Hiện tại, smartphone chủ yếu được thiết kế theo xu hướng “one-size-fits-all”, nghĩa là thiết bị được thiết kế mặc định cho nhóm khách hàng chung khiến người dùng phải chấp nhận mua sản phẩm với nhiều tính năng không cần đến. Thêm vào đó, thiếu sáng tạo và đột phá khiến người dùng bối rối khi phải lựa chọn giữa rừng sản phẩm có kiểu dáng, tính năng na ná nhau đến từ hàng chục thương hiệu danh tiếng có mà tai tiếng cũng có. Đó là thực trạng đáng buồn của ngành công nghiệp di động, phản ánh sự bão hòa và bế tắc của các nhà sản xuất ở thời điểm hiện tại.
Project Ara của Goole sẽ mang đến người dùng khả năng tùy biến cấu hình phần cứng smartphone bằng cách lắp ghép các module như: vi xử lý, màn hình hiển thị, các cảm biến hay pin tháo rời... Bên cạnh đó, smartphone “xếp hình” này sẽ giảm tối đa lượng rác thải điện tử thải ra môi trường.
|
Trong bức tranh có phần tẻ nhạt này, sự xuất hiện của những sản phẩm giàu tính sáng tạo, những smartphone thể hiện được cá tính riêng của người sở hữu chúng như Ara, Fairphone 2 hay Shift5+, PuzzlePhone - những smartphone “xếp hình” (còn có tên gọi smartphone module) đầu tiên trên thế giới - đang thắp lên những hy vọng mới. Thậm chí, không ít người còn cho rằng: dòng sản phầm này sẽ tạo ra xu hướng mới cho thị trường điện thoại di động đang đi vào ngõ cụt hiện nay. Lý do nào khiến không ít người đặt kỳ vọng vào dòng smartphone “xếp hình” mới chỉ manh nha hình thành?
Cá nhân hóa smartphone
Không như các sản phẩm đang bán trên thị trường, smartphone “xếp hình” không bắt người dùng phải phải chấp nhận sử dụng thiết bị đã được định sẵn về kiểu dáng thiết kế, cấu hình và tính năng mà các nhà sản xuất đưa ra. Trái lại, người dùng có thể thay thế linh kiện theo ý muốn như: nâng cấp cảm biến máy ảnh, thêm khe cắm SIM, tăng dung lượng pin... mà không lo “đụng hàng”. Đặc biệt, với những người mê điện thoại, smartphone “xếp hình” sẽ mang đến cho họ cơ hội tùy biến sản phẩm theo sở thích cá nhân.
Trong đó, Project Ara do Google phát triển sẽ mang đến người dùng khoảng 20 module tự chọn để người dùng có thể thoải mái lựa chọn để tạo ra chiếc điện thoại theo phong cách riêng với những tính năng mà họ cho là hữu ích và thiết thực nhất. Con số này có thể tăng lên trong tương lai khi có thêm nhiều nhà sản xuất tham gia vào lĩnh vực này.
Trong đó, Project Ara do Google phát triển sẽ mang đến người dùng khoảng 20 module tự chọn để người dùng có thể thoải mái lựa chọn để tạo ra chiếc điện thoại theo phong cách riêng với những tính năng mà họ cho là hữu ích và thiết thực nhất. Con số này có thể tăng lên trong tương lai khi có thêm nhiều nhà sản xuất tham gia vào lĩnh vực này.
Không tạo cơ hội cho người dùng thay thế nhiều linh kiện như Project Ara, nhưng smartphone xếp hình PuzzlePhone của Công ty Circular Devices cũng mang đến người dùng khả năng tùy biến màn hình, pin và camera trên máy. Ba bộ phận mà Circular Devices cho rằng sẽ mang đến những trải nghiệm giải trí và làm việc quan trọng nhất cho người dùng. Nếu chẳng may phần cứng hỏng hóc, người dùng chỉ phải thay mới thân máy mà vẫn giữ lại những bộ phận kể trên. Ngay cả khi muốn nâng cấp, việc thay thế cũng rất đơn giản. Tương tự, Fairphone 2 mang đến người dùng cơ hội nâng cấp các linh kiện bên trong với khả năng tháo lắp dễ dàng giống như trò chơi xếp hình với chỉ 3 phút 30 giây để tháo linh kiện và 2 phút 30 giây để lắp ráp lại máy. Với Shift5+, người dùng dễ dàng thay đổi nhiều thành phần của máy như: màn hình, bộ nhớ trong, pin và một số linh kiện quan trọng khác.
Thân thiện với môi trường
Hiện tại, mỗi dòng smartphone bán ra thị trường có vòng đời khoảng 1-2 năm. Sau đó, người dùng sẽ trao tặng hoặc bán lại chiếc điện thoại đang sử dụng, thậm chí bỏ đi để nâng đời sản phẩm. Như vậy, lượng smartphone bị thải hồi sau chu kỳ sử dụng rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa lượng rác thải điện tử đang không ngừng tăng lên theo nhịp tăng của lượng điện thoại được bán ra trên toàn cầu khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, với smartphone xếp hình, nỗi lo này sẽ vơi đi rất nhiều khi mà cơ chế tháo rời từng phần linh kiện khiến lượng smartphone bị thải hồi hàng năm giảm đáng kể. Bởi với smartphone thông thường, khi sự cố nghiêm trọng hay không muốn sử dụng, người dùng thường phải thay mới nguyên chiếc. Nhưng, với smartphone xếp hình, người dùng chỉ phải thay thế những bộ phận hỏng hóc hoặc muốn thay mới để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng bằng module mới hơn.
Tự quyết định giá thành sản phẩm
Tự quyết định giá thành sản phẩm
Không chỉ có vậy, smartphone "xếp hình" còn mang đến người dùng cơ hội tự quyết định giá thành của chiếc điện thoại mà họ muốn sở hữu sao cho phù hợp với khả năng tài chính ở thời điểm mua máy.
Chẳng hạn: thân máy của Project Ara sẽ được nhà sản xuất bán ra với giá 50 USD. Sau đó, tùy vào khả năng tài chính, người dùng sẽ chi thêm tiền cho các bộ phận khác. Với khoảng 20 module tự chọn mà Google cung cấp, Project Ara sẽ mang đến người dùng nhiều giải pháp khác nhau dành cho từng đối tượng khách hàng tương ứng. Người dùng có khả năng tài chính eo hẹp có thể mua những module vừa tầm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong khi với người dùng có điều kiện tài chính dư dả có thể chi nhiều tiền hơn để biến thiết bị mà họ muốn sở hữu trở nên thú vị hơn.
Chẳng hạn: thân máy của Project Ara sẽ được nhà sản xuất bán ra với giá 50 USD. Sau đó, tùy vào khả năng tài chính, người dùng sẽ chi thêm tiền cho các bộ phận khác. Với khoảng 20 module tự chọn mà Google cung cấp, Project Ara sẽ mang đến người dùng nhiều giải pháp khác nhau dành cho từng đối tượng khách hàng tương ứng. Người dùng có khả năng tài chính eo hẹp có thể mua những module vừa tầm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong khi với người dùng có điều kiện tài chính dư dả có thể chi nhiều tiền hơn để biến thiết bị mà họ muốn sở hữu trở nên thú vị hơn.
Rõ ràng module hóa smartphone là ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, để có thể thương mại hóa và mở ra xu hướng mới cho thị trường điện thoại, dòng smartphone “xếp hình” phải khắc phục được những điểm yếu còn tồn tại. Trong đó, vấn đề lớn nhất mà smartphone “xếp hình” gặp phải chính là việc tương thích các bộ phận với nhau cũng như có thể chạy trơn tru trên hệ điều hành.
Riêng với các nhà phát triển dự án Ara, họ phải tìm ra giải pháp thay cơ chế nam châm để tạo ra sự gắn kết chặt hơn các module vào khung điện thoại. Bởi “chất kết dính” này đã không đủ sức gắn kết chắc chắn các module khiến chúng dễ bị văng ra trong bài thử nghiệm của Google. Sau sự cố này, Google đã phải lùi ngày ra mắt dòng sản phẩm này sang năm 2016. Cùng với đó, nhóm phát triển sản phẩm của Google cũng cần giải tỏa được các nghi vấn về tài chính và hiệu suất. Việc ghép các phần khác nhau có thể làm khả năng giao tiếp giữa các linh kiện, khiến giá thành của sản phẩm bị đội lên rất nhiều so với việc ghép tất cả linh kiện trong thiết bị đóng kín. Trong khi đó, Google từng thừa nhận pin sẽ bị ảnh hưởng khi 20-30% pin trên điện thoại xếp hình sẽ dành cho việc xử lý liên kết giữa các mô-đun trong giai đoạn đầu.
Riêng với các nhà phát triển dự án Ara, họ phải tìm ra giải pháp thay cơ chế nam châm để tạo ra sự gắn kết chặt hơn các module vào khung điện thoại. Bởi “chất kết dính” này đã không đủ sức gắn kết chắc chắn các module khiến chúng dễ bị văng ra trong bài thử nghiệm của Google. Sau sự cố này, Google đã phải lùi ngày ra mắt dòng sản phẩm này sang năm 2016. Cùng với đó, nhóm phát triển sản phẩm của Google cũng cần giải tỏa được các nghi vấn về tài chính và hiệu suất. Việc ghép các phần khác nhau có thể làm khả năng giao tiếp giữa các linh kiện, khiến giá thành của sản phẩm bị đội lên rất nhiều so với việc ghép tất cả linh kiện trong thiết bị đóng kín. Trong khi đó, Google từng thừa nhận pin sẽ bị ảnh hưởng khi 20-30% pin trên điện thoại xếp hình sẽ dành cho việc xử lý liên kết giữa các mô-đun trong giai đoạn đầu.