều có học thức cao. "Chắc chắn có nhiều thứ phải làm quen và có nhiều thứ phải học. Nói rằng chúng tôi không biết gì, chúng tôi ra ngoài và săn chó mèo thật là nực cười, vô lý và vô cùng xúc phạm", Nguyen nói.

Lana Co, chủ tịch hội người Việt ở Oregon, cho hay đã được nghe về vụ việc trên. "Là một ủy viên, ông ấy không nên đưa ra bình luận như thế. Chúng tôi không biết ông ấy lấy thông tin về cộng đồng của chúng tôi ở đâu nhưng số đông chúng tôi không như vậy".

Steward giải thích rằng ông chỉ dùng những ví dụ được một người bạn sống ở Portland kể lại để nói đến quan điểm rộng hơn về việc Mỹ cần phải cẩn trọng để không khiến tình hình tồi tệ hơn trong khi cố gắng giúp đỡ người khác.

Ông cho rằng đoạn clip trên đã bị cắt nhỏ và đưa ra khỏi bối cảnh chung của vấn đề đang được nói tới. Tuy nhiên, ông vẫn thừa nhận "đã sai sót" và nhẽ ra nên trình bày quan điểm "theo một cách khác".

"Tôi rất buồn phiền về chuyện này, tôi hoàn toàn chân thành với các bạn vì đó không phải là con người tôi. Tôi là một lãnh đạo hay giúp đỡ mọi người. Tôi chỉ buồn vì có ai đó, thậm chí tôi không biết là ai, đã cố tình gây ra chuyện này và đưa đẩy vấn đề chính trị dựa trên sự thù hận. Tôi nghĩ đây là điều vô cùng không may", quan chức này nói.

Anh Ngọc

trung-quoc-co-the-sap-trien-khai-ten-lua-hat-nhan-vuon-toi-my

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc đặt trên xe phóng di động. Ảnh: AFP

Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang họp với lãnh đạo các nước ở Washington về an ninh hạt nhân, giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 (Đông Phong-41) mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong năm 2016, theo Finacal Times.

"Với một số vụ thử được báo cáo trong thực tế, Trung Quốc rất có thể sẽ đưa DF-41 vào biên chế cho lực lượng tên lửa chiến lược của nước này", Richard Fisher, chuyên gia thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cho biết. 

Không giống những loại tên lửa đạn đạo trước đó, DF-41 có thể được bắn từ bệ phóng di động. Với tầm bắn hơn 14.000 km, DF-41 có thể vươn tới bất cứ đâu trên đất Mỹ.

Cho đến năm 2008, Trung Quốc được cho là chỉ có 20 đầu đạn hạt nhân. Nhưng theo Fisher, hiện nước này sở hữu 200-400 đầu đạn hạt nhân. Nhưng con số này vẫn thua xa Mỹ, nước đang sở hữu 4.760 đầu đạn hạt nhân. 

Tuy nhiên, ông Fisher cảnh báo Trung Quốc sẽ nhanh chóng tăng số lượng đầu đạn hạt nhân ngang với Mỹ.

Quân đội Trung Quốc gần đây đã đạt được một số tiến bộ. Tên lửa DF-21D, "sát thủ tàu sân bay" có thể gây nguy hiểm cho tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương. Loại mới hơn của dòng tên lửa này là DF-26 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

"Họ thay đổi đầu đạn chứ không đổi tên lửa. Đây là tính năng chuyển đổi nhanh chóng giữa đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường", chuyên gia Andrew Erickson, nhận định trên tờ China Youth Daily.

Erickson cũng nhận định tên lửa DF-26 không cần yêu cầu nghiêm ngặt về nơi phóng, do đó đáp ứng yêu cầu triển khai nhanh chóng, cơ động và có thể bắn từ bất cứ đâu.

Chuyên gia này cho rằng DF-26 sẽ được triển khai ở Biển Đông, nơi Mỹ đã có hoạt động tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép.

Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển J-20, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5. Nếu thành công, Bắc Kinh sẽ là quốc gia thứ hai sở hữu thế hệ chiến đấu cơ tối tân này, sau Mỹ. 

Văn Việt

Theo People's Daily, USS Boxer, tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của hải quân Mỹ, hôm 28/3 rời Hong Kong để tuần tra ở Biển Đông. Trong ảnh, tàu Boxer di chuyển song song đội tàu tiếp vận gồm tàu tiếp dầu USNS Walter S. Diehl và tàu đổ bộ USS Harpers Ferry. 

Tàu chở hàng và đạn dược USNS Charles Drew di chuyển song song tàu Boxer trong cuộc tiếp vận trên biển.

Trực thăng UH-1Y Venom trên boong tàu Boxer trong chiến dịch. 

Nhân viên Kenny Ngo ra tín hiệu khi một chiếc MH-60S Sea Hawk đang bay trên tàu Boxer. 

Nhóm ứng chiến đổ bộ Boxer, đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến 13, hoạt động tại khu vực hoạt động của Hạm đội 7, trong đợt triển khai bảo vệ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong ảnh, tàu Boxer di chuyển song song tàu Hapers Ferry trong quá trình tiếp vận.

Thủy thủ tàu chở hàng và đạn dược Charles Drew (T-AKE 10) gắn hàng lên trực thăng MH-60S Sea Hawk, trong đợt tiếp vận với tàu Boxer. 

Trực thăng MH-60S Sea Hawk chở hàng tiếp cận tàu Boxer. 

Thủy thủ Oluwatobi Anoji xem xét thiết bị khi tàu Walter S. Diehl tiếp dầu cho tàu Boxer. Nhiệm vụ của nhóm ứng chiến đổ bộ Boxer là giúp ngăn chặn, thúc đẩy hòa bình và an ninh, duy trì tự do trên các vùng biển và hỗ trợ nhân đạo, phản ứng trước thiên tai cũng như hỗ trợ chiến dịch hàng hải của hải quân khi được triển khai.

Trọng Giáp (Ảnh: US Navy)

 

tap-can-binh-tuyen-bo-cung-ran-ve-bien-dong-khi-gap-obama

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn còn bất đồng về tình hình Biển Đông. Ảnh minh họa: Indiawrites

Ông Tập và ông Obama hôm qua vẫn có những bất đồng về tình hình Biển Đông, trong cuộc gặp bên lề hội nghị hạt nhân giữa hai nước diễn ra ở thủ đô Mỹ, Xinhua dẫn lại lời ông Zheng Zeguang, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho hay.

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không của các nước theo luật quốc tế, trong khi "không chấp nhận việc vi phạm chủ quyền nhân danh tự do hàng hải", đề cập tới các cuộc tuần tra trên biển và trên không của Mỹ gần đây. Ông Tập cho rằng các nước liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông có thể giải quyết hòa bình thông qua đối thoại trực tiếp. 

Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ cùng Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ tầm nhìn chung của châu Á - Thái Bình Dương dựa trên "trật tự tuân theo luật pháp mà tất cả các nước, bất kể lớn nhỏ phải hành động theo các quy tắc và nguyên tắc chung".

Tại Biển Đông Trung Quốc đưa ra yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần như toàn bộ khu vực, chồng lấn lên vùng thuộc chủ quyền của các nước ven biển gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát. 

Khánh Lynh

trung-quoc-chi-trich-nhat-ban-vi-mo-can-cu-gan-dao-tranh-chap

Đảo Yonaguni, tỉnh Okinawa. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, căn cứ mới của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên đảo Yonaguni nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc 150 km về phía nam. Nhật Bản tuần này đã đưa vào hoạt động một trạm radar trên đảo giúp cung cấp các thông tin quan trọng thu thập được từ vị trí chiến lược này.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ sự tức giận trước động thái trên và cho rằng lực lượng vũ trang Nhật Bản hoạt động "rất tích cực" trong khi cũng đang lên án Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

"Hôm nay chúng ta có thể thấy những gì Nhật Bản thực sự làm trên đảo Yonaguni, nơi chỉ cách Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư 100 km", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói. "Chúng tôi biết có những thông tin truyền thông cho hay trước đây đảo này chỉ có hai cảnh sát và khoảng 10 viên đạn. Nhật Bản luôn chỉ trích nước khác, vậy nước này giải thích ra sao về hành động của họ", ông này nói và thêm rằng quân đội Nhật Bản hiện đã đóng quân ở đây.

trung-quoc-chi-trich-nhat-ban-vi-mo-can-cu-gan-dao-tranh-chap-1

Quân đội Nhật Bản canh gác ở cổng vào căn cứ mới mở trên đảo Yonaguni. Ảnh: Reuters

Ông Dương còn chỉ trích Nhật Bản "chỉ làm cảnh" khi nói đến tự do hàng hải. "Chúng ta nên gọi sự gia tăng triển khai quân đội quanh tuyến đường quốc tế chật hẹp nối biển Hoa Đông với Tây Thái Bình Dương là gì?, ông này nói thêm.

Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu rơi vào căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu thuyền hai bên từng nhiều lần chạm mặt tại đây.

Nhật Bản đang có quan hệ hàng hải ngày càng phát triển với nhiều quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, các bên mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Nhật Bản hồi giữa tháng công bố video làm rõ hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cam kết tăng cường chương trình viện trợ và hỗ trợ để các nước trên củng cố năng lực bảo vệ biển.

Anh Ngọc

Các chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ. Ảnh: superbwallpapers

Các chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ. Ảnh: superbwallpapers

Động thái trên là một phần trong nỗ lực củng cố quân sự trên quần đảo hướng ra Biển Đông, bao gồm tu sửa một đường băng và xây dựng một hải cảng mới, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho hay trong cuộc phỏng vấn hôm qua với Bloomberg News.

Quân đội Indonesia đã và cũng sẽ triển khai các lực lượng thủy quân lục chiến, các đơn vị không quân đặc biệt, một tiểu đoàn quân sự, ba tàu khu trục nhỏ, một hệ thống radar mới và các máy bay không người lái đến Natuna.

"Natuna là cửa ngõ, nếu cửa ngõ không được bảo vệ thì trộm sẽ đột nhập vào bên trong", ông Ryacudu nói. "Tất cả những động thái này là vì cho đến nay nó vẫn chưa được bảo vệ. Đây là sự tôn trọng quốc gia".

Bộ trưởng cho hay ông cũng đang cân nhắc áp dụng hoạt động nghĩa vụ quân sự ở Natuna và các vùng xa xôi khác của quốc gia gồm 17.000 hòn đảo "để nếu có sự cố xảy ra, mọi người sẽ không sợ hãi và biết phải làm gì".

Ryacudu nói ông hy vọng hoàn tất việc thỏa thuận mua 8-10 chiến đấu cơ Su-35 trong chuyến công du Nga đầu tháng 4 này. Chính phủ Indonesia còn cân nhắc tậu thêm loạt chiến đấu cơ khác từ các nước khác.

"Chúng tôi sẽ mua từ châu Âu và Mỹ, cả từ Nga", ông nói. "Chúng tôi không có ưu tiên. Điều quan trọng là nếu chúng tôi cần chúng và việc tìm hiểu thuận lợi, chúng tôi sẽ mua. Chúng tôi đang thay thế các máy bay cũ chứ không phải bổ sung các máy bay mới".

Anh Ngọc

dia-nguc-tran-gian-cua-toi-pham-au-dam-trong-nha-tu-my

Các tù nhân bên trong trại giam Theo Lacy, bang California, Mỹ. Ảnh: USCD

Rạng sáng ngày 2/4/2010, một giám thị tại nhà tù Salinas Valley, bang California, Mỹ, phát hiện người bạn tù trong buồng giam của phạm nhân Alan Ager đang tìm cách nhét thứ gì đó xuống dưới đệm. Khi kiểm tra, giám thị này phát hiện đó chính là Ager, với máu đang rỉ ra từ khóe miệng và một sợi dây bằng vải quấn chặt quanh cổ.

Phạm nhân đang thụ án vì tội danh quấy rối tình dục trẻ em này chết sau 10 ngày rơi vào hôn mê sâu, còn người bạn tù phải lĩnh thêm một án chung thân.

Vụ việc của Ager phản ánh một thực trạng tồi tệ tại các nhà tù ở bang California nói riêng và trên nước Mỹ nói chung, khi tỷ lệ những phạm nhân tấn công tình dục bị sát hại trong tù ngày càng lớn hơn, theo kết quả điều tra của AP.

Trong các nhà tù ở Mỹ, tội phạm ấu dâm và kẻ chỉ điểm là những thành phần bị căm ghét và khinh bỉ nhất. Với nhiều kẻ bị kết án vì có hành vi cưỡng hiếp hay quấy rối tình dục trẻ em, bản án tù chưa phải là thứ kinh khủng nhất, bởi địa ngục thực sự đang chờ đón họ đằng sau song sắt.

Theo trang Prisonoffenders.com chuyên cung cấp thông tin về tình hình các phạm nhân trong nhà tù Mỹ, tội phạm tấn công tình dục trẻ em thường là những người có giáo dục, có địa vị tốt trong xã hội, và khi vào tù, họ trở nên lạc lõng giữa những kẻ du côn, trộm cướp, giết người khác. Họ trở nên nổi bật ngay khi bước vào nhà tù, và làm dấy lên nghi vấn trong những thành phần tù tội khác, thúc giục chúng tìm hiểu về lai lịch kẻ mới đến.

Các tù nhân này có thể dễ dàng biết về tội danh của phạm nhân mới bằng việc tra cứu thông tin trên Internet, dò hỏi từ người nhà, thậm chí là hối lộ cho giám thị trại giam. Ngay khi biết tù nhân mới là kẻ từng tấn công tình dục trẻ em, họ lập tức gọi anh ta là "kẻ leo cây" hay "short-eye" (từ lóng ám chỉ kẻ ấu dâm) và lên kế hoạch để tấn công, hành hạ tù nhân này nhằm tăng "số má".

"Với mục tiêu là những tù nhân phạm tội ấu dâm, những kẻ tấn công anh ta thường nghĩ rằng hành động đó sẽ khiến anh ta lấy được số má trong tù", Margot Bach, người phát ngôn Sở Cải tạo California, nói. "Loại bỏ một kẻ ấu dâm sẽ khiến kẻ sát nhân được bạn tù nể trọng hơn rất nhiều".

Những tù nhân này thường trở thành mục tiêu bị đánh đập, tra tấn, thậm chí là bị sát hại bởi các băng đảng tội phạm trong tù. Để hạn chế tình trạng này, hầu hết các nhà tù ở Mỹ hiện nay đều cho phép tù nhân tấn công tình dục trẻ em lựa chọn một trong hai hình thức giam giữ, đó là giam chung với các tù nhân khác, hoặc biệt giam.

Để tránh bị các bạn tù hành hạ, sát hại, các tù nhân chọn hình thức biệt giam thường phải ngồi trong buồng giam một mình suốt 23 tiếng một ngày và bị hạn chế tiếp xúc với các phạm nhân khác. Còn nếu chọn hình thức giam chung, họ thường phải ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm cho giám thị nhà tù về bất cứ hậu quả nào xảy ra đối với họ.

Ngay cả khi bị giam riêng, các tội phạm ấu dâm cũng phải đối mặt với sự xua đuổi, xúc phạm nặng nề bằng lời nói của các tù nhân khác xung quanh, thậm chí là của cả giám thị trại giam. Nhiều người bị các tù nhân khác nhổ nước bọt vào người khi họ được dẫn giải qua buồng giam. Hậu quả là nhiều phạm nhân ấu dâm trở nên trầm cảm, có người còn tìm cách tự sát trong tù.

dia-nguc-tran-gian-cua-toi-pham-au-dam-trong-nha-tu-my-1

Nhiều tội phạm ấu dâm bị cô lập, hành hạ trong tù và trở nên trầm cảm. Ảnh: Independent

"Ngoài nguy cơ bị sát hại bất cứ lúc nào, họ còn phải chịu đựng các hình thức bắt nạt khác, như bị bạn tù cướp thức ăn, bị ném phân và nước tiểu vào buồng giam", Leslie Walker, nhà hoạt động bảo vệ quyền của tù nhân ở bang Massachusetts, cho hay. "Với họ, cuộc sống trong tù quả thực là địa ngục trần gian".

Không thể chịu đựng

"Một khi tội danh tấn công tình dục của họ bị bạn tù phát giác, họ thường không thể sống sót nếu không được giam riêng", trung úy Ken Lewis, giám thị nhà tù Los Angeles ở California, cho hay. "Tội phạm ấu dâm có thể thoát nạn trong quá trình thi hành án, với điều kiện là họ đừng hé răng về tội danh của mình".

"Chỉ cần họ lên tiếng, họ sẽ bị đánh đập thậm tệ. Ở một số nhà tù, họ thậm chí có thể bị cắt cổ", Lewis nói thêm.

Một trong những lý do khiến những kẻ ấu dâm bị khinh bỉ và hành hạ trong tù là vì nhiều tù nhân cũng là những người làm cha làm mẹ, thậm chí có những người đã từng bị quấy rối, xâm hại tình dục trong quá khứ, và luôn nuôi lòng thù hận với những kẻ có hành vi như vậy đối với trẻ em.

Điều trớ trêu là ngay cả khi các tội phạm ấu dâm đã được giam riêng, các giám thị trại giam cũng không thể nào đảm bảo hoàn toàn an toàn tính mạng cho họ. Ngoài tội phạm ấu dâm, những kẻ giết người hay các thành viên cầm đầu băng đảng cũng là những thành phần cần được giam riêng, và vì các nhà tù ở Mỹ thường xuyên quá tải, hai hoặc ba tù nhân được nhốt chung trong buồng "giam riêng" không phải là điều hiếm gặp.

Theo điều tra của AP, trong giai đoạn 2001-2012, có 162 tù nhân ở California đã bị sát hại, chiếm tỷ lệ 8/100.000 tù nhân, cao gần gấp đôi tỷ lệ trung bình trong hệ thống nhà tù nước Mỹ. Trong nửa đầu năm 2014, có 11 tù nhân bị sát hại tại các nhà tù bang California, trong đó có tới 8 người là phạm nhân tấn công tình dục.

"Bọn chúng sẽ tìm cách trừ khử những người nào bị coi là phạm ‘tội nóng’ (ám chỉ các tội liên quan đến phụ nữ và trẻ em, trong đó tội ấu dâm là tồi tệ nhất", cựu tù nhân Todd Siefert cho biết. Seifert kể rằng chưa đầy nửa giờ sau khi được đưa vào một nhà tù ở California năm 2004, anh ta đã bị các tù nhân da trắng đánh đập dã man vì từng tấn công tình dục một phụ nữ.

Các quan chức trại giam bang California cho hay các phạm nhân trong các nhà tù bang này có hệ thống phân chia thứ bậc khá rõ ràng. Những kẻ giết người thường được xếp ở đầu bảng, trong khi tội phạm ấu dâm và những kẻ chỉ điểm nằm ở nấc thang cuối cùng. Việc sát hại những tù nhân xếp đầu hoặc cuối bảng thường giúp các phạm nhân tăng thêm số má trong tù, bởi vậy những thành phần này thường được giam riêng, hay nói cách khác là nhốt chung với nhau.

dia-nguc-tran-gian-cua-toi-pham-au-dam-trong-nha-tu-my-2

Các tù nhân luôn tìm cách tấn công những tội phạm ấu dâm để tăng số má trong tù. Ảnh minh họa: Reuters

Chính những kẻ phạm tội giết người này là mối đe dọa hàng đầu đối với tội phạm ấu dâm. "Việc lựa ra một nhóm tù nhân mà người này có vẻ không phải mối đe dọa cho người kia là bất khả thi trong các nhà tù", Michael Shively, cựu quan chức nhà tù ở Massachusetts, thừa nhận.

Theo Matthew Buechner, cựu điều tra viên đặc biệt Mỹ, có gần 100 băng đảng tội phạm đã được hình thành trong các buồng giam riêng tại hệ thống nhà tù ở bang California, và những băng đảng này hành xử theo luật riêng của chúng, trong đó tội phạm ấu dâm vẫn bị coi là những kẻ tồi tệ nhất.

Trong trường hợp của Ager, tù nhân ấu dâm này bị nhốt chung với Clyde Leroy Beaver, kẻ đã ngồi tù suốt 40 năm qua vì tội giết người. "Ngày ông ấy được đưa vào buồng giam này, ông đã liên lạc và van nài tôi đưa ông ra khỏi địa ngục đó vì lo sợ sẽ bị sát hại trong tù. Điều đó đã trở thành hiện thực", Daniel, con trai của Ager, kể lại.

Xem thêm: Luật Mỹ quy định thế nào về tội Minh Béo bị cáo buộc

Trí Dũng

tho-nhi-ky-bat-nghi-pham-sat-hai-phi-cong-nga

Nghi phạm Celik bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ. Ảnh: Hurriyet

Alparslan Celik hôm qua bị bắt tại một nhà hàng ở thành phố Izmir gần bờ biển Aegean, trong một nhóm gồm 14 người, tờ Hurriyet cho biết.

Tuy nhiên, chưa rõ việc bắt giữ kẻ này có liên quan đến việc bắn Oleg Peshkov, phi công Nga trên chiếc Su-24 hay không. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chưa xác nhận thông tin.

Theo truyền thông Nga, Celik là phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Duyên hải số 2 của phiến quân người Turk ở Syria, là con trai của cựu thị trưởng Keban, tỉnh Elazig ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiếc Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi tháng 11 năm ngoái với cáo buộc xâm phạm không phận. Moscow bác bỏ, cho rằng chiến đấu cơ bay trên bầu trời Syria và tố Ankara đồng lõa với các phiến quân IS. 

Các quan chức quốc phòng Nga cho biết thời điểm phi công Peshkov nhảy dù ra khỏi máy bay đã bị một nhóm phiến quân dưới mặt đất ở Syria bắn. Một người sống sót nhưng một lính thủy đánh bộ Nga cũng thiệt mạng trong cuộc giải cứu sau đó. Nga đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ Celik và xét xử vì sát hại phi công và vì là thành viên của nhóm có vũ trang phi pháp ở Syria. 

Vụ việc khiến quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng chưa từng có. Moscow đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt khiến kinh tế Ankara bị ảnh hưởng nặng nề.

Khánh Lynh

trieu-tien-tuyen-bo-chun-bi-tan-cong-hat-nhan-phu-dau-my

Triều Tiên tuyên bố đã sẵn sàng tiến hành tấn công hạt nhân Mỹ. Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay quân đội nước này đã được ra lệnh để chuyển từ trạng thái chuẩn bị ứng phó với các cuộc tấn công sang chuẩn bị tiến hành tấn công.

Bộ trưởng Ngoại giao Lee Su-yong mở rộng lời đe dọa này tới các nước láng giềng ở phía nam và thêm rằng "bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: một cuộc chiến tranh nhiệt hạch hay hòa bình".

"Chúng tôi đã hoàn toàn chuyển quân đội của mình từ hình thức ứng phó quân sự sang hình thức tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu và chúng tôi tuyên bố hoàn toàn sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu", Yonhap dẫn lời ông Lee nói.

Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành nhiều vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân cũng như liên tục đe dọa dùng chiến tranh hạt nhân để đáp trả các cuộc tập trận chung của Washington và Seoul.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên năm nay đặc biệt leo thang do các cuộc tập trận chung của Mỹ - Hàn được tổ chức lớn chưa từng có.

Báo chí và truyền hình nhà nước Triều Tiên đã phát sóng hình ảnh bom hạt nhân và các mô hình tên lửa, đồng thời cảnh báo sẵn sàng tấn công dinh tổng thống Hàn Quốc hay thậm chí là thành phố New York, Mỹ, bất kỳ lúc nào.

Anh Ngọc

malaysia-trieu-dai-su-trung-quoc-vi-100-tau-ca-xam-pham-lanh-hai

Tàu của lực lượng hàng hải Malaysia (trước) và tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Media Corp

Khoảng 100 tàu cá Trung Quốc hôm 24/3 bị phát hiện ở vùng biển gần bãi cạn Luconia tranh chấp giữa hai nước. Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) và hải quân nước này cho hay đã triển khai lực lượng đến khu vực trên để theo dõi tình hình.

Bộ Ngoại giao Malaysia xác nhận một lượng lớn tàu cá cắm cờ Trung Quốc bị phát hiện trong vùng biển được cho là thuộc Malaysia và được tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống.

Theo New Straits Times, Malaysia đã triệu đại sứ Trung Quốc "để yêu cầu giải thích cũng như bày tỏ mối quan ngại của Malaysia về vấn đề này", thông cáo của Bộ Ngoại giao Malaysia cho hay.

Kuala Lumpur tin Bắc Kinh có chung quan điểm rằng mối quan hệ mật thiết giữa Malaysia và Trung Quốc được xây dựng dựa trên sự tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không gây hấn lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình".

"Bằng hình thức liên lạc lần này, Malaysia tin rằng với thiện chí và sự chân thành, Malaysia và Trung Quốc sẽ tìm ra một biện pháp hòa giải cho bất kỳ vấn đề nào giữa hai nước", thông cáo viết.

Tuy nhiên, cũng trong hôm nay, MMEA cảnh báo rằng tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong lãnh hải Malaysia có thể bị đánh chìm và biến thành đá ngầm nhân tạo hoặc bán đấu giá cùng với sản lượng đã đánh bắt, nếu bị kết luận vi phạm luật pháp Malaysia.

Bãi cạn Luconia là một tập hợp nhiều rạn đá ngầm ở phía nam Biển Đông mà cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cho rằng Luconia nằm trong cái gọi là "đường chín đoạn" mà nước này tự vạch ra để áp đặt chủ quyền với hầu hết Biển Đông.

Anh Ngọc

Tên lửa R-12 của Liên Xô được NATO định danh bằng cái tên kỳ lạ là SS-4 Sandal, dù loại tên lửa hạt nhân này hoàn toàn không liên quan gì tới dép sandal.

Bốn ống phụt ở phần đuôi tên lửa R-12. Siêu tên lửa này bắt đầu được biên chế trong quân đội Liên Xô từ tháng 3/1955, và được về hưu vào năm 1993.
 

Điểm yếu của loại tên lửa này là tầm bắn không lớn, chỉ khoảng 2.080 m, dùng nhiên liệu lỏng. Đầu đạn hạt nhân gắn trên R-12 có kích thước tương đương đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày nay.

Liên Xô từng dùng tàu chiến chở R-12 tới Cuba, đây được coi là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường hạt nhân Mỹ và Liên Xô khi đó từng suýt khiến thế giới bước vào Thế chiến 3. Rất may sau đó Liên Xô đã rút số tên lửa này về nước, tháo ngòi cuộc khủng hoảng.

R-12 mang theo một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 2,3 triệu tấn thuốc nổ TNT. Khi được đặt ở Đông Âu cũ, loại tên lửa này gây áp lực rất lớn với châu Âu bởi sức hủy diệt của nó.

Hệ thống bệ phóng R-12 trên mặt đất. Loại tên lửa này có thể phóng từ ống phóng mặt đất hoặc bệ phóng.
 

Hệ thống khởi động tên lửa R-12.

Thiết kế bên trong R-12 với nhiều dây và ống nối.

Bức ảnh tư liệu ghi lại cảnh bộ đội tên lửa thuộc Hồng quân Liên Xô đang kiểm tra R-12.

Đầu đạn tên lửa R-12.

Mỗi đầu đạn tên lửa R-12 cần tới hai xe tải để vận chuyển. 

Sau khi tới nơi đặt tên lửa, hai phần của đầu đạn sẽ được ghép lại. 

Văn Việt
(Ảnh: Huanqiu)

san-bay-lon-thu-hai-thuy-dien-so-tan-vi-bi-doa-bom

Hành khách được sơ tán khỏi khu vực sảnh bay nội địa của sân bay Landvetter. Ảnh: Reuters

Theo RT, cảnh sát đã phát hiện hai túi nhựa khả nghi tại sân bay Landvetter nằm ở ngoại ô Gothenburg. Khu vực dành cho các chuyến bay nội địa đã bị phong tỏa.

Swedavia, công ty điều hành sân bay, xác nhận nơi này đang đối mặt với mối đe dọa.

"Chúng tôi đã tìm thấy vật thể khả nghi tại Landvetter và nhận được lời đe dọa trực tiếp với sân bay", nhân viên báo chí của Swedavia, Charlotte Periasamy, cho hay.

Thông tin trước đó trên mạng xã hội cho rằng một vụ nổ đã xảy ra. Tuy nhiên, theo Forex Live, đó là vụ nổ có kiểm soát đối với hai chiếc túi khả nghi do lực lượng chức năng thực hiện.

Cách đây chưa đến hai tuần, ba vụ nổ bom đã làm rung chuyển sân bay và ga tàu điện ngầm của Brussels, Bỉ, khiến 32 người chết và hơn 300 người bị thương.

Anh Ngọc

chieu-giang-luoi-canh-sat-my-dung-de-bat-minh-beo

Thông tin về vụ việc của Minh Béo xuất hiện trên kênh abc7 của Mỹ. Ảnh: abc7

Theo Văn phòng Biện lý Quận Cam, sau khi một cậu bé tố cáo diễn viên Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng với mình hôm 23/3, ngày hôm sau, một cảnh sát Garden Grove đã giả làm một cậu bé 14 tuổi để liên lạc với nam diễn viên. Minh Béo sau đó bị cáo buộc toan tính sắp đặt cuộc gặp gỡ với ý đồ lạm dụng tình dục và bị bắt giữ.

Minh Béo bị cáo buộc tất cả ba tội danh, gồm: quan hệ tình dục qua đường miệng với trẻ vị thành niên, toan tính thực hiện hành vi dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ thực hiện hành vi dâm ô. Số tiền bảo lãnh tại ngoại đối với Minh Béo được đưa ra là một triệu USD.

Xem thêm: Người phạm tội ở Mỹ được bảo lãnh như thế nào

Hoạt động của cảnh sát Mỹ làm dấy lên nghi ngờ rằng phải chăng Minh Béo bị "gài bẫy". Thực chất, theo luật pháp Mỹ, nhân viên hành pháp có thể cải trang, giả danh hay nói dối để tiếp xúc nghi phạm nhằm tìm bằng chứng, tuy nhiên, luật pháp Mỹ có quy định về giới hạn của hành vi này.

'Giăng lưới'

Trong khi điều tra, nhân viên hành pháp Mỹ được phép tổ chức các chiến dịch "giăng lưới" tội phạm (sting operation). Giới chức sẽ đóng giả làm đối tác hay đồng lõa của tội phạm, hoặc giả làm "con mồi" tiềm năng để thu thập bằng chức.

Một số hoạt động giăng bẫy điển hình có thể kể đến như cảnh sát đặt một chiếc "xe mồi" để bẫy kẻ trộm xe, giả dạng làm sát thủ để bắt những kẻ muốn thuê người ám sát, hay ngược lại, giả dạng làm khách hàng để bắt sát thủ. Giới chức cũng có thể đóng làm kẻ tìm kiếm phim khiêu dâm trẻ em để bắt kẻ cung cấp, hay đóng giả trẻ vị thành niên trong một phòng chat trên mạng để bắt kẻ ấu dâm.

Nguyên tắc trong hoạt động giăng lưới là giới chức phải đảm bảo rằng, nghi can mà họ kích thích đã có ý định thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã lên kế hoạch từ trước. Nếu không, hành vi của giới chức có thể được cho là "gài bẫy" (entrapment), tức là xúi giục, cưỡng ép một người phải phạm tội, mà nhẽ ra họ đã không làm nếu không bị kích thích.

Chẳng hạn, nếu một cảnh sát ngầm ép buộc một nghi phạm sản xuất ma túy để bán cho họ, bị cáo có thể nói rằng họ bị gài bẫy và dùng việc này làm lý lẽ để biện hộ, nhằm được giảm án hay trắng án. Tuy nhiên, nếu nghi phạm vốn đã sản xuất ma túy và cảnh sát đóng giả làm người mua, thì đây là hoạt động giăng lưới hoàn toàn chính đáng.

Khác biệt

Sự khác biệt giữa hai khái niệm này có thể được làm rõ qua các vụ án nổi tiếng, tiêu biểu là vụ truy tố Patrick Naughton, sinh năm 1965, một trong những cha đẻ của ngôn ngữ lập trình Java.

Ngày 14/9/1999, Naughton bay từ Seattle đến Los Angeles trên máy bay riêng , mong đợi gặp một cô bé 13 tuổi, tóc vàng, đeo ba lô màu xanh tại gần một khu trò chơi tàu lượn. Naughton đã chuyện trò với cô bé này qua một phòng chat trên mạng và trao đổi rất nhiều về tình yêu và tình dục. Naughton còn viết rằng "muốn được gặp cô bé trong phòng khách sạn và lột trần truồng cô". Tuy nhiên, "cô bé" này thực ra là một nhân viên FBI.

Hai ngày sau đó, Naughton bị FBI bắt giữ và buộc tội di chuyển liên bang với ý định quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. Naughton sau đó chấp nhận một thỏa thuận điều đình (plea agreement - thỏa thuận giữa công tố viên và luật sư biện hộ của bị cáo, theo đó, bị cáo sẽ nhận tội để đổi lại một mức độ khoan dung nào đó).

Naughton thừa nhận rằng ông ta đi từ Seattle đến Los Angeles với mục đích chính là quan hệ tình dục với một cô bé mà ông ta biết là 13 tuổi. Nhờ có thỏa thuận điều đình, ông ta không phải ngồi tù mà đổi lại, phải làm việc miễn phí cho FBI trong một năm.

Theo phân tích của tạp chí Slate, Naughton không thể biện hộ rằng mình bị gài bẫy vì ý đồ phạm tội của ông ta đã quá rõ ràng. Naughton đã chuyện trò trên Internet trong 5 tháng với "cô bé" và nhiều lần gạ tình, cũng như phớt lờ lời cảnh báo rằng cô bé là trẻ vị thành niên. Ngoài ra, Naughton còn thường xuyên truy cập phòng chat thường được sử dụng bởi những người đàn ông trưởng thành muốn liên lạc với trẻ vị thành niên. Naughton còn được cho là tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em trên máy tính xách tay của mình.

Trong một vụ án nổi tiếng khác, năm 1992, Keith Jacobson, ở Nebraska, bị cáo buộc tàng trữ tài liệu ấu dâm, sau khi anh này nhận được tài liệu khiêu dâm trẻ em qua email do một thanh tra gửi.

Tuy nhiên, giới chức không phát hiện tài liệu ấu dâm nào khác ở nhà người này, ngoài email mà thanh tra gửi. Tòa cho rằng thanh tra đã khiến Jacobson bị tiêm nhiễm ý tưởng tàng trữ tài liệu ấu dâm thông qua thư từ trao đổi giữa hai bên, chứ không phải tự bản thân Jacobson có ý đồ đó. Tòa án Tối cao Mỹ kết luận rằng Jacobson bị gài bẫy và cuối cùng xử trắng án.

Theo Slate, tại hầu hết các bang ở Mỹ, để chứng minh mình bị gài bẫy nhằm biện hộ trước tòa, bị cáo phải làm rõ được ba điều.

Thứ nhất, ý đồ phạm tội đến từ cán bộ hành pháp, chứ không phải là bị cáo.

Thứ hai, cán bộ hành pháp ép buộc bị cáo phạm tội. Tòa án yêu cầu phải có bằng chứng rất rõ ràng cho việc này. Nếu cán bộ hành pháp chỉ đơn giản là tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện hành vi phạm tội thì đó không được coi là ép buộc.

Thứ ba, bị cáo chưa sẵn sàng hoặc chưa có ý định phạm tội trước khi được cán bộ hành pháp kích thích. Giả dụ, nếu một cảnh sát chìm mua cocaine từ một người mang theo một kg ma túy, người bán không thể bào chữa rằng họ bị gài bẫy, vì ý định buôn ma túy của người đó đã quá rõ ràng.

Như vậy, nếu nam diễn viên Minh Béo muốn biện hộ rằng anh ta bị cảnh sát gài bẫy, Minh Béo cần phải chứng minh những điểm nói trên. Trao đổi với VnExpress, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, Mỹ cho biết cán bộ cơ quan này đã sắp xếp cuộc gặp với một nhóm luật sư chuyên về tội phạm tấn công tình dục ở quận Cam. Họ đang tìm người bảo vệ Minh Béo trước tòa và việc chỉ định này hoàn toàn miễn phí. Nếu Minh Béo hoặc gia đình anh có nguyện vọng tìm luật sư riêng, bên bị sẽ tự chịu phí tổn.

Xem thêm: Bên trong nhà tù diễn viên Minh Béo bị tạm giam ở Mỹ

Phương Vũ

tong-thong-obama-mong-den-tham-viet-nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc hội đàm hôm qua. Ảnh: TTXVN

Đây là một trong những nội dung trao đổi tại cuộc hội đàm chiều qua giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông Phạm Bình Minh và đoàn chính phủ Việt Nam đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân tại thủ đô Washington.

Tại cuộc hội đàm, ông Phạm Bình Minh khẳng định lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hoan nghênh chuyến thăm của ông Obama và hai bên cần tích cực chuẩn bị, tăng cường trao đổi để có thể đạt được những thỏa thuận cụ thể, thiết thực trong chuyến thăm.

Ông Kerry khẳng định Tổng thống Obama rất trông đợi đến Việt Nam và muốn đẩy mạnh hợp tác đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại đầu tư, giáo dục, biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ…

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ mong muốn hai bên sớm đạt thỏa thuận về Đội Hòa bình dạy tiếng Anh ở Việt Nam, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt trong việc tẩy độc các điểm nóng bị phơi nhiễm chất dioxin.

Ông chia sẻ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà người dân Việt Nam cũng như người dân trong khu vực đang gánh chịu và khẳng định Mỹ sẽ có những biện pháp hỗ trợ cụ thể nhiều hơn trong thời gian tới để góp phần khắc phục tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở Việt Nam.

Ngoại trưởng khẳng định chính quyền Obama cam kết sẽ nỗ lực để thông qua Hiệp định TPP trong năm 2016. 

Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Phía Mỹ khẳng định ủng hộ những nỗ lực đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết các tranh chấp thông qua các tiến trình pháp lý và bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và DOC, phi quân sự hóa và không tiến hành tôn tạo các đảo đá, ủng hộ xây dựng các cấu trúc liên kết khu vực, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm. Ông Kerry cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh hàng hải, cam kết Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chấp pháp, lực lượng cảnh sát biển. 

Anh Ngọc

viet-nam-de-nghi-australia-doi-xu-nhan-dao-voi-29-ngu-dan-bi-bat

Một trong hai tàu của ngư dân Việt bị Australia bắt cuối tuần qua. Ảnh: AAP

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã gửi công hàm đề nghị nước này đối xử nhân đạo với các ngư dân, tạo điều kiện để tiếp xúc với những người này nhằm thực hiện biện pháp bảo hộ cần thiết, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trong họp báo chiều nay.

Các cơ quan phía Australia mà đại diện Việt Nam đang phối hợp gồm Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Lực lượng bảo vệ biên gới, Bộ di trú, Cơ quan quản lý nghề cá. 

Bà Hằng cũng đính chính số lượng ngư dân bị bắt là 29 người, so với 28 mà tờ Guardian đưa ra. Hai tàu cá bị Australia bắt giữ hôm 27/3 với cáo buộc vi phạm vùng biển của nước này. 

Truyền thông Australia cho hay hai tàu cá Việt Nam bị bắt giữ sau khi bị phát hiện chở một lượng lớn hải sâm. Vị trí là trong công viên hải dương San hô Great Barrier, gần bán đảo Cape York, ngoài khơi phía đông bắc bang Queensland.

Ngoài các thiết bị lặn, giới chức Australia tìm thấy 30 thùng chứa hàng trăm kg hải sâm mà họ cho là tàu Việt Nam "đánh bắt trái phép". Lực lượng chức năng Australia đã sử dụng một máy bay để định vị các tàu trên trước khi tiếp cận.

Các ngư dân hôm 29/3 đã được đưa về thành phố Cairns và sẽ bị cơ quan Quản lý Ngư nghiệp Australia điều tra. Họ bị tạm giam tại trung tâm dành cho người nhập cư trong suốt quá trình tố tụng.

Đề cập tới việc 25 ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ hôm 24/3 với cáo buộc đánh bắt trái phép, bà Phạm Thu Hằng cho hay Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đang làm việc với các cơ quan trong nước và phía Malaysia để xác định nhân thân những người này.  Đại sứ quán cũng tìm hiểu các thông tin liên quan và thực hiện việc bảo hộ công dân.

Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia đã bắt giữ các ngư dân cùng ba tàu với cáo buộc đánh bắt trái phép.

Truyền thông Malaysia cho hay ba tàu bị phát hiện xâm phạm khu vực cách Kuala Terengganu khoảng 61 đến 70 hải lý. Trên tàu có ba thuyền trưởng và 22 thuyền viên, tuổi từ 26 đến 42. Họ không có giấy tờ hợp lệ.

Những người này đang bị điều tra theo Đạo luật nghề cá năm 1985.

Việt Anh

viet-nam-de-nghi-australia-doi-xu-nhan-dao-voi-29-ngu-dan-bi-bat

Một trong hai tàu của ngư dân Việt bị Australia bắt cuối tuần qua. Ảnh: AAP

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã gửi công hàm đề nghị nước này đối xử nhân đạo với các ngư dân, tạo điều kiện để tiếp xúc với những người này nhằm thực hiện biện pháp bảo hộ cần thiết, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trong họp báo chiều nay.

Các cơ quan phía Australia mà đại diện Việt Nam đang phối hợp gồm Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Lực lượng bảo vệ biên gới, Bộ di trú, Cơ quan quản lý nghề cá. 

Bà Hằng cũng đính chính số lượng ngư dân bị bắt là 29 người, so với 28 mà tờ Guardian đưa ra. Hai tàu cá bị Australia bắt giữ hôm 27/3 với cáo buộc vi phạm vùng biển của nước này. 

Truyền thông Australia cho hay hai tàu cá Việt Nam bị bắt giữ sau khi bị phát hiện chở một lượng lớn hải sâm. Vị trí là trong công viên hải dương San hô Great Barrier, gần bán đảo Cape York, ngoài khơi phía đông bắc bang Queensland.

Ngoài các thiết bị lặn, giới chức Australia tìm thấy 30 thùng chứa hàng trăm kg hải sâm mà họ cho là tàu Việt Nam "đánh bắt trái phép". Lực lượng chức năng Australia đã sử dụng một máy bay để định vị các tàu trên trước khi tiếp cận.

Các ngư dân hôm 29/3 đã được đưa về thành phố Cairns và sẽ bị cơ quan Quản lý Ngư nghiệp Australia điều tra. Họ bị tạm giam tại trung tâm dành cho người nhập cư trong suốt quá trình tố tụng.

Đề cập tới việc 25 ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ hôm 24/3 với cáo buộc đánh bắt trái phép, bà Phạm Thu Hằng cho hay Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đang làm việc với các cơ quan trong nước và phía Malaysia để xác định nhân thân những người này.  Đại sứ quán cũng tìm hiểu các thông tin liên quan và thực hiện việc bảo hộ công dân.

Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia đã bắt giữ các ngư dân cùng ba tàu với cáo buộc đánh bắt trái phép.

Truyền thông Malaysia cho hay ba tàu bị phát hiện xâm phạm khu vực cách Kuala Terengganu khoảng 61 đến 70 hải lý. Trên tàu có ba thuyền trưởng và 22 thuyền viên, tuổi từ 26 đến 42. Họ không có giấy tờ hợp lệ.

Những người này đang bị điều tra theo Đạo luật nghề cá năm 1985.

Việt Anh

Thứ năm, 31/3/2016 | 17:31 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 17:31 GMT+7

Lính cứu hỏa thành phố Quảng Châu, Trung Quốc hôm nay dùng vòi rồng "bắn" một người đàn ông leo lên ngồi trên cột đèn giao thông, để anh này rơi an toàn xuống tấm bạt trải phía dưới.

dung-voi-cuu-hoa-ngan-nguoi-treo-cot-den-giao-thong-o-trung-quoc

Hồng Hạnh (theo China.org)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
Hiện trường vụ đánh bom ở tiệm cắt tóc làm một người chết. Ảnh: AFP

Hiện trường vụ đánh bom tiệm cắt tóc làm một người chết ở huyện Yaring. Ảnh: AFP

Các vụ nổ hôm qua và hôm nay xảy ra ở Pattani, một trong ba tỉnh có dân số chủ yếu là người Hồi giáo, gần biên giới Malaysia. Ít nhất 10 quả bom phát nổ ở huyện Yaring, gồm hai quả tại máy rút tiền, làm 11 cảnh sát bị thương. Một dân thường thiệt mạng vì vụ nổ gần tiệm cắt tóc, phát ngôn viên quân đội nói. 

Sự phản kháng chính quyền trung ương diễn ra trong nhiều thập kỷ tại khu vực này, nhưng bạo lực tăng mạnh năm 2004. Kể từ đó, hơn 6.500 người, trong đó có các nhà sư Phật giáo, giáo viên, quân đội và quân ly khai đã chết. 

"Những kẻ gây ra rắc rối muốn chứng minh rằng chúng vẫn đang hoạt động", Reuters dẫn lời Đại tá Yuthanam Phetmuang, phó phát ngôn viên Bộ Chỉ huy chiến dịch an ninh nội địa (ISOC), nói. 

Giới chức cho rằng các nhóm nổi dậy thực hiện, tuy nhiên chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về cuộc tấn công

Hồi tháng một, các chuyên gia phân tích quân sự và xung đột nói bạo lực ở miền nam đã  mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ vì giới chức thắt chặt an ninh. 

Vị trí tỉnh Pattani, miền nam Thái Lan. Đồ họa: pbs

Vị trí tỉnh Pattani, miền nam Thái Lan. Đồ họa: pbs

Trọng Giáp

gian-khoan-trung-quoc-hoat-dong-tai-khu-vuc-chua-phan-dinh-o-vinh-bac-bo

Trung Quốc đang khoan thăm dò ở khu vực Việt Nam và nước này đang đàm phán ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Googlemap

"Giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động ở vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của VnExpress trong họp báo chiều nay.

Theo bà Hằng, các bên liên quan cần tránh các hành động  đơn phương, làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định tại vùng biển này. Việt Nam cũng bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và thực tiễn quốc tế liên quan.

"Chúng tôi không muốn có thêm hành động làm phức tạp  thêm tình hình. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vụ việc này", bà Hằng khẳng định.

Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm 28/3 thông báo giàn khoan Hải Dương 943 của nước này khoan thăm dò ở Biển Đông từ 25/3 đến 31/7. Giàn khoan này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ vĩ bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ kinh đông.

Vị trí này cách thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 50 hải lý về phía tây nam. Theo MSA, khu vực an toàn sẽ được lấy tâm là tọa độ giếng dầu nói trên, trong bán kính một hải lý xung quanh, tàu bè không được qua lại.

Giàn khoan Hải Dương 943 thuộc loại tự nâng, có thể hoạt động ở vùng biển có độ sâu tối đa 122 m, khoan sâu đến 10.668 m. Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ có ba tàu hỗ trợ là Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.

Việt Anh

sap-duong-tren-cao-dang-thi-cong-o-an-do-10-nguoi-thiet-mang

Đoạn đường trên cao bị sụp ở thành phố Kolkata. Ảnh: ANI.

Vụ việc xảy ra gần Girish Park, một khu vực đông đúc ở Bắc Kolkata, nơi có nhiều tòa nhà thương mại và khu chung cư, theo IBN Live. Lính cứu hỏa và người dân đang dùng tay không để giải cứu những người bị kẹt dưới những kết cấu bê tông cốt thép.

"Điều kiện rất tồi tệ. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị mắc kẹt", Reuters dẫn lời Raichand Mohta, một sĩ quan cảnh sát, nói. Hãng tin ANI cho biết có ít nhất 10 người đã thiệt mạng.

Hiện trường vụ sập đường trên cao đang thi công ở Ấn Độ

Hình ảnh hiện trường trên truyền hình cho thấy người dân đang tìm cách đưa những chai nước cho người sống sót bị mắc kẹt. Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia Ấn Độ (NDRF) đã được điều động đến hiện trường.

"Đội của chúng tôi đang trên đường đến hiện trường cùng tất cả thiết bị cần thiết. Chúng tôi còn sử dụng chó nghiệp vụ để xác định vị trí người mắc kẹt", một sĩ quan NDRF nói. "Chúng tôi sẽ bắt đầu chiến dịch sớm nhất có thể".

"Tôi nghe thấy một tiếng động lớn, sau đó rất nhiều khói xuất hiện", một người dân kể lại với NDTV.

Đoạn đường trên cao này được xây dựng từ năm 2009 và đã nhiều lần trễ hạn hoàn thành.

sap-duong-tren-cao-dang-thi-cong-o-an-do-10-nguoi-thiet-mang-1

Vị trí thành phố Kolkata, Ấn Độ. Đồ họa: BBC.

Như Tâm

malaysia-canh-bao-danh-chim-tau-ca-trai-phep

Một tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

The Star hôm nay dẫn lời Đô đốc Ahmad Puzi Ab Kahar, tổng giám đốc Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia (MMEA), cho biết tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong lãnh hải nước này có thể bị đánh chìm và biến thành đá ngầm nhân tạo hoặc bán đấu giá cùng với sản lượng đã đánh bắt, nếu bị kết luận vi phạm luật pháp Malaysia.

"Chúng tôi từng giữ và tước quyền của ít nhất 826 tàu cá nước ngoài vào vùng biển của chúng tôi để đánh bắt trái phép", ông Ahmad Puzi phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở MMEA ở Putrajaya ngày 29/3.

Ông Ahmad Puzi cho biết MMEA ngày 24/3 phát hiện nhóm 100 tàu cá nước ngoài, được hai tàu hải cảnh hộ tống, đánh bắt trong lãnh hải Malaysia ở khu vực gần Beting Patinggi Ali, ngoài khơi bang Sarawak. Truyền thông Malaysia và quốc tế cho rằng các tàu trên là từ Trung Quốc.

Phát biểu tại Hạ viện Malaysia, Thủ tướng Najib Razak nói Kuala Lumpur có đủ khả năng đối phó với các tàu xâm phạm lãnh hải Malaysia. Ông khẳng định phương thức đàm phán và không sử dụng quân đội nên được áp dụng đối với những khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.

Indonesia hiện áp dụng chính sách đánh chìm các tàu cá bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này. Hồi tháng 8/2015, Indonesia đã đánh chìm 34 tàu cá của Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia. Việt Nam đã gửi công hàm cho Jakarta để bày tỏ quan ngại sâu sắc trước vụ việc, đồng thời yêu cầu phía Indonesia, khi xử lý các ngư dân Việt Nam vi phạm lãnh hải của Indonesia, cần phải phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và trên tinh thần đối xử nhân đạo với các ngư dân.

Như Tâm

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong

Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc (phía xa) đeo bám tuần dương hạm Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: NYTimes

Khi các thủy thủ trong "đội Snoopie" nhận được cảnh báo và vào vị trí, họ nhìn thấy một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc xuất hiện ở chân trời. "Đội Snoopie" là từ dùng để chỉ nhóm các chuyên gia và thủy thủ có trách nhiệm báo cáo về những thay đổi ở môi trường bên ngoài tàu.

Tàu Trung Quốc đi cùng chiều với tàu tuần dương Mỹ từ hướng đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều khiến họ chú ý hơn khi đó là một chiếc trực thăng bắt đầu cất cánh trên tàu Trung Quốc và đang hướng về chiến hạm Mỹ. Phóng viên Helene Cooper từ New York Times lúc này cũng có mặt trên tàu Chancellorsville và ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc chạm trán.

"Đây là chiến hạm của hải quân Mỹ đang tuần tra", thủy thủ Ensign Anthony Giancana nói qua điệm đàm, cố gắng để liên lạc với trực thăng. "Hãy chuyển sang tần số 121.5 hoặc 243". Thế nhưng, tất cả những gì họ nhận được chỉ là một sự im lặng đến kỳ lạ.

Thời gian cứ thế trôi qua, căng thẳng không ngừng gia tăng khi mà chiếc trực thăng từ tàu Trung Quốc vẫn không chịu trả lời. Nó bay lượn thành vòng tròn trên bầu trời trước khi quay đầu trở về nơi xuất phát. Lúc này, tàu khu trục nhỏ Trung Quốc vẫn phăm phăm tiến sát tới tàu tuần dương Mỹ. Nơi mũi tàu, thuyền trưởng Curt A. Renshaw phải gác lại thói quen thường nhật tắm vào buổi sáng của mình để nhanh chóng chạy lên đài chỉ huy họp bàn chớp nhoáng với các sĩ quan.

Ông Renshaw ngày hôm trước đã thông báo với toàn bộ thủy thủ đoàn rằng tàu Chancellorsville sẽ di chuyển qua quần đảo Trường Sa, đồng thời yêu cầu họ luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng và cảnh giác với các rắc rối có thể xảy ra. Ông đã lường trước được rằng tàu Trung Quốc sẽ xuất hiện bởi Bắc Kinh những tháng gần đây thường xuyên điều tàu bám đuôi chiến hạm Mỹ khi chúng đi vào khu vực Biển Đông.

Trên một bục gần ghế thuyền trưởng, cuốn sách "Tàu chiến của Jane" (Jane’s Fighting Ships) được mở tới trang 144 với dòng chữ "Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc".

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-1

Ensign Anthony Giancana, 25 tuổi , đến từ Minneapolis, tìm kiếm hướng dẫn hàng hải trong một cuốn sách lúc tàu Chancellorsville của Mỹ chạm trán tàu Trung Quốc. Ảnh: NYTimes

"Anh từng bị bám buôi bao giờ chưa?", thuyền trưởng Renshaw hỏi Ensign Kristine Mun, sĩ quan hoa tiêu của tàu. Ông sau đó quay sang Ensign Niles Li, một sĩ quan biết nói tiếng Trung Quốc, thắc mắc vì sao trực thăng Trung Quốc từ chối phản hồi qua điện đàm.

Cuối cùng, khi tàu Trung Quốc chỉ còn cách chừng 10 km, và ai nấy đều nhìn thấy rõ nó bằng mắt thường, điện đàm trên tàu USS Chancellorsville mới vang lên một giọng nói bằng tiếng Anh.  "Chiến hạm hải quân Mỹ 62... Đây là chiến hạm Trung Quốc 575".

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chào buổi sáng quý vị. Hôm nay quả là một ngày dễ chịu trên biển. Hết", tàu USS Chancellorsville trả lời nhưng không nhận được phản hồi nào. Họ lặp lại những gì vừa nói nhưng tiếp tục không được trả lời.

Thuyền trưởng Renshaw yêu cầu Ensign Li thay ông truyền đạt thông điệp qua bộ đàm. "Họ không thể giả vờ không biết tiếng Trung được", ông quả quyết.

"Chiến hạm Trung Quốc 575. Đây là chiến hạm Mỹ 62", Ensign Li nói bằng tiếng Trung. "Hôm nay đúng là một ngày nắng đẹp để đi biển, hết".

Thêm nhiều phút nữa trôi qua trong lặng im. Ensign Anthony Giancana bắt đầu cảm thấy sốt ruột. "Thật chẳng khác gì ngày khai giảng", anh nói bâng quơ. "Chúng ta đã hoàn thành bài huấn luyện mùa xuân rồi cơ mà".

Đột nhiên, điện đàm lại vang lên tiếng trả lời từ tàu Trung Quốc. "Chiến hạm Mỹ 62, đây là chiến hạm Trung Quốc 575. Thời tiết hôm nay khá tuyệt. Chúng tôi rất vui khi gặp quý vị trên biển".

"Đây là chiến hạm Mỹ 62. Thời tiết đúng là rất đẹp. Chúng tôi cũng vui khi được gặp quý vị, hết", Ensign Li đáp lại vẫn bằng tiếng Trung Quốc.

Sau màn dạo đầu, tàu Trung Quốc bắt tay vào việc chính và chuyển sang dùng tiếng Anh. "Quý vị đã rời cảng được bao lâu rồi? Hết", phía Trung Quốc hỏi.

Thuyền trưởng Renshaw lập tức lắc đầu. "Không, chúng ta sẽ không trả lời. Tôi không bao giờ hỏi một câu như thế", ông khẳng định.

"Chiến hạm hải quân Trung Quốc 575, đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chúng tôi không thảo luận về lịch trình của mình. Nhưng chúng tôi đang tận hưởng quãng thời gian trên biển, hết", Ensign Giancana đưa điện đàm lên và đáp.

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-2

Thủy thủ Ensign Giancana truyền thông điệp cho tàu Trung Quốc. Ảnh:NYTimes

Các cuộc đối thoại kiểu như vậy cứ thế tiếp diễn giữa hai con tàu chiến chất đầy tên lửa, ngư lôi và pháo hạng nặng. Để thử xem tàu Trung Quốc có thực sự đeo bám mình hay không, tàu Chancellorsville quyết định đánh lái. Sau đó, các sĩ quan đứng yên và tập trung nghe ngóng, quan sát.

"Nó cũng vừa chuyển hướng thưa ngài", một sĩ quan cấp dưới của Renshaw báo cáo. Chancellorsville từ đây chính thức bị bám đuôi.

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575. Các ngài vẫn sẽ tiếp tục hành trình dài ngày trên biển chứ? Hết", tàu Trung Quốc hỏi.

Câu hỏi trên cũng không được trả lời bởi làm vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền biết về lịch trình của tàu Chancellorsville, ông Renshaw giải thích. Đó không phải tự do hàng hải.

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62", thuyền trưởng Renshaw đáp. "Đã rõ, tất cả hành trình của chúng tôi đều ngắn bởi chúng tôi muốn tận hưởng thời gian trên biển, bất kể dù ở cách nhà bao xa. Hết".

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575", phía Trung Quốc thông báo. "Đã rõ, chúng tôi sẽ ở cạnh các ngài trong những ngày kế tiếp. Hết".

Sự việc trên xảy ra hôm 22/3. Sáng hôm sau, chiếc tàu khu trục nhỏ Trung Quốc được thay thế bằng một khu trục hạm thực thụ. Con tàu bám theo chiến hạm Mỹ cho tới tận lúc nó ra khỏi Biển Đông vào nửa đêm 25/3.

Xem thêm: Trên khoang tàu Chancellorsville tuần tra Biển Đông

Vũ Hoàng

malaysia-canh-bao-danh-chim-tau-ca-xam-pham-lanh-hai

Một tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

The Star hôm nay dẫn lời Đô đốc Ahmad Puzi Ab Kahar, tổng giám đốc Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia (MMEA), cho biết tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong lãnh hải nước này có thể bị đánh chìm và biến thành đá ngầm nhân tạo hoặc bán đấu giá cùng với sản lượng đã đánh bắt, nếu bị kết luận vi phạm luật pháp Malaysia.

"Chúng tôi từng giữ và tước quyền của ít nhất 826 tàu cá nước ngoài vào vùng biển của chúng tôi để đánh bắt trái phép", ông Ahmad Puzi phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở MMEA ở Putrajaya ngày 29/3.

Ông Ahmad Puzi cho biết MMEA ngày 24/3 phát hiện nhóm 100 tàu cá nước ngoài, được hai tàu hải cảnh hộ tống, đánh bắt trong lãnh hải Malaysia ở khu vực gần Beting Patinggi Ali, ngoài khơi bang Sarawak. Truyền thông Malaysia và quốc tế cho rằng các tàu trên là từ Trung Quốc.

Phát biểu tại Hạ viện Malaysia, Thủ tướng Najib Razak nói Kuala Lumpur có đủ khả năng đối phó với các tàu xâm phạm lãnh hải Malaysia. Ông khẳng định phương thức đàm phán và không sử dụng quân đội nên được áp dụng đối với những khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.

Như Tâm

nguoi-dan-thanh-pho-anh-thoat-y-tap-the-chup-anh-nghe-thuat

Một tác phẩm thu hút 1.700 người khỏa thân chụp ảnh tập thể ở Munich, Đức của nhiếp ảnh gia Tunick. Ảnh: Tunick

Theo RT, sự kiện chụp ảnh thoát y này sẽ diễn ra vào tháng 7, khi thời tiết ấm áp hơn. Nhiếp ảnh gia Tunick nổi tiếng với những tác phẩm khỏa thân tập thể. Ông đã thực hiện nhiều tác phẩm ở những địa danh nổi tiếng thế giới như Nhà hát Opera Sydney, Bảo tàng nghệ thuật ở Montreal và sân vận động Ernest Happel ở Vienna. 

Trong dự án "Biển Hull" lần này, những người tham gia sẽ sơn hai màu chủ đạo là xanh lục và xanh lam lên người, tạo dáng ở nhiều tư thế trừu tượng khác nhau trên vỉa hè. 

"Tôi rất hứng thú tới lịch sử của thành phố này, nó từng là một trung tâm cảng biển nổi tiếng, nơi có tuyến hàng hải tấp nập đi qua trong quá khứ", Tunick nói.

"Một vài nơi trước đây là biển nước, giờ là những tuyến đường lớn hay công viên nhộn nhịp. Để phán ảnh điều này, tôi sẽ dùng nghệ thuật sơn vẽ cơ thể trên quần chúng, tạo ra ý tưởng về biển người tràn ngập cảnh quan đô thị".

"Đây là cơ hội tuyệt vời cho bất kỳ ai quan tâm tới nghệ thuật và muốn chụp ảnh khỏa thân nhưng còn ngần ngại. Sơn vẽ cơ thể sẽ giúp họ vượt qua trở ngại tâm lý này, vì nói cho cùng, cơ thể họ vẫn được che giấu theo cách nhất định".

Kirsten Simister, người phụ trách Bảo tàng nghệ thuật Ferens tại Hull cho biết, dự án là cơ hội tuyệt vời cho người dân thị trấn góp mặt trong một dự án văn hóa lớn. Những tác phẩm của Tunick sẽ được triển lãm vào năm 2017 và được nhiều người mua làm sưu tập. 

Dự án diễn ra trong bối cảnh Hull được chính phủ Anh chọn làm Thành phố Văn hóa năm 2017. Cứ 4 năm một lần, nước Anh sẽ chọn ra một thành phố mang danh hiệu này, nhằm mục tiêu thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương. Hull nổi tiếng với bảo tàng Ferens, nhà hát Hull Truck, và là quê hương thi sĩ Philip Larkin, người đứng đầu trong danh sách 50 nhà thơ - nhà văn vĩ đại nhất nước Anh kể từ năm 1945.

Hồng Hạnh

Tàu khu trục chống ngầm Admiral Vinogradov

Tàu khu trục chống ngầm Admiral Vinogradov, thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Ảnh: Wikipedia

"Các tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương sẽ tham gia cuộc tập trận này lần đầu tiên", hãng Tass dẫn lời Roman Martov, phát ngôn viên Quân khu phía Đông, hôm nay nói. 

Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov, tàu kéo Fotiy Krylov và tàu chở dầu Irkut sẽ tham gia tập trận chống khủng bố đa quốc gia ADMM-PLUS ở Biển Đông vào tháng 5 này. Sự kiện có sự tham dự của gần 30 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

"Nhóm tàu Nga sẽ tuần tra khu vực tập trận và tham gia chiến dịch chung về phát hiện và giải phóng con tàu bị một nhóm khủng bố giả định bắt", ông Martov nói. Sau khi trả tự do cho tàu, một đơn vị chung sẽ hộ tống nó về cảng.

Các thủy thủ Nga có kế hoạch thăm cảng Singapore và Brunei trong khuôn khổ cuộc tập trận hàng hải. 

Trọng Giáp

trieu-tien-dang-nhan-vien-tro-tu-my

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một buổi lễ duyệt binh. Ảnh: KCNA

Eugene Bell Foundation, tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, cho biết họ viện trợ y tế cho chương trình điều trị các bệnh nhân lao kháng thuốc ở Triều Tiên. Viện trợ bắt đầu từ tháng một năm nay.

"Mặc dù đang có căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng chúng tôi vui mừng vì không gặp khó khăn khi vận chuyển hàng viện trợ tới Triều Tiên. Lô hàng gồm thuốc men và vật tư y tế đã tới nơi", tờ Telegraph hôm nay trích dẫn thông báo của Eugene Bell.

Theo thông cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, năm 2010, khoảng 5% dân số Triều Tiên mắc bệnh lao. Quan chức nước này cảnh báo đây là căn bệnh nguy hiểm nhất với người dân. Ít nhất 5.000 người Triều Tiên chết vì lao năm 2015.

Tình hình bệnh lao ở Triều Tiên trở nên căng thẳng khi Hàn Quốc cắt viện trợ hồi tháng một. Các trung tâm chữa trị lao mang tên "Super TB" ở Triều Tiên chỉ còn đủ thuốc duy trì hoạt động đến hết tháng 4 tới. 

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA mới đây cảnh báo nước này có thể phải đối mặt với nạn đói khiến hàng triệu người chết vì các lệnh cấm vận, đồng thời kêu gọi người dân làm thêm giờ và tăng năng suất trong mọi lĩnh vực để tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Văn Việt

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

luat-my-quy-dinh-the-nao-ve-toi-minh-beo-bi-cao-buoc

Ảnh diễn viên Minh Béo trong hồ sơ Văn phòng Biện lý Quận Cam, Mỹ. Ảnh: O.C. Register

Mới đây, Văn phòng Biện lý Quận Cam, bang California, Mỹ thông báo danh hài Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) đã bị bắt giữ tại Mỹ với các tội danh liên quan đến tấn công tình dục đối với trẻ em. Theo luật pháp Mỹ, trẻ em là đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt, và các tội danh liên quan đến tấn công tình dục người chưa thành niên thường bị xem xét, xử lý rất nặng.

Theo trang Childmolestationvictims chuyên hỗ trợ các trẻ em bị tấn công tình dục, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu trẻ em bị lạm dụng tình dục ở các mức độ khác nhau, trong đó có 20% trẻ em gái và 5% trẻ em trai là nạn nhân của những "kẻ săn mồi". Để hạn chế tình trạng này, chính phủ liên bang và các bang ở Mỹ đều đề ra những điều luật cụ thể để bảo vệ trẻ em và trừng phạt những tội phạm tình dục nguy hiểm.

Tội tấn công tình dục trẻ em được coi là một hình thức hành hạ trẻ em trong luật liên bang Mỹ từ năm 1973. Hành vi này bị coi là phi pháp ở tất cả các bang trên nước Mỹ, tuy nhiên luật hình sự của mỗi bang đối với tội danh này có những điểm khác nhau. Cơ quan điều tra liên bang chỉ vào cuộc khi hành vi phạm tội xảy ra trên tài sản liên bang, chẳng hạn như các căn cứ quân sự, văn phòng cơ quan chính phủ, còn hầu hết các trường hợp đều được xử lý theo luật pháp bang.

Trong trường hợp của Minh Béo, hành vi quan hệ tình dục bằng miệng với trẻ vị thành niên, có hành động khiêu dâm với một em bé dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ để thực hiện hành vi dâm ô sẽ bị điều tra, xử lý theo luật hình sự của bang California.

Phạm tội ngay cả khi nạn nhân đồng thuận

Luật hình sự bang California định nghĩa hành vi lạm dụng tình dục trẻ em gồm hai nhóm. Nhóm hành vi thứ nhất là "tấn công tình dục", gồm các tội danh cưỡng hiếp, loạn luân, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc đường miệng, có hành vi dâm ô hoặc đa dâm với trẻ em, hay sờ mó trẻ em.

Nhóm thứ hai là "khai thác tình dục", gồm các hành vi như mô tả trẻ em tham gia vào hành động tục tĩu; chuẩn bị, bán và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có liên quan đến trẻ em; thuê trẻ em thực hiện các hành động dâm ô.

Theo điều 11165.1 luật hình sự bang California, trẻ em được coi là đối tượng phụ thuộc và không thể đưa ra bất cứ sự đồng thuận nào trong các hành động liên quan đến tình dục. Bởi vậy, hành vi quan hệ tình dục bằng miệng với người dưới 18 tuổi – như trong cáo trạng của Minh Béo – bị coi là hành vi phạm tội ở California, dù nạn nhân có đồng ý hay không.

Trong trường hợp nạn nhân từ 16 đến dưới 18 tuổi, bị cáo sẽ bị khép vào tội ít nghiêm trọng, với mức án thường là 16 tháng đến ba năm tù giam tại nhà tù bang.

luat-my-quy-dinh-the-nao-ve-toi-minh-beo-bi-cao-buoc-1

Bên trong nhà tù Theo Lacy, nơi Minh Béo đang bị tạm giam. Ảnh: Yelp

Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi, và bị cáo trên 21 tuổi, hành vi quan hệ tình dục bằng miệng với nạn nhân bị coi là nghiêm trọng, và bị cáo có thể ngồi tù 16 tháng đến 3 năm trong nhà tù bang. Còn nếu nạn nhân dưới 14 tuổi và bị cáo lớn hơn nạn nhân 10 tuổi, mức án tù tăng lên từ 3-8 năm. Rất có thể vụ việc của Minh Béo thuộc vào diện thứ ba và sẽ bị xử theo khung nặng nhất.

Hình phạt

Luật pháp Mỹ quy định những hình phạt khác nhau đối với tội danh tấn công tình dục trẻ em, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Các hình phạt này bao gồm phạt tù, phạt tiền, bị đăng ký là tội phạm tình dục trong hồ sơ, và bị hạn chế ân xá. Ngoài ra, bị cáo còn phải chịu các trách nhiệm dân sự như bồi thường thiệt hại, bị cảnh cáo…

Trong những hình phạt trên, ngoài việc phải ngồi tù, có lẽ điều tồi tệ nhất đối với các bị cáo có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng với trẻ em là việc bị ghi tên là tội phạm tình dục suốt đời trong hồ sơ của bang California theo điều 288a luật hình sự của bang này.

Điều đó có nghĩa là khi bị kết án với tội danh này, bị cáo sẽ phải khai báo với nhà chức trách bang ít nhất mỗi năm một lần trong suốt quãng đời còn lại, nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt khác vì trốn tránh khai báo.

Theo đó, hàng năm, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày sinh của bị cáo, hoặc mỗi lần bị cáo chuyển đến một nơi ở mới, anh ta phải đến đồn cảnh sát nơi sinh sống đăng ký vào hồ sơ rằng mình là một tội phạm tình dục.

Người bị kết án về hành vi này có thể xin xóa tên khỏi hồ sơ trong một số trường hợp, nhưng nếu anh ta phạm tội với một trẻ em dưới 14 tuổi và nhỏ hơn anh ta 10 tuổi, hồ sơ này sẽ vĩnh viễn không được xóa.

Trong ba thập kỷ qua, nhiều cơ quan lập pháp cấp bang ở Mỹ đã tăng thời hạn tù và các hình phạt khác đối với tội phạm tấn công tình dục trẻ em, đặc biệt là đối với những người từng có tiền án tiền sự về hành vi này, hoặc phạm tội đối với nhiều trẻ em.

Tuy nhiên, dù coi hành vi tấn công tình dục trẻ em là rất nghiêm trọng, hầu hết các bang ở Mỹ không áp dụng án tử hình đối với tội danh này.

Một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2008 đã cấm các hình thức xử tử đối với những cá nhân phạm tội hiếp dâm trẻ em. "Án tử hình không phải là hình thức trừng phạt phù hợp đối với hành vi hiếp dâm trẻ em, dù bản chất của hành động này là rất khủng khiếp", phán quyết nhấn mạnh.

luat-my-quy-dinh-the-nao-ve-toi-minh-beo-bi-cao-buoc-2

Các tội phạm tấn công tình dục thường phải đeo thiết bị theo dõi bằng GPS ở chân. Ảnh: Aljazeera

Đến nay, chỉ có 5 bang của Mỹ cho phép tuyên án tử hình đối với hành vi hiếp dâm trẻ em gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là Lousiana, Montana, Oklahoma, Nam Carolina và Texas. Các nghị sĩ bang Colorado từng đề xuất một đạo luật cho phép tử hình những kẻ tái phạm hành vi tấn công tình dục trẻ em, tuy nhiên thượng viện bang đã không thông qua đạo luật. Các thượng nghĩ sĩ và nhân viên bảo trợ xã hội bang lo ngại rằng nếu đạo luật được áp dụng, các nạn nhân trong những vụ lạm dụng tình dục trong gia đình sẽ không đứng ra tố cáo, vì cho rằng họ đang đẩy người thân của mình vào chỗ chết.

Minh Béo ngày 15/4 sẽ phải tham gia phiên điều trần đầu tiên về cáo buộc đối với các hành vi của anh. Đây mới chỉ là bước đầu tiên trong quy trình tố tụng hình sự đối với diễn viên này, và cả quá trình có thể kéo dài nhiều tháng trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.

Theo thông cáo của Văn phòng Biện lý Quận Cam, phó chánh án quận Bobby Taghavi chuyên về tội phạm tấn công tình dục đang thụ lý hồ sơ vụ án. Trong quá trình này, Minh Béo sẽ tiếp tục bị tạm giam tại nhà tù Theo Lacy của quận. Nếu bị tòa tuyên án là có tội, nhiều khả năng diễn viên này sẽ bị chuyển tới nhà tù của bang California để thi hành án.

Xem thêm: Bên trong nhà tù diễn viên Minh béo bị tạm giam

Trí Dũng

my-ton-hon-80-trieu-usd-vao-phi-co-chua-mot-lan-su-dung

Phi cơ ATR 42-500 trong nhà chứa ở bang Delaware, Mỹ. Ảnh: US Department of Justice.

Phi cơ ATR 42-500 được mua theo chương trình có tên "Khám phá Thế giới". Trong 7 năm qua, nó được trang bị thêm thiết bị giám sát và chỉnh sửa lại để hoạt động trong vùng chiến sự, khiến Lầu Năm Góc phải chi nhiều gấp gần 4 lần số tiền ước tính ban đầu 22 triệu USD.

Tính đến tháng 3, phi cơ vẫn chưa thể hoạt động và nằm trên giá đỡ, CNN dẫn báo cáo Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm qua cho biết.

Theo báo cáo, phần lớn số tiền bị lãng phí vào quá trình chỉnh sửa máy bay. Ví dụ, hơn 65 triệu USD được chi cho chỉnh sửa vào tháng 10/2014 nhưng quá trình này lại cần thêm 6 triệu USD để khắc phục thiệt hại xảy ra khi lắp đặt thiết bị giám sát và liên lạc.

Báo cáo còn phát hiện DEA chi gần 2 triệu USD để sửa một nhà chứa ở Kabul, Afghanistan, cho chiếc ATR 42-500 nhưng nơi này chưa từng được sử dụng do DEA đã dừng các chiến dịch trên không ở Afghanistan từ tháng 7/2015.

Nhật ký bay cho thấy 14% số nhiệm vụ DEA triển khai ở Afghanistan giai đoạn từ tháng 10/2011 đến tháng 2/2015 là trinh sát, giám sát hoặc tình báo. Phần còn lại là "vận chuyển quân nhân cùng thiết bị".

Một quan chức DEA nói với các nhà điều tra rằng phi cơ, một khi sẵn sàng, sẽ hoạt động ở khu vực Caribbean và Mỹ Latinh nhưng báo cáo nhấn mạnh "đó không phải mục đích ban đầu".

Phản ứng trước báo cáo, DEA ra thông báo cho biết "đánh giá từ Văn phòng Tổng Thanh tra là cần thiết, quan trọng" và hoan nghênh những lời khuyên giúp cơ quan này tốt hơn.

Đợt kiểm toán bắt đầu sau khi xuất hiện một đơn nặc danh vào tháng 7/2014, tố DEA đã "sử dụng sai mục đích các quỹ Bộ Quốc phòng do chỉ đạo sai, chuyển hướng và chi tiền vào những lĩnh vực không liên quan đến hoạt động của DEA ở Afghanistan".

Như Tâm

nu-hoang-xu-ly-rac-goc-viet-so-huu-cong-ty-10-trieu-usd

Nữ doanh nhân Lê Hồ. Ảnh: Inspiring Rare Birds

Hồ là một trong 29 gương mặt từng được vinh danh trong cuốn sách If She Can I Can về thế hệ nữ những doanh nhân trẻ tiêu biểu của Australia cuối năm ngoái. Thành công của cô đặc biệt gây ấn tượng bởi xử lý rác vốn lâu nay là lĩnh vực thống trị của đàn ông.

Cửa hàng áo cưới

Hồ bước chân vào con đường kinh doanh năm 20 tuổi, khi mở một tiệm cho thuê áo cưới. Trong vòng 6 năm, việc làm ăn thuận lợi giúp cô sở hữu trong tay 6 cửa hàng. Tuy nhiên, đến năm 2010, công việc kinh doanh áo cưới của Hồ đối mặt với thử thách lớn khi xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi. 

"Tôi muốn tìm một ngành kinh doanh nào đó mà dù nền kinh tế có thay đổi ra sao thì nhu cầu của mọi người vẫn cao", SMH dẫn lời cô nói.

Hồ tìm ra câu trả lời cho mình khi giúp một người bạn giám sát việc kinh doanh ở công ty xử lý rác thải Capital City. Khi đó, doanh nghiệp này đang nằm bên bờ vực phá sản và thua lỗ tới 20.000 AUD (hơn 15.000 USD) mỗi tháng. 

Người mẹ trẻ với cậu con trai mới 6 tháng tuổi đã đưa ra một quyết định làm thay đổi cuộc đời cô đó là mua lại Capital City với giá 50.000 AUD. Vừa chăm sóc con vừa vực dậy một doanh nghiệp là thách thức vô cùng lớn với Hồ lúc đó.

"Tôi quyết định đặt niềm tin và mua lại nó. Tôi phải chấp nhận nguy cơ tiếp tục mất tiền nếu thực hiện chiến lược của mình", cô nói.

Hồ mua lại toàn bộ cổ phần của công ty và đảm nhận tất cả vai trò từ kế toán đến bán hàng, thậm chí là lái xe chở rác nhằm cắt giảm chi phí.

Một ngày của cô bắt đầu bằng việc tự lái xe đi thu gom rác, sau đó thay quần áo đến các cuộc họp và tìm kiếm khách hàng mới. Buổi tối là thời gian cô đọc sách và gửi mail. 

"Trong 12 tháng đầu, tôi làm việc suốt 18 giờ một ngày. Bố mẹ tôi thực sự nghĩ tôi bị điên. Tôi là người gốc Á và nghề thu gom, xử lý rác ở Việt Nam thường bị xem là nghề thấp kém nhất", Hồ nói.

Thành công không dễ dàng

Hồ đã chọn đúng lĩnh vực bởi theo phân tích của tổ chức nghiên cứu các ngành công nghiệp toàn cầu IBISWorld, tổng giá trị của ngành thu gom rác thải cứng trong năm 2015-2016 là 6,2 tỷ USD và dự kiến đạt mức tăng trưởng thường niên 3,8% trong tương lai.

Tuy nhiên, việc dấn thân vào ngành công nghiệp vốn lâu nay dành cho nam giới khiến Hồ phải đối mặt với không ít định kiến và phân biệt đối xử. 

"Tôi nhớ lần đầu tiên lái xe tải, tôi không thể với tới pedal. Những người lái xe chở rác đi qua tôi thường nhìn xem đây có thực sự là một phụ nữ không hay chỉ là một gã đàn ông tóc dài", cô kể. "Khi làm chủ một công ty xử lý rác, tôi vẫn còn trẻ tuổi và lại luôn phải làm việc với những người đàn ông 50, 60 tuổi có thâm niên 30-40 năm trong ngành. Mọi người đặt cược liệu tôi sẽ theo đuổi công việc này được bao lâu".

Tuy nhiên, những phản hồi lạnh nhạt đó lại càng khiến cô thêm quyết tâm.

"Đó là động lực giúp tôi leo lên xe tải lúc 6h sáng", cô nói. "Có nhiều người không muốn làm ăn với tôi vì họ nghĩ chắc tôi hôm nay còn ở đây, mai lại đi nơi khác. Tôi nhất định phải chứng minh mình là ai và có khả năng gì".

Nỗ lực của Hồ cuối cùng cũng được đền đáp. Sau một năm đầu, doanh thu của Capital City tăng gấp đôi, đồng thời danh tiếng cũng được khẳng định trong ngành quản lý rác. 5 năm sau, Hồ trở thành nữ doanh nhân được nhắc tên khi Capital City đạt doanh thu 10 triệu AUD (7,6 triệu USD).

Hồ theo bố mẹ sang Australia sau một cuộc hành trình gian nan khi mới 18 ngày tuổi. 

"Khi tôi lớn lên, bố mẹ nói rằng tôi phải đi học lấy bằng cấp và tìm một người chồng chăm lo cho mình trong phần đời còn lại. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy những cơ hội mà Australia mang lại cho mình và nhận thấy rằng bất kỳ điều gì mà đàn ông làm được thì tôi cũng có thể làm. Chúng tôi có gia đình, chúng tôi có con và chúng tôi cũng có thể là doanh nhân".

Lời khuyên của Hồ dành cho các doanh nhân khác là nếu muốn kinh doanh và đó là đam mê của bạn thì hãy tiến lên.

"9 trong 10 người nói chuyện với bạn sẽ nghĩ bạn bị điên. Tôi vẫn kiên trì và kiên trì, rồi kết quả đã chứng minh rằng nếu dùng trái tim và theo đuổi đam mê của mình, bạn thực sự sẽ không bao giờ phải làm việc ngày nào trong đời mình cả".

Anh Ngọc

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác