Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Thứ năm, 26/1/2017 | 22:35 GMT+7

|

Thứ năm, 26/1/2017 | 22:35 GMT+7

Hàng rào chạy dọc biên giới Mỹ - Mexico dài 3.200 km có những đoạn được xây từ cách đây gần 30 năm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua ký sắc lệnh chỉ đạo các quan chức bắt đầu "lên kế hoạch, thiết kế và xây một bức tường hữu hình dọc theo biên giới phía nam", giáp Mexico, theo CNN.

Kết quả khảo sát từ Morning Consult/Politico cho thấy 47% người được hỏi ủng hộ xây tường, 45% phản đối. Giới chuyên gia nghi ngờ liệu bức tường có thực sự giúp ngăn người nhập cư hay chỉ tiêu tốn hàng tỷ USD.

Trong ảnh là hàng rào biên giới chia cắt vùng Nogales, bên phải thuộc về Mexico và bên trái thuộc bang Arizona, Mỹ.

Dòng sông Rio Grande chạy dọc một phần biên giới Mỹ - Mexico, gần McAllen, Texas. Phóng viên Gregory Krieg từ CNN miêu tả "sông Rio Grande là ranh giới tự nhiên cũng như đầu mối liên kết mạnh mẽ giữa các thành phố, thị trấn nằm đôi bờ kể từ năm 1848 đến nay. Giao thương trong khu vực đang bùng nổ và người dân hai quốc gia qua lại tương đối tự do".

Hàng rào biên giới ngăn cách Mỹ và Mexico ở California.

Hạn chế nhập cư là một vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử của Trump. Ông muốn xây một bức tường dọc theo 3.200 km biên giới chung giữa Mỹ và Mexico. Trump hồi năm ngoái tuyên bố bức tường sẽ dài khoảng 1.600 km do địa hình biên giới.

Đoạn hàng rào cao 4,5 m chạy qua đồi cát Algodones ở California thường được gọi là "hàng rào bay" bởi chúng chuyển động cùng cát khi có gió thổi. Theo các cơ quan kiểm soát biên giới, người nhập cư và những kẻ buôn ma túy luôn tìm cách vượt qua đây mỗi ngày.

Chiếc xe thuộc Cơ quan Tuần tra Biên giới Mỹ hồi năm ngoái đỗ canh gác bên cạnh hàng rào biên giới Mỹ - Mexico tại Jacamba Hot Springs, California. Theo một báo cáo từ cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ, những đoạn hàng rào đầu tiên được dựng lên vào năm 1990 ở San Diego.

Ở Tijuana, Mexico, hàng rào kéo dài xuống cả biển thuộc Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ buộc Mexico phải trả chi phí cho bức tường. Tuy nhiên, chính phủ Mexico nhiều lần khẳng định không thực hiện.

Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tối 25/1 nói ông "lấy làm tiếc và không đồng tình" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đẩy nhanh tiến độ xây tường trên biên giới dài 3.200 km giữa hai nước để chặn người nhập cư bất hợp pháp.

Những ngọn núi, vực sâu và hoang mạc tạo nên cảnh tượng hùng vĩ tại vùng Big Bend, phía tây biên giới Texas - Mexico. Độ cao của khu vực này dao động từ 550 m đến 2.400 m

Hàng rào dọc biên giới không liên tục. Trong ảnh, một đoạn hàng rào bị bỏ trống ở Jacumba, California.

Một đoạn hàng rào biên giới mới xây tại thành phố Sunland Park, bang New Mexico, Mỹ.

Ở Hidalgo, bang Texas, hàng rào biên giới cắt ngang một cây cầu nối Mỹ và Mexico.

Tại khu Sasabe, bang Sonora, Mexico, đường biên giới chạy qua một vùng hoang mạc rộng lớn. Nhà chức trách cho hay hàng trăm người nhập cư thường xuyên tìm cách vượt qua hàng rào này mỗi ngày.


Bức tường ngăn cách biên giới với Mexico trị giá 50 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vũ Hoàng (ảnh: CNN)

bieu-tinh-khn-cap-o-my-phan-doi-buc-tuong-bien-gioi-cua-trump

Người tham gia biểu tình ở New York phản đối chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế nhập cư và xây tường dọc biên giới với Mexico. Ảnh: New York Post

"Không cấm! Không xây tường! Đây là New York của chúng tôi", đám đông liên tục hô lớn trong lúc tham gia cuộc biểu tình, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hai sắc lệnh hành pháp, trong đó một sắc lệnh yêu cầu khởi công xây dựng bức tường dài 3.200 km dọc biên giới Mỹ - Mexico và một sắc lệnh cắt ngân sách dành cho các bang và thành phố không bắt hoặc bỏ tù người nhập cư cư trú trái phép, theo New York Post.

"Hô to lên, hô rõ ràng lên, người tị nạn phải ở lại", đám đông hò hét. "Không thù ghét! Không sợ hãi! Người nhập cư được chào đón ở đây".

Cuộc biểu tình "khẩn cấp" trên, do Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo ở New York tổ chức, kéo dài khoảng ba tiếng và diễn ra trong ôn hòa.

Bức tường ngăn người nhập cư hơn 50 tỷ USD của Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua chỉ đạo các quan chức bắt đầu "lên kế hoạch, thiết kế và xây một bức tường hữu hình dọc theo biên giới phía nam" cũng như phương án tài trợ cho nó. Ông Trump nhắc lại lời cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nhấn mạnh "một quốc gia không có biên giới thì không phải là một quốc gia" và khẳng định "kể từ hôm nay, Mỹ sẽ lấy lại quyền kiểm soát biên giới".

Tổng thống Trump cam kết sẽ buộc Mexico phải trả chi phí cho bức tường, điều chính phủ Mexico nhiều lần khẳng định không thực hiện. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tối 25/1 nói ông "lấy làm tiếc và không đồng tình" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đẩy nhanh tiến độ xây tường trên biên giới dài 3.200 km giữa hai nước để chặn người nhập cư bất hợp pháp.

Vũ Hoàng

tong-thong-my-trump-an-tuong-gi-nhat-o-nha-trang

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các nhân viên tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Ảnh: New York Times

Donald Trump đến nay đã có 5 ngày liên tiếp sống ở Nhà Trắng. Các trợ lý của Trump từng tiết lộ ông có vẻ ngại chuyển nhà song hiện tại, tân Tổng thống Mỹ dường như khám phá ra kha khá điều thú vị tại nơi này, theo New York Times.

"Đây là những chiếc điện thoại đẹp nhất tôi từng dùng trong đời", ông Trump hôm 24/1 nói trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời thêm rằng hệ thống an ninh tại Nhà Trắng là "tuyệt vời nhất thế giới".

"Mọi lời nói cứ thế tan vào hư không", Tổng thống Mỹ cho hay, ám chỉ việc không ai có thể nghe trộm hay ghi âm lời ông nói.

Nhà Trắng là nơi duy nhất Trump ngủ lại nổi tiếng hơn những dinh thự xa hoa ông sở hữu. Tân Tổng thống Mỹ đã bày tỏ với các trợ lý về sự kinh ngạc của ông trước vẻ tráng lệ ở Nhà Trắng cũng như độ dài những đoạn đường mà ông phải đi bộ giữa các căn phòng.

Trump giờ đây có một sở thích mới là làm việc trong Phòng Bầu dục và ngắm nhìn nó. Những nhân viên và người thân của ông cũng vậy. 

"Rất nhiều người tới đây. Họ bước vào và chỉ muốn ngăm nhìn nó mãi thôi", Tổng thống Mỹ chia sẻ.

Trump đang cân nhắc thực hiện kỳ nghỉ đầu tiên sau khi chuyển vào Nhà Trắng. Ông có thể sẽ đến câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, vào ngày 3/2 tới đây. Cho đến lúc đó, Tổng thống Mỹ vẫn lưu lại Nhà Trắng, nơi Đệ nhất phu nhân Melania Trump đang cho người trang trí lại.

"Đây là là một cơ ngơi tuyệt đẹp, rất trang nhã", ông Trump dành lời ca ngợi Nhà Trắng.

"Thật đặc biệt khi biết Abraham Lincoln từng ngủ tại đây", Tổng thống Mỹ cho biết. "Phòng ngủ Lincoln cũng là văn phòng của ông ấy và nơi tôi đang ở cũng là nơi ông ấy từng ngủ".

"Biết về tất cả những điều đấy tạo nên sự khác biệt, không chỉ thuần túy là vì sự sang trọng hay kích thước căn phòng. Nơi đây chứa đựng cả lịch sử", Tổng thống Trump nhấn mạnh.

100 ngày đầu nhiệm kỳ - thước đo thành công của tân tổng thống Mỹ

Vũ Hoàng

9x-trung-quoc-thue-nguoi-yeu-1000-usd-moi-toi-dip-tet

Dịch vụ cho thuê người yêu tăng giá mạnh dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP

Tết Nguyên đán năm nay ở Trung Quốc chứng kiến sự gia tăng đột biến nhu cầu thuê bạn gái hoặc bạn trai về ăn Tết bởi nhiều 9x cô đơn muốn đối phó vơi áp lực từ gia đình liên quan đến chuyện hẹn hò, theo SCMP.

Ở Trung Quốc, việc sinh con cái được xem là nghĩa vụ quan trọng, thể hiện sự hiếu thảo. Áp lực phải kết hôn, có thế hệ kế tiếp khiến nhiều người tìm đến giải pháp tạm thời và đắt đỏ: Thuê "người yêu" ăn Tết cùng gia đình. 

Mức giá thuê tình nhân hờ thường dao động từ 500 đến 2.000 NDT (khoảng 72 đến 290 USD) một đêm, bao gồm cả các chi phí khác. Tuy nhiên, năm nay, giá tăng vọt khi nhiều cư dân đô thị trở về quê ăn Tết. Một chàng trai độc thân thậm chí đã chi 6.000 NDT (872 USD) trên mạng xã hội Baidu cho một cô gái để đóng giả người yêu ăn một bữa tối cùng gia đình. 

Trên một trang môi giới thuê bạn gái hoặc bạn trai, hầu hết khách hàng là những chàng trai độc thân tìm kiếm một "bạn gái" đoan trang, tinh tế. Đa số khách hàng và những người họ thuê đều yêu cầu dịch vụ "xanh", tức không có quan hệ tình dục, thậm chí không hôn. 

"Tôi chỉ cho thuê thời gian của tôi, chứ không phải cơ thể", một phụ nữ 27 tuổi ở Thâm Quyến, nói. 

Một người đàn ông chuyên đóng vai người yêu, nói rằng anh không chỉ có thể đóng giả yêu đương, mà còn nhận luôn dịch vụ làm hôn nhân giả. Một người khác giới thiệu rằng anh ta có thể che giấu cho khách hàng một thời gian dài bằng cách thường xuyên gọi điện cho phụ huynh, tất nhiên có phụ phí. 

Khách hàng sử dụng trang web thuê người yêu này phải đăng ký về công việc, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chiều cao và cân nặng. Trang web cũng bắt buộc khách ghi rõ về hình thể của mình.

Hầu hết các trang web có chức năng đơn giản như những phòng chat (trò chuyện) để kết nối hai bên, nhưng không có gì đảm bảo chất lượng dịch vụ. "Người yêu" có thể không được như những gì họ thể hiện trên ảnh đại diện.

Một số nhà bình luận lên tiếng lo ngại việc thuê người yêu là không phù hợp với đạo đức và luân lý ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một học giả lại nói rằng sự tồn tại của dịch vụ này phản ánh khác biệt trong suy nghĩ giữa người trưởng thành và người cao tuổi về hôn nhân và gia đình. 

"Thế hệ cao tuổi có xu hướng đặt hôn nhân lên trước mọi thứ, với họ, thà có cuộc hôn nhân tệ hại còn hơn sống độc thân", Yue Qian, phó giáo sư xã hội học thuộc Đại học British Columbia, Canada, nói. 

"Nhưng người trẻ tuổi Trung Quốc tiếp xúc với các giá trị phương Tây nhiều hơn và cho rằng trạng thái hôn nhân không phải là thước đo duy nhất cho hạnh phúc và thành công", Yue Qian cho biết thêm.

Văn Việt

9x-trung-quoc-chap-nhan-thue-nguoi-yeu-1000-usd-moi-toi-dip-tet

Dịch vụ cho thuê người yêu tăng giá mạnh dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP

Tết Nguyên đán năm nay ở Trung Quốc chứng kiến sự gia tăng đột biến nhu cầu thuê bạn gái hoặc bạn trai về ăn Tết bởi nhiều 9x cô đơn muốn đối phó vơi áp lực từ gia đình liên quan đến chuyện hẹn hò, theo SCMP.

Ở Trung Quốc, việc sinh con cái được xem là nghĩa vụ quan trọng, thể hiện sự hiếu thảo. Áp lực phải kết hôn, có thế hệ kế tiếp khiến nhiều người tìm đến giải pháp tạm thời và đắt đỏ: Thuê "người yêu" ăn Tết cùng gia đình. 

Mức giá thuê tình nhân hờ thường dao động từ 500 đến 2.000 NDT (khoảng 72 đến 290 USD) một đêm, bao gồm cả các chi phí khác. Tuy nhiên, năm nay, giá tăng vọt khi nhiều cư dân đô thị trở về quê ăn Tết. Một chàng trai độc thân thậm chí đã chi 6.000 NDT (872 USD) trên mạng xã hội Baidu cho một cô gái để đóng giả người yêu ăn một bữa tối cùng gia đình. 

Trên một trang môi giới thuê bạn gái hoặc bạn trai, hầu hết khách hàng là những chàng trai độc thân tìm kiếm một "bạn gái" đoan trang, tinh tế. Đa số khách hàng và những người họ thuê đều yêu cầu dịch vụ "xanh", tức không có quan hệ tình dục, thậm chí không hôn. 

"Tôi chỉ cho thuê thời gian của tôi, chứ không phải cơ thể", một phụ nữ 27 tuổi ở Thâm Quyến, nói. 

Một người đàn ông chuyên đóng vai người yêu, nói rằng anh không chỉ có thể đóng giả yêu đương, mà còn nhận luôn dịch vụ làm hôn nhân giả. Một người khác giới thiệu rằng anh ta có thể che giấu cho khách hàng một thời gian dài bằng cách thường xuyên gọi điện cho phụ huynh, tất nhiên có phụ phí. 

Khách hàng sử dụng trang web thuê người yêu này phải đăng ký về công việc, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chiều cao và cân nặng. Trang web cũng bắt buộc khách ghi rõ về hình thể của mình.

Hầu hết các trang web có chức năng đơn giản như những phòng chat (trò chuyện) để kết nối hai bên, nhưng không có gì đảm bảo chất lượng dịch vụ. "Người yêu" có thể không được như những gì họ thể hiện trên ảnh đại diện.

Một số nhà bình luận lên tiếng lo ngại việc thuê người yêu là không phù hợp với đạo đức và luân lý ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một học giả lại nói rằng sự tồn tại của dịch vụ này phản ánh khác biệt trong suy nghĩ giữa người trưởng thành và người cao tuổi về hôn nhân và gia đình. 

"Thế hệ cao tuổi có xu hướng đặt hôn nhân lên trước mọi thứ, với họ, thà có cuộc hôn nhân tệ hại còn hơn sống độc thân", Yue Qian, phó giáo sư xã hội học thuộc Đại học British Columbia, Canada, nói. 

"Nhưng người trẻ tuổi Trung Quốc tiếp xúc với các giá trị phương Tây nhiều hơn và cho rằng trạng thái hôn nhân không phải là thước đo duy nhất cho hạnh phúc và thành công", Yue Qian cho biết thêm.

Văn Việt

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/1 nói châu Âu đã phạm sai lầm khi nhận hàng triệu người tị nạn đến từ Syria và các điểm nóng khác ở Trung Đông.

"Tôi không muốn điều đó xảy ra ở Mỹ", Trump cho biết trong cuộc phỏng vấn cùng ngày với ABC News. "Tôi sẽ sớm lập vùng an toàn ở Syria cho người dân".

Trump dự kiến lệnh cho Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ phác thảo một kế hoạch xây dựng "các vùng an toàn", động thái có thể khiến Mỹ leo thang can thiệp quân sự vào Syria. Người tiền nhiệm của Trump, ông Barack Obama lâu nay phản đối điều này vì lo ngại Mỹ sẽ lún sâu vào cuộc xung đột đẫm máu ở Syria và khả năng xảy ra đụng độ với các chiến đấu cơ Nga.

"Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng trong 90 ngày phải đưa ra kế hoạch cung cấp các vùng an toàn ở Syria và các khu vực xung quanh để người Syria rời đất nước có thể ở tạm hoặc tái định cư tại nước thứ ba", Reuters trích dẫn dự thảo sắc lệnh chờ Trump ký cho biết.

Dự thảo không cung cấp thông tin chi tiết về vị trí các vùng an toàn, cách xây dựng và vị trí các nước thứ ba được chọn. Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước láng giềng khác của Syria đã đón hàng triệu người tị nạn Syria. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu gây sức ép với Obama về thiết lập vùng cấm bay ở biên giới nước này với Syria, song không thành công.

Việc lập vùng an toàn ở Syria là một phần trong chỉ thị lớn hơn dự kiến được Trump ký trong vài ngày tới, bao gồm một lệnh cấm nhập cư tạm thời vào Mỹ với hầu hết người tị nạn, ngừng cấp thị thực cho công dân đến từ Syria và 6 nước khác ở Trung Đông, châu Phi, bị xem là gây ra đe dọa khủng bố.

Văn Việt

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: Daily Express

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Daily Express.

"Chưa có liên hệ cấp chính quyền ở thời điểm này. Những liên lạc như vậy chưa được thiết lập", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay nói, theo Reuters

Công tác ngoại giao định kỳ đang được tiến hành. Đại sứ quán Nga ở Washington thực hiện các chức năng của cơ quan này và liên hệ với đối tác ở Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Peskov cho biết thêm.

Wall Street Journal ngày 22/1 đưa tin lực lượng phản gián Mỹ đang điều tra một số thành viên nội các của Tổng thống Trump với lý do họ có quan hệ với chính phủ Nga.

Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, cũng đang bị điều tra. Flynn từng gây chú ý khi bị tố nhận tiền từ kênh Russia Today để tham gia một buổi tiệc tại thủ đô Moscow, Nga, hồi năm ngoái. Trong buổi tiệc, ông ngồi chung bàn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cố vấn an ninh quốc gia không phải một vị trí trong nội các nhưng có ảnh hưởng lớn tới các quyết định của tổng thống Mỹ. Flynn là tướng ba sao về hưu, từng tham gia chỉ huy các cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Ông gây nhiều tranh cãi với các phát biểu cực đoan nhằm vào đạo Hồi, đồng thời có quan điểm mềm dẻo với Nga và Trung Quốc.

Văn Việt

"Có rất nhiều dấu mốc tuyệt vời trong tuần vừa qua, trong đó có khoảnh khắc bé Theodore bò lần đầu tiên tại Nhà Trắng!", Ivanka Trump, con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump, viết trên tài khoản Instagram cá nhân ngày 25/1.

Trong video, Ivanka gọi Theodore, 10 tháng tuổi, là "khỉ con", ngồi xuống bên cạnh con trai và nói "con muốn làm điều này không? con sẵn sàng chưa?". Cô sau đó gọi Arabella và bảo con gái cổ vũ cho em trai bò. 

Như Tâm

Gà trống cao 2 m được làm từ hơn 200.000 mảnh lego sẽ là điểm nhấn trong cuộc diễu hành đón năm mới Âm lịch Đinh Dậu 2017 tại Hong Kong vào ngày 28/1.

Ủy ban Du lịch Hong Kong cho biết họ ủy quyền cho ông Andy Hung, nhà xếp hình lego chuyên nghiệp duy nhất tại đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc này, thiết kế hình gà trống.

Như Tâm

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

"Khi họ giải thích nó đại diện cho điều gì và sự hủy diệt, đó thực sự là một thời điểm rất nghiêm túc. Đúng. Nó rất, rất đáng sợ, theo một khía cạnh nào đó", Tổng thống Donald Trump trả lời phỏng vấn ABC News.

Mã hạt nhân được bàn giao cho Tổng thống Trump sau khi ông tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1. Mã này cho phép tổng tư lệnh nước Mỹ phát động tấn công hạt nhân.

"Tôi tin mình sẽ làm điều đúng đắn, phù hợp. Nhưng nó quả thực là một thứ rất, rất đáng sợ", Trump trả lời khi phóng viên hỏi mã hạt nhân có khiến ông mất ngủ không.

Như Tâm

Thứ năm, 26/1/2017 | 12:13 GMT+7

|

Thứ năm, 26/1/2017 | 12:13 GMT+7

Đại sứ phái đoàn Liên minh châu Âu và các nước thành viên gửi lời chúc mừng năm mới Đinh Dậu đến người dân Việt Nam.

Phương Vũ

Xem thêm:
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Time

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Time

Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tối 25/1 nói ông "hối tiếc và phản đối" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đẩy nhanh tiến độ xây tường trên biên giới dài 3.200 km giữa hai nước để chặn người nhập cư bất hợp pháp, theo Reuters.

Nieto cũng không nói liệu ông có tham gia hội nghị thượng đỉnh với Trump diễn ra tại Washington vào ngày 31/1 hay không. Nhiều người phe đối lập kêu gọi ông Nieto hủy cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ.

Trong khi đó, ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng thống Mexico, lãnh đạo đảng đối lập cánh tả Andres Manuel Lopez Obrador nói tuyên bố xây tường biên giới của Trump là sự xúc phạm.

"Tôi kêu gọi chính phủ Mexico đưa vụ việc ra trước Liên Hợp Quốc, kiện chính quyền Mỹ vi phạm nhân quyền, phân biệt chủng tộc", Lopez Obrador nói với người ủng hộ tại phía bắc thành phố Mexico City.

Lopez Obrador, cựu thị trưởng Mexico City, đã hai lần tranh cử tổng thống. Ông hiện dẫn đầu trong các cuộc thăm dò sớm về bầu cử tổng thống Mexico, sẽ diễn ra vào tháng 7/2018.

Trump tuyên bố xây tường biên giới ngay khi khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống hồi tháng 6/2015. Ông cáo buộc Mexico để cho tội phạm hiếp dâm và buôn ma túy qua biên giới vào Mỹ.

Văn Việt

trien-khai-ten-lua-dan-dao-trung-quoc-gui-thong-diep-cung-ran-den-trump

Các Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-41 của Trung Quốc. Ảnh: Sputnik

Những hình ảnh bị hé lộ trên các trang web Trung Quốc đại lục cho thấy dường như nước này đã triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân DF-41 tại tỉnh phía bắc Hắc Long Giang, gần biên gới với Nga, Global Times ngày 23/1 dẫn nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Hong Kong và Đài Loan cho biết.

Chuyên gia quân sự Vasily Kashin, thuộc viện Chiến lược Moscow cho rằng hành động này có thể là một thông điệp mang tính răn đe của chính quyền Bắc Kinh gửi tới tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi nó được triển khai trong một thời điểm đầy nhạy cảm.

Theo ông Kashin, những bức ảnh chụp loại tên lửa này tại thành phố Đại Khánh, thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã xuất hiện trên các diễn đàn và trang web quân sự Trung Quốc của từ cuối tháng 12/2026, nhưng không được đăng tải trên những phương tiện truyền thông nhà nước chính thức.

Việc Global Times, một ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin về sự việc này ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức cho thấy ý đồ muốn truyền đi thông điệp khẳng định sức mạnh của Trung Quốc.

"Trong khi việc nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo DF-41 đã được tiến hành từ nhiều năm qua, Trung Quốc lại công bố thông tin về nó ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Đây là một thông điệp cứng rắn mà Bắc Kinh muốn gửi tới Washington", ông Kashin nhận định.

Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo DF-41 

Tháng 4/2016, chính quyền Bắc Kinh cũng tiến hành phóng thử tên lửa DF-41 ngay trước thời điểm bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter khi đó thực hiện chuyến thị sát Biển Đông trên tàu sân bay USS John C. Stennis.

Thực tế này càng khẳng định "thói quen" muốn truyền đi thông điệp răn đe của Trung Quốc mỗi khi Mỹ có những sự kiện chính trị quan trọng hoặc động thái quân sự mà Bắc Kinh coi là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Ngoài ra, chuyên gia Nga phân tích rằng sự hiện diện của tên lửa DF-41 tại tỉnh Hắc Long Giang không phải là mối đe dọa với Moscow bởi từ lâu nhiều tỉnh thành của Nga đã nằm trong phạm vi tấn công của các tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, ngày càng được cải tiến về độ chính xác và khả năng xuyên thủng những hệ thống đánh chặn.

Phản ứng trước thông tin về tên lửa Trung Quốc, điện Kremlin cũng cho rằng Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga về kinh tế và chính trị. Chắc chắn, hành động của quân đội Trung Quốc, nếu bài báo được xác minh là đúng, không bị coi là mối đe doạ với nước Nga.

Trong khi đó Global Times, khi đăng tải lại những hình ảnh về DF-41, tuyên bố rằng loại tên lửa có khả năng mang từ 10-12 đầu đạn hạt nhân này có thể giúp Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu.

"Với tầm bắn lên đến 14.000 km, rõ ràng mục tiêu chính mà các tên lửa Trung Quốc nhắm đến là bờ Đông của Mỹ. Thế hệ tên lửa đạn đạo sử dụng công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) này chắc chắn sẽ kéo theo những phản ứng mạnh mẽ từ chính quyền Washington", chuyên gia Kashin nhấn mạnh.

Nguyễn Hoàng

Nữ mật vụ Mỹ Kerry OGrady. Ảnh: WND

Nữ mật vụ Mỹ Kerry O'Grady. Ảnh: WND

"Thế giới đã thay đổi và tôi cũng thay đổi. Tôi thà ở tù còn hơn đỡ đạn cho điều mà tôi tin rằng là thảm họa cho đất nước này. Tôi tin vào người phụ nữ mạnh mẽ và tuyệt vời đối với những người thiểu số cư trú ở đây", nữ mật vụ Mỹ Kerry O'Grady viết trên Facebook cá nhân.

Cô cho rằng "Đạo luật Hatch đang bị chửi rủa, tôi ở bên cô ấy", ám chỉ Hillary Clinton, cựu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ thua Donald Trump trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Hành động của O'Grady dường như vi phạm đạo luật Hatch, cấm nhân viên hành pháp của chính quyền liên bang tham gia vào các hoạt động chính trị, Washington Examiner hôm 24/1 đưa tin.

O'Grady biết rõ đạo luật Hatch. Cô viết trên mạng xã hội Facebook rằng bản thân phải "đấu tranh để không vi phạm". Dù không viết tên Tổng thống Trump lên Facebook, bài đăng của O'Grady ngụ ý rõ ràng việc cô ủng hộ bà Clinton. O'Grady nói cô đã xóa bài viết nêu trên.

Mật vụ Mỹ là lực lượng chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho tổng thống, gia đình tổng thống và một số quan chức cấp cao, bao gồm ứng viên tổng thống nếu họ có đề nghị.

Cơ quan Mật vụ Mỹ tuyên bố nhận thức rõ về các bài viết của O'Grady và đang có hành động "nhanh chóng và phù hợp". "Bất cứ cáo buộc nào về hành vi sai trái đều được xem xét nghiêm túc và điều tra nhanh chóng", cơ quan mật vụ Mỹ cho biết hôm 24/1.

O'Grady được cho là đã đăng các bài viết về chính trị lên Facebook cá nhân khoảng 7 tháng, công khai ủng hộ các hoạt động chống Trump. Cô còn đăng ảnh nền là cuộc tuần hành của phụ nữ phản đối Trump, diễn ra hôm 21/1, một ngày sau khi ông tuyên thệ nhậm chức.

Văn Việt

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Đại học Quốc gia Moscow ngày 25/1. Ông hát bài "Fourteen minutes to the launch", một trong những bài hát về khám phá vũ trụ thời Liên Xô, với các sinh viên Nga.

"Dấu chân của chúng ta sẽ lưu lại trên những con đường bụi bặm ở các hành tinh xa xôi", Tổng thống Putin hát.

"Fourteen minutes to the launch" được viết và thu âm năm 1960. Nó trở thành bài hát ca ngợi chương trình khám phá không gian Liên Xô sau hành trình của Yuri Gagarin năm 1961, được các phi hành gia biểu diễn trong không gian năm 1962. Nhiều người Nga hiện vẫn yêu thích bài hát này, theo Reuters.

Như Tâm

Tàu Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Sputnik.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Sputnik.

"Chúng tôi sẽ theo dõi sát Đô đốc Kuznetsov khi tàu trở về Nga", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết trong thông báo ngày 25/1, theo AFP.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov di chuyển qua Biển Bắc tới Syria trong năm 2016 để hỗ trợ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Tàu bắt đầu trở về Nga sau khi quân đội Syria giành lại thành phố Aleppo từ phe đối lập.

Bộ trưởng Fallon gọi Đô đốc Kuznetsov là "con tàu hổ thẹn có nhiệm vụ kéo dài sự đau khổ của người dân Syria". Anh triển khai các phi cơ Typhoon và một tàu hộ tống theo dõi Đô đốc Kuznetsov để đảm bảo Anh được an toàn. Đô đốc Kuznetsov được một tàu tuần dương và tàu kéo cứu hộ hộ tống.

Moscow chỉ trích việc London bám theo tàu Nga và tố Fallon lợi dụng sự kiện để đánh lạc hướng dư luận Anh.

"Mục đích của thông báo và 'thể hiện' hộ tống tàu của chúng tôi là đánh lạc hướng sự chú ý của những người nộp thuế ở Anh khỏi tình trạng thực sự của hạm đội Anh", Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, nói.

Theo ông Konashenkov, tàu Nga không cần sự hộ tống vô nghĩa này và ông Fallon cần chú ý hơn đến các hạm đội của Anh.

Quân đội Nga hồi đầu tháng 1 thông báo bắt đầu rút quân khỏi Syria theo lệnh từ Tổng thống Vladimir Putin ngày 29/12. Các phi cơ trên Đô đốc Kuznetsov đã tấn công 1.252 mục tiêu khủng bố trong hai tháng làm nhiệm vụ.

Như Tâm

 Tiêm kích J-20 trình diễn lần đầu tiên

Trung Quốc cuối năm ngoái ra mắt tiêm kích tàng hình Thành Đô J-20, mẫu máy bay được so sánh với F-22 hay F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng J-20 không phải một chiếc tiêm kích dành cho nhiệm vụ không chiến, tàng hình kém và không có nét nào giống cặp đôi máy bay thế hệ 5 của Mỹ, theo Business Insider.

"J-20 là loại máy bay khác hoàn toàn F-35", Malcolm Davis, chuyên viên phân tích tại Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho biết.

Cũng theo ông Davis, J-20 có tốc độ cao, tầm bay xa, nhưng khả năng tàng hình lại thua kém rõ rệt máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Tuy  nhiên, có vẻ như Trung Quốc không quá coi trọng vấn đề này, bởi mục đích thật sự của J-20 là đóng vai trò giống tiêm kích đánh chặn và cường kích tầm xa, nhắm vào máy bay chỉ huy và tiếp dầu, thay vì đối đầu trực diện với máy bay tàng hình Mỹ.

"Người Trung Quốc nhận ra rằng họ có thể tấn công các hệ thống hỗ trợ quan trọng như máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) và máy bay tiếp dầu, khiến chúng không thể thực hiện nhiệm vụ. Nếu đẩy phi cơ tiếp dầu ra xa khu vực tác chiến, F-35 và các máy bay khác khó có thể hoạt động hiệu quả vì không đủ tầm bay tới mục tiêu", ông Davis cho biết thêm.

con-moi-that-su-cua-tiem-kich-tang-hinh-j-20-trung-quoc

Các loại máy bay cảnh báo sớm là mục tiêu chính của J-20. Ảnh: Không quân Mỹ.

Tướng không quân David Deptula cũng đưa ra đánh giá tương tự về tiêm kích J-20. Về cơ bản J-20 chỉ có tính năng tàng hình ở mặt trước chứ không phải tất cả mọi mặt như F-22, nó cũng không có thiết kế của một tiêm kích mạnh về không chiến. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại nhất là J-20 có khả năng mang các loại vũ khí tầm xa.

Con mồi thực sự mà J-20 săn tìm trên chiến trường là các mục tiêu mềm, không có khả năng phòng vệ. Các biên đội J-20 có thể xuất phát từ căn cứ được bảo vệ cẩn mật trong nội địa, bay một quãng đường dài để phóng tên lửa tầm xa vào máy bay chỉ huy và tiếp dầu của Mỹ rồi nhanh chóng rút lui.

Một chuyên viên của tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin cho rằng Bắc Kinh đã đi sai hướng khi cố tích hợp tính năng tàng hình vào J-20 và các kỹ sư của tập đoàn sản xuất máy bay Thành Đô đã không nắm được khái niệm về thiết kế tàng hình.

Hầu hết giới chuyên gia quân sự đều nhận định những mẫu tiêm kích J-20 xuất hiện gần đây của Trung Quốc vẫn chỉ là phiên bản thử nghiệm, được gắn nhiều cảm biến để nghiên cứu chứ chưa phải phiên bản hoàn chỉnh được biên chế trong không quân.

Tử Quỳnh

Hình ảnh chiếc B-17 số hiệu 666 sau một trận không chiến

Ban đầu mang tên "Lucy", chiếc máy bay ném bom B-17 mang số hiệu 666 của Phi đoàn Ném bom 43 Mỹ trở nên nổi tiếng vào năm 1943 vì luôn trở về sau mọi nhiệm vụ, bất chấp việc mang đầy vết thương trên thân mình do hỏa lực đối phương.

Nhưng với quá nhiều lần bị thương trong chiến đấu, Lucy bị gọi là "chiếc máy bay bị nguyền rủa" và không tổ bay nào muốn nhận chiếc oanh tạc cơ này, khiến nó bị đưa vào danh sách chuẩn bị tháo dỡ lấy phụ tùng. Nhưng đó cũng là lúc chiếc 666 đi vào lịch sử của không quân Mỹ trong Thế chiến II, theo War History.

Tổ bay do đại úy Jay Zeamer chỉ huy luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhưng lại thường xuyên vi phạm quy định tại căn cứ Port Moresby của Mỹ tại Papua New Guinea. Hành vi thiếu kỷ luật khiến họ bị xếp vào cuối danh sách thực hiện nhiệm vụ trên máy bay ném bom B-17 và phải chờ đợi chiếc máy bay mới trong thời gian dài.

Tuy nhiên, một nhiếp ảnh gia đã gặp gỡ Zeamer và đề xuất đưa họ tới chiếc 666 xui xẻo. Những người bình thường đều từ chối bay trên chiếc oanh tạc cơ này, nhưng Zeamer nhanh chóng chấp nhận thử thách.

Chiếc B-17 được vũ trang mạnh nhất trong lịch sử

Máy bay số 666 cần được tân trang trước khi trở lại chiến đấu. Mỗi chiếc B-17 được trang bị 13 súng máy để tự vệ, nhưng đại úy Zeamer quyết định biến nó thành một pháo đài với 19 súng máy. Toàn bộ các khẩu súng cỡ nòng 7,62 mm được thay thế bởi súng cỡ nòng 12,7 mm với hỏa lực và tầm bắn lớn hơn.

tran-chien-khong-can-suc-giua-chiec-b-17-bi-nguyen-rua-va-tiem-kich-nhat

Một chiếc B-17 trong khi bay. Ảnh: Boeing.

Tổ lái còn bổ sung một ụ súng cố định, cho phép khai hỏa từ vị trí của phi công. Họ còn mang theo nhiều khẩu súng máy dự phòng để có thể dễ dàng thay thế những vũ khí bị kẹt đạn trong quá trình chiến đấu. Khi quá trình tân trang hoàn tất, chiếc 666 trở thành máy bay B-17 được vũ trang mạnh nhất trên toàn bộ chiến trường Thái Bình Dương và được đặt tên là "Lão 666".

Đến ngày 16/6/1943, tổ bay của Zeamer quyết định tình nguyện nhận một nhiệm vụ mạo hiểm, đó là đơn thương độc mã bay vào khu vực Bougainville do quân Nhật kiểm soát để chụp ảnh trinh sát địa hình quanh.

Khi cách mục tiêu 900 km, đại úy Zeamer phát hiện khoảng 17 tiêm kích Mitsubishi Zero của Nhật đang cất cánh. Tổ bay Mỹ vẫn quyết định tiếp tục nhiệm vụ để phục vụ cho đợt tấn công mới của quân Đồng minh. Các tiêm kích Nhật bắt đầu lượn quanh 666 để chuẩn bị tấn công.

Trận không chiến 1 đấu 17

Ngay khi nhóm Zero tiếp cận, đại úy Zeamer khai hỏa ụ pháo phía trước, bắn hạ ít nhất một chiếc Zero. Đạn pháo 20 mm của tiêm kích Nhật sau đó bắn trúng buồng lái và mũi máy bay, làm đại úy Zeamer và thiếu úy Joseph Sarnoski bị thương nặng.

tran-chien-khong-can-suc-giua-chiec-b-17-bi-nguyen-rua-va-tiem-kich-nhat-1

Một tiêm kích Zero được phục dựng. Ảnh: Japan Times.

Sarnoski bị đẩy ra khỏi mũi máy bay vì các quả đạn nổ của Nhật. Anh ta bị mất máu rất nhanh, nhưng vẫn bò trở lại ụ súng để bắn hạ một tiêm kích Zero khác trước khi chết. Zeamer bị nhiều vết thương ở tay chân dẫn tới mất máu, nhưng vẫn tiếp tục điều khiển chiếc B-17.

Đợt tấn công tiếp theo của tiêm kích Nhật phá hủy hệ thống cung cấp ôxy trên oanh tạc cơ Mỹ, buộc tổ bay phải hạ độ cao xuống 4.600 m để thở được bình thường. Nhóm tiêm kích Nhật tiếp tục nã đạn vào chiếc B-17 trong 45 phút tiếp theo. Tuy nhiên, tổ bay của Mỹ không chịu bỏ cuộc, họ bắn rơi ít nhất 5 chiếc Zero khác trước khi cạn nhiên liệu và phải quay về căn cứ.

Khi chiếc 666 trở về tới căn cứ trong tình trạng hư hỏng nặng, 6 người trong tổng số 9 thành viên tổ bay đã chết hoặc bị thương nặng. Nhóm kỹ thuật viên dưới đất tưởng Zeamer đã chết, nhưng anh ta tỉnh dậy ngay sau đó.

Sau trận chiến này, cả Zeamer và Sarnoski đều được trao Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất của quân đội Mỹ, vì hành động chiến đấu dũng cảm. Những người còn lại được thưởng Huân chương Chữ thập Anh dũng, phần thưởng cao quý thứ hai chỉ sau Huân chương Danh dự. Chiếc 666 cuối cùng được đưa về Mỹ năm 1944 và bị tháo dỡ không lâu sau đó.

Tử Quỳnh

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh bắt đầu xây tường tại biên giới với Mexico tại Bộ An ninh Nội địa ngày 25/1. Ảnh: AFP.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh bắt đầu kế hoạch xây tường biên giới với Mexico tại Bộ An ninh Nội địa ngày 25/1. Ảnh: AFP.

Tổng thống Donald Trump chỉ đạo các quan chức bắt đầu "lên kế hoạch, thiết kế và xây một bức tường hữu hình dọc theo biên giới phía nam" và sẽ tài trợ cho nó như thế nào.

"Một quốc gia không có biên giới thì không phải là một quốc gia", AFP dẫn lời Tổng thống Trump nói ngày 25/1, nhắc lại lời cố tổng thống Ronald Reagan, khi tới Bộ An ninh Nội địa (DHS) để ký hai sắc lệnh. "Kể từ hôm nay, Mỹ lấy lại quyền kiểm soát biên giới". 

Trump còn ra lệnh khảo sát biên giới cần hoàn thành trong vòng 180 ngày. Phần lớn diện tích xây tường là đất thu hồi từ tư nhân và chính quyền bang Texas. Điều này có thể kéo dài quá trình pháp lý, gây trở ngại về chính trị và phí bồi thường đáng kể.

Tổng thống Trump cam kết sẽ buộc Mexico phải trả chi phí cho bức tường, điều chính phủ Mexico nhiều lần khẳng định không thực hiện. Các trợ lý tổng thống cân nhắc tăng thuế nhập khẩu hoặc phí quá cảnh để "ép Mexico trả tiền".

Hạn chế nhập cư là một vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử của Trump. Ông muốn xây một bức tường dọc theo 3.200 km biên giới chung giữa Mỹ và Mexico. Reuters đưa tin Trump năm 2016 nói bức tường sẽ dài 1.600 km do địa hình biên giới. Một số khu vực biên giới đã có rào chắn nhưng theo Trump, cần có một bức tường để ngăn người nhập cư trái phép từ Mỹ Latinh vào Mỹ.

Kết quả khảo sát Morning Consult/Politico công bố hôm qua cho thấy 47% người được hỏi ủng hộ xây tường, 45% phản đối. Giới chuyên gia lo ngại bức tường có thực sự giúp ngăn người nhập cư hay chỉ tiêu tốn hàng tỷ USD.

Như Tâm

Thứ năm, 26/1/2017 | 06:04 GMT+7

|

Thứ năm, 26/1/2017 | 06:04 GMT+7

Đại sứ Anh, Pháp, Áo và Romania tập aerobic cùng những phụ nữ bán hàng khi đi chợ Tết tại Hà Nội, trong khi Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam chụp selfie cùng một cô gái Việt.

 Phương Vũ

Xem thêm:
ha-lan-tuyen-chien-voi-chinh-sach-chong-pha-thai-cua-trump

Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Phát triển Hà Lan Lilianne Ploumen. Ảnh: volkskrant

Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Phát triển Hà Lan Lilianne Ploumen hôm qua tuyên bố bà dự định thành lập một quỹ quốc tế tài trợ cho các dự án liên quan đến tránh, phá thai và giáo dục phụ nữ tại các nước đang phát triển, theo Independent.

Bà Ploumen công bố kế hoạch như một cách phản ứng trước việc ông Trump ký một bản ghi nhớ để hạn chế quyền tiếp cận thông tin về phá thai với những phụ nữ nhận viện trợ từ các nhóm phát triển quốc tế.

Được biết đến là chính sách Mexico City, lệnh cấm là một trong những hành động đầu tiên của ông Trump khi vào Nhà Trắng. Ông cấm Mỹ tài trợ cho bất kỳ tổ chức viện trợ quốc tế nào cung cấp cho phụ nữ thông tin về phá thai.

Bà Ploumen cho biết quỹ bà dự định lập có thể được hỗ trợ bởi các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội lo ngại trước những hành động của Tổng thống Mỹ để "bù đắp thất bại tài chính này càng nhiều càng tốt".

"Cấm phá thai không dẫn đến ít phá thai hơn. Nó dẫn những hành vi phá thai chui vô trách nhiệm và nguy cơ bà mẹ tử vong cao hơn", bà nói.

Phương Vũ

Bắc Kinh  -  nơi người giàu, nghèo không cùng hít thở một bầu không khí

Ô nhiễm không khí khiến Bắc Kinh trở thành một đô thị bị chia tách, khi mà người giàu và người nghèo thậm chí không hít thở chung một bầu không khí dù trong cùng một thành phố.

Tỉnh giấc, việc đầu tiên Jiang Wang làm mỗi sáng là kiểm tra máy đo, đảm bảo hai con gái đang hít thở không khí sạch. Xong xuôi, cô mới làm bữa sáng, mọi nguyên liệu đều mua tại một cửa hàng thực phẩm hữu cơ. Jiang Wang rửa sạch trong bồn, dưới vòi nước gắn máy lọc. Tuy nhiên, gia đình cô không uống nước đó, mà mua nước đóng chai nhập khẩu về uống.

Đó là cách Wang bắt đầu ngày mới, cố giảm thiểu mọi tác động của môi trường ô nhiễm tại Bắc Kinh tới gia đình và bản thân.

"Từ lúc mở mắt ra cho đến khi lên giường nghỉ ngơi buổi tối", Wang nói, "ta phải đặc biệt chú ý mọi thứ, từ không khí đến nước, thực phẩm".

Wang và gia đình cô nằm trong số nhiều người Bắc Kinh đang ngày một chú trọng không để ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống.

"Những thứ này tốn rất nhiều tiền. Nhưng không gì đánh đổi được với sức khỏe"

Wang nói

Những thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc - Mật độ trung bình bụi PM2,5 mỗi m3 (Những hạt bụi có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2,5) không được phép lớn hơn 25 (microgram/m3) Ảnh: CNN

Nghiên cứu công bố tháng 11 năm ngoái đã phân tích hơn 3 triệu ca tử vong trên 74 thành phố Trung Quốc năm 2013. Kết quả cho thấy, 31,8% số ca có liên quan tới ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các thành phố lớn tại Hà Bắc, tỉnh bao quanh Bắc Kinh.

"Ô nhiễm không khí càng làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo tại đô thị Trung Quốc", Matthew Kahn, giáo sư kinh tế, đại học Nam California, Mỹ, nhận xét.

"Người giàu sống tại những nơi sạch sẽ trong thành phố, vào những ngày ô nhiễm nặng, họ lái xe đi làm, chui vào trong cao ốc, được bác sĩ giỏi khám, có nhà ở quê, có máy lọc không khí đắt tiền và hiệu quả trong nhà".

"Bắc Kinh có nguy cơ trở thành một đô thị bị chia tách, nơi người giàu và người nghèo thậm chí không hít thở chung một bầu không khí", ông đánh giá.

Phụ trội

Gia đình Wang vừa lắp thêm một hệ thống lọc khí sạch, hết khoảng 4.300 USD. Nó hoạt động như một hệ thống thông gió, làm sạch không khí bên ngoài rồi mới đưa vào nhà. Trong nhà, phòng nào cũng lắp máy lọc. Có tất cả 8 cái, loại bỏ CO2, ngăn chặn mọi chất bẩn trong không khí. Những thứ này tốn thêm khoảng 7.200 USD.

Tháng nào họ cũng phải thay bộ lọc, hết khoảng 430 USD. Bộ lọc nước cho bồn rửa bát hết khoảng 300 USD, bộ lọc nước tắm khoảng 1.000 USD.

Đối với những người siêu giàu, các công ty như Environment Assured (Môi trường Đảm bảo), công ty chuyên tư vấn chất lượng không khí và lọc nước trong nhà, sẽ kiểm tra chất lượng không khí các văn phòng và nhà ở. Công ty cung cấp gói lọc không khí toàn diện, giá khoảng 15.000 USD, theo Alex Cukor, phó chủ tịch công ty.

Giá bất động sản tăng hay giảm cũng dựa vào công nghệ lọc khí. Giá một căn hộ hai phòng ngủ ở khu phức hợp MOMA, nơi tòa nhà nào cũng trang bị máy lọc khí, có giá hơn 3 triệu USD, gấp 6 lần so với một căn hộ có kích thước tương tự nhưng nằm ở những khu bụi bặm trong thành phố.

Người dân Bắc Kinh không chỉ tốn tiền để thở không khí sạch trong nhà.

Trường quốc tế Bắc Kinh, nơi học phí khoảng 37.000 USD một năm, đã xây một nhà thể thao mái vòm trang bị hệ thống lọc khí, chi phí khoảng 5 triệu USD. Một số trường công lập trong thành phố cũng đã xây mái vòm này.

Mái vòm trong nhà thể thao ở một trường học tại Bắc Kinh. Ảnh: CNN

Nhiều người đặt mua thực phẩm hữu cơ giao tận nhà. Một thẻ thành viên thường niên của trang trại Tony giá 3.400 USD. Trang trại này sẽ giao thực phẩm hai lần mỗi tuần, mỗi lần 3 kg.

Những người khác thì trốn ô nhiễm bằng cách ra nước ngoài du lịch. Hoặc họ có thể mua những sản phẩm kỳ lạ như không khí đóng chai sạch từ Anh với giá 115 USD một chai, hay kem chống ô nhiễm 100 USD một lọ.

Thu nhập bình quân của một người Bắc Kinh là 17.000 USD một năm, theo báo cáo của đại học Bắc Kinh. Đó cũng là mức thu nhập cao nhất nước. Tuy nhiên, số tiền này cũng không đủ để mua không khí sạch.

Kinh tế bùng nổ đã khiến đời sống của hàng triệu người khá giả hơn, nhưng cũng có ngày càng nhiều người thất vọng vì tầng lớp giàu có và siêu giàu. Họ thất vọng vì không thể tự bảo vệ mình, trong khi những người làm giàu nhờ công nghiệp hóa đất nước và gây ra ô nhiễm, thì có thể.

"Nỗi lo ngại về ô nhiễm không khí trên cả nước đã đạt tới điểm đe dọa ổn định xã hội Trung Quốc", Barbara Finamore, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), hồi tháng 5/2016 nhận xét.

Cuộc chiến chống ô nhiễm

Trung Quốc là nước phát thải nhà kính nhiều nhất thế giới và cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng do ô nhiễm không khí. Kinh tế Trung Quốc tổn thất 535 tỷ USD mỗi năm do ô nhiễm không khí năm 2012, theo báo cáo của công ty phân tích RAND trụ sở tại Mỹ.

Chính quyền Trung Quốc đã ý thức được ô nhiễm không khí là một vấn đề bức xúc. Năm 2014, chính phủ nước này tuyên bố phát động "cuộc chiến chống ô nhiễm".

Nhờ khá giả, tầng lớp thượng lưu và trung lưu của Trung Quốc đủ điều kiện du lịch nước ngoài, tìm hiểu mối nguy của ô nhiễm không khí và cách phòng tránh. Tuy nhiên, trên đường phố, khi ô nhiễm ở mức báo động đỏ, hình ảnh những người dân bình thường chỉ đeo khẩu trang che miệng và mũi chứ không dùng mặt nạ phòng độc, vẫn rất phổ biến.

Giá thành những vật dụng bảo vệ con người khỏi ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh. Đồ họa: CNN

Ngay cả các phương tiện truyền thông nhà nước cũng cho rằng chính phủ cần thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn và phân tích rõ ảnh hưởng của ô nhiễm.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã có một số thành công nhất định. 663 khu vực trong nội đô Bắc Kinh đã thay thế than đá bằng năng lượng sạch, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã. Bắc Kinh đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và đang dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng quang năng và phong năng, theo CSIS.

Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa thể xóa tan quan điểm Bắc Kinh là một nơi không đáng sống. "Dưới bầu trời ô nhiễm", một bộ phim tài liệu về tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, đã gây bão khi ra mắt năm 2015. Bộ phim thu hút hàng triệu lượt xem trực tuyến, trước khi chính quyền kiểm duyệt và cấm chiếu trên các trang chia sẻ video trực tuyến.

Đoạn phim châm biếm do tổ chức WildAid thực hiện hồi tháng 3/2016 khắc họa con người tương lai với bộ lông mũi dài thượt vì phải hít thở không khí ô nhiễm trầm trọng.

Ngành công nghiệp mới nổi

Chính phủ nhận thức được vấn đề, còn các doanh nghiệp thì nhìn thấy cơ hội kinh doanh. Một ngành công nghiệp béo bở nổi lên nhờ vào những người muốn cách ly khỏi ô nhiễm như Wang, người mẹ muốn bảo vệ hai con gái 5 tuổi và 3 tháng tuổi.

"Con bé mới chào đời, cuộc sống mới bắt đầu, vậy mà không khí nó hít thở cả trong lẫn ngoài đều rất độc hại. Tôi không ngủ được, theo nghĩa đen, hai đêm liền", Wang tâm sự. "Con tôi còn rất nhỏ, chúng còn cả cuộc đời phía trước".

Bắc Kinh là mảnh đất màu mỡ cho ngành công nghiệp thiết bị lọc khí, vì đó là thành phố nhiều tỷ phú nhất thế giới.

Có 200.000 máy lọc không khí bán ra tại Trung Quốc năm 2010, theo công ty tư vấn Daxue. Con số này tăng vọt lên hai triệu sau 4 năm. Nhu cầu dự kiến đạt 4 triệu năm 2018, theo công ty nghiên cứu Huidian, một doanh nghiệp Trung Quốc chuyên tư vấn và quảng cáo.

"Doanh thu hiện tại phần lớn đến từ các sản phẩm cao cấp, nhưng nó đang dần thay đổi. Máy lọc không khí đang ngày càng dễ tiếp cận hơn", Cukor nói.

Xiaomi, một công ty công nghệ ở Trung Quốc, đang tung ra thị trường loại máy lọc không khí giá rẻ, chỉ 360 USD.

Tầng lớp trung lưu

Environment Assured bận rộn không ngừng với các đơn đặt hàng suốt ba tuần qua, kể từ khi Bắc Kinh đặt mức báo động đỏ ô nhiễm không khí, Cukor cho biết.

Theo dữ liệu của công ty bán lẻ trực truyến JD, cuối năm ngoái, từ 16 đến 20/12, suốt thời gian Bắc Kinh đặt cảnh báo ô nhiễm không khí ở mức cao nhất, doanh số bán mặt nạ tăng lên 380%, còn máy lọc không khí tăng 210%.

Giáo sư Kahn cũng phát hiện xu hướng tương tự khi phân tích dữ liệu bán hàng của Taobao, nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc, vào mùa đông năm 2013 — thời gian chất lượng không khí kém.

Nguyên nhân có thể do những người có thu nhập thấp không có thời gian và tiền bạc để lắp đặt các biện pháp đề phòng cho tới khi vấn đề ngoài tầm với. Họ cũng không mua các sản phẩm làm sạch hiệu quả mà chỉ mua hàng rẻ tiền, còn hàng rẻ thì đúng với câu "tiền nào của nấy".

Jiang Wang và chồng, Ludovic Bodin cùng hai con gái, Mia 6 tuổi và Anna 3 tháng tuổi. Ảnh: CNN

Một số người đổ lỗi cho quảng cáo sai sự thật. Thời báo Tài chính gần đây đưa tin, một bà mẹ đã kiểm tra chất lượng không khí tại một số trung tâm mua sắm bán máy làm sạch không khí và phát hiện không khí không an toàn như quảng cáo.

"Xu hướng khác biệt trong việc đầu tư thiết bị làm sạch không khí giữa người giàu và người nghèo làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa hai tầng lớp này ở Trung Quốc, vì người nghèo tiếp cận với nhiều rủi ro hơn", Kahn phân tích.

Kahn và đồng tác giả Zheng Siqi, giáo sư đại học Thanh Hoa, vẫn duy trì thái độ lạc quan khi nhắc tới đường cong Kuznets (mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập).

Đường cong này cho thấy khi thu nhập bình quân đầu người tăng, ô nhiễm cũng tăng, nhưng chỉ tới một điểm nhất định. Khi đạt điểm này, thu nhập của người dân tăng lên, đủ để họ ý thức được giá trị môi trường, các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và gây áp lực lên chính quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý. Khi đó, ô nhiễm sẽ giảm, còn thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên.

Về phần Wang, cô hy vọng con gái sẽ sớm được hưởng những ngày đó.

"Đối với chúng tôi và tất cả mọi người, sức khỏe là quan trọng nhất", Wang nói. "Không có sức khỏe thì không làm được gì cả".

Hồng Hạnh (theo CNN)

trump-muon-dieu-tra-nghi-an-gian-lan-bau-cu

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

"Tôi sẽ yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra lớn về khả năng cử tri gian lận, bao gồm cả những người đăng ký bỏ phiếu tại hai bang, những người bất hợp pháp và thậm chí những người đã qua đời nhưng vẫn nằm trong danh sách đi bầu. Dựa vào kết quả, chúng ta sẽ củng cố được thủ tục bầu cử!", Trump hôm nay viết trên Twitter.

Ông Trump, người thắng phiếu đại cử tri nhưng thua về phiếu phổ thông trước đối thủ Hillary Clinton (kém Clinton hơn 2,9 triệu phiếu phổ thông), không giải thích gì thêm về vấn đề này ngoài hai bài đăng trên Twitter. Ông cũng không đưa ra bằng chứng để chứng minh lập luận của mình.

Các quan chức nhà nước Mỹ cho biết họ không tìm thấy bằng chứng về gian lận bầu cử lớn trong ngày 8/11. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng nói rằng ông chưa thấy bằng chứng nào.

Ông Trump tuyên bố trên Twitter sau khi người phát ngôn của ông, Sean Spicer, xác nhận Tổng thống vẫn tin hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp đã đi bầu trong cuộc bầu cử. Spicer cũng không đưa ra bằng chứng.

100 ngày đầu nhiệm kỳ - thước đo thành công của tân tổng thống Mỹ

Phương Vũ

Nhiều người đã xem xét kỹ các cử chỉ của Tổng thống Mỹ Donald Trump và vợ ông, bà Melania vào ngày ông Trump nhậm chức. "Bà Melania giống như một món đồ đối với ông Trump", Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đã làm việc với các cơ quan chính phủ Mỹ, nói.

"Tôi không thấy bất kỳ sự ấm áp hay tình yêu thật sự nào trong mối quan hệ đó", bà nói.

Nhiều chuyên gia thì chú ý đến cách ứng xử của ông với vợ khi gặp gia đình Obama. "Điều thú vị là ông Trump ra khỏi xe, lên cầu thang và bắt tay nhà Obama thay vì giúp vợ ra khỏi xe hay chờ bà ấy. Ông ấy thậm chí còn không ngoái lại nhìn", chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Patti Wood nói. Hành động này của ông Trump được so sánh với ông Obama, người đợi vợ ra khỏi xe rồi mới bắt đầu lên cầu thang.

Constantine nhận xét rằng: "Nếu bạn không biết trước thì khi nhìn vào cảnh đó, bạn sẽ không biết rằng họ đã kết hôn".

Tại lễ tuyên thệ nhậm chức, camera truyền hình ghi lại cảnh ông Trump chỉ mỉm cười nhanh với vợ khi bà lên sân khấu và đứng cạnh ông, trong khi đó, ông Obama đã nắm và hôn tay bà Michelle.

Tuy nhiên, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Lillian Glass nói rằng không thể so sánh hai gia đình với nhau.

"Barack và Michelle kết hôn khi còn trẻ. Bà ấy từng là sếp của ông ấy, họ đã sống cả đời với nhau", bà nói. "Ông Trump đã kết hôn nhiều lần, vì vậy, ông là trường hợp hoàn toàn khác".

Bà Glass cho rằng ông Trump và bà Melania rất hợp nhau. "Họ có xuất thân khác nhau và đã có một đứa con. Bà ấy rất dễ tính còn ông ấy có một cái tôi rất lớn và cần nhiều sự chú ý".

"Ông Trump không thể sống với một người vợ cạnh tranh sự chú ý với mình, vì vậy, xét về tính cách, họ là cặp đôi hoàn hảo".

Phương Vũ

Thứ tư, 25/1/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ tư, 25/1/2017 | 21:00 GMT+7

Trump có thể gây sức ép với Trung Quốc trong một loạt vấn đề như Biển Đông, thương mại, nhân quyền hay Triều Tiên.

Phương Vũ

Xem thêm:

Thứ tư, 25/1/2017 | 20:23 GMT+7

|

Thứ tư, 25/1/2017 | 20:23 GMT+7

Đại sứ phái đoàn Liên minh châu Âu và các nước thành viên cùng đi mua muối, quất, lá mùi và tượng gà để đón năm Đinh Dậu.

 Phương Vũ

Xem thêm:
Cảnh sát Mỹ tìm thấy hơn 20 triệu USD giấu dưới đệm trong một căn hộ của nghi phạm. Ảnh: CNN

Cảnh sát Mỹ tìm thấy hơn 20 triệu USD giấu dưới đệm trong một căn hộ của nghi phạm. Ảnh: CNN

Vụ khám xét và thu giữ 20 triệu USD giấu dưới đệm trong một căn hộ ở Westborough, Mass, bang Massachusetts diễn ra hồi đầu tháng này, theo CNN

Các bức ảnh sau đó của cảnh sát cho thấy hàng xấp tiền mặt được gói cẩn thận, đặt dưới giường trong phòng ngủ. Cảnh sát cho biết họ tìm thấy số tiền sau khi bắt nghi phạm 28 tuổi người Brazil tên Cleber Rene Rizerio Rocha.

Rocha bị cáo buộc rửa tiền, có liên quan tới vụ lừa đảo của công ty TelexFree. Nghi phạm thừa nhận anh ta ở Mỹ để chuyển tiền cho người sáng lập TelexFree, công ty cung cấp dịch vụ gọi điện thoại qua Internet. Công ty này hoạt động theo kiểu đa cấp, kiếm được hàng triệu USD từ những người đăng ký.

Giới chức liên bang Mỹ thực hiện lệnh khám xét với công ty này năm 2014. Một báo cáo của tòa án bang Massachusetts cho biết khoảng 965.225 người đã mất tổng số tiền trị giá 1,75 tỷ USD khi công ty phá sản.

Một trong những nhà sáng lập công ty trốn sang Brazil. Những người khác thừa nhận đã phạm tội. Trong khi đó, một số nhà quản lý của TelexFree ở Brazil bị cáo buộc âm mưu lấy số tiền còn lại của công ty.

Rocha được cho là một trong số những người này, đến Mỹ từ Brazil. Rocha bị bắt hôm 4/1 khi gặp một nhân chứng, là người hợp tác với cảnh sát, khi nhận 2,2 triệu USD của người này. Cảnh sát Mỹ đang làm rõ về số tiền 20 triệu USD mà Rocha cất giấu. 

Văn Việt

Thứ tư, 25/1/2017 | 16:56 GMT+7

|

Thứ tư, 25/1/2017 | 16:56 GMT+7

Người dân ở các nước châu Á đang bận rộn dọn dẹp, mua sắm Tết, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến năm mới âm lịch Đinh Dậu.

Bé trai đi giữa hàng cây đào chuẩn bị đem bán tại Hong Kong. Ảnh: Reuters

Người Hong Kong hôm 20/1 chọn những câu thư pháp. Ảnh: Reuters

Người Indonesia gốc Hoa tắm tượng tại chùa Amurva Bhumi, Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters

Cảnh sát Indonesia hôm 23/1 dắt chó đi tuần tra trước thềm năm mới tại khu thương mại Sudirman, Jakarta. Ảnh: Reuters

Một nhà sư lau dọn tại chùa Wat Mangkon, khu phố người hoa ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Người phụ nữ chọn mua chiếc váy đón Tết tại chợ người Hoa ở Bangkok. Ảnh: Reuters

Mọi người chụp ảnh cùng gà trong cuộc thi gà đẹp trước thềm Tết Đinh Dậu ở Shunde, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Những người chủ các con gà trong cuộc thi. Ảnh: Reuters

Người phụ nữ nhìn những chiếc đèn lồng và đồ trang trí trong chợ ở trung tâm Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: Reuters

Người bán chuẩn bị những cây mai đem bán ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: Reuters

Các hành khách chờ tàu tại nhà ga Hongqiao, Thượng Hải, Trung Quốc. Tết âm lịch là dịp đoàn tụ của các gia đình Trung Quốc và những tuần giáp Tết luôn là thời gian cao điểm của hệ thống giao thông nước này khi hàng trăm triệu người cùng đổ về quê một lúc. Ảnh: Reuters

Bé trai ngồi trên vali khi người lớn rảo bước tại ga tàu Hongqiao. Ảnh: Reuters

Người đàn ông lái xe dưới đèn lồng tại khu người Hoa ở Yangon, Myanmar. Ảnh: Reuters

Một gia đình ba thế hệ ở Hà Nội, Việt Nam tổ chức gói bánh chưng vào ngày 25 tháng Chạp (22/1). Ảnh: Giang Huy

Trọng Giáp

Xem thêm:
  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)

Thứ tư, 25/1/2017 | 15:46 GMT+7

|

Thứ tư, 25/1/2017 | 15:46 GMT+7

Hàng triệu người rời thủ đô của Trung Quốc về quê ăn Tết Nguyên đán khiến thành phố bình thường đông đúc, chật chội nay vắng vẻ lạ thường.

Quảng trường Thiên An Môn vắng lặng hôm 24/1, hàng triệu người lao động đã rời khỏi thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc để về ăn Tết Nguyên đán. 

Nhà ga tàu điện ngầm không còn cảnh chen chúc như ngày thường. Trong đợt "xuân vận" 2017 từ ngày 13 - 17/1, ước tính có 2,8 tỷ lượt vận chuyển được thực hiện ở Trung Quốc, tạo thành cuộc di cư được coi là lớn nhất của nhân loại. 

Đường phố Bắc Kinh những ngày cận Tết không còn cảnh "ngựa xe như nước" thường nhật. Sở thống kê thành phố Bắc Kinh cho biết thành phố có 21 triệu người thường trú, tính đến cuối năm ngoái. 

Tàu điện ngầm trở nên rộng rãi khác hẳn ngày thường. Bắc Kinh hiện có khoảng 19 tuyến tàu điện ngầm với 345 nhà ga, tổng chiều dài đường ray là 574 km.

Lối đi bên trong một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. 

Thay vì hàng đoàn người gần như luôn đứng kín thang máy, tàu điện ngầm, một trong những phương tiện di chuyển chủ yếu ở Bắc Kinh, những ngày này rất thông thoáng. 

Đường phố ít hẳn xe cộ ở Bắc Kinh. 

Khung cảnh bên ngoài khu sân vận động Tổ chim, công trình xây dựng bằng thép lớn nhất thế giới trị giá 423 triệu USD và là nơi diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008.

Văn Việt
(Theo Shanghaiist)

  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)
  • (25/1)

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác