Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

ngai-vang-hoa-cuc-bieu-tuong-cua-cac-hau-due-nu-than-mat-troi-nhat-ban

Takamikura, đặt tại Hoàng cung Kyoto, được dùng lần cuối trong lễ đăng quang của Nhật hoàng Akihito. Ảnh: Wikipedia

Nhật Bản là một trong những quốc gia có chế độ quân chủ duy trì lâu đời nhất trên thế giới. Vương triều Nhật Bản bắt đầu từ năm 660, khi hoàng đế Jimmu lên ngôi, trở thành nhà vua đầu tiên của đất nước. Nhà vua Akihito là hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản. Ông đăng quang ngày 7/1/1989 sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) qua đời.

Người dân Nhật Bản từ xưa đến nay coi Nhà vua như những hậu duệ của thần thánh. Hoàng đế Jimmu từng được tôn sùng là hậu duệ Nữ thần Mặt trời, theo New York Times.

Chế độ quân chủ của Nhật Bản thường được nhắc đến với hình ảnh tượng trưng là "Ngai vàng Hoa cúc". Trên thực tế, biểu tượng quyền lực này cũng có thật. Đó là một chiếc ghế trang trí công phu, với tên gọi Takamikura. Các hoàng đế sẽ ngồi lên nó trong lễ đăng quang.

Khi thực hiện các nghi lễ chính thức, Nhà vua Nhật Bản ngồi trên nhiều chiếc ghế hoặc ngai khác nhau, chẳng hạn như những chiếc ghế dùng trong Hoàng cung ở Tokyo hay ngai sử dụng lúc Nhà vua đọc diễn văn trước Quốc hội. Tuy nhiên, chúng đều không phải Ngai vàng Hoa cúc.

Cụm từ "Ngai vàng Hoa cúc" trong vài trường hợp còn dùng để chỉ chế độ quân chủ Nhật Bản một cách hoa mỹ.

Lễ đăng quang của Nhà vua

Takamikura hiện đặt tại Hoàng cung Kyoto. Đây là chiếc ngai cổ nhất còn tồn tại và được sử dụng cho đến ngày nay. Người ta đặt nó trên một bệ hình bát giác cao 5 mét, xung quanh phủ rèm kín. Takamikura được dùng trong ngày Nhà vua đăng quang cùng với Michodai, ngai cho Hoàng hậu.

Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là "biểu tượng quốc gia và đoàn kết dân tộc".

Những hoạt động nhà nước của Nhật hoàng được quy định trong hiến pháp bao gồm bổ nhiệm thủ tướng và chánh án tòa án nhân dân tối cao, phê chuẩn chức vụ bộ trưởng cùng những quan chức cấp cao khác, triệu tập quốc hội, công bố luật và các điều ước.

Nhà vua cũng trao tặng tước hiệu, phê duyệt quốc thư trao cho các đại sứ Nhật đi nhiệm kỳ ở nước ngoài, đồng thời nhận trình quốc thư từ các đại sứ nước ngoài đến Nhật Bản. Trong các vấn đề quốc sự, Nhà vua thực hiện các hoạt động dựa trên sự tư vấn và chấp thuận của chính phủ.

Vũ Hoàng (Video: ĐSQ Nhật tại Việt Nam)

Lực lượng dân quân PMU chiến đấu trong hàng ngũ liên quân chống IS ở Iraq ngày 27/2 đăng tải đoạn video ghi lại cảnh sử dụng nhiều tổ hợp tên lửa đa nòng đất đối đất tấn công mục tiêu của phiến quân tại thị trấn Tal Afar, phía bắc Iraq, theo Almasdar news.

Các tay súng PMU đang bao vây thị trấn Tal Afar, nằm ở cửa ngõ phía tây của thành trì Mosul, nơi có chủ yếu người Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq sinh sống, buộc phiến quân phải rút về co cụm tại trung tâm Mosul.

Trong khi đó, quân đội chính phủ Iraq bắt đầu tấn công vào các quận phía tây đang bị IS chiếm đóng. 

Nhằm chặn đà tiến công của liên quân, IS gần đây sử dụng nhiều biện pháp như đánh bom tự sát bằng xe và buộc thuốc nổ vào UAV để tấn công từ trên cao.

lien-quan-trut-mua-ten-lua-vao-phien-quan-is-tai-iraq

Liên quân đang bao vây Tal Afar, buộc IS phải rút về trung tâm Mosul. Đồ họa: BBC

Nguyễn Hoàng

Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aishah, người Indonesia sớm nay được khoảng 50 cảnh sát Malaysia áp giải ra sân bay quốc tế ở Kuala Lumpur thực nghiệm lại hiện trường nghi án mưu sát công dân Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol, theo China Press.

Đây là lần thực nghiệm hiện trường thứ ba. Nhiều người tại sân bay đã quay lại clip Hương và đồng phạm. Cư dân mạng Malaysia nói hai nữ nghi phạm trang điểm không khác so với những gì được công bố trên video giám sát sân bay hôm 13/2.

Sau khi thực nghiệm hiện trường, cảnh sát áp giải hai nữ nghi phạm ra tòa và bị tòa buộc tội mưu sát.

Cáo trạng của tòa tuyên rõ: "Hai nữ nghi phạm, cùng 4 người khác vẫn đang lẩn trốn, vào ngày 13/2/2017, lúc 9h sáng, tại sảnh khởi hành ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur KILA2, Sepang, quận Sepang, bang Selangor Darul Ehsan, có chung âm mưu sát hại ông Kim Chol, và do đó phạm tội danh bị xử lý theo Điều 302 của Bộ Luật Hình sự và Điều 34 cùng Bộ Luật". Hai nữ nghi phạm đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.

Hàn Quốc và Phó thủ tướng Malaysia tin rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Triều Tiên chỉ xác nhận Kim Chol thiệt mạng. 

Văn Việt

Hiện trường vụ tai nạn ở Joy City Shopping Mall tại thành phố Thiên Tân tối 27/2. 

Hiện trường vụ tai nạn ở Joy City Shopping Mall tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc hôm 27/2. Ảnh: Straits Times 

Straits Times hôm nay đưa tin vụ việc thương tâm xảy ra với bé trai 2 tuổi và bé gái 3 tuổi ở Joy City Shopping Mall tại thành phố Thiên Tân hôm 27/2. 

Người mẹ của hai đứa trẻ đang bế con đứng gần một ban công trên tầng 4 thì tuột tay để rơi mất một trong hai. 

Đứa trẻ còn lại cũng ngã khỏi tay mẹ khi cô này cố gắng với theo đứa con đầu tiên. Cả hai em tử vong ngay lập tức sau khi rơi xuống sàn của siêu thị.

Video tại hiện trường cho thấy bố mẹ của những đứa trẻ đau đớn quỳ gối cạnh thi thể các con. 

Cảnh sát đang điều tra vụ việc. Ban công trên có rào chắn bằng kính cao 1,3 mét, theo Sina.

Một vụ việc tương tự cũng xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái tại siêu thị ở Thượng Hải, khi một phụ nữ mất thăng bằng lúc đi xuống thang cuốn tầng ba khiến đứa cháu mới 4 tháng tuổi bị ngã và tử vong.

Anh Ngọc

 Ông Gooi Soon Seng phát biểu trước phiên tòa

Sứ quán Indonesia tại Malaysia đã chỉ định luật sư Gooi Soon Seng để đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của Siti Aisyah. Ông cho biết chưa gặp thân chủ của mình trước phiên tòa, đồng thời không đưa ra lời bào chữa nào trong phiên cáo trạng đầu tiên, Malay Mail Online ngày 1/3 đưa tin.

"Lời bào chữa không thể được ghi nhận trong ngày hôm nay. Tòa sẽ chỉ đưa ra cáo trạng và tiếp tục phiên xử vào tháng sau", ông Gooi Soon Seng phát biểu bên ngoài tòa án Sepang, thủ phủ bang Selangor, Malaysia.

Ông Gooi khẳng định chưa gặp Siti Aisyah hay gia đình của cô, do đó không thể bình luận về vụ việc này. Quá trình làm việc với thân chủ của ông Gooi sẽ được tiến hành sau khi cảnh sát gửi các tài liệu liên quan. Ông Gooi Soon Seng sẽ đứng đầu nhóm 5 luật sư trong vụ án này. Ông khẳng định dù vụ việc mang tính "đặc biệt", ông vẫn sẽ đối xử với nó như một vụ án thông thường.

indonesia-chi-dinh-luat-su-cho-cong-dan-trong-nghi-an-kim-jong-nam

Ông Gooi Soon Seng bên ngoài tòa án Sepang. Ảnh: AFP.

Đoàn Thị Hương và Siti Aishah cùng 4 nghi phạm khác chưa bị bắt giữ bị buộc tội mưu sát công dân Triều Tiên có tên Kim Chol, theo cáo trạng mà các phóng viên có được tại tòa án. Hai nữ nghi phạm bị truy tố theo Điều 302, Bộ Luật Hình sự Malaysia, và đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.

Nhà chức trách Hàn Quốc và Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng bác bỏ nhận định này, chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Tử Quỳnh

doan-thi-huong-trao-doi-voi-luat-su-bang-tieng-anh

Siti Aisyah, người Indonesia (trái) và Đoàn Thị Hương tại tòa án sáng nay. Ảnh: Bernama

Phóng viên CNA đưa tin Hương sáng nay trao đổi với ông Selvam Shanmugam, luật sư bào chữa, bằng tiếng Anh. Nữ nghi phạm 29 tuổi cũng trả lời bằng tiếng Anh sau khi nghe cáo trạng của tòa án. "Tôi hiểu nhưng tôi không có tội", AP dẫn lời Hương nói. 

Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia, hôm nay tới tòa án địa phương Sepang ở Malaysia vì bị cho là tham gia vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2.

Theo bản cáo trạng được tuyên bố hôm nay, hai nữ nghi phạm, cùng 4 người khác đang lẩn trốn, lúc 9 giờ ngày 13/2 có chung âm mưu sát hại ông Kim Chol tại sảnh khởi hành ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Những người này phạm tội danh bị xử lý theo Điều 302 của Bộ Luật Hình sự và Điều 34 cùng Bộ Luật, đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.

Luật sư Selvam Shanmugam, đại diện Đoàn Thị Hương, hôm nay nói ông tin cô vô tội và sẽ gặp cô vào sáng mai tại nhà tù Kajang. Luật sư của Siti dự kiến đưa vụ án lên tòa cấp cao ở Shah Alam. Ông đề nghị tòa ra lệnh ngăn cảnh sát, quan chức hoặc bất kỳ nhân chứng nào công khai bình luận hay trả lời truyền thông.

Phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 13/4 vì các công tố viên cho hay họ cần thêm thời gian để thu thập các tài liệu cần thiết.

Ông Kim Chol bị sát hại hôm 13/2 sau khi bị hai phụ nữ tấn công, bôi hóa chất được cảnh sát Malaysia xác định là chất độc thần kinh VX. Ngoài hai nữ nghi phạm, Malaysia đã xác định 8 nghi phạm Triều Tiên tham gia vụ giết người.

Giới chức và truyền thông Hàn Quốc cho rằng nạn nhân trong vụ án chính là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đến nay chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Trọng Giáp

Lễ đón chính thức Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì tại Phủ chủ tịch.

Thanh Tùng  |  

trung-quoc-dieu-10000-linh-den-tan-cuong-chong-khung-bo

Hơn 10.000 lính Trung Quốc được điều tới Tân Cương ngày 27/2. Ảnh: Reuters

Hơn 10.000 binh sĩ Trung Quốc tập trung diễu hành qua các đường phố của thành phố Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương ngày 27/2, sau khi chính quyền địa phương tuyên bố phát động một cuộc "tổng tấn công" chống lại chủ nghĩa khủng bố, theo Libération.

Khoảng1.500 cảnh sát vũ trang cũng được triển khai tại ba thành phố Hotan, Kashgar và Aksu, nơi các cuộc diễu hành tương tự diễn ra cùng ngày.

Tân Cương, nơi có đa số dân là cộng đồng thiểu số người Uighur Hồi giáo, gần đây thường xảy ra các cuộc tấn công và đụng độ giữa cảnh sát với lực lượng đòi ly khai và các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Giới chức Trung Quốc cho rằng nói các vụ tấn công là do những tay súng Duy Ngô Nhĩ tiến hành với sự hỗ trợ của các nhóm khủng bố nước ngoài.

Nguyễn Hoàng

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Luật sư Selvam Shanmugam, đại diện cho nghi phạm Việt Nam Đoàn Thị Hương, hôm nay cho biết thân chủ của ông "hoàn toàn khỏe mạnh" và nói thêm ông sẽ gặp cô vào sáng mai tại nhà tù Kajang, theo Straits TimesTheo phóng viên Straits Times, luật sư của Hương nói ông tin cô vô tội. 

Tòa án hôm nay đọc cáo trạng cho nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia, thông qua một thông dịch viên. Họ hỏi hai nghi phạm có hiểu cáo trạng không và cả hai đều nói có.

"Tôi hiểu nhưng tôi không có tội", Hương nói.

Theo bản cáo trạng hôm nay, hai nữ nghi phạm, cùng 4 người khác đang lẩn trốn, lúc 9 giờ ngày 13/2 có chung âm mưu sát hại ông Kim Chol tại sảnh khởi hành ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Những người này phạm tội danh bị xử lý theo Điều 302 của Bộ Luật Hình sự và Điều 34 cùng Bộ Luật, đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.

Phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 13/4 vì các công tố viên cần thêm thời gian để thu thập các tài liệu cần thiết.

Ông Kim Chol bị sát hại hôm 13/2 sau khi bị hai phụ nữ tấn công, bôi hóa chất được cảnh sát Malaysia xác định là chất độc thần kinh VX. Ngoài hai nữ nghi phạm, Malaysia đã xác định 8 nghi phạm Triều Tiên tham gia vụ giết người.

Giới chức và truyền thông Hàn Quốc cho rằng nạn nhân trong vụ án chính là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đến nay chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Đoàn Thị Hương sau phiên tòa (trái). Ảnh: AFP

Đoàn Thị Hương sau phiên tòa (trái). Ảnh: AFP

Trọng Giáp

Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko chiều qua đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kéo dài đến ngày 5/3 nhằm thúc đẩy giao lưu hữu nghị quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đó cho biết ông tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ góp phần thắt chặt quan hệ Việt - Nhật, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Nhiều phóng viên báo, đài đã có mặt tại Phủ chủ tịch. Trời mưa phùn.

Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Việt Nam hồi giữa tháng 1. Ông tuyên bố nước này quyết định sẽ đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam, trị giá 38,5 tỷ yen (338 triệu USD), nằm trong khoản Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới trị giá 123 tỷ yen (1,05 tỷ USD) mà Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu dự kiến gặp thành viên gia đình một số lính Nhật từng ở Việt Nam sau Thế Chiến II, sau đó tới Huế rồi rời đi Bangkok, Thái Lan, để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà năm 2016.

Xem thêm: Các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Việt Nam tới Nhật

 Đoàn xe đưa nghi phạm Đoàn Thị Hương rời tòa

Khi được dẫn giải tới tòa án Sepang,thủ phủ bang Selangor, Malaysia, cả hai nghi phạm trong vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên Kim Chol chỉ mặc trang phục bình thường và bị còng tay. Tuy nhiên, sau khi nghe cáo trạng, nghi phạm Đoàn Thị Hương đã được mặc một chiếc áo chống đạn khi rời khỏi phiên tòa, Reuters ngày 1/3 đưa tin.

Đoàn Thị Hương và Siti Aishah cùng 4 nghi phạm khác chưa bị bắt giữ bị buộc tội mưu sát công dân Triều Tiên có tên Kim Chol, theo cáo trạng mà các phóng viên có được tại tòa án. Hai nữ nghi phạm bị truy tố theo Điều 302, Bộ Luật Hình sự Malaysia, và đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội.

doan-thi-huong-mac-ao-chong-dan-roi-toa

Đoàn Thị Hương được dẫn giải khỏi tòa. Ảnh: AFP.

An ninh quanh khu vực tòa án đã được siết chặt. Cảnh sát Malaysia cho biết đã triển khai 199 sĩ quan để bảo vệ bên ngoài tòa án và điều tiết giao thông. Chỉ có 30 phóng viên trong số hàng trăm người được cho phép tham dự phiên tòa. Sau khi đăng ký, họ phải bỏ lại toàn bộ các thiết bị như điện thoại, máy tính xách tay và máy ảnh ở bên ngoài. Túi xách của phóng viên cũng được kiểm tra kỹ tại cửa an ninh.

Nhà chức trách Hàn Quốc và Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng bác bỏ nhận định này, chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Tử Quỳnh

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Luật sư Selvam Shanmugam. Ảnh: CNA

Luật sư Selvam Shanmugam, đại diện cho nghi phạm Việt Nam Đoàn Thị Hương, hôm nay cho biết thân chủ của ông "hoàn toàn khỏe mạnh" và nói thêm ông sẽ gặp cô vào sáng mai tại nhà tù Kajang, theo Straits TimesTheo phóng viên Straits Times, luật sư của Hương nói ông tin cô vô tội. 

Tòa án hôm nay đọc cáo trạng cho nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia, thông qua một thông dịch viên, họ đã hỏi hai nghi phạm có hiểu cáo trạng không. Cả hai đều nói có.

"Tôi hiểu nhưng tôi không có tội", Hương nói.

*Tiếp tục cập nhật

Phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 4

Theo tờ Bharian, phiên tòa buộc tội bắt đầu vào khoảng 10h và thẩm phán Harith Sham Mohamed Yasin là chủ tọa.

Doan Thi Huong và Siti Aishah trông mệt mỏi và lo lắng khi thông dịch viên của tòa án đọc cáo trạng lần lượt bằng tiếng Việt và tiếng Indonesia. Luật sư đại diện cho Siti là ông Gooi Soon Seng, trong khi luật sư S Selvam đại diện cho Huong.

Siti, mặc áo phông đỏ, quần jeans, được dẫn vào vành móng ngựa lúc 10h03, còn Huong, mặc áo phông vàng và quần jeans xanh xuất hiện sau đó 6 phút. 

Cáo trạng tuyên rõ: Hai nữ nghi phạm, cùng 4 người khác vẫn đang lẩn trốn, vào ngày 13/2/2017, lúc 9h sáng, tại sảnh khởi hành ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur KILA2, Sepang, quận Sepang, bang Selangor Darul Ehsan, có chung âm mưu sát hại ông Kim Chol, và do đó phạm tội danh bị xử lý theo Mục 302 của Bộ Luật Hình sự và mục 34 cùng Bộ Luật".

Khi được hỏi có hiểu cáo trạng mà thông dịch viên đã đọc hay không, cả hai nghi phạm đều trả lời có. 

Luật sư của Siti dự kiến đưa vụ án lên tòa cấp cao ở Shah Alam. Ông đề nghị tòa ra lệnh ngăn cảnh sát, quan chức hoặc bất kỳ nhân chứng nào công khai bình luận hay trả lời truyền thông.

Phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 13/4 vì các công tố viên cho hay họ cần thêm thời gian để thu thập các tài liệu cần thiết. 

Hai nghi phạm được giải vào tòa án Sepang

Hai nghi phạm trong vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên mang tên Kim Chol không có dấu hiệu ốm đau bệnh tật. Bộ trưởng Y tế Malaysia Subramaniam Sathasivam khẳng định điều này trước thông tin một nhóm khử độc đã xuất hiện tại đồn cảnh sát Sepang, nơi nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị giam giữ, Star ngày 1/3 đưa tin.

"Chúng tôi biết một trong hai nghi phạm đã bị nôn. Hiện tại chúng tôi cần điều tra nguyên nhân, nhưng vẫn chưa có báo cáo nào về việc này", ông Sathasivam tuyên bố. Cuối tuần trước, quan chức cảnh sát Malaysia cho biết nghi phạm Siti Aisyah người Indonesia đã bị nôn trong xe taxi sau vụ tấn công, có khả năng là do tác dụng phụ của chất độc VX.

malaysia-khang-dinh-doan-thi-huong-van-khoe-manh

Nghi phạm người Indonesia bị giải vào tòa án. Ảnh: Twitter.

An ninh tại tại khu vực tòa án Sepang, nơi xét xử hai nghi phạm, đã được tăng cường. Cảnh sát Malaysia cho biết đã triển khai 199 sĩ quan để bảo vệ bên ngoài tòa án và điều tiết giao thông.

Phóng viên xuất hiện bên ngoài tòa án từ 5h nhưng bị cấm vào trong. Chỉ có 15 phóng viên Malaysia và 15 phóng viên quốc tế trong số hàng trăm người được cho phép tham dự phiên tòa. Sau khi đăng ký, họ phải bỏ lại toàn bộ các thiết bị như điện thoại, máy tính xách tay và máy ảnh ở bên ngoài. Túi xách của phóng viên cũng được kiểm tra kỹ tại cửa an ninh.

Tử Quỳnh

Phóng viên có mặt tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Giang Huy.

Phóng viên có mặt tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Giang Huy.

Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko chiều qua đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kéo dài đến ngày 5/3 nhằm thúc đẩy giao lưu hữu nghị quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đó cho biết ông tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ góp phần thắt chặt quan hệ Việt - Nhật, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Nhiều phóng viên báo, đài đã có mặt tại Phủ chủ tịch. Trời mưa phùn.

Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Việt Nam hồi giữa tháng 1. Ông tuyên bố nước này quyết định sẽ đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam, trị giá 38,5 tỷ yen (338 triệu USD), nằm trong khoản Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới trị giá 123 tỷ yen (1,05 tỷ USD) mà Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu dự kiến gặp thành viên gia đình một số lính Nhật từng ở Việt Nam sau Thế Chiến II, sau đó tới Huế rồi rời đi Bangkok, Thái Lan, để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà năm 2016.

Phóng viên có mặt tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Giang Huy.

Phóng viên có mặt tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Giang Huy.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sáng nay sẽ chủ trì lễ đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại Phủ chủ tịch. Nhà vua và Hoàng hậu đang có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, kéo dài từ ngày 28/2 đến ngày 5/3 nhằm thúc đẩy giao lưu hữu nghị quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đó cho biết ông tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ góp phần thắt chặt quan hệ Việt - Nhật, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Nhiều phóng viên báo, đài đã có mặt tại Phủ chủ tịch. Trời mưa phùn.

Chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Việt Nam hồi giữa tháng 1. Ông tuyên bố nước này quyết định sẽ đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam, trị giá 38,5 tỷ yen (338 triệu USD), nằm trong khoản Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới trị giá 123 tỷ yen (1,05 tỷ USD) mà Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu dự kiến gặp thành viên gia đình một số lính Nhật từng ở Việt Nam sau Thế Chiến II, sau đó tới Huế rồi rời đi Bangkok, Thái Lan, để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà năm 2016.

Như Tâm

Hai nữ nghi phạm đến tòa án trên hai đoàn xe riêng

Theo The Star, Doan Thi Huong và  Siti Aishah được áp giải đến tòa án trên các đoàn xe riêng, cách nhau khoảng 10 phút.

Đoàn xe đầu tiên gồm ít nhất 7 xe cảnh sát và một số xe dẫn đường, có mặt ở tòa vào khoảng 9h30, chở nghi phạm thứ nhất.

Đoàn xe thứ hai cũng gồm các xe tương tự, đến tòa án vào 9h40.

Các phóng viên đã chen chân để chụp ảnh và ghi hình các nghi phạm khi nghe tiếng còi xe cảnh sát vang lên. 

C5zFiCaVUAAH9CE-4033-1488334940.jpg

Cảnh sát bảo vệ ở ngoài tòa án. Ảnh: Twitter

Huong và Siti được dẫn vào bên trong tòa nhà qua cửa số hai, cách các phóng viên khoảng 100 mét.

Họ không có dấu hiệu ốm đau và vẫn khỏe mạnh, dù trước đó Malaysia cho hay Siti từng bị nôn, có thể do ảnh hưởng của chất độc VX. 

C5zFiB2VUAAUuWH-4670-1488334940.jpg

Cảnh sát bảo vệ ở sảnh tòa án. Ảnh: Twitter

Tổng thống Hollande hôm qua đang phát biểu khai trương tuyến đường sắt mới ở thị trấn Villognon thì tiếng súng vang lên, theo BBC

Những viên đạn bắn ra khi sĩ quan di chuyển trên nóc nhà, cách lều nơi ông Hollande phát biểu khoảng 100 m. Viên đạn xuyên qua vải lều, nơi đồ uống đang được chuẩn bị. Nó bay trúng đùi một người bồi bàn và bắn vào bắp chân một người khác. Vết thương không đe doạ tính mạng. 

Ông Hollande đã dừng phát biểu một lúc để hỏi liệu có ai bị thương hay không. "Tôi hy vọng không có gì nghiêm trọng, tôi nghĩ là không", ông nói.

Tổng thống Pháp sau đó thăm hai người bị thương, gồm một bồi bàn trưởng một khách sạn địa phương và một nhân viên công ty bảo trì đường sắt. 

Một báo địa phương đưa tin khoá an toàn của vũ khí đã được mở, khiến nó vô tình nhả đạn. Một cuộc điều tra đang diễn ra. Khi được hỏi liệu có phải sĩ quan vô tình bắn súng hay không, Pierre N'Gahane, lãnh đạo địa phương, đáp: "Đúng vậy. Chắc chắn".

Cảnh sát bắn tỉa thuộc một đơn vị bảo vệ đặc biệt ở vùng Poitiers gần đó.  

Trọng Giáp

malaysia-siet-chat-an-ninh-truoc-phien-xu-vu-kim-jong-nam

Các phóng viên bên ngoài tòa án Sepang. Ảnh: Twitter.

Giới truyền thông đã tập trung rất đông bên ngoài tòa án Sepang, nơi xét xử hai nghi phạm trong vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên Kim Chol. An ninh tại đây được tăng cường. Cảnh sát Malaysia cho biết đã triển khai 199 sĩ quan để bảo vệ bên ngoài tòa án và điều tiết giao thông, Star đưa tin ngày 1/3.

Phóng viên xuất hiện bên ngoài tòa án từ 5h nhưng bị cấm vào trong. Chỉ có 15 phóng viên Malaysia và 15 phóng viên quốc tế trong số hàng trăm người được cho phép tham dự phiên tòa. Sau khi đăng ký, họ phải bỏ lại toàn bộ các thiết bị như điện thoại, máy tính xách tay và máy ảnh ở bên ngoài. Túi xách của phóng viên cũng được kiểm tra kỹ tại cửa an ninh.

Các công tố viên Malaysia sẽ truy tố hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, mang hộ chiếu Việt Nam, và Siti Aishah, người Indonesia, vì tham gia vào vụ sát hại Kim Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 13/2. Họ sẽ bị truy tố theo điều 302, Bộ luật Hình sự Malaysia, với mức án cao nhất là tử hình.

Nhà chức trách Hàn Quốc và Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng bác bỏ nhận định này, chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Toàn cảnh vụ tấn công Kim Chol ở sân bay Malaysia

Tử Quỳnh

94843296-94843650-038060237-1-3240-14883

Đoàn Thị Hương. Ảnh: Star

Bộ trưởng Tư pháp Malaysia Mohamad Apandi Ali xác nhận hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia hôm nay sẽ ra tòa địa phương Sepang, vì tham gia vào vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, theo AFP.

Ông Mohamed Apandi Ali cho biết hai nữ nghi phạm sẽ bị truy tố theo điều 302, Bộ luật Hình sự Malaysia, với mức án cao nhất là tử hình.

Ông Kim Chol bị sát hại hôm 13/2 sau khi bị hai phụ nữ tấn công, bôi hóa chất nghi là chất độc thần kinh VX. Ngoài hai nữ nghi phạm, Malaysia đã xác định 8 nghi phạm Triều Tiên tham gia vụ giết người.

Nhà chức trách Hàn Quốc và Malaysia cho rằng nạn nhân trong vụ án chính là Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng bác bỏ nhận định đó, chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Tổng thống Donald Trump nói với một quan chức Trung Quốc rằng "ngài cần hành động trong vấn đề Triều Tiên", CNN dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao cho biết ngày 28/2, nhắc đến cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà Trắng hôm 27/2.

Triều Tiên được cho là đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân nhưng thiếu phương pháp triển khai. Mỹ lo ngại Triều Tiên sẽ chi tiền mua phương pháp này.

Trump không phải tổng thống Mỹ đầu tiên cảnh giác trước chương trình hạt nhân Triều Tiên. Cựu tổng thống Barack Obama, trong ngày cuối cùng đương nhiệm, nói với Trump rằng ông tin Bình Nhưỡng là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất với Mỹ, theo quan chức trên.

Tổng thống Trump đã công khai bày tỏ quan ngại về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông tin Mỹ nên hối thúc Trung Quốc hợp tác để giải trừ chương trình hạt nhân Triều Tiên.

"Trung Quốc nên giải quyết vấn đề này", Trump nói trong năm 2016. "Và nếu họ không giải quyết, chúng ta sẽ khiến thương mại trở thành điều khó khăn với Trung Quốc".

Như Tâm

malaysia-chi-cho-phep-than-nhan-nhan-thi-the-nguoi-nghi-la-kim-jong-nam

Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar. Ảnh: Reuters

Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết thân nhân của người đàn ông nghi là Kim Jong-nam phải thông qua một cuộc kiểm tra DNA trước khi nhận thi thể, hiện được đặt tại Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bệnh viện Kuala Lumpur, theo Straits Times.

Ông đồng thời thêm rằng cảnh sát sẽ không chấp nhận yêu cầu nhận thi thể từ bất cứ bên nào khác, kể cả Đại sứ quán hay phái đoàn Triều Tiên.

"Cảnh sát phải khớp DNA và xác nhận nó sau đó mới có thể giao thi thể cho thân nhân", ông Khalid nói.

Một người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu ngoại giao tên Kim Chol hôm 13/2 bị sát hại tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Cảnh sát Malaysia cho biết nạn nhân chết do trúng chất độc VX. Hai nữ nghi phạm trực tiếp tấn công khai họ được thuê tham gia video chơi khăm và không biết đây là vụ giết người.

Triều Tiên chỉ xác nhận công dân Kim Chol thiệt mạng, trong khi Hàn Quốc và Phó thủ tướng Malaysia nói đây thực chất là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Bộ trưởng Tư pháp Malaysia Mohamad Apandi Ali xác nhận hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia, hôm nay sẽ ra tòa địa phương Sepang, vì tham gia vào vụ việc.

Phái đoàn Triều Tiên yêu cầu Malaysia giao thi thể
người nghi là Kim Jong-nam

Vũ Hoàng

doan-thi-huong-hom-nay-ra-toa-o-malaysia

Đoàn Thị Hương. Ảnh: Star

Bộ trưởng Tư pháp Malaysia Mohamad Apandi Ali xác nhận hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và Siti Aisyah, người Indonesia hôm nay sẽ ra tòa địa phương Sepang, vì tham gia vào vụ sát hại người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, theo AFP.

Ông Mohamed Apandi Ali cho biết hai nữ nghi phạm sẽ bị truy tố theo điều 302, Bộ luật Hình sự Malaysia, với mức án cao nhất là tử hình.

Ông Kim Chol bị sát hại hôm 13/2 sau khi bị hai phụ nữ tấn công, bôi hóa chất nghi là chất độc thần kinh VX. Ngoài hai nữ nghi phạm, Malaysia đã xác định 8 nghi phạm Triều Tiên tham gia vụ giết người.

Nhà chức trách Hàn Quốc và Malaysia cho rằng nạn nhân trong vụ án chính là Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng bác bỏ nhận định đó, chỉ xác nhận người thiệt mạng là công dân mang hộ chiếu ngoại giao Kim Chol.

Đại bàng Non, một cuộc diễn tập huấn luyện trên thực địa với sự tham gia của lực lượng trên không, trên bộ và trên biển sẽ kéo dài tới cuối tháng 4, theo Yonhap. Hai nước cũng có kế hoạch thực hiện cuộc tập trận Giải pháp Then chốt mô phỏng trên máy tính, bắt đầu từ 13/3. Triều Tiên đã lên án tập trận chung là diễn tập xâm lược. 

Mỹ được cho là có kế hoạch gửi các thiết bị quân sự chiến lược như tàu sân bay USS Carl Vinson, máy bay F-35, máy bay ném bom B-1B và B-52 tham gia tập trận. Tàu Carl Vinson đã cập cảng ở Guam hôm 10/2, có thể để chuẩn bị cho sự kiện.

Hai nước đồng minh có thể triển khai các thiết bị chiến thuật tới cuộc tập trận để cảnh cáo sự khiêu khích từ phía Triều Tiên. Ngày 12/2, Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung mới phát triển, lần đầu khiêu khích kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền. 

Trọng Giáp

Hàng nghìn dân thường, nhiều người bị thương, tháo chạy khỏi thành trì cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở tây Mosul, vượt qua sa mạc để tiếp cận các lực lượng an ninh Iraq ngày 28/2, Reuters cho biết.

Một tướng quân đội Iraq ước tính có khoảng 800 dân thường tới khu vực Cơ quan Đối phó Khủng bố kiểm soát trong sáng cùng ngày. Trẻ em và phụ nữ được phát đồ cứu trợ còn đàn ông phải trải qua các vòng kiểm tra để chắc chắn họ không phải phiến quân IS.

Theo các chỉ huy an ninh Iraq, hơn 10.000 dân thường đã tháo chạy khỏi những nơi IS kiểm soát sau khi quân chính phủ tấn công nam Mosul ngày 23/2.

Baghdad mở chiến dịch giành lại thành phố Mosul từ IS vào tháng 10. Quân đội Iraq đã kiểm soát hoàn toàn phía đông Mosul, nửa phía tây vẫn đang nằm trong tay nhóm phiến quân. Ranh giới giữa hai bên là sông Tigris.

Như Tâm

Singapore đang truy tìm thủ phạm tấn công mạng. Ảnh: StraitsTimes

Singapore đang truy tìm thủ phạm tấn công mạng. Ảnh: StraitsTimes

Không có thông tin quân sự mật bị lấy trộm trong vụ xâm nhập hệ thống có nối mạng Internet, CNA dẫn Bộ Quốc phòng Singapore hôm qua cho biết. Thông tin quân sự mật được lưu trữ trong một hệ thống riêng biệt, không nối mạng Internet và có nhiều đặc điểm an ninh chặt chẽ hơn. 

Hệ thống có nối mạng Internet được các quân nhân và nhân viên Bộ Quốc phòng sử dụng để truy cập mạng thông qua các cổng dành riêng ở cơ sở của Bộ và trại của lực lượng vũ trang Singapore. Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm số điện thoại, ngày sinh, số chứng minh thư. Không có mật khẩu nào bị đánh cắp.

Bộ Quốc phòng Singapore vẫn đang truy tìm thủ phạm. "Mục đích chính có thể là tiếp cận bí mật, nhưng nó bị ngăn chặn bằng hệ thống nối mạng Internet cách biệt hệ thống nội bộ của chúng tôi", Bộ Singapore cho hay. Các chuyên gia an ninh cho rằng cuộc tấn công có thể do nhà nước bảo trợ. 

Trọng Giáp

Ju Yong-choi, Cố vấn cho Phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: REuters.

Ju Yong-choi, Cố vấn Phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.

"Triều Tiên hoàn toàn bác bỏ những bình luận vô trách nhiệm, xấc xược và bất hợp lý từ phía Hàn Quốc", Reuters dẫn lời nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong-choi phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) Liên Hợp Quốc ở Geneva ngày 28/2.

Ju khẳng định Triều Tiên "chưa bao giờ sản xuất hoặc tích trữ hoặc sử dụng vũ khí hóa học".

"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ mọi giả định và suy đoán về vụ việc ở Malaysia", Ju cho biết thêm.

Người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu với tên Kim Chol sáng 13/2 bị hai phụ nữ tấn công tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia, khi chờ chuyến bay đến Macau, Trung Quốc. Ông chết trên đường tới bệnh viện.

Cảnh sát Malaysia xác định ông này có thể đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có liên quan trong vụ việc.

"Chỉ vài gram VX là đủ để giết người hàng loạt", Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se phát biểu trước đó tại CD. "Triều Tiên được cho là sở hữu không chỉ vài gram mà là hàng nghìn tấn vũ khí hóa học, trong đó có VX, trên khắp nước này. Vụ sát hại là lời cảnh báo về năng lực vũ khí hóa học của Triều Tiên".

Yun còn kêu gọi Liên Hợp Quốc có "biện pháp tập thể", tạm đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Triều Tiên với tư cách quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Như Tâm

chiec-tiem-kich-my-tu-ban-ha-chinh-minh

Chiếc Tiger F11F do Tom Attridge lái. Ảnh: Sience base life.

Trong một buổi huấn luyện bắn đạn thật diễn ra ngày 21/9/1956, chiếc tiêm kích Tiger F11F do phi công thử nghiệm Tom Attridge của hãng Northrop Grumman điều khiển bất ngờ bị những viên đạn lạ xuyên qua buồng lái, khiến chiếc máy bay đâm sầm xuống một cánh rừng, theo SBL.

Cú đâm mạnh khiến Attridge bị gãy chân và vỡ ba đốt sống lưng. Điều kỳ lạ là vào thời điểm đó không có bất cứ máy bay thù địch nào hoạt động gần tiêm kích của Attridge. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy Attridge không phải là nạn nhân của một cuộc tấn công bất ngờ, mà đơn giản là phi công này đã chọn sai thời gian và địa điểm, dẫn đến việc máy bay trở thành mục tiêu của chính loạt đạn do mình bắn ra.

Trên thực tế, việc một máy bay tự bắn rơi chính mình gần như là điều không tưởng, bởi theo nguyên lý khoa học thì xác suất của tai nạn kiểu này là một phần một triệu. Thật không may là Attridge lại rơi trúng vào phần xác suất rất nhỏ đó.

Các báo cáo chi tiết cho thấy chiếc tiêm kích của Attridge khai hỏa loạt đạn thứ nhất ở độ cao gần 4 km để kiểm tra hệ thống vũ khí trên máy bay, sau đó hạ thấp độ cao và tiếp tục bắn thêm vài loạt tiếp theo. Chỉ một thời gian ngắn sau loạt đạn thứ nhất, máy bay của Attridge trúng đạn của chính mình ở độ cao hơn 2 km.

Theo giả thuyết được các điều tra viên đặt ra, sơ tốc đầu nòng của loạt đạn bắn ra khoảng 3218 km/h, còn chiếc Tiger F11F của Attridge bay với vận tốc khoảng 1.416 km/h. Tốc độ của đạn nhanh hơn khá nhiều so với máy bay, nghĩa là về lý thuyết không có cách nào để chúng va chạm với nhau.

 Tiger F11F trình diễn khả năng cơ động

Tuy nhiên, sau khi bay một quãng đường nhất định, những viên đạn cọ xát với không khí khiến vận tốc giảm đáng kể, nên đến một thời điểm nào đó, máy bay và những viên đạn sẽ có vận tốc tương đương.

Dữ liệu của máy bay cho thấy chiếc tiêm kích di chuyển khoảng 11 giây cho đến khi trúng đạn theo hướng chéo xuống (khi máy bay bổ nhào) so với vị trí đạn được bắn ra.

Nếu máy bay di chuyển với tốc độ 1.416 km/h, thì Attridge đã bay được quãng đường 4,3 km.

chiec-tiem-kich-my-tu-ban-ha-chinh-minh-1

Sơ đồ mô tả quỹ đạo đường đạn và hướng di chuyển của máy bay. Đồ họa: Sience base life.

Do lực cản không khí và trọng lực, tốc độ viên đạn giảm dần và có thể di chuyển được quãng đường từ 3,9 đến 4,8 km cho tới khi nó đạt vận tốc ngang với máy bay. Khoảng cách đó tương đương quãng đường máy bay của Attridge di chuyển, hay nói cách khác, máy bay hoàn toàn có thể bị trúng đạn của chính mình.

Báo cáo điều tra kết luận rằng những viên đạn đã giảm vận tốc đúng bằng vận tốc máy bay khi bổ nhào, đúng như giả thuyết đã đặt ra.

"Với vận tốc của các máy bay hiện nay, nếu phi công tiếp tục bổ nhào nhanh xuống vị trí thấp hơn so với vị trí khai hỏa thì việc tự bắn mình có thể xảy ra bất cứ lúc nào", Attridge khẳng định.

Nguyễn Hoàng

Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko kết hôn vào 4/1959, khi ông Akihito đang là Thái tử. Chuyện tình của hai người bắt đầu từ một trận tennis tại thị trấn nghỉ mát Karizawa.

Vì bà Michiko là thường dân đầu tiên bước vào Hoàng gia, cuộc gặp gỡ của hai người được miêu tả như một truyện cổ tích lãng mạn. Chuyện tình của Thái tử Akihito và Công nương Michiko dành được rất nhiều tình cảm từ công chúng.

Theo Life, trong vài tuần trước lễ thành hôn, nhiều cô gái Nhật Bản đã diện trang phục đánh tennis trên đường phố. Nhiều bậc cha mẹ còn cho con cái mình mặc trang phục giống Thái tử và Công nương trong lễ cưới.

Vào ngày làm lễ thành hôn, Michiko được mẹ chồng tương lai là Hoàng hậu Nagako mặc cho bộ kimono màu đỏ và tím gồm 12 lớp để cử hành các nghi lễ. Cô Michiko đã mất đến 3 giờ mới mặc xong bộ trang phục nặng khoảng 15 kg này. 

Theo nghi lễ, Thái tử và Công nương đi bên nhau trong đền thờ Nữ thần Mặt trời, nơi họ được trao cho nhánh cây thường xanh. Họ quỳ lạy 4 lần rồi Thái tử Akihito đọc một lời nguyện thề ngắn. Sau đó, họ cùng nhau uống rượu. Chỉ có người chủ trì nghi thức chứng kiến Thái tử và Công nương làm lễ, Nhật hoàng Hirohito và Hoàng hậu Kuni Nagako không có mặt.

Sau nghi lễ, hai người mặc trang phục hiện đại ngồi trên cỗ xe ngựa kiểu phương Tây diễu hành qua đường phố Tokyo. Quá trình diễu hành 8,9 km từ hoàng cung đến cung Togu (nơi ở của Thái tử) được truyền hình trực tiếp. Hơn 500.000 người đã đổ ra đường để chứng kiến đoàn diễu hành. Để ghi hình, 108 camera được lắp đặt trên suốt quãng đường. 

"Công nương Michiko trông thật rạng rỡ. Làn da cô mịn màng và không tì vết như trứng gà bóc", một người mô tả với Asahi Shimbum

Lễ diễu hành được theo dõi bởi 15 triệu người - con số người xem truyền hình lớn nhất ở Nhật Bản vào thời điểm đó. Nhật Bản khi đó mới chỉ có truyền hình được 6 năm. Nhiều người đã mua tivi để theo dõi sự kiện này. Một năm trước đám cưới hoàng gia, chỉ có một triệu tivi ở Nhật Bản. Một vài tháng sau, con số này đã lên đến ba triệu.

Theo Guardian, 9.000 cảnh sát được điều động để bảo đảm an ninh trong lễ diễu hành. Một sự cố nhỏ đã xảy ra khi một thanh niên đột ngột chạy nhào ra và ném đá vào Thái tử, cố nhảy lên xe ngựa để kéo tay Công nương. Người này ngay lập tức bị cảnh sát khống chế.

Thanh niên này sau đó được xác định là Kensetsu Nakayama, vừa mới trượt đại học. Anh ta nói rằng mình là người phản đối Hoàng gia. Sau sự cố, lễ diễu hành lại được tiếp tục. Thái tử Akihito và Công nương Michiko tiếp tục mỉm cười và vẫy tay với đám đông như chưa có chuyện gì xảy ra.

Nhà vua và Hoàng hậu kỷ niệm 50 năm ngày cưới vào tháng 4/2009. Các thành viên Hoàng gia và đại diện chính phủ Nhật Bản như thủ tướng, chánh án tòa án tối cao và chủ tịch hạ viện đã đến hoàng cung chúc mừng. Một buổi tiệc trà đặc biệt được tổ chức cho công chúng bên ngoài cung điện. Nhiều người xếp hàng chờ đợi để ký cuốn sổ chúc mừng Nhà vua và Hoàng hậu.

Phương Vũ

 Xe tăng K-2 tham gia diễn tập bắn đạn thật

Để đối phó với một trong những lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới của Triều Tiên, Hàn Quốc đã thiết kế xe tăng K2 "Black Panther" (Báo đen), mẫu xe tăng nội địa có khả năng thích nghi tuyệt vời với địa hình rừng núi trên bán đảo, theo War Is Boring.

Theo chuyên gia quân sự Ed Kim, Hàn Quốc bắt đầu xem xét việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực trong thập niên 1970, sau khi Triều Tiên đưa vào biên chế xe tăng T-62 trang bị pháo 115 mm có uy lực vượt trội so với xe tăng M-48 Patton sử dụng pháo 90 mm.

Dù được Mỹ cấp phép lắp ráp biến thể tăng Abrams cải tiến mang tên K1, Hàn Quốc vẫn chỉ sở hữu rất ít công nghệ khi có tới 80% linh kiện phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Điều đó thôi thúc nước này khai thác triệt để công nghệ nhằm phát triển một mẫu xe tăng nội địa có thể đối phó với mối đe dọa từ quốc gia láng giềng. Kết quả là xe tăng K2 ra đời.

Hàn Quốc bắt đầu phát triển K2 từ năm 1995 với chi phí 260 triệu USD. Thiết kế loại xe này trên lý thuyết được cho là tương đương, thậm chí tốt hơn các xe tăng hiện đại của NATO. Hàn Quốc đã tham khảo các mẫu thiết kế và công nghệ trên thế giới, từ đó tìm cách kết hợp thành một chiến xa uy lực mang bản sắc riêng.

Từ thiết kế nguyên bản của Đức, Hàn Quốc đã phát triển biến thể pháo Rheinmetall L55 120 mm với nòng dài hơn 1,3 m so với pháo L44 120 mm trên xe tăng M1A1 Abrams và Leopard 2 cũ. Nhờ vậy, pháo L55 có áp suất bên trong lớn hơn và sơ tốc đầu nòng vượt trội, giúp tăng tầm bắn nói chung và sát thương của đạn xuyên động năng nói riêng.

bao-den-k2-xe-tang-chuyen-doi-pho-trieu-tien-cua-han-quoc

Một chiếc K-2 Black Panther được trưng bày tại Hàn Quốc. Ảnh: War is Boring.

Tổ hợp nạp đạn tự động được phát triển dựa trên hệ thống nạp đạn từ tăng AMX-56 Leclerc của Pháp. Đạn pháo được nạp từ phía sau tháp pháo thông qua một băng chuyền, giúp K2 có tốc độ bắn lý thuyết tới 15 viên/phút.

Hệ thống kiểm soát hỏa lực sử dụng công nghệ chuyển giao từ tập đoàn Thales của Pháp. Đây là hệ thống tối tân với khả năng tự động hóa cao, khi đã khóa mục tiêu, pháo chính có thể tự động bám bắt mà không cần con người can thiệp, giúp tân binh Hàn Quốc có thể học cách vận hành nhanh chóng.

Tăng K2 có thể lội sông sâu tới 4,2 m nhờ hệ thống thông hơi được chế tạo như tháp chỉ huy. Đây là thành quả nghiên cứu từ 35 xe tăng T-80 mà quân đội Hàn Quốc mua từ Nga trong những năm cuối thập niên 1980.

Động cơ và hệ thống truyền động của K2 được phát triển dựa trên mẫu MTU-890 V12 công suất 1.500 mã lực của Đức. Hàn Quốc phải mất tới 7 năm để tái thiết kế và cho ra mắt bản sao chép chấp nhận được của dòng động cơ này, nhưng tính năng vẫn thua kém bản gốc do Đức chế tạo. 100 xe tăng K2 đầu tiên được trang bị động cơ MTU, trong khi các lô tiếp theo sử dụng động cơ nội địa Hàn Quốc.

Dù chịu ảnh hưởng của các thiết kế nước ngoài, K2 cũng có một số cải tiến đáng chú ý. Nổi bật nhất là hệ thống giảm xóc bằng thủy lực và khí, được cải tiến từ xe tăng K1, giúp nó hạ thấp hoặc nâng cao gầm xe theo mọi hướng. Thiết kế này giúp K2 ẩn náu ở tư thế cúi thấp (hull down) trong chiến thuật phòng thủ. Khi đó, chỉ có phần tháp pháo nhô cao trên vật cản, còn thân xe được che chắn hoàn toàn trước hỏa lực đối phương.

bao-den-k2-xe-tang-chuyen-doi-pho-trieu-tien-cua-han-quoc-1

Xe tăng K-2 khai hỏa trong một cuộc diễn tập. Ảnh: War is Boring.

K2 là xe tăng duy nhất được tích hợp radar bước sóng mm trong hệ thống kiểm soát hỏa lực. Do địa hình đồi núi đặc thù trên bán đảo Triều Tiên, pháo chính trên xe tăng có nguy cơ mất chính xác khi xe di chuyển. Radar bước sóng mm giúp hệ thống kiểm soát hỏa lực dự đoán được địa hình gồ ghề và hoãn nổ pháo cho đến khi nó ổn định đường ngắm tới mục tiêu.

Về vũ khí, bên cạnh đạn nổ lõm HEAT và đạn xuyên động năng (APFSDS), K2 còn được trang bị loại đạn riêng được gọi là "Đạn thông minh tấn công nóc xe của Hàn Quốc" (KSTAM) có tầm bắn 8 km. Do địa hình đồi núi có nhiều thung lũng nhỏ giúp xe tăng địch ẩn náu, khi tăng K2 hạ thấp khung gầm, nó có thể nâng pháo chính tới góc gần giống với pháo cối. Sau đó, đạn KSTAM có thể được phóng ra theo quỹ đạo cầu vồng để vượt vật cản.

Khi khai hỏa, quả đạn này sẽ bung dù, chọn mục tiêu và lao thẳng vào phần nóc có giáp mỏng của xe tăng đối phương. Loại đạn tương tự cũng được Đức và Israel biên chế, nhưng chỉ dành cho pháo binh bởi xe tăng của họ không thể nâng pháo chính tới góc bắn cần thiết.

Tăng K2 sử dụng giáp phức hợp với cấu tạo bí mật. Phần trước xe có thể chịu được đạn xuyên động năng từ pháo L55 ở tầm gần, trong khi các bộ phận dễ bị tấn công ở bên sườn và nóc xe được trang bị giáp phản ứng nổ. Với trọng lượng chỉ 55 tấn, nó nhẹ hơn 10 tấn so với các xe M1A2 hoặc Leopard 2A6.

Dù Hàn Quốc muốn xuất khẩu chiếc tăng này, mức giá tới 8,5 triệu USD/chiếc đã cản trở việc bán ra nước ngoài. Chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hợp đồng trị giá khoảng 300 triệu USD với yêu cầu chuyển giao công nghệ để chế tạo xe tăng Altay vào năm 2008.

Duy Sơn

Kim Jong-nam. Ảnh: AP.

Kim Jong-nam. Ảnh: AP.

"Báo cáo đầy đủ về nạn nhân đã hoàn tất. Chúng tôi đã gửi báo cáo khám nghiệm tử thi và xét nghiệm chất độc cho cảnh sát", New Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Y tế Malaysia S. Subramaniam hôm nay trả lời báo giới.

Về việc trao trả thi thể, ông Subramaniam nói Malaysia sẽ thực hiện theo đúng quy trình.

"Chúng tôi cần nhận dạng nạn nhân chính xác trước khi trao trả thi thể cho người thân. Đó là quy trình tại Bộ Y tế, trừ khi cảnh sát yêu cầu làm khác", ông cho biết.

Người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu với tên Kim Chol sáng 13/2 bị hai phụ nữ tấn công tại sân bay Kuala Lumpur khi chờ chuyến bay đến Macau, Trung Quốc. Ông chết trên đường tới bệnh viện. Cảnh sát Malaysia xác định ông này có thể đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX.

Giới chức Hàn Quốc và Phó thủ tướng Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dù việc xác định danh tính chưa hoàn tất.

Triều Tiên không xác nhận nạn nhân là Kim Jong-nam, cho biết người bị giết tên là Kim Chol như trong hộ chiếu, "không phải bất cứ cái tên nào khác". Phái đoàn Triều Tiên, trong đó có cựu phó đại sứ nước này tại Liên Hợp Quốc, hôm nay đã tới Malaysia để yêu cầu Kuala Lumpur trao trả thi thể nạn nhân.

Phái đoàn Triều Tiên yêu cầu Malaysia giao thi thể
người nghi là Kim Jong-nam

Như Tâm

nhat-hoang-va-hoang-hau-cam-on-tinh-nguyen-vien-lam-viec-tai-viet-nam

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản gặp các tình nguyện viên làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Giang Huy

"Nhà vua và Hoàng hậu khen em mặc áo dài đẹp, cảm ơn em vì đã tham gia làm tình nguyện viên ở đây", Akiko Wakamiya, một trong các tình nguyện viên của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nói với VnExpress. Wakamiya là kỹ thuật viên Vật lý trị liệu tại Viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Cô mặc một chiếc áo dài màu xanh đến dự buổi gặp mặt chiều tối nay.

Theo Wakamiya, sau khi nghe cô chia sẻ về sự khác nhau giữa y tế Nhật Bản và Việt Nam, Nhà vua và Hoàng hậu nói công việc này chắc chắn khó và mong cô cố gắng hơn nữa. Wakamiya nêu ra những khó khăn cô đang gặp phải như thông tin ở Việt Nam về ngành còn hạn chế và tiếng Việt chưa giỏi, cần thêm thời gian trau dồi.

Wakamiya, đã làm việc tại Việt Nam gần một năm, cho biết cô tham gia chương trình tình nguyện vì chất lượng y tế của Việt Nam chưa tốt bằng Nhật Bản. Cô muốn góp phần hỗ trợ các bệnh nhân Việt Nam phục hồi nhanh hơn.

Cuộc gặp giữa Nhà vua và Hoàng hậu với các tình nguyện viên diễn ra trong khuôn viên ngoài trời ở khách sạn Sheraton, Hà Nội. Nhà vua và Hoàng hậu trò chuyện với từng người, hỏi thăm về công việc và cuộc sống. Gần một nửa tình nguyện viên nữ có mặt hôm nay diện áo dài truyền thống của Việt Nam.

Các tình nguyện viên được chia thành 5 nhóm theo lĩnh vực chuyên môn, gồm Y tế, Giáo dục, Vật lý trị liệu, Marketing và Nông nghiệp.

Reina Oba, nhân viên marketing tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cho biết khi Nhà vua hỏi "phụ nữ Việt Nam thế nào", cô đã nói về vai trò của họ trong cả lịch sử và cuộc sống hiện đại, rằng họ làm việc chăm chỉ để hoàn thành công việc và chăm sóc gia đình. Oba nói công việc chính của cô là giúp các nhóm dân tộc thiểu số tăng thêm thu nhập. Hoàng hậu Michiko khuyến khích Oba duy trì và đóng góp thêm nữa.

Cuộc gặp các tình nguyện viên là hoạt động đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài đến 5/3 của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Sáng mai, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ chủ trì lễ đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại Phủ chủ tịch.

nhat-hoang-va-hoang-hau-cam-on-tinh-nguyen-vien-lam-viec-tai-viet-nam-1

Akiko Wakamiaya, ngoài cùng bên phải, cùng các bạn đến dự cuộc gặp Nhật hoàng và Hoàng hậu. Ảnh: VA

Việt Anh

Thứ ba, 28/2/2017 | 20:54 GMT+7

|

Thứ ba, 28/2/2017 | 20:54 GMT+7

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản hôm nay tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội lúc hơn 15h chiều nay, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kéo dài từ ngày 28/2 đến 5/3.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chào đón quốc khách tại sân bay.

Nhà vua và Hoàng hậu hy vọng chuyến thăm tới Việt Nam sẽ đóng góp cho việc thúc đẩy hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lên xe rời sân bay Nội Bài.

Nhà vua và Hoàng hậu sau đó tới khách sạn Sheraton tiếp các tình nguyện viên Tổ chức Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ góp phần thắt chặt quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu dự kiến gặp thành viên gia đình một số lính Nhật từng ở Việt Nam sau Thế Chiến II, sau đó tới Huế rồi rời đi Bangkok, Thái Lan, để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà năm 2016.

Như Tâm
Ảnh: Giang Huy

  • (28/2)
  • (28/2)
  • (28/2)
  • (27/2)
  • (27/2)
Cảnh sát áp giải binh sĩ nghi liên quan đến đảo chính ở thành phố Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.

Cảnh sát áp giải binh sĩ nghi liên quan đến đảo chính ở thành phố Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.

330 nghi phạm được đưa ra xét xử hôm nay tại tòa án đặc biệt có sức chứa hơn 1.500 người ở Sincan, ngoại ô thủ đô Ankara, AFP đưa tin. An ninh tại đây được tăng cường, nhà chức trách bố trí các xe tải phun vòi rồng cùng một máy bay không người lái bay phía trên.

Hơn 240 cái tên trong số 330 nghi phạm đang bị giam, theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu. Hầu hết nghi phạm tốt nghiệp trường pháo binh và tên lửa Polatli ở Ankara.

Các nghi phạm bị cáo buộc mưu sát hoặc có âm mưu giết người, có ý định lật đổ chính phủ và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ngăn cản hai thể chế trên thực hiện trách nhiệm của họ. Nếu bị kết tội, họ sẽ lĩnh nhiều án chung thân.

Cuộc đảo chính diễn ra đêm 15/7/2016 khi Tổng thống Tayyip Erdogan đang đi nghỉ cùng gia đình ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội và khu vực quanh dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đều bị ném bom. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp đảo chính thành công vào ngày 16/7.

Ankara cho rằng giáo sĩ Fethullah Gulen, sống lưu vong tại Mỹ, cùng phong trào của ông đứng sau cuộc đảo chính. Thổ Nhĩ Kỳ xem phong trào này là một tổ chức khủng bố.

Sau đảo chính, Ankara đã sa thải, bắt hàng chục nghìn người thuộc quân đội, cơ quan tư pháp, dân sự và giáo dục. Phiên xét xử gần đây nhất diễn ra tại thành phố Izmir cuối tháng 1 với 270 nghi phạm, trong đó có xử vắng mặt đối với Gulen.

Như Tâm

Một ngày bình thường của Nhật hoàng Akihito bắt đầu vào 6h30. Sau khi thức dậy, ông xem tin tức trên tivi rồi đi dạo quanh Hoàng cung ở Tokyo cùng Hoàng hậu Michiko, theo Asian History.

Nếu thời tiết không thuận lợi, Nhật hoàng sẽ đi dạo trên chiếc xe Honda Integra hơn 15 năm tuổi. Nhật hoàng tuân thủ mọi luật lệ giao thông ngay cả khi những con đường bên trong Hoàng cung đều cấm các phương tiện bên ngoài.

Chủ nhật hàng tuần, Nhà vua và Hoàng hậu thích lái xe đến khu vườn phía đông Hoàng cung để ngắm cây cối hay cho cá chép trong ao ăn.

Bên cạnh đó, Nhà vua và Hoàng hậu còn cùng có niềm đam mê đối với môn tennis. Chính trận đấu tennis với ông Akihito năm 1957 đã khiến bà Michiko trở thành thường dân đầu tiên lên làm Hoàng hậu Nhật Bản.

Vũ Hoàng

Sĩ quan chỉ điểm pháo binh Mỹ tại Afghanistan

Quân đội được coi là môi trường làm việc đặc thù, ẩn chứa nhiều nguy hiểm có thể khiến binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương. Tuy nhiên trong quân đội Mỹ có những công việc hứng chịu rủi ro cao hơn so với những người khác, theo WATM.

Sĩ quan chỉ thị mục tiêu pháo binh

5-cong-viec-nguy-hiem-nhat-trong-quan-doi-my

Một sĩ quan chỉ thị mục tiêu pháo binh Mỹ. Ảnh: USArmy

Là lực lượng trông cậy nhiều vào hỏa lực yểm trợ, các đơn vị bộ binh Mỹ luôn có sĩ quan chỉ điểm pháo binh đi kèm để trực tiếp gọi pháo hỗ trợ khi có yêu cầu, cũng như hiệu chỉnh đường bắn của pháo sau từng loạt đạn. Đây cũng là mục tiêu mà đối phương ưu tiên tiêu diệt đầu tiên, bên cạnh sĩ quan chỉ huy.

Trong khi sĩ quan chỉ huy thường ăn mặc giống với binh lính để tránh bị nhận diện, sĩ quan chỉ điểm pháo binh lại rất dễ bị phát hiện vì các hệ thống liên lạc cồng kềnh trên người, hoặc việc liên tục cầm điện đài liên lạc cũng khiến vị trí này rất dễ bị đối phương chú ý. Trong một số trường hợp, người chỉ điểm pháo binh phải ở rất sát khu vực bị pháo kích, dẫn tới nguy cơ thiệt mạng vì đạn lạc.

Lính cứu hộ không quân

5-cong-viec-nguy-hiem-nhat-trong-quan-doi-my-1

Lính cứu hộ không quân giải cứu phi công bị bắn rơi trong một cuộc diễn tập. Ảnh: WATM.

Thay vì thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, lính cứu hộ không quân (pararescue) được ví như xe cứu thương chiến trường. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ cấp cứu và di chuyển thương binh bằng trực thăng từ tiền tuyến về bệnh viện.

Lính pararescue thường phải hạ cánh ngay giữa vùng chiến sự ác liệt, không giống các lực lượng đổ bộ khác có bãi đáp an toàn. Họ luôn là mục tiêu hàng đầu của đối phương trong mỗi lần thực hiện nhiệm vụ.

Không chỉ là quân y có nghiệp vụ y tế chuyên sâu, lính cứu hộ không quân còn được trang bị đầy đủ vũ khí và kỹ năng tác chiến để bảo vệ thương binh và bản thân trước hỏa lực của đối phương.

Lính đặc nhiệm

5-cong-viec-nguy-hiem-nhat-trong-quan-doi-my-2

Lính đặc nhiệm hải quân Mỹ. Ảnh: USNI

Đặc nhiệm là một trong những lực lượng phải đối đầu với nhiều nguy hiểm nhất. Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ được huấn luyện để đột nhập vào lãnh thổ đối phương, thực hiện nhiệm vụ một cách êm thấm rồi rút lui.

Do thiên về các cuộc đột kích mang yếu tố bất ngờ, lính đặc nhiệm chỉ được trang bị nhẹ, thiếu sự yểm trợ hỏa lực cần thiết. Một khi bị phát hiện và mất đi yếu tố bất ngờ, sức chiến đấu của lính đặc nhiệm nhanh chóng giảm sút. Nếu không được giải cứu kịp thời, toàn bộ đội đặc nhiệm có nguy cơ bị tiêu diệt hoặc bắt sống.

Chuyên gia bom mìn

5-cong-viec-nguy-hiem-nhat-trong-quan-doi-my-3

Chuyên gia bom mìn xử lý các quả đạn được thu giữ. Ảnh: WATM.

Tại Iraq và Afghanistan, hơn một nửa thương vong của lính Mỹ là do mìn và các thiết bị nổ cải tiến gây ra. Quân đội Mỹ phải dựa vào các đơn vị rà phá bom mìn để tìm kiếm và vô hiệu hóa chất nổ.

Lực lượng dò gỡ mìn phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, luôn đối đầu với những thiết bị nổ vô cùng nguy hiểm, chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến họ thiệt mạng.

Lực lượng vận tải

5-cong-viec-nguy-hiem-nhat-trong-quan-doi-my-4

Một đoàn xe quân sự Mỹ di chuyển trên đường. Ảnh: USArmy

Quân đội Mỹ không thể tác chiến mà thiếu bộ máy hậu cần khổng lồ phía sau, trong đó nòng cốt là lực lượng vận tải. Họ chủ yếu sử dụng các xe tải bọc thép, có nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm và vũ khí đạn dược cho các đơn vị đồn trú.

Do di chuyển thành đoàn xe lớn và chỉ được bảo vệ mỏng, đây luôn là mục tiêu ưa thích của phiến quân tại Iraq và Afganistan. Mối đe dọa lớn nhất của lực lượng này là mìn tự tạo cài ven đường, cũng như các cuộc phục kích có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Phiến quân sở hữu nhiều loại vũ khí chống tăng có uy lực lớn, dễ dàng bắn trúng và tiêu diệt các xe tải to lớn và nặng nề, cũng như gây thương vong lớn cho lính hậu cần trong đoàn.

Lã Linh

chu-tich-nuoc-chuyen-tham-cua-nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-se-dat-moc-son-lich-su

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: ISEAS

"Tôi tin tưởng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu sẽ đặt mốc son lịch sử và mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản", Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn báo Yomiuri nhân chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản ngày 28/2 - 5/3.

Ông bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác và toàn diện với Nhật Bản, tạo điều kiện để mở rộng, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

"Tôi đặc biệt xúc động trước sự quan tâm của Nhà vua và Hoàng hậu với Việt Nam. Cá nhân Nhà vua đã từng thực hiện một công trình nghiên cứu về cá bống cát trắng Việt Nam từ những năm 1970 và trao tặng cho Việt Nam", Chủ tịch nói và nhấn mạnh đây không chỉ là một biểu tượng của tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, mà còn là một đóng góp về nghiên cứu khoa học quý báu cho Việt Nam.

Đánh giá về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 40 năm qua, Chủ tịch nước cho rằng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trở thành "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á" vào năm 2014 và đặt ra tầm nhìn chung cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2015.

Sự tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được củng cố. Hai nước thường xuyên có các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, mà gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Shinzo Abe đầu năm 2017. Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập, triển khai hiệu quả nhiều cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực hợp tác cụ thể, hợp tác giữa các Bộ, ngành ngày càng mở rộng. Hai bên cũng tích cực phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Đáng chú ý, về kinh tế, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam với vị trí là nước cung cấp ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ 2 và đối tác thương mại song phương lớn thứ 4 của Việt Nam. Hiện nay, có hơn 1.600 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước cũng đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng của Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng nhận xét hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, lao động, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đang phát triển tốt đẹp. Hợp tác địa phương giữa hai nước ngày càng sôi nổi và thực chất. Các hoạt động giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai bên cũng diễn ra sôi động. Cùng với đó, sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc.

chu-tich-nuoc-chuyen-tham-cua-nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-se-dat-moc-son-lich-su-1

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại khách sạn ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Chủ tịch nước cho biết để thúc đẩy tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng cũng như hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Nhật Bản, hai bên đã nhất trí tăng cường sự tin cậy về chính trị, thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao, tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại.

Về kinh tế, hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam và Nhật Bản sẽ cùng phối hợp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia.

Đồng thời, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp sạch công nghệ cao, hợp tác địa phương, hợp tác lao động; tiếp tục thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Đây chính là nền tảng cho sự hợp tác bền vững trong tương lai.

"Tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực và chính sách đúng đắn từ cả hai phía, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới", Chủ tịch nước nói thêm.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đón tiếp lãnh đạo Việt Nam năm 2007 và 2014

Phương Vũ

viet-nam-phan-doi-quy-che-nghi-danh-bat-ca-cua-trung-quoc-o-bien-dong

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, trong đó phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc.

"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", ông nói. 

Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá với cả ngư dân trong nước lẫn các nước khác trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ông Bình khẳng định quyết định đơn phương trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng.

Anh Ngọc

bao-chi-quoc-te-quan-tam-den-chuyen-tham-viet-nam-cua-nhat-hoang

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu thăm Việt Nam vào chiều nay. Ảnh: AFP

Hãng tin APAFP cho biết chuyến công du của Nhà vua Nhật Bản Ahikito và Hoàng hậu Michiko diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Nhật đang gia tăng. Nhiều công ty Nhật Bản đã xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, trong khi Việt Nam có lượng sinh viên theo học tại Nhật lớn nhất. 

Cho biết Nhật hoàng và Hoàng hậu rời sân bay Haneda vào khoảng 11h sáng, báo Nhật Ashahi Shimbun đề cập đến cuộc gặp của Nhà vua và Hoàng hậu với một nạn nhân chất độc màu da cam. Nguyen Duc, 36 tuổi cùng em song sinh dính nhau Nguyen Viet đã được điều trị tại Nhật Bản hồi năm 1986 và được mổ tách vào năm 1988. Nguyen Duc đã kết hôn và có hai con. Tuy nhiên, Nguyen Viet đã qua đời năm 2007.

Tờ Mainichi của Nhật cho hay chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản nhằm thúc đẩy thiện chí giữa hai nước. Đến tiễn tại sân bay có Thái tử Naruhito và Công nương Masako, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

"Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của chúng tôi tới Việt Nam sẽ đóng góp cho việc thúc đẩy hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta", Reuters dẫn lời Nhật hoàng Akihito hôm nay nói tại sân bay Haneda, Tokyo, trước khi khởi hành tới Việt Nam.

Trước đó, đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua Nhật Bản Akihito là "dấu hiệu của mối quan hệ được cải thiện", hãng tin AP kể về câu chuyện của bà Nguyen Thi Xuan, một trong 10 người thân của cựu lính Nhật Bản ở Việt Nam, sẽ được gặp Nhật hoàng và hoàng hậu vào ngày 2/3 tại Hà Nội.

Bà Xuan cho biết bà trông đợi cuộc gặp đặc biệt này, bày tỏ mong muốn chính phủ Việt Nam và Nhật Bản sẽ quan tâm đến các cơ hội học tập và nghề nghiệp của các cháu mình.

Nhật Bản hiện là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam, là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Hợp tác quốc phòng và an ninh cũng gia tăng trong những năm gần đây. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hồi giữa tháng trước khi đến thăm Việt Nam đã tuyên bố nước này quyết định sẽ đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam. Các tàu này trị giá 38,5 tỷ yên (338 triệu USD), nằm trong khoản Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới trị giá tổng cộng 123 tỷ yên (1,05 tỷ USD) mà Nhật dành cho Việt Nam

Câu chuyện của bà Xuan đã được nhiều báo lớn đăng tải, trong đó có Reuters, AFP, Washington Post, Japan TimesTờ Skynews của Australia đưa thêm thông tin ước tính có khoảng 600 - 700 lính Nhật ở lại Việt Nam thời điểm đó. 

Các cựu lính Nhật Bản được nhắc đến là những người từng tham chiến tại Việt Nam trong Thế Chiến II. Trong số binh sĩ Đế quốc Nhật Bản được điều động đến bán đảo Đông Dương, khoảng 600 người đã ở lại sau khi Tokyo đầu hàng đồng minh tháng 8/1945. Nhiều người tham gia Việt Minh chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 -1954. Hơn một nửa thiệt mạng trên chiến trường hoặc qua đời do bệnh tật. Nhiều binh sĩ Nhật Bản kết hôn với phụ nữ Việt Nam và có con nhưng họ không được phép đưa gia đình về nước. Ước tính có khoảng vài trăm người là vợ, con cựu lính Nhật Bản đang ở Việt Nam.

Báo Wall Street Journal cho rằng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm nhằm thắt chặt quan hệ với Việt Nam, một nước Tokyo coi là đối tác quan trọng trong việc bảo đảm hòa bình trong khu vực, khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm đòi các yêu sách trên biển. 

 Khánh Lynh

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News tại Nhà Trắng, ông Trump được hỏi liệu ông có tin cựu tổng thống Barack Obama tham gia tổ chức biểu tình hay không. "Tôi nghĩ ông ấy đứng đằng sau. Tôi cũng nghĩ đó chỉ là chính trị. Đó là cách sự việc xảy ra", Guardian dẫn lời Trump nói trong cuộc phỏng vấn được phát một phần hôm 27/2. 

Ông cũng gợi ý Obama và các đồng minh của ông đứng sau vụ rò rỉ thông tin mật từ Nhà Trắng cho báo chí. "Bạn không bao giờ biết điều gì thực sự diễn ra sau hậu trường. Tôi nghĩ Tổng thống Obama đứng đằng sau điều đó bởi những người của ông chắc chắn đứng sau".

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy cựu tổng thống Obama dính líu đến bất cứ hoạt động nào trong số này. Văn phòng của ông Obama chưa đưa ra bình luận.

Những người Cộng hòa và phương tiện truyền thông thuộc cánh hữu vẫn cáo buộc cựu tổng thống chỉ đạo các cuộc biểu tình thông qua Organizing for Action (OFA), một nhóm cấp tiến phát triển từ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Obama. Nhóm do Jim Messina, người giữ chức phó chánh văn phòng Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, lãnh đạo.

Là một nhóm phi lợi nhuận, OFA không thể ủng hộ cho một ứng viên chính trị nào, dù chương trình nghị sự của nhóm tương đồng với các quan điểm chính sách then chốt của ông Obama và đảng Dân chủ. Không có bằng chứng về mối liên hệ cá nhân giữa cựu tổng thống và nhóm này.

Tuần trước, những người Cộng hòa đối mặt với các cử tri giận dữ tại các tòa thị chính và văn phòng quận trên khắp nước Mỹ. Động thái diễn ra sau các cuộc biểu tình ở sân bay, nhằm phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của chính quyền ông Trump. 

Trọng Giáp

trung-quoc-trung-don-dat-hang-uav-quan-su-lon-nhat

UAV Wing Loong II của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Trung Quốc vừa nhận được đơn đặt hàng lớn nhất từ trước đến nay cho phiên bản UAV Wing Loong II do Bắc Kinh tự nghiên cứu và phát triển, có thể giúp đẩy mạnh nỗ lực xuất khẩu vũ khí của nước này, Xinhua ngày 27/2 đưa tin.

Hiện danh tính của đối tác nước ngoài và số lượng UAV được đặt hàng cũng như giá trị hợp đồng chưa được tiết lộ.

Wing Loong II là mẫu UAV tầm trung, sải cánh khoảng 20 m, độ bền cao, có cả khả năng tấn công và do thám.

Trước đó, phiên bản chưa cải tiến Wing Loong được Trung Quốc xuất khẩu chỉ với giá thành 1 triệu USD/ chiếc, trong khi dòng UAV MQ-9 Reaper của Mỹ có đơn giá lên đến 30 triệu USD.

Sau khi không mấy thành công trong việc xuất khẩu máy bay quân sự có người lái, Trung Quốc đang hy vọng sẽ thành công hơn với máy bay không người lái, nhờ giá thành rẻ và dễ sản xuất.

Nguyễn Hoàng

Ông Ri Tong-il. Ảnh: AP.

Ông Ri Tong-il. Ảnh: AP.

Phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Malaysia hôm nay có cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Ri Tong-il, AP đưa tin.

Ông Ri cho biết phái đoàn tới Kuala Lumpur để yêu cầu Malaysia trả thi thể người đàn ông được cho là Kim Jong-nam, thiệt mạng tại sân bay Kuala Lumpur (KLIA). Phái đoàn còn muốn Malaysia trả tự do cho một công dân Triều Tiên bị bắt trong vụ việc và "phát triển quan hệ hữu nghị" giữa hai nước.

Người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu với tên Kim Chol sáng 13/2 bị hai phụ nữ tấn công tại KLIA khi chờ chuyến bay đến Macau, Trung Quốc. Ông chết trên đường tới bệnh viện. Cảnh sát Malaysia xác định ông này có thể đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh VX.

Giới chức Hàn Quốc và Phó thủ tướng Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dù việc xác định danh tính chưa hoàn tất.

Cảnh sát Malaysia bắt nữ nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có tên Đoàn Thị Hương hôm 15/2 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Siti Aisyah, nghi phạm Indonesia, bị bắt sau đó một ngày tại một khách sạn ở Ampang. Bạn trai của Aisyah cũng được đưa về đồn cảnh sát để hỗ trợ điều tra.

Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah có thể bị buộc tội mưu sát trong phiên tòa ngày 1/3 và đối mặt án tử hình nếu bị kết tội. Số phận Ri Jong-chol sẽ được quyết định dựa trên kết quả điều tra.

Malaysia ngày 17/2 bắt thêm một công dân mang hộ chiếu Triều Tiên tên Ri Jong-chol, 47 tuổi, nghi có liên quan trong vụ việc. Ri đến Malaysia từ ngày 6/8/2016. Ngày 19/2, Malaysia thông báo truy lùng thêm 4 nghi phạm là công dân Triều Tiên, đã rời Malaysia ngay trong ngày 13/2.

Những nghi phạm trong vụ án Kim Jong-nam. Đồ họa: Tiến Thành.

Như Tâm

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác