Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

ong-tap-co-the-pha-le-de-niu-giu-ban-tay-sat

Ông Tập Cận Bình (phải) và đồng minh thân cận Vương Kỳ Sơn. Ảnh: Chinanews

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều khả năng sẽ phá vỡ luật bất thành văn về mức trần tuổi tác trong Ban Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm "giữ ghế" cho một trong những đồng minh thân cận nhất của mình, SCMP dẫn lời các chuyên gia phân tích cho hay.

Trong kỳ đại hội lần thứ 19 vào năm sau, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bầu ra Bộ chính trị và Ban Thường vụ Bộ chính trị mới. Trong số 7 ủy viên Ban Thường vụ, chỉ có Chủ tịch Tập Cận Bình (63 tuổi) và Thủ tướng Lý Khắc Cường (61 tuổi) là còn đáp ứng quy định ngầm về tuổi tác để có thể tiếp tục tái cử, còn 5 thành viên khác đều vượt ngưỡng 68 tuổi, trong đó có Vương Kỳ Sơn, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, người được coi là cánh tay phải của ông Tập trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi".

Theo bình luận viên Chutian Zhou của Diplomat, mặc dù không được quy định trong bất cứ một văn bản chính thức nào, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước tới nay luôn thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ cấp cao theo nguyên tắc "7 lên, 8 xuống", nghĩa là những người từ 67 tuổi trở xuống có thể tái cử, trong khi những người từ 68 tuổi trở lên buộc phải nghỉ hưu.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn ngày 31/10, khi được hỏi về việc liệu ông Vương Kỳ Sơn có được hưởng ngoại lệ nào không, ông Deng Maosheng, chuyên viên Vụ Nghiên cứu Chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng quy định trên vẫn "có chỗ cho sự linh hoạt".

"Khi lựa chọn các lãnh đạo trung ương đảng, tôi cho rằng các quy trình tổ chức nghiêm ngặt và dân chủ toàn diện sẽ được áp dụng, nhưng cần phải có sự điều chỉnh theo hoàn cảnh cụ thể. Đảng cần phải linh hoạt về tuổi tác của các ủy viên Ban thường vụ", Deng nói.

Ông này cũng khẳng định rằng quy định "7 lên, 8 xuống" chưa được văn bản hóa, và cho đến nay chưa có bất cứ tiêu chuẩn tuổi tác cụ thể nào để buộc các ủy viên Ban thường vụ phải nghỉ hưu, rằng "đảng luôn thực hiện sự điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh".

Các chuyên gia phân tích cho rằng tuyên bố của ông Deng, người tham gia vào quá trình soạn thảo văn kiện cho Hội nghị Trung ương 6 vừa diễn ra, là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy ông Vương Kỳ Sơn nhiều khả năng sẽ tiếp tục trúng cử Ban thường vụ Bộ chính trị vào năm tới, dù ông đã 69 tuổi.

Vương Kỳ Sơn được coi là "bàn tay sắt" của ông Tập trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Với tư cách là chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương đã phụ trách những cuộc điều tra chống lại các quan chức quyền lực nhất, trong đó có cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cùng một loạt tướng lĩnh quân đội như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng…

Giáo sư Gu Su thuộc Đại học Nam Kinh cho rằng trợ lý thân tín như ông Vương là người không thể thiếu trong nhiệm kỳ hai của ông Tập, khi ông vẫn muốn thúc đẩy chiến dịch đả hổ diệt ruồi. "Nhiều khả năng ông Vương Kỳ Sơn vẫn sẽ ở lại để tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng quan trọng", Gu nói.

Theo Stratfor, việc giữ ông Vương tiếp tục sát cánh bên mình trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo tới 2022 sẽ giúp ông Tập củng cố quyền lực một cách vững chắc, nhất là sau khi ông được coi là "nhà lãnh đạo hạt nhân" của Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 6. Ông Tập có thể sẽ chấp nhận phá vỡ luật bất thành văn trong nội bộ đảng để đưa những người thân tín vào các vị trí quan trọng trong đảng và chính phủ, nhằm đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện các chính sách cải cách của mình, vượt qua bất cứ sự chống đối nào.

Quan trọng hơn, về lý thuyết, hành động này có thể tạo tiền đề để ông có thể tiếp tục nắm giữ quyền lực với cương vị là Tổng bí thư hoặc Chủ tịch nước sau năm 2022, khi ông đã 69 tuổi.

Thách thức

ong-tap-co-the-pha-le-de-niu-giu-ban-tay-sat-1

Các thành viên Ban thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng việc được tôn vinh là nhà lãnh đạo hạt nhân không thể đảm bảo cho ông Tập có thể thực hiện mọi điều mình muốn, bởi đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn vận hành theo cơ chế lãnh đạo tập thể.

"Ngay cả khi vị thế và quyền lực của ông Tập đã được nâng cao đáng kể, việc giữ ông Vương Kỳ Sơn ở lại vẫn cần đến rất nhiều lời giải thích và lập luận", giáo sư Gu nhận định.

Ông Deng nói rằng vị thế lãnh đạo hạt nhân của ông Tập không đồng nghĩa với việc ông đứng trên các ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị khác trong quá trình ra quyết định. Thay vào đó, các ý kiến khác biệt sẽ được "tập trung hóa", còn ông Tập vẫn chỉ có địa vị "ngang bằng" với các ủy viên Ban thường vụ khác khi trình bày ý kiến hoặc biểu quyết.

"Việc nâng cấp vị thế của ông Tập là nhằm đảm bảo quyền lực của lãnh đạo trung ương đảng, không phải là để thúc đẩy hiện tượng sùng bái cá nhân", Deng nói.

Các chuyên gia phân tích của Stratfor cho rằng nếu ông Tập thành công trong việc giữ ghế cho Vương Kỳ Sơn, đây sẽ là một dấu mốc lớn trong cấu trúc quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện sự chuyển hướng từ mô hình đồng thuận trong Thường vụ Bộ chính trị sang một quá trình ra quyết định linh hoạt hơn, tập trung quyền lực hơn.

"Điều này là một minh chứng cho khả năng thích ứng của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc điểm xuất phát từ chủ nghĩa thực tế và có vai trò quan trọng hơn những quy tắc giáo điều. Trong những năm tới, khi Bắc Kinh vượt qua giai đoạn căng thẳng của công cuộc cải cách kinh tế và tái cơ cấu, chủ nghĩa thực tế và khả năng thích ứng này có thể là một trong những tài sản lớn nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc", các chuyên gia này nhấn mạnh.

Xem thêm: Quyền lực vượt trội của ông Tập Cận Bình

Trí Dũng

Hai phi cơ J-20 phô diễn khả năng bay lượn trước hàng trăm người xem trong lễ khai mạc triển lãm hàng không tổ chức tại thành phố Chu Hải, phía nam Trung Quốc, Reuters đưa tin. Triển lãm bắt đầu từ ngày 1/11 và kéo dài 7 ngày.

J-20 bay thử lần đầu năm 2011. Bắc Kinh hy vọng J-20 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về công nghệ giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ. Giới phân tích cho rằng J-20 nhìn khá giống chiến đấu cơ F-22 Raptor do Lockheed Martin sản xuất nhưng còn quá sớm để so sánh năng lực chiến đấu.

Lầu Năm Góc nhận định công nghệ tàng hình là yếu tố rất quan trọng để không quân Trung Quốc chuyển từ lực lượng chủ yếu hoạt động trên lãnh thổ sang có thể thực hiện các chiến dịch tấn công và phòng thủ. FC-31, loại chiến đấu cơ tàng hình Bắc Kinh đang phát triển với ý định xuất khẩu, có thể trở thành đối thủ với F-35 của Mỹ.

Như Tâm

Chiếc Boeing của hãng hàng không KLM hạ cánh lần cuối xuống đảo St Maarten thuộc lãnh thổ Hà Lan hôm 28/10, trước sự chứng kiến của đám đông trên bãi biển Maho ngay cạnh sân bay Princess Julian, theo Mirror.

Trong 20 năm qua, những chuyến bay như trên đã trở thành biểu tượng của Princess Julian, sân bay được mệnh danh đáng sợ nhất thế giới vì các phi cơ chỉ bay cách đầu người vài mét.

KLM cho biết từ nay hãng sẽ dùng máy bay cỡ nhỏ hơn là Airbus A330 có 243 ghế để thay thế chiếc Boeing 747 có 408 ghế. 

Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi không còn được chứng kiến chiếc Boeing lớn bay trên đầu khi tắm biển nữa.  

"Sẽ không còn cảnh tượng tráng lệ mang tính biểu tượng là các chuyến bay KLM 747 đáp xuống sân bay ở St Maarten nữa. Thật đáng tiếc", một người có tên Kazi Ahmed bình luận trên mạng Twitter.

Xem thêm: Máy bay Boeing 747 sượt qua đầu người đi biển

Hồng Hạnh

my-dieu-tau-ngam-mang-ten-lua-dan-dao-lon-nhat-den-thai-binh-duong

Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio USS Pennsylvania của hải quân Mỹ. Ảnh: CNN

Chiếc tàu ngầm chiến lược lớp Ohio USS Pennsylvania (SSBN 735), mang tên lửa đạn đạo hạt nhân của hải quân Mỹ, đang ghé thăm cảng ở đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương, lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1980, CNN ngày 1/11 đưa tin.

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, hai phái đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc có mặt ở Guam cùng thời điểm đó sẽ thực hiện các chuyến thăm hiếm hoi lên tàu ngầm này.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ của Mỹ với Triều Tiên và Trung Quốc đang căng thẳng do những chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và những động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông.

"Chuyến thăm đặc biệt tới đảo Guam phản ánh những cam kết của Mỹ đối với các đồng minh ở Ấn Độ Dương và châu Á Thái Bình Dương, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cuộc tập trận, huấn luyện, các chiến dịch và những hoạt động hợp tác quân sự khác được tiến hành giữa Mỹ và các quốc gia đối tác".

USS Pennsylvania bắt đầu phục vụ hải quân Mỹ từ năm 1989, là một trong những tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Ohio có khả năng mang, phóng ngư lôi hạng nặng cũng như tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Tàu có trọng tải 16.764 tấn khi nổi, 18.750 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 36,8 km/h.

Tàu được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II, ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng. Mỗi tên lửa Trident II có khả năng mang 12 đầu đạn hạt nhân, có tầm bắn lên đến hơn 20.000 km.

Xem thêm: Tàu ngầm Mỹ tăng khả năng trinh sát bằng UAV.

Nguyễn Hoàng

 tô Sarawak laksa khổng lồ ở trung tâm thương mại Merdeka, thành phố Kuching, Malaysia. Ảnh: Instagram

Tô Sarawak laksa khổng lồ ở trung tâm thương mại Merdeka, thành phố Kuching, Malaysia. Ảnh: Instagram

15 đầu bếp ở trung tâm thương mại Merdeka, thành phố Kuching, đã mất tới 18 giờ để chuẩn bị tô Sarawak laksa khổng lồ, tương đương 1.500 tô mỳ thông thường, theo BBC.

Tuy nhiên sau khi lập kỷ lục, trung tâm đã quyết định đổ toàn bộ số mỳ này, dẫn các lý do về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hành động này khiến Merdeka vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ dư luận.

"Nhà tổ chức đã đổ đi hàng trăm kg thịt, tôm, rau và hơn một nghìn quả trứng làm ơn tra cứu trước trên Google về 'nạn đói' và sau đó hãy sống trong sự xấu hổ suốt phần đời còn lại", một người bình luận.

"Tất cả các nhà tổ chức đều chỉ nghĩ về việc lập kỷ lục. Có hàng trăm nghìn người đang sống trong đói nghèo. Đổ đi 1.500 tô mỳ là sai lầm. Thật xấu hổ", người khác nói.

Ông Cheah Kheng Mun, quản lý của trung tâm, cho hay họ được khuyến cáo trữ nước dùng ở một nhiệt độ nhất định và tô laska trên đã bắt đầu bốc mùi. Tuy nhiên, trước những bình luận giận dữ trên Facebook, trung tâm thương mại sau đó đã công khai xin lỗi.

"Chúng tôi rất biết ơn công chúng vì đã chỉ ra vấn đề lãng phí thực phẩm. Chúng tôi sẽ không cố gắng biện minh cho mình về khía cạnh này. Chúng tôi xin lỗi vì sai sót và quyết định sai lầm này", trung tâm này cho hay.

Số liệu chính thức cho thấy mỗi năm có 15.000 tấn thực phẩm bị loại bỏ ở Malaysia, dù 3.000 tấn trong số này vẫn tiêu thụ được.

Anh Ngọc

ong-tap-co-the-pha-luat-de-niu-giu-ban-tay-sat

Ông Tập Cận Bình (phải) và đồng minh thân cận Vương Kỳ Sơn. Ảnh: Chinanews

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều khả năng sẽ phá vỡ luật bất thành văn về mức trần tuổi tác trong Ban Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm "giữ ghế" cho một trong những đồng minh thân cận nhất của mình, SCMP dẫn lời các chuyên gia phân tích cho hay.

Trong kỳ đại hội lần thứ 19 vào năm sau, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bầu ra Bộ chính trị và Ban Thường vụ Bộ chính trị mới. Trong số 7 ủy viên Ban Thường vụ, chỉ có Chủ tịch Tập Cận Bình (63 tuổi) và Thủ tướng Lý Khắc Cường (61 tuổi) là còn đáp ứng quy định ngầm về tuổi tác để có thể tiếp tục tái cử, còn 5 thành viên khác đều vượt ngưỡng 68 tuổi, trong đó có Vương Kỳ Sơn, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, người được coi là cánh tay phải của ông Tập trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi".

Theo bình luận viên Chutian Zhou của Diplomat, mặc dù không được quy định trong bất cứ một văn bản chính thức nào, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước tới nay luôn thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ cấp cao theo nguyên tắc "7 lên, 8 xuống", nghĩa là những người từ 67 tuổi trở xuống có thể tái cử, trong khi những người từ 68 tuổi trở lên buộc phải nghỉ hưu.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn ngày 31/10, khi được hỏi về việc liệu ông Vương Kỳ Sơn có được hưởng ngoại lệ nào không, ông Deng Maosheng, chuyên viên Vụ Nghiên cứu Chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng quy định trên vẫn "có chỗ cho sự linh hoạt".

"Khi lựa chọn các lãnh đạo trung ương đảng, tôi cho rằng các quy trình tổ chức nghiêm ngặt và dân chủ toàn diện sẽ được áp dụng, nhưng cần phải có sự điều chỉnh theo hoàn cảnh cụ thể. Đảng cần phải linh hoạt về tuổi tác của các ủy viên Ban thường vụ", Deng nói.

Ông này cũng khẳng định rằng quy định "7 lên, 8 xuống" chưa được văn bản hóa, và cho đến nay chưa có bất cứ tiêu chuẩn tuổi tác cụ thể nào để buộc các ủy viên Ban thường vụ phải nghỉ hưu, rằng "đảng luôn thực hiện sự điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh".

Các chuyên gia phân tích cho rằng tuyên bố của ông Deng, người tham gia vào quá trình soạn thảo văn kiện cho Hội nghị Trung ương 6 vừa diễn ra, là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy ông Vương Kỳ Sơn nhiều khả năng sẽ tiếp tục trúng cử Ban thường vụ Bộ chính trị vào năm tới, dù ông đã 69 tuổi.

Vương Kỳ Sơn được coi là "bàn tay sắt" của ông Tập trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Với tư cách là chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương đã phụ trách những cuộc điều tra chống lại các quan chức quyền lực nhất, trong đó có cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cùng một loạt tướng lĩnh quân đội như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng…

Giáo sư Gu Su thuộc Đại học Nam Kinh cho rằng trợ lý thân tín như ông Vương là người không thể thiếu trong nhiệm kỳ hai của ông Tập, khi ông vẫn muốn thúc đẩy chiến dịch đả hổ diệt ruồi. "Nhiều khả năng ông Vương Kỳ Sơn vẫn sẽ ở lại để tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng quan trọng", Gu nói.

Theo Stratfor, việc giữ ông Vương tiếp tục sát cánh bên mình trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo tới 2022 sẽ giúp ông Tập củng cố quyền lực một cách vững chắc, nhất là sau khi ông được coi là "nhà lãnh đạo hạt nhân" của Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 6. Ông Tập có thể sẽ chấp nhận phá vỡ luật bất thành văn trong nội bộ đảng để đưa những người thân tín vào các vị trí quan trọng trong đảng và chính phủ, nhằm đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện các chính sách cải cách của mình, vượt qua bất cứ sự chống đối nào.

Quan trọng hơn, về lý thuyết, hành động này có thể tạo tiền đề để ông có thể tiếp tục nắm giữ quyền lực với cương vị là Tổng bí thư hoặc Chủ tịch nước sau năm 2022, khi ông đã 69 tuổi.

Thách thức

ong-tap-co-the-pha-luat-de-niu-giu-ban-tay-sat-1

Các thành viên Ban thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng việc được tôn vinh là nhà lãnh đạo hạt nhân không thể đảm bảo cho ông Tập có thể thực hiện mọi điều mình muốn, bởi đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn vận hành theo cơ chế lãnh đạo tập thể.

"Ngay cả khi vị thế và quyền lực của ông Tập đã được nâng cao đáng kể, việc giữ ông Vương Kỳ Sơn ở lại vẫn cần đến rất nhiều lời giải thích và lập luận", giáo sư Gu nhận định.

Ông Deng nói rằng vị thế lãnh đạo hạt nhân của ông Tập không đồng nghĩa với việc ông đứng trên các ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị khác trong quá trình ra quyết định. Thay vào đó, các ý kiến khác biệt sẽ được "tập trung hóa", còn ông Tập vẫn chỉ có địa vị "ngang bằng" với các ủy viên Ban thường vụ khác khi trình bày ý kiến hoặc biểu quyết.

"Việc nâng cấp vị thế của ông Tập là nhằm đảm bảo quyền lực của lãnh đạo trung ương đảng, không phải là để thúc đẩy hiện tượng sùng bái cá nhân", Deng nói.

Các chuyên gia phân tích của Stratfor cho rằng nếu ông Tập thành công trong việc giữ ghế cho Vương Kỳ Sơn, đây sẽ là một dấu mốc lớn trong cấu trúc quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện sự chuyển hướng từ mô hình đồng thuận trong Thường vụ Bộ chính trị sang một quá trình ra quyết định linh hoạt hơn, tập trung quyền lực hơn.

"Điều này là một minh chứng cho khả năng thích ứng của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc điểm xuất phát từ chủ nghĩa thực tế và có vai trò quan trọng hơn những quy tắc giáo điều. Trong những năm tới, khi Bắc Kinh vượt qua giai đoạn căng thẳng của công cuộc cải cách kinh tế và tái cơ cấu, chủ nghĩa thực tế và khả năng thích ứng này có thể là một trong những tài sản lớn nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc", các chuyên gia này nhấn mạnh.

Xem thêm: Quyền lực vượt trội của ông Tập Cận Bình

Trí Dũng

Phi cơ Su-24 của Nga. Ảnh: RT.

Phi cơ Su-24 của Nga. Ảnh: RT.

Giới chức Mỹ nói một phi cơ Nga, hộ tống máy bay do thám lớn hơn, ngày 17/10 bay gần một chiến đấu cơ Mỹ trong khoảng cách 800 m. Vụ việc xảy ra ở miền đông Syria.

"Đây là lần chạm mặt gần nhất giữa phi cơ hai nước. Đó là lý do tại sao nó đặc biệt gây quan ngại", AFP dẫn lời Peter Cook, người phát ngôn Lầu Năm Góc, phát biểu với báo giới ngày 31/10.

Ông Cook gọi đây chỉ là hành động "vô ý", không mang tính thù địch. Dường như phi công Nga không phát hiện máy bay Mỹ, cả trên radar lẫn bằng mắt thường, do trời tối và cả hai máy bay đều không bật đèn. Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã liên lạc với Nga để có thêm thông tin về vụ việc thông qua đường dây nóng.

Chiến đấu cơ Nga cùng phi cơ và máy bay không người lái liên minh hoạt động tại  Syria gần như liên tục. Hoạt động không lưu tại đây càng dày đặc hơn do các lực lượng được liên minh quốc tế ủng hộ chuẩn bị mở chiến dịch giành lại thành phố Raqqa từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Như Tâm

Ông Trump nói cảm ơn người làm lộ email có thể liên quan tới bà Clinton. Ảnh: AFP.

Ông Trump nói cảm ơn người làm lộ email có thể liên quan tới bà Clinton. Ảnh minh họa: AFP.

FBI phát hiện các email trong một thiết bị của Anthony Weiner có thể liên quan đến việc bà Clinton sử dụng máy chủ cá nhân cho việc công khi còn là ngoại trưởng Mỹ, theo CNNAnthony Weiner là chồng của Huma Abedin, trợ lý cấp cao của bà Clinton.

Weiner bị cảnh sát bắt vì cáo buộc nhắn tin khiêu dâm với một cô gái vị thành niên.

Ông Trump hôm qua gửi lời cảm ơn tới vợ chồng Huma Abedin và Anthony Weiner.

"Hillary là một trong những người phá vỡ luật pháp hết lần này đến lần khác. Chúng ta có thể chắc chắn rằng những email bị rò rỉ của bà ta mang tính phá hoại", ông Trump nói. Nhà tài phiệt New York cho rằng cuộc điều tra của FBI đang "đi vào vấn đề chính".

Ông Trump cũng ca ngợi giám đốc FBI James Comey. Comey hôm 28/10 công bố cơ quan này đang xem xét các email mới bị phát hiện trong máy tính của Anthony Weiner mà Huma Abedin cũng xử dụng để trao đổi email với bà Clinton, xem chúng có chứa thông tin mật hay không và tác động ra sao đến cuộc điều tra về máy chủ cá nhân của bà Clinton vốn đã khép lại.

Quyết định của FBI bị đảng Dân chủ chỉ trích gay gắt vì cho rằng nó có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử.

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa cho rằng việc làm của Comey "cần nhiều lòng dũng cảm" và sẽ mang lại danh tiếng cho người đứng đầu FBI.

Trước đó, Trump từng đả kích Comey trong suốt mùa hè vì không đưa ra cáo buộc hình sự chống lại Clinton.

Xem thêm: Trump nói Clinton sẽ làm dân số Mỹ tăng gấp ba trong một tuần

Văn Việt

Theo Telegraph, khoảng 4.000 người tối 31/10 đã tới Nhà Trắng để cùng tham dự lễ hội Halloween cuối cùng với vợ chồng ông Obama trước khi ông chính thức kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017. 

Rất nhiều em bé được đưa tới Nhà Trắng đã hóa trang thành các siêu anh hùng, công chúa, hoàng tử, thậm chí có em còn đóng giả làm tổng thống Mỹ. 

"Vợ chồng tôi đã tập nhảy một chút. Tuy không biết nó sẽ ra sao nhưng dù thế nào thì cũng nên thử", ông Obama nói trước khi cùng vợ, Đệ nhất Phu nhân Michelle, nhún nhảy, bắt chước các động tác trong ca khúc "Thriller" của ông hoàng nhạc pop Micheal Jackson cùng các em nhỏ. 

Trong bữa tiệc kéo dài gần một tiếng, Obama không quên phát kẹo chocolate kiểu Nhà Trắng cho các khách nhỏ tuổi. 

Hướng Dương

Tổng thống Nga Putin đã ký luật dừng thỏa thuận tiêu hủy nguyên liệu hạt nhân với Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Tổng thống Nga Putin đã ký luật dừng thỏa thuận tiêu hủy nguyên liệu hạt nhân với Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Trang web thông tin luật pháp chính thức của Nga đã đăng tải luật do ông Putin ký, có hiệu lực từ 31/10, theo RTLuật cũng nêu rõ việc khôi phục thỏa thuận chỉ được thực hiện bởi tổng thống Nga.

Để thỏa thuận được nối lại, Washington phải giảm hiện diện quân sự tại lãnh thổ các nước thành viên NATO tham gia khối này sau năm 2000.

Nga cũng yêu cầu Mỹ dừng đạo luật Magnitsky, cấm nhập cảnh với một loạt công dân Nga. Moscow yêu cầu được bồi thường những thiệt hại mà Nga phải chịu do các đạo luật trừng phạt của Mỹ.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết đây là "biện pháp bắt buộc", lần đầu tiên được văn phòng tổng thống Nga đưa ra và được quốc hội chấp thuận. 

Thỏa thuận giữa Nga và Mỹ được ký năm 2000 nhằm tận dụng plutonium cấp độ vũ khí một cách an toàn bằng cách biến thành nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Quy trình được bắt đầu năm 2018 với kế hoạch xử lý 34 tấn plutonium, đủ để sản xuất hàng ngàn vũ khí hạt nhân.

Nga tuyên bố trong khi nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho tiến trình này, Mỹ lại cho rằng nó quá tốn kém và thay thế bằng cách trộn plutonium với chất phụ gia đặc biệt. Moscow phản đối vì cho rằng đây là điều vi phạm thỏa thuận. 

Xem thêm: So sánh sức mạnh hạt nhân trên thế giới

Văn Việt

Thứ ba, 1/11/2016 | 09:06 GMT+7

Thứ ba, 1/11/2016 | 09:06 GMT+7

Tham dự triển lãm hàng không Chu Hải năm nay có nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh do Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.

Trung Quốc giới thiệu nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường hiện đại do nước này tự phát triển tại triển lãm hàng không Chu Hải, diễn ra từ ngày 1 đến 6/11 tại Quảng Đông. Ảnh: Sina.

Tên lửa chống tăng Blue Arrow-21 được trang bị đầu dò radar, tương tự dòng AGM-114L "Longbow Hellfire" của Mỹ. Mẫu tên lửa này dài 1,7 m, nặng 46 kg, có tầm bắn tối đa 8 km, sử dụng đầu nổ lõm với khả năng xuyên thủng 1.400 mm thép cán đồng nhất (RHA). Ảnh: Sina.

Tên lửa chống hạm mini YJ-9E có tầm bắn 18 km, được phát triển cho máy bay không người lái (UAV) và các loại tàu tuần tra cỡ nhỏ. Thông số chính thức của YJ-9E chưa được Trung Quốc công bố. Ảnh: Sina.

Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc (Norinco) trưng bày bom thông minh GB-100 có trọng lượng 100 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường laser và vệ tinh. Ảnh: Sina.

Các quả bom nhỏ loại 50 kg cũng được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Trung Quốc đã phát triển mạng lưới vệ tinh Bắc Đẩu để thực hiện nhiệm vụ này. Ảnh: Sina.

Tên lửa không đối đất AG-300/L sử dụng hệ thống dẫn đường bằng laser, được quảng bá có tính năng không thua kém tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ. Ảnh: Sina.

Tên lửa không đối đất CM-704KG có tầm bắn tối đa 25 km, sử dụng đầu dò radar để phát hiện và tấn công các mục tiêu trên chiến trường. Theo truyền thông Trung Quốc, sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Ảnh: Sina.

PL-10E là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa không đối không PL-10. Đây là vũ khí tầm ngắn được phát triển cho tiêm kích J-20, đạt tầm bắn tối đa khoảng 22 km. Ảnh: Sina.

Bom lượn GB3A được trang bị một đôi cánh để tăng tầm ném hiệu quả, giúp máy bay tránh bị tấn công bởi các hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Sina.

Triển lãm hàng không Chu Hải được tổ chức tại căn cứ không quân Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sự kiện được tổ chức hai năm một lần, là nơi để Trung Quốc giới thiệu những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực hàng không quân sự. Ảnh: Sina.

Tử Quỳnh

Bà Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ (trái), và ông Donald Trump, đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters.

Bà Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ (trái), và ông Donald Trump, đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters.

Khoảng 44% cử tri tiềm năng nói họ sẽ ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, chỉ 39% đứng về phía ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, theo kết quả khảo sát Reuters/Ipsos công bố ngày 31/10. Khoảng cách dẫn trước của bà Clinton giảm nhẹ so với mức 6% trong khảo sát trước đó.

Khảo sát được thực hiện trực tuyến bằng tiếng Anh từ ngày 26 đến 30/10 tại 50 bang. Khảo sát bao gồm 1.264 cử tri tiềm năng với giả định 60% cử tri hợp pháp sẽ tham gia bỏ phiếu. Sai số khảo sát là 3%, Reuters đưa tin.

Những khảo sát khác cho thấy khoảng cách giữa Trump và Clinton còn thu hẹp nhiều hơn. Real Clear Politics, website giúp tính trung bình kết quả các khảo sát lớn, cho thấy khoảng cách dẫn trước của Clinton đã giảm từ 4,6% ngày 28/10 xuống còn 2,5% vào ngày 31/10.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey viết thư, công khai ngày 28/10, thông báo với quốc hội rằng cơ quan này đang xem xét những email mới rò rỉ nghi liên quan đến bà Clinton.

Clinton từng bị FBI điều tra vì sử dụng email cá nhân và về cách quản lý thông tin mật khi còn là ngoại trưởng Mỹ. Comey hồi tháng 7 kết luận Clinton cùng nhân viên "cực kỳ bất cẩn" nhưng chưa đủ bằng chứng để đưa ra cáo buộc hình sự.

Trong cuộc khảo sát riêng rẽ khác, thêm hai ứng viên đảng Tự do Gary Johnson và đảng Xanh Jill Stein, tỷ lệ ủng hộ Clinton và Trump lần lượt là 43% và 37%. 6% người tham gia ủng hộ Johnson và 1% đứng về phía bà Stein.

Hiện tại, Clinton vẫn dẫn trước Trump trong mọi kịch bản tốt lẫn xấu. Lợi thế của Clinton trước Trump là 5% nếu 55% cử tri hợp pháp đi bỏ phiếu và tăng lên 6% nếu 70% người Mỹ tham gia bầu cử.

Như Tâm

obama-khong-trach-giam-doc-fbi-vi-cong-bo-dieu-tra-email-moi

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP

"Tổng thống không tin ông James Comey có ý định tác động đến kết quả bầu cử. Ông không tin ông Comey bí mật lập kế hoạch để giúp một ứng viên hay một đảng hưởng lợi", ABC News hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey hôm 28/10 gửi thư tới Quốc hội Mỹ thông báo rằng cơ quan này đang xem xét các email mới được phát hiện, dường như có liên quan đến cuộc điều tra hòm thư của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Ông Earnest khẳng định Tổng thống Obama vẫn đánh giá cao ông Comey, cho rằng ông là người chính trực và tin tưởng năng lực của ông khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đánh giá về bà Clinton, quan điểm của ông Obama không đổi, ông vẫn tin bà có đủ năng lực để kế nhiệm ông ở Nhà Trắng.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Earnest cũng cho biết Nhà Trắng vẫn giữ quan điểm trung lập về thông tin mở lại cuộc điều tra liên quan đến máy chủ cá nhân của bà Clinton, sau khi ông Comey công bố thông tin mới.

"Tôi sẽ không bảo vệ hay chỉ trích điều ông Comey đã công bố về cuộc điều tra này", ông Earnest nói.

Để giữ quan điểm trung lập, Nhà Trắng sẽ tiếp tục "thận trọng" để "tránh có sự can thiệp chính trị" trong cuộc điều tra do Bộ Tư pháp và FBI tiến hành.

Khánh Lynh

[Caption]This file photo taken on December 21, 2015 shows (L-R) Indonesias Defense Minister Ryamizard Ryacudu, Indonesias Foreign Minister Retno Marsudi, Australias Foreign Minister Julie Bishop and Australias Defense Minister Marise Payne attending a press conference during the third Australia-Indonesia 2+2 Defence and Foreign Ministers meeting in Sydney.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tham dự cuộc họp báo chung tại Sydney năm ngoái. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho hay đề nghị mà Indonesia đưa ra tại một cuộc gặp song phương tuần trước ở Bali là "phù hợp với chính sách của chúng tôi về thực thi quyền tự do hàng hải".

"Đề nghị đó phù hợp với luật pháp quốc tế và sự ủng hộ của chúng tôi với hòa bình và ổn định trong khu vực", bà Bishop nói với đài ABC hôm nay.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông và gần đây tích cực bồi đắp các đảo nhân tạo, củng cố năng lực quân sự ở khu vực này.

Australia, một đồng minh của Mỹ, từng hứng chịu chỉ trích từ Trung Quốc vì thực hiện các chuyến bay giám sát quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông và ủng hộ hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tại đây. Bắc Kinh tháng trước còn yêu cầu Canberra "phát ngôn và hành động cẩn trọng" về Biển Đông.

Australia và Indonesia từng tiến hành các cuộc tuần tra chung ở biển Timor như một phần hợp tác giữa hai nước nhằm chống nạn buôn người và đánh bắt trái phép. Theo bà Bishop, hai nước sẽ thông báo với các nước khác trong khu vực nếu có kế hoạch tuần tra ở Biển Đông.

"Đây là một phần hoạt động thường xuyên của hải quân chúng tôi, là một phần trong cam kết của chúng tôi ở khu vực này và nó phù hợp với quyền tự do hàng hải của Australia, bao gồm ở Biển Đông.

Hồi tháng 7, tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, đã ra phán quyết yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết trên, bất chấp sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Anh Ngọc

han-quoc-bat-ban-than-cua-tong-thong

Bà Choi Soon-sil bị một rừng phóng viên bao vây khi tới văn phòng công tố Seoul để thẩm vấn hôm qua. Ảnh: Yonhap

Yonhap đưa tin vụ bắt giữ bà Choi Soon-sil diễn ra vài giờ sau khi bà bị triệu tập tới văn phòng công tố địa phương để thẩm vấn. Họ lo ngại bà có thể chạy trốn ra nước ngoài hoặc phá hủy bằng chứng nên đã giam giữ bà khẩn cấp tại một trại giam ở Seoul mà không cần lệnh bắt giữ. 

Theo luật pháp Hàn Quốc, một nghi phạm có thể bị đặt dưới tình trạng giam giữ khẩn cấp mà không cần lệnh bắt giữ trong 48 giờ. Quá thời hạn này, các công tố viên cần có tráp của tòa án để tiếp tục giam giữ nghi phạm.

Bà Choi bị cáo buộc tiếp cận các tài liệu mật và trục lợi cá nhân thông qua các quỹ phi lợi nhuận nhờ mối quan hệ thân thiết với bà Park. Bà này thừa nhận đã nhận các bản thảo bài phát biểu của tổng thống sau khi bà Park đắc cử nhưng bác bỏ việc tiếp cận với các tài liệu khác hay can thiệp vào các vấn đề quốc gia và trục lợi.

Nữ tổng thống Hàn Quốc tuần trước thừa nhận đã để người bạn thân xem các bản thảo hồi đầu nhiệm kỳ và xin lỗi vì gây hoang mang cho dư luận.

Hàn nghìn người dân đã xuống đường ở Seoul cuối tuần qua, yêu cầu bà Park, người đang ở trong năm thứ 4 của nhiệm kỳ tổng thống 5 năm, từ chức sau vụ bê bối này.

Xem thêm: Tình bạn với con gái thủ lĩnh giáo phái khiến Tổng thống Hàn điêu đứng

Anh Ngọc

pho-chu-tich-uy-ban-an-ninh-quoc-gia-trung-quoc-lam-thi-truong-bac-kinh

Quyền thị trưởng mới Bắc Kinh Cai Qi. Ảnh: SCMP

Quyết định bổ nhiệm ông Cai được ông Quách Kim Long (Guo Jinlong), Bí thư thành uỷ Bắc Kinh, tuyên bố hôm qua, Beijing Daily đưa tin.

Theo đó, ông Cai sẽ tiếp quản vai trò thị trưởng Bắc Kinh từ ông Wang Anshun, người được cho là sẽ chuyển đến Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng Nhà nước.

"Ông Cai có nhạy cảm chính trị mạnh mẽ và trung thành với đảng", ông Quách nói.

Bí thư Quách cũng ca ngợi ông Cai là người có kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiệm kỳ ở Uỷ ban an ninh quốc gia (CNSC). Cơ quan này được thành lập năm 2013 và do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng đầu. Đây cũng là lần đầu tiên vai trò của ông Cai ở CNSC được xác nhận chính thức.

Trước khi được giữ chức phó chủ tịch CNSC năm 2014, ông Cai có 15 năm ở tỉnh Chiết Giang. Ông là phó bí thư của thành phố Cù Châu, tiếp đó làm thị trưởng Hàng Châu rồi trở thành phó chủ tịch tỉnh Chiết Giang.

Ông Cai sinh ra ở huyện Vưu Khê (Youxi), tỉnh Phúc Kiến. Ông làm việc ở quê nhà trong 11 năm. 

Khánh Lynh

cuoc-dieu-tra-email-cua-fbi-co-the-khien-clinton-thua-cuoc

Chênh lệch số người ủng hộ bà Clinton với ông Trump đang giảm rõ rệt. Ảnh: AP.

Cách đây một tuần, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng gần như đã ngã ngũ với lợi thế áp đảo nghiêng về Hillary Clinton, sau hàng loạt bê bối của Donald Trump. Nhưng cuộc điều tra email mới công bố của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, theo Guardian.

Đảng Dân chủ lo ngại những cuộc điều tra mới về việc sử dụng máy chủ email riêng khi bà Clinton còn là ngoại trưởng diễn ra vào thời điểm khó khăn. Nó gây khó cho việc chứng minh sự vô tội của bà khi chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử. Không chỉ vậy, lá thư gửi tới các quan chức quốc hội của giám đốc FBI James Comey đã nhấn mạnh đến một loạt thông tin vốn đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton bị suy giảm nghiêm trọng.

Động lực cho ông Trump trở lại bắt đầu từ một loạt email, trong đó cho thấy vì sao bà Clinton mạo hiểm nhiều thứ để giữ quyền kiểm soát các hình thức liên lạc điện tử của mình. Các email được tung ra bởi WikiLeaks có liên quan tới ông John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Các nội dung của email đã được rò rỉ trong nhiều tuần với nội dung gây bẽ mặt cho đội ngũ tranh cử của đảng Dân chủ.

Vào giữa tuần trước, một bài báo của Guardian dường như cho thấy sự mập mờ trong việc kinh doanh, từ thiện và quyền lợi chính trị của gia đình Clinton. Các thông tin chỉ liên quan tới cựu tổng thống Bill Clinton, nhưng nó mang lại cơ hội công kích bà Hillary Clinton cho phe ủng hộ Donald Trump. Trước đó, phe Donald Trump đã phải vất vả tìm cách chuyển hướng chú ý khỏi những bê bối về thuế và hành vi không phù hợp của ông với phụ nữ.

Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được mô tả là cuộc tranh tài bất tín nhiệm, do vậy không cần quá nhiều lý do để thay đổi thái độ của các cử tri độc lập. Tới ngày 28/10, tin xấu về Clinton và sự im lặng của tin tức về Trump đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton đã giảm một nửa so với thời điểm sau cuộc tranh luận tổng thống thứ ba.

"Khi sự chú ý dồn vào Trump, Clinton là người thắng thế. Giờ đây, mọi sự chú ý sẽ tập trung vào Clinton", chuyên gia chính trị Frank Luntz nhận định. Ông dự đoán chiến thắng năm nay sẽ thuộc về người có khả năng đẩy sự chú ý của công luận về phía đối phương.

Các khảo sát trước ngày 30/10 cho thấy bà Clinton vẫn dẫn trước 3,4% so với đối thủ. Số điểm dẫn trước của Bill Clinton từng giảm từ 11 xuống chỉ còn 3 điểm trong vòng hai tuần trước cuộc bầu cử năm 1992, nhưng ông vẫn chiến thắng với số điểm gấp đôi như vậy.

Nhưng điều đảng Dân chủ lo ngại là chưa có nhiều cuộc khảo sát được tiến hành sau thông tin điều tra email của FBI.

Khảo sát của ABC News và Washington Post vào ngày 30/10 cho thấy Clinton chỉ còn dẫn trước một điểm. Thông tin của FBI đã củng cố thêm cho đánh giá của cử tri trước đó, đồng thời tác động tới sự chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

"Gần một phần ba người được hỏi nói họ ủng hộ bà Clinton ít đi sau tuyên bố của giám đốc FBI. Nếu xét tới những yếu tố khác, 63% người được hỏi cho rằng thông tin này không tạo ra sự khác biệt nào", chuyên gia khảo sát Gary Langer cho biết.

Chỉ 7% người ủng hộ Clinton cảm thấy cuộc điều tra sẽ thay đổi kết quả bầu cử. Nhưng tỷ lệ này đã tăng vọt với những nhóm cử tri quyết định không bầu cho Hillary Clinton.

Những con số này đủ khiến chiến dịch tranh cử của bà Clinton lo ngại. Hơn nữa, nhóm ủng hộ Trump đang tăng lên trong tuần qua, sau khi chỉ trích nhằm vào ông giảm dần.

Công bố của FBI, dù không đủ sức làm thay đổi quyết định của cử tri nhưng có thể khiến họ củng cố thêm quan điểm của mình, từ đó ảnh hưởng tới kết quả chạy đua. Điều này được thể hiện trong một khảo sát tại 13 bang chiến trường. Cuộc bình chọn của đài CBS cho thấy chỉ 5% người ở đảng Dân chủ khẳng định vấn đề này làm họ khó ủng hộ bà Clinton, so với hơn 25% số thành viên đảng Cộng hòa. Điều này lý giải vì sao đảng Dân chủ đã nhanh chóng yêu cầu FBI buông tha bà Clinton.

Phe trung thành với Clinton khẳng định những email được tìm thấy trong máy tính của trợ lý Huma Abedin và người chồng  Anthony Weiner không liên quan tới cuộc bầu cử. Ngay cả khi phát hiện có thêm thông tin mật được gửi qua máy chủ riêng, nó không thể thay đổi quyết định trước đây của FBI, rằng cáo buộc hình sự đối với bà Clinton sẽ không công bằng nếu không có bằng chứng về động cơ hoặc âm mưu che giấu sự việc.

Tuy nhiên, nghi vấn FBI đang nhìn nhận sự việc theo một hướng khác vẫn được nêu lên. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ 11% người bầu cử tin Hillary Clinton là người trung thực và đáng tin cậy, trong khi con số này là 16% với Donald Trump.

"Cuộc điều tra của FBI khó có thể thay đổi cán cân người ủng hộ hai ứng cử viên hiện nay. Nhưng chạy đua vào Nhà Trắng trong lúc đối mặt nguy cơ bị điều tra hình sự thực sự không hay ho chút nào", cây bút Dan Roberts của Guardian nhận định.

Xem thêm: Chuyên gia Mỹ: 'Công bố điều tra thêm email của Hillary Clinton là bất công'

Tử Quỳnh

cuoc-dao-thoat-cua-200-phi-cong-khoi-trai-giam-duc-quoc-xa

Một cuộc họp bí mật bàn kế hoạch đào thoát diễn ra trong trại  Stalag Luft III. Ảnh:  Stalag Luft III

Vào cuối Thế chiến II, Stalag Luft III, nằm cách Berlin khoảng 150 km về phía đông, là một trại giam tù binh chiến tranh với hệ thống bảo vệ chắc chắn nhất của quân đội phát xít Đức.

Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã vô tình đưa nhiều tù nhân có khả năng vượt ngục thiện chiến nhất tới đây và họ đã tổ chức một cuộc đào thoát có quy mô lớn nhất lịch sử các trại giam tù binh chiến tranh, theo Ciel de Gloire.

Stalag Luft III có sức chứa 10.000 người, là nơi giam giữ chủ yếu các phi công của không quân Hoàng gia Anh và một nhóm nhỏ phi công Mỹ, nổi bật trong số đó là Roger Bushell, chỉ huy không đoàn 92 của Anh. Máy bay của ông bị bắn hạ trong trận đánh tại thành phố Dunkerque của Pháp năm 1940 và ông từng nhiều lần vượt ngục bất thành trong thời gian bị giam giữ.

Sau nhiều cuộc họp bí mật, nhóm của Bushell đã nhất trí tiến hành một cuộc chạy trốn quy mô khỏi Stalag Luft III. Với khả năng thuyết phục, họ đã vận động được tổng cộng gần 600 tù nhân tham gia kế hoạch đào ba đường hầm bí mật dài tổng cộng 110 m, nối từ trong trại giam ra một khu rừng bên ngoài.

600 tù nhân được chia thành hai lực lượng riêng biệt, một bộ phận trực tiếp tham gia đào hầm, bộ phận còn lại đảm bảo công việc cung cấp dụng cụ và hỗ trợ hậu cần.

Theo số liệu các nhân chứng kể lại, ngoài các máy xúc được biên chế để lao động, các tù nhân phải bí mật biển thủ khoảng 1.200 con dao, gần 1.000 thìa muỗng, 1.400 vỏ lon sữa để phục vụ công tác xúc đất, cùng 90 khung giường, 4.000 thanh dát giường, 35 ghế, 20 bảng gỗ cho việc chống và gia cố đường hầm.

cuoc-dao-thoat-cua-200-phi-cong-khoi-trai-giam-duc-quoc-xa-1

So đồ đường hầm do các tù nhân bí mật đào để phục vụ kế hoạch trốn chạy. Đồ họa: Ciel de Gloire

Do khu giam giữ được xây dựng cách mặt đất khoảng 60 cm, nên những tên lính gác có thể đã lơ là trong việc truy xét những dấu hiệu khả nghi bên dưới và truy tìm các đường hầm bí mật.

Điều này tạo cơ hội cho những tù nhân đào đường hầm với quy mô lớn như vậy.

Khi đường hầm hoàn thiện, chỉ có khoảng 200 tù binh đảm bảo các điều kiện như vị trí làm việc, thời gian... để tham gia đào thoát đợt đầu.

Đêm ngày 24/3/1944, kế hoạch đào thoát chính khức được bắt đầu. Tuy nhiên, thật không may là đường hầm được đào khá nông và ngắn hơn 10 m so với dự kiến, khiến điểm ra của các tù nhân không lẫn được vào rừng cây để che mắt lính gác.

Các tù nhân sau đó phải đợi đến lúc lính gác thay phiên để trồi lên mặt đất và làm kế hoạch chậm lại rất nhiều so với thời gian đề ra.

Khi tù binh quân thứ 77 chuẩn bị thoát ra khỏi đường hầm bí mật, một lính canh đã phát hiện ra điều đó và báo động cho những sĩ quan khác làm việc trong nhà tù Stalag Luft III. Tất cả những người còn lại đều bị bắt giữ.

Sau vụ việc, Adolf Hitler nổi giận và ra lệnh tử hình tất cả những người bị bắt, nhưng hai cố vấn là Goering và Himmler thuyết phục trùm phát xít chỉ nên bắn 50 người nhằm giảm bớt những phản đối quốc tế.

Những tù nhân trốn thoát phải đương đầu thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, trong khi họ không thể mang theo quần áo và đồ dùng cần thiết nên phần lớn đã thiệt mạng. Cuối cùng chỉ có 3 người may mắn sống sót và quay trở về quê nhà ở Anh.

Chỉ huy trại Stalag Luft III, Oberst von Lindeiner-wildau bị buộc thôi việc và đưa ra tòa án binh với mức án 2 năm tù giam.

Do quy mô và mức độ ly kỳ của sự việc, cuộc vượt ngục khỏi trại Stalag Luft III được dựng thành phim "The Great Escape" vào năm 1963.

Xem thêm: Cuộc đào thoát của phi công Liên Xô vén màn bí mật tên lửa Đức

Nguyễn Hoàng

4-nam-gop-tien-chuoc-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia

Ông Thái Chính Nguyên, 62 tuổi. Ảnh: Next Magazine

Quá trình đàm phán giải cứu 26 thủy thủ trên FV Naham 3 mang cờ Oman, thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan bị cướp biển tấn công gần Seychelles, một quốc gia thuộc châu Phi hồi tháng 3/2012, vô cùng khó khăn, theo lời kể của ông Thái Chính Nguyên.

Các quan chức ở Đài Loan và ở thủ đô ba nước khác lúc đầu thờ ơ với lời kêu gọi giúp đỡ của ông Thái, trong khi các nhà tài trợ lo lắng, yêu cầu đòi hoàn trả khoản tiền chuộc nếu con tin không được thả, theo AP.

"Tôi giữ niềm tin rằng nếu một chính quyền không từ bỏ công dân đang gặp khó khăn, chính quyền đó sẽ được người dân yêu quý", ông Thái nói. Ông từng làm việc trong cơ quan lập pháp Đài Loan 20 năm và hiện làm chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Quốc dân đảng.

Năm 2012, khi Thái Chính Nguyên đang làm việc trong cơ quan lập pháp, vợ và con gái của Thẩm Thụy Chương, kỹ sư trưởng trên tàu Naham bị bắt cóc, đến gặp ông nhờ giúp đỡ.

Ông Thẩm và đoàn thủy thủ bị giam ở Dabagala, gần Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 400 km trong điều kiện sống vô cùng tồi tệ, Oceans Beyond Piracy, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ giải cứu con tin cho biết. Đoàn thủ thủ bị suy dinh dưỡng và hai người chết vì bệnh tật.

Gia đình ông Thẩm tìm tới ông Thái sau khi tìm gặp nhiều nhà dân cử khác ở Đài Loan bất thành. Ông Thái nổi tiếng sau vụ giúp giải cứu một phụ nữ Đài Loan trong tay nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở Philippines năm 2012.

"Họ nói rằng đã đi khắp nơi xin giúp đỡ mà không có tiến triển", ông Thái kể lại. "Họ e ngại vì lúc đó sức khỏe ông Thẩm không tốt và sợ rằng ông không sống nổi ở Somalia".

Ông Thái kể rằng lần đầu tiên nói chuyện xin giúp đỡ với các cơ quan chính quyền ở Đài Loan đều bị từ chối. Chính quyền Đài Loan cũng như chính quyền ở nhiều quốc gia khác e ngại việc đàm phán với hải tặc sẽ khuyến khích nạn bắt cóc.

Cuối cùng, cơ quan ngoại giao Đài Loan đã đồng ý liên lạc với chính quyền Oman và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ giúp giải cứu con tin để theo đuổi vụ đàm phán.

4-nam-gop-tien-chuoc-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia-1

Nhóm thủy thủ được trả tự do hôm 22/10. Ảnh: AFP

Trong cuộc họp báo ở Đài Bắc cuối tuần trước, An Phong Sơn, phát ngôn viên Văn phòng đối ngoại Đài Loan cho biết Quỹ Văn hóa Giáo dục Vi Các, một tổ chức từ thiện Đài Loan, đã đóng vai trò tích cực trong việc giải cứu con tin dưới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và "các bên liên quan". Lý Truyền Hồng, chủ tịch Quỹ này quyên góp 500.000 USD và kêu gọi các tổ chức khác cùng đóng góp.

Ông Thái yêu cầu các công ty Đài Loan đóng góp khoản tiền chuộc kỹ sư trưởng. Một số công ty miễn cưỡng giao tiền vì sợ cướp biển không thả người, buộc ông Thái phải cam kết hoàn tiền nếu ông Thẩm không được thả.

Ông Thái cũng tìm tới một công ty luật ở Hong Kong để xin trợ giúp pháp lý. Công ty này chỉ tính một khoản phí nhỏ để giữ món tiền chuộc. Vì lý do nào đó, cướp biển Somalia yêu cầu được trả tiền chuộc bằng giấy bạc phát hành năm 2005. Mẫu thiết kế giấy bạc phát hành từ năm 2013 có nhiều tính năng chống làm giả mới.

Thái Chính Nguyên cho biết ông sử dụng tên trung gian để ký hợp đồng với công ty luật nhằm giấu đi cương vị công tác của mình.

"Nếu không làm thế, cướp biển sẽ nghi ngờ chính quyền Đài Loan tham gia và phí chuộc có thể đội lên rất cao", ông cho biết.

Khi tiền chuộc ông Thẩm đã sẵn sàng, cuộc đàm phán với cướp biển lại bị kéo dài vì nhóm cướp biển nhiều lần thay đổi thủ lĩnh do đấu đá nội bộ, ông Thái cho hay.

Ông Thẩm gây thêm khó khăn cho việc đàm phán khi quyết tâm ở lại vì lo sợ những con tin khác có thể bị giết hoặc không được thả nếu không có ông giúp đỡ.

"Lúc đó tôi nghĩ, 'Mình đã 58 tuổi rồi mà nếu mình rời đi, sẽ không ai ở lại làm chủ cho họ", ông Thẩm nhớ lại khi trở về Đài Loan. "Tôi nói với đám cướp biển, 'Nếu tôi đi, tất cả mọi người cùng đi'".

Đối mặt với yêu cầu của ông Thẩm, ông Thái lại tiếp tục kêu gọi đóng góp. Tiền thu được dùng để trả tiền chuộc, viện trợ cho 10 gia đình thủy thủ Trung Quốc nghèo khó và chi phí cho nhà đàm phán, một cựu quan chức Liên Hợp Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng.

4-nam-gop-tien-chuoc-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia-2

Ông Thẩm khóc khi được trả tự do và về tới sân bay Đài Loan tuần trước. Ảnh: AFP

Sau khi được thả tự do, ông Thẩm nói rằng "vô cùng cảm kích" những người đã ra tay tương trợ.

Ông Thái từ chối tiết lộ khoản tiền chuộc vì e ngại sẽ khuyến khích nạn cướp biển và bắt cóc con tin. Nhắc lại mọi sự giúp đỡ để giải cứu ông Thẩm và đoàn thủy thủ, Thái Chính Nguyên nói công việc của ông đã kết thúc và hy vọng đặt lên thế hệ các nhà lập pháp trẻ trong tương lai.

"Tôi giờ đã nghỉ hưu rồi", ông nói.

Xem thêm: Con tin trong tay cướp biển Somalia được giải cứu thế nào

Hồng Hạnh

18-thang-dam-phan-giai-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia

Ông Thái Chính Nguyên, 62 tuổi. Ảnh: Next Magazine

Quá trình đàm phán giải cứu 26 thủy thủ trên FV Naham 3 mang cờ Oman, thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan bị cướp biển tấn công gần Seychelles, một quốc gia thuộc châu Phi hồi tháng 3/2012, vô cùng khó khăn, theo lời kể của ông Thái Chính Nguyên.

Các quan chức ở Đài Loan và ở thủ đô ba nước khác lúc đầu thờ ơ với lời kêu gọi giúp đỡ của ông Thái, trong khi các nhà tài trợ lo lắng, yêu cầu đòi hoàn trả khoản tiền chuộc nếu con tin không được thả, theo AP.

"Tôi giữ niềm tin rằng nếu một chính quyền không từ bỏ công dân đang gặp khó khăn, chính quyền đó sẽ được người dân yêu quý", ông Thái nói. Ông từng làm việc trong cơ quan lập pháp Đài Loan 20 năm và hiện làm chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Quốc dân đảng.

Năm 2012, khi Thái Chính Nguyên đang làm việc trong cơ quan lập pháp, vợ và con gái của Thẩm Thụy Chương, kỹ sư trưởng trên tàu Naham bị bắt cóc, đến gặp ông nhờ giúp đỡ.

Ông Thẩm và đoàn thủy thủ bị giam ở Dabagala, gần Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 400 km trong điều kiện sống vô cùng tồi tệ, Oceans Beyond Piracy, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ giải cứu con tin cho biết. Đoàn thủ thủ bị suy dinh dưỡng và hai người chết vì bệnh tật.

Gia đình ông Thẩm tìm tới ông Thái sau khi tìm gặp nhiều nhà dân cử khác ở Đài Loan bất thành. Ông Thái nổi tiếng sau vụ giúp giải cứu một phụ nữ Đài Loan trong tay nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở Philippines năm 2012.

"Họ nói rằng đã đi khắp nơi xin giúp đỡ mà không có tiến triển", ông Thái kể lại. "Họ e ngại vì lúc đó sức khỏe ông Thẩm không tốt và sợ rằng ông không sống nổi ở Somalia".

Ông Thái kể rằng lần đầu tiên nói chuyện xin giúp đỡ với các cơ quan chính quyền ở Đài Loan đều bị từ chối. Chính quyền Đài Loan cũng như chính quyền ở nhiều quốc gia khác e ngại việc đàm phán với hải tặc sẽ khuyến khích nạn bắt cóc.

Cuối cùng, cơ quan ngoại giao Đài Loan đã đồng ý liên lạc với chính quyền Oman và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ giúp giải cứu con tin để theo đuổi vụ đàm phán.

18-thang-dam-phan-giai-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia-1

Nhóm thủy thủ được trả tự do hôm 22/10. Ảnh: AFP

Trong cuộc họp báo ở Đài Bắc cuối tuần trước, An Phong Sơn, phát ngôn viên Văn phòng đối ngoại Đài Loan cho biết Quỹ Văn hóa Giáo dục Vi Các, một tổ chức từ thiện Đài Loan, đã đóng vai trò tích cực trong việc giải cứu con tin dưới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và "các bên liên quan". Lý Truyền Hồng, chủ tịch Quỹ này quyên góp 500.000 USD và kêu gọi các tổ chức khác cùng đóng góp.

Ông Thái yêu cầu các công ty Đài Loan đóng góp khoản tiền chuộc kỹ sư trưởng. Một số công ty miễn cưỡng giao tiền vì sợ cướp biển không thả người, buộc ông Thái phải cam kết hoàn tiền nếu ông Thẩm không được thả.

Ông Thái cũng tìm tới một công ty luật ở Hong Kong để xin trợ giúp pháp lý. Công ty này chỉ tính một khoản phí nhỏ để giữ món tiền chuộc. Vì lý do nào đó, cướp biển Somalia yêu cầu được trả tiền chuộc bằng giấy bạc phát hành năm 2005. Mẫu thiết kế giấy bạc phát hành từ năm 2013 có nhiều tính năng chống làm giả mới.

Thái Chính Nguyên cho biết ông sử dụng tên trung gian để ký hợp đồng với công ty luật nhằm giấu đi cương vị công tác của mình.

"Nếu không làm thế, cướp biển sẽ nghi ngờ chính quyền Đài Loan tham gia và phí chuộc có thể đội lên rất cao", ông cho biết.

Khi tiền chuộc ông Thẩm đã sẵn sàng, cuộc đàm phán với cướp biển lại bị kéo dài vì nhóm cướp biển nhiều lần thay đổi thủ lĩnh do đấu đá nội bộ, ông Thái cho hay.

Ông Thẩm gây thêm khó khăn cho việc đàm phán khi quyết tâm ở lại vì lo sợ những con tin khác có thể bị giết hoặc không được thả nếu không có ông giúp đỡ.

"Lúc đó tôi nghĩ, 'Mình đã 58 tuổi rồi mà nếu mình rời đi, sẽ không ai ở lại làm chủ cho họ", ông Thẩm nhớ lại khi trở về Đài Loan. "Tôi nói với đám cướp biển, 'Nếu tôi đi, tất cả mọi người cùng đi'".

Đối mặt với yêu cầu của ông Thẩm, ông Thái lại tiếp tục kêu gọi đóng góp. Tiền thu được dùng để trả tiền chuộc, viện trợ cho 10 gia đình thủy thủ Trung Quốc nghèo khó và chi phí cho nhà đàm phán, một cựu quan chức Liên Hợp Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng.

18-thang-dam-phan-giai-cuu-26-con-tin-trong-tay-cuop-bien-somalia-2

Ông Thẩm khóc khi được trả tự do và về tới sân bay Đài Loan tuần trước. Ảnh: AFP

Sau khi được thả tự do, ông Thẩm nói rằng "vô cùng cảm kích" những người đã ra tay tương trợ.

Ông Thái từ chối tiết lộ khoản tiền chuộc vì e ngại sẽ khuyến khích nạn cướp biển và bắt cóc con tin. Nhắc lại mọi sự giúp đỡ để giải cứu ông Thẩm và đoàn thủy thủ, Thái Chính Nguyên nói công việc của ông đã kết thúc và hy vọng đặt lên thế hệ các nhà lập pháp trẻ trong tương lai.

"Tôi giờ đã nghỉ hưu rồi", ông nói.

Xem thêm: Con tin trong tay cướp biển Somalia được giải cứu thế nào

Hồng Hạnh

quan-doi-iraq-co-the-tien-vao-mosul-trong-vai-gio-toi

Quân đội Iraq đang tiến nhanh vào Mosul. Ảnh: CNN

"Các binh sĩ của Lực lượng chống khủng bố (CFS) đang tiến vào rất nhanh, tôi không tính bằng ngày mà tính bằng giờ rằng họ sẽ quét sạch khủng bố khỏi Mosul", Tướng Talib Shegati, người đứng đầu CFS, hôm nay trả lời phỏng vấn đài truyền hình quốc gia Iraqiya TV.

Liên minh của khoảng 100.000 binh sĩ do quân đội Iraq dẫn đầu đã thực hiện cuộc tấn công Mosul từ 17/10 nhằm chấm dứt hai năm cai trị tàn bạo của IS. Các lực lượng này hôm nay đã tiến vào thành phố từ ba mặt trận lúc bình minh.

Mosul từng là thành trì của IS trong hơn hai năm, các quan chức Mỹ ước tính có đến 5.000 phiến quân tham gia bảo vệ thành luỹ này.

Từ khi quân đội Iraq tấn công, IS đã hành quyết nhiều dân thường, dùng họ làm lá chắn sống trước các đợt không kích, thực hiện các vụ đánh bom tự sát và thậm chí đặt bẫy trong thành phố. Các nhân chứng cho biết IS đã chặn đường chính dẫn vào Mosul từ Irbil bằng các khối bê tông.

Mosul được coi là một trong những trận chiến quan trọng trong chiến dịch truy đuổi IS của Iraq. Nó được coi là viên đá quý của IS do nằm gần các mỏ dầu, giúp IS có thể đem bán dầu bất hợp pháp qua biên giới để tăng ngân quỹ của chúng.

IS chiếm giữ Mosul từ giữa 2014, nơi có 2,5 triệu người. Hiện hơn một triệu người còn ở lại sau các cuộc di cư quy mô lớn trong hơn hai năm qua.

Khánh Lynh

donald-trump-keu-goi-cu-tri-lay-them-phieu-moi

Ứng viên đảng Cộng hoà Trump. Ảnh: AFP

Tỷ phú Trump hôm qua khuyến khích người ủng hộ mình "chắc chắn" rằng lá phiếu của họ được đếm đúng, cho biết ông là "người hoài nghi" với hệ thống nhận phiếu chủ yếu qua email của bang Colorado, CNN đưa tin.

Trên cơ sở đó, ông Trump kêu gọi người ủng hộ tự tay lấy thêm một "phiếu mới" tại điểm bỏ phiếu ở bang này.

"Họ sẽ đưa cho bạn một lá phiếu, một lá phiếu mới. Họ sẽ bỏ lá phiếu cũ của các bạn đi và bạn có thể đảm bảo là mình bỏ được phiếu", ông Trump nói.

Đây là diễn biến mới nhất thể hiện sự nghi ngờ của tỷ phú với tính hợp pháp của hệ thống bầu cử Mỹ.

Theo lệ thường, các cử tri đã đăng ký ở bang Colorado tự động nhận được phiếu bầu trong email, nhưng có thể yêu cầu một lá phiếu mới hoặc tự tay bỏ phiếu nếu họ chưa gửi được phiếu đi qua email.

Ông Trump cho biết ở một số nơi "các cử tri có thể bỏ 4 đến 5 lần", nhưng những người ủng hộ ông không làm thế, ám chỉ có sự gian lận trong bỏ phiếu ở Colorado.

CNN nhận định chưa rõ ông Trump có khuyến khích người ủng hộ lấy thêm phiếu kể cả khi họ đã bỏ phiếu hay không, điều bị coi là gian lận trong bỏ phiếu. Các trợ lý của tỷ phú tại Colorado chưa xác nhận việc này.

Colorado là một trong những bang chiến trường, nơi ông Trump và đối thủ Hillary Clinton cần nỗ lực giành lấy những lá phiếu cuối cùng.

Khánh Lynh

nha-lap-phap-dai-loan-ke-chuyen-giai-cuu-26-con-tin-5-nam-trong-tay-cuop-bien-somalia

Ông Thái Chính Nguyên, 62 tuổi. Ảnh: Next Magazine

Quá trình đàm phán giải cứu 26 thủy thủ trên FV Naham 3 mang cờ Oman, thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan bị cướp biển tấn công gần Seychelles, một quốc gia thuộc châu Phi hồi tháng 3/2012, vô cùng khó khăn, theo lời kể của ông Thái Chính Nguyên.

Các cơ quan chính phủ ở Đài Loan và ở thủ đô ba nước khác lúc đầu thờ ơ với lời kêu gọi giúp đỡ của ông Thái, trong khi các nhà tài trợ lo lắng, yêu cầu đòi hoàn trả khoản tiền chuộc nếu con tin không được thả, theo AP.

"Tôi giữ niềm tin rằng nếu một quốc gia không từ bỏ công dân đang gặp khó khăn, quốc gia đó sẽ được người dân yêu quý", ông Thái nói. Ông từng làm việc trong cơ quan lập pháp Đài Loan 20 năm và hiện làm chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Quốc dân đảng.

Năm 2012, khi Thái Chính Nguyên đang làm việc trong cơ quan lập pháp, vợ và con gái của Thẩm Thụy Chương, kỹ sư trưởng trên tàu Naham bị bắt cóc, đến gặp ông nhờ giúp đỡ.

Ông Thẩm và đoàn thủy thủ bị giam ở Dabagala, gần Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 400 km trong điều kiện sống vô cùng tồi tệ, Oceans Beyond Piracy, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ giải cứu con tin cho biết. Đoàn thủ thủ bị suy dinh dưỡng và hai người chết vì bệnh tật.

Gia đình ông Thẩm tìm tới ông Thái sau khi tìm gặp nhiều nhà dân cử khác ở Đài Loan bất thành. Ông Thái nổi tiếng sau vụ giúp giải cứu một phụ nữ Đài Loan trong tay nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở Philippines năm 2012.

"Họ nói rằng đã đi khắp nơi xin giúp đỡ mà không có tiến triển", ông Thái kể lại. "Họ e ngại vì lúc đó sức khỏe ông Thẩm không tốt và sợ rằng ông không sống nổi ở Somalia".

Ông Thái kể rằng lần đầu tiên nói chuyện xin giúp đỡ với các cơ quan chính quyền ở Đài Loan đều bị từ chối. Chính quyền Đài Loan cũng như chính quyền ở nhiều quốc gia khác e ngại việc đàm phán với hải tặc sẽ khuyến khích nạn bắt cóc.

Cuối cùng, cơ quan ngoại giao Đài Loan đã đồng ý liên lạc với chính quyền Oman và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ giúp giải cứu con tin để theo đuổi vụ đàm phán.

nha-lap-phap-dai-loan-ke-chuyen-giai-cuu-26-con-tin-5-nam-trong-tay-cuop-bien-somalia-1

Nhóm thủy thủ được trả tự do hôm 22/10. Ảnh: AFP

Trong cuộc họp báo ở Đài Bắc cuối tuần trước, An Phong Sơn, phát ngôn viên Văn phòng đối ngoại Đài Loan cho biết Quỹ Văn hóa Giáo dục Vi Các, một tổ chức từ thiện Đài Loan, đã đóng vai trò tích cực trong việc giải cứu con tin dưới sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và "các bên liên quan". Lý Truyền Hồng, chủ tịch Quỹ này quyên góp 500.000 USD và kêu gọi các tổ chức khác cùng đóng góp.

Ông Thái yêu cầu các công ty Đài Loan đóng góp khoản tiền chuộc kỹ sư trưởng. Một số công ty miễn cưỡng giao tiền vì sợ cướp biển không thả người, buộc ông Thái phải cam kết hoàn tiền nếu ông Thẩm không được thả.

Ông Thái cũng tìm tới một công ty luật ở Hong Kong để xin trợ giúp pháp lý. Công ty này chỉ tính một khoản phí nhỏ để giữ món tiền chuộc. Vì lý do nào đó, cướp biển Somalia yêu cầu được trả tiền chuộc bằng giấy bạc phát hành năm 2005. Mẫu thiết kế giấy bạc phát hành từ năm 2013 có nhiều tính năng chống làm giả mới.

Thái Chính Nguyên cho biết ông sử dụng tên trung gian để ký hợp đồng với công ty luật nhằm giấu đi cương vị công tác của mình.

"Nếu không làm thế, cướp biển sẽ nghi ngờ chính quyền Đài Loan tham gia và phí chuộc có thể đội lên rất cao", ông cho biết.

Khi tiền chuộc ông Thẩm đã sẵn sàng, cuộc đàm phán với cướp biển lại bị kéo dài vì nhóm cướp biển nhiều lần thay đổi lãnh đạo do đấu đá nội bộ, ông Thái cho hay.

Ông Thẩm gây thêm khó khăn cho việc đàm phán khi quyết tâm ở lại vì lo sợ những con tin khác có thể bị giết hoặc không được thả nếu không có ông giúp đỡ.

"Lúc đó tôi nghĩ, 'Mình đã 58 tuổi rồi mà nếu mình rời đi, sẽ không ai ở lại làm chủ cho họ", ông Thẩm nhớ lại khi trở về Đài Loan. "Tôi nói với đám cướp biển, 'Nếu tôi đi, tất cả mọi người cùng đi'".

Đối mặt với yêu cầu của ông Thẩm, ông Thái lại tiếp tục kêu gọi đóng góp. Tiền thu được dùng để trả tiền chuộc, viện trợ cho 10 gia đình thủy thủ Trung Quốc nghèo khó và chi phí cho nhà đàm phán, một cựu quan chức Liên Hợp Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng.

nha-lap-phap-dai-loan-ke-chuyen-giai-cuu-26-con-tin-5-nam-trong-tay-cuop-bien-somalia-2

Ông Thẩm khóc khi được trả tự do và về tới sân bay Đài Loan tuần trước. Ảnh: AFP

Sau khi được thả tự do, ông Thẩm nói rằng "vô cùng cảm kích" những người đã ra tay tương trợ.

Ông Thái từ chối tiết lộ khoản tiền chuộc vì e ngại sẽ khuyến khích nạn cướp biển và bắt cóc con tin. Nhắc lại mọi sự giúp đỡ để giải cứu ông Thẩm và đoàn thủy thủ, Thái Chính Nguyên nói công việc của ông đã kết thúc và hy vọng đặt lên thế hệ các nhà lập pháp trẻ trong tương lai.

"Tôi giờ đã nghỉ hưu rồi", ông nói.

Xem thêm: Con tin trong tay cướp biển Somalia được giải cứu thế nào

Hồng Hạnh

donald-trump-keu-goi-cu-tri-lay-them-phieu-moi

Ứng viên đảng Cộng hoà Trump. Ảnh: AFP

Tỷ phú Trump hôm qua khuyến khích người ủng hộ mình "chắc chắn" rằng lá phiếu của họ được đếm đúng, cho biết ông là "người hoài nghi" với hệ thống nhận phiếu chủ yếu qua email của bang Colorado, CNN đưa tin.

Trên cơ sở đó, ông Trump kêu gọi người ủng hộ tự tay lấy thêm một "phiếu mới" tại điểm bỏ phiếu ở bang này.

"Họ sẽ đưa cho bạn một lá phiếu, một lá phiếu mới. Họ sẽ bỏ lá phiếu cũ của các bạn đi và bạn có thể đảm bảo là mình bỏ được phiếu", ông Trump nói.

Đây là diễn biến mới nhất thể hiện sự nghi ngờ của tỷ phú với tính hợp pháp của hệ thống bầu cử Mỹ.

Theo lệ thường, các cử tri đã đăng ký ở bang Colorado tự động nhận được phiếu bầu trong email, nhưng có thể yêu cầu một lá phiếu mới hoặc tự tay bỏ phiếu nếu họ chưa gửi được phiếu đi qua email.

Ông Trump cho biết ở một số nơi "các cử tri có thể bỏ 4 đến 5 lần", nhưng những người ủng hộ ông không làm thế, ám chỉ có sự gian lận trong bỏ phiếu ở Colorado.

CNN nhận định chưa rõ ông Trump có khuyến khích người ủng hộ lấy thêm phiếu kể cả khi họ đã bỏ phiếu hay không, điều bị coi là gian lận trong bỏ phiếu. Các trợ lý của tỷ phú tại Colorado chưa xác nhận việc này.

Colorado là một trong những bang chiến trường, nơi ông Trump và đối thủ Hillary Clinton cần nỗ lực giành lấy những lá phiếu cuối cùng.

Khánh Lynh

mot-tuan-te-hai-cua-hillary-clinton

Bà Hillary Clinton gặp gỡ cử tri trong chuyến vận động tranh cử ở Pompano Beach, bang Florida, hôm 30/10. Ảnh: AFP

Bị vùi dập bởi những cáo buộc tấn công tình dục và một loạt vết thương tự gây ra, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump đang loạng choạng trên đường đua vào Nhà Trắng. Khi Trump sa sút, đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton lại thăng tiến nhanh. Vấn đề lúc này dường như không phải liệu Clinton có đắc cử hay không mà là bà sẽ chiến thắng ở mức cách biệt như thế nào khi cuộc vận động tranh cử của bà đang tiến sâu vào cả các bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa như Arizona, Georgia hay Texas, theo Washington Post.

Bỗng nhiên, một tuần đầy xui xẻo ập đến với bà. Mọi chuyện bắt đầu vào hôm 24/10 với tin phí đóng bảo hiểm sẽ tăng trung bình 25% vào năm 2017 đối với những người dân tham gia một số kế hoạch bảo hiểm phổ thông có trong chương trình trao đổi bảo hiểm liên bang như một phần của đạo luật Obamacare (Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền).

Đối với nhiều người thuộc phe Cộng hòa, tin này là minh chứng cho thấy những gì họ từng dự báo về Obamacare đang dần trở thành hiện thực. Phí đóng bảo hiểm cao, người dân có ít sự lựa chọn công ty bảo hiểm, đồng thời nhiều công ty bảo hiểm lớn, ví dụ như Aetna, đang rút ra khỏi chương trình trao đổi bảo hiểm liên bang.

Với bà Clinton, người đang vận động tranh cử đặt mục tiêu tiếp tục thúc đẩy di sản của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đây rõ ràng là một tin không vui.

Tiếp đó, hôm 27/10, 12 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổ chức WikiLeaks công bố bản ghi nhớ do Doug Band, một người thân tín của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, viết. Trong bản ghi, Band vạch ra kế hoạch tận dụng sự nổi tiếng của Bill Clinton để thu hút các khoản tài trợ cho Quỹ từ thiện Clinton do ông sáng lập. Đây không phải hành động bất hợp pháp song có vẻ lại là một thông tin bất lợi khác cho bà Clinton bởi vợ chồng Clinton từ lâu quả quyết rằng hoạt động chính trị của họ luôn tách bạch với công việc bên trong quỹ.

mot-tuan-te-hai-cua-hillary-clinton-1

.Hillary Clinton (phải) và người trợ lý Huma Abedin. Ảnh: AP

Một ngày sau, bà Clinton tiếp tục đón nhận tin xấu nhất tuần. Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey thông báo phát hiện mới về các email bị rò rỉ có thể liên quan đến cuộc điều tra việc bà Clinton sử dụng máy chủ cá nhân cho việc công khi còn đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ.

Những email nói trên được tìm thấy trong máy tính xách tay của cựu nghị sĩ Anthony Weiner, người đang bị điều tra với cáo buộc chat sex qua mạng với trẻ vị thành niên. Huma Abedin, người vợ đã ly thân của Weiner, đồng thời là trợ lý lâu năm của Clinton, cũng dùng chung chiếc máy tính này.

Trong lúc khám xét máy tính xách tay của ông Weiner, các nhà điều tra phát hiện một số thư điện tử qua lại giữa bà Abedin và bà Clinton. FBI đang làm rõ liệu chúng có chứa thông tin mật hay không và liên quan như thế nào đến cuộc điều tra máy chủ cá nhân của bà Clinton vốn đã khép lại.

Clinton và ban vận động tranh cử phản đối dữ dội động thái mới của ông Comey. Họ cho rằng ông đã hành động vượt quá quyền hạn, đặc biệt ở thời điểm sắp đến ngày bầu cử tổng thống.

Vẫn chưa rõ 1.000 email mới bị rò rỉ trong máy tính xách tay của Weiner có trùng lặp với các email của Clinton mà FBI đã kiểm tra trước đó hay không. Tuy nhiên, với bà Clinton, những tổn hại đến từ thông tin này, ít nhất vào thời điểm hiện tại, đã bắt đầu xuất hiện.

Các cuộc bàn luận liên quan tới cuộc đua vào Nhà Trắng giờ đây chỉ tập trung vào những email của Clinton. Điều đó cũng có nghĩa các bê bối mà Trump tạo ra không còn là tâm điểm chú ý của dư luận. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất và duy nhất để nhà tài phiệt New York lật ngược thế cờ vào phút chót, chuyên gia nhận định.

Bình luận viên Chris Cillizza từ Washington Post đánh giá Clinton vẫn có khả năng chiến thắng nhưng những gì xảy ra trong 7 ngày vừa qua hoàn toàn không phải cách mà bà muốn kết thúc cuộc vận động tranh cử.

Xem thêm: Những thời khắc hoang mang bao trùm chiến dịch tranh cử của Clinton

Hồng Vân

thai-lan-co-the-co-tan-quoc-vuong-dau-thang-12

Hoàng thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi đang chuẩn bị, mọi việc được chuẩn bị cho ngày 1/12. Nhưng khung thời gian cũng phụ thuộc vào Thái tử Maha Vajiralongkorn", Reuters hôm nay dẫn một nguồn tin quân sự cấp cao giấu tên cho biết.

Thông tin Thái tử Vajiralongkorn kế vị vào đầu tháng 12 được đưa ra sau khi ông đến Đức vì có công việc riêng. Ông sẽ trở về Thái Lan trong tháng 11.

Thái tử Vajiralongkorn hôm 13/10 xác nhận sẽ kế thừa ngai vàng, không lâu sau khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej qua đời. 

Tuy nhiên Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thông báo Thái tử muốn lùi lại ngày kế vị chính thức để cùng người dân tưởng nhớ cha ông trong một năm. Thời điểm thích hợp được cho là sau nghi lễ hoả táng nhà vua Adulyadej.

Sau đó, ông Chan-ocha cho biết lễ kế vị chính thức có thể diễn ra trong vòng 7- 15 ngày sau khi nhà vua qua đời.

Tướng Prem Tinsulanonda, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Thái Lan, đã được bổ nhiệm làm quan nhiếp chính. Điều này đã làm dấy lên nhiều lời đồn đoán cùng tâm lý bất an tại Thái Lan khi Thái tử trì hoãn nối ngôi.

Khánh Lynh

Bà Choi Soon-sil cầu xin tha thứ khi bị đám đông vây quanh tại Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Bà Choi Soon-sil bị đám đông vây quanh tại Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

"Tôi đã phạm tội mà tôi đáng phải chết. Xin hãy tha thứ cho tôi", bà Choi Soon-sil, bạn thân của nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói khi gặp các công tố viên điều tra cáo buộc bà lợi dụng tình bạn với người đứng đầu đất nước để trục lợi, theo Reuters.

Bà Choi cũng bị cáo buộc lợi dụng tình bạn với bà Park để "gây ảnh hưởng tới những vấn đề nhà nước".

Bà Choi hôm nay bị mất một chiếc giày khi bị xô đẩy trong vòng vây của báo chí, người biểu tình giơ biểu ngữ đòi bắt bà và yêu cầu bà Park Geun-hye từ chức. Choi Soon-sil đội mũ, quàng khăn và lấy tay che mặt khi xuất hiện trước đám đông.

Luật sư của bà Choi hôm qua cho biết, bà đã bay từ Đức về Hàn Quốc và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của công tố viên. 

Tổng thống Park Geun-hye tuần trước thừa nhận chuyển nhiều tài liệu nhà nước bí mật cho người bạn thân lâu năm Choi.

Hàng nghìn người Hàn Quốc sau đó biểu tình ở thủ đô Seoul yêu cầu bà từ chức vì cho rằng bà phản bội niềm tin của công chúng và thất bại trong việc quản lý chính phủ.

Các đảng đối lập Hàn Quốc yêu cầu điều tra kỹ lưỡng về bê bối, song họ không nêu ra khả năng luận tội tổng thống. Tổng thống Park đang ở năm thứ 4 trong nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Bê bối chính trị này đe dọa sẽ làm phức tạp thêm việc hoạch định chính sách trong giai đoạn khó khăn thường thấy ở năm cuối cùng nhiệm kỳ duy nhất của các tổng thống Hàn Quốc. 

Bà Choi và bà Park kết bạn từ cuối những năm 1970, sau khi mẹ bà Park là đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, vợ của Tổng thống Park Chung-hee, qua đời vì bị ám sát. 

Một người đàn ông chưa rõ danh tính đã bị bắt sau khi đổ một container dường như là phân động vật trước cửa văn phòng công tố Hàn Quốc sau khi bà Choi bước vào. Người này đòi các công tố viên thực hiện thực hiện một cuộc điều tra thích đáng. 

Xem thêm: Bạn thân Tổng thống Hàn về nước, hợp tác điều tra bê bối rò rỉ thông tin

Văn Việt

Thứ hai, 31/10/2016 | 19:00 GMT+7

Thứ hai, 31/10/2016 | 19:00 GMT+7

Trong trường hợp xung đột nổ ra giữa Nga và các nước phương Tây, Moscow sở hữu những hệ thống vũ khí uy lực khiến đối phương phải dè chừng, theo bình luận viên Tomas Hirst của Business Insider.

Tàu lửa dẫn đệm khí lớp Bora của Nga là loại tàu chiến nhanh nhất thế giới hiện nay. Với cấu tạo hai thân có tính năng của tàu đổ bộ đệm khí, tàu tên lửa này có thể lướt đi với vận tốc tới 100 km/h. Tàu được trang bị 8 tên lửa diệt hạm Mosquito, 20 tên lửa phòng không cùng thủy thủ đoàn 68 người. Ảnh: Reddit.

Pantsir –S1 là hệ thống tên lửa kết hợp pháo phòng không tầm ngắn - tầm trung, trang bị 12 tên lửa dẫn đường và pháo tự động 30 mm đối phó hiệu quả với các loại máy bay, trực thăng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của đối phương. Ảnh: Wiki Commons.

Novorossiysk, chiếc đầu tiên trong 6 chiếc tàu ngầm tàng hình diesel - điện, được hạ thủy ở nhà máy đóng tàu St. Petersburg năm ngoái. Theo các nhà thiết kế, công nghệ tàng hình giúp tàu ngầm này gần như không thể bị phát hiện khi lặn. Ảnh: AFP.

Tiêm kích phản lực đa nhiệm Mig-35 có thể vừa tấn công mặt đất chính xác và tác chiến không đối không hiệu quả. Nhờ khả năng hành trình ở vận tốc 2400 km/h, Mig-35 có thể vừa không chiến vừa tiêu diệt các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất từ xa cũng như tiến hành các nhiệm vụ trinh sát trên không. Ảnh: Wiki Commons.

Hệ thống Buk-2 sở hữu các tên lửa 9M317, mang theo đầu đạn nặng gần 70 kg, có tầm bắn 14 km với vận tốc Mach 3 (1020 m/s). Ảnh: Wiki Commons.

RS-24 Yars, hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, có thể mang theo các đầu đạn hạt nhân tấn công nhiều mục tiêu độc lập với tầm bắn trên 16.000 km. Được thiết kế để thay thế tên lửa đạn đạo Topol-M và được biên chế từ năm 2010, mỗi tên lửa này có sức công phá bằng 100 quả bom nguyên tử "Little Boys" mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, tháng 8/1945. Ảnh: Sputnik.

Oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tupolev Tu-160, được Liên Xô thiết kế trong thập niên 1980, sở hữu động cơ mạnh mẽ nhất từng trang bị cho máy bay chiến đấu, giúp nó có thể mang theo 40 tấn vũ khí. Hiện Nga có 16 chiếc trong biên chế. Ảnh: Wiki Commons.

Tăng chiến đấu chủ lực T-90 trang bị vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm có khả năng chống tăng cùng hệ thống chế áp điện tử hiện đại. Ảnh: Wiki Commons.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borei có lượng giãn nước 14.700 tấn, nhẹ hơn một chút so với tàu ngầm tiền nhiệm lớp Typhoon, nhưng có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi quả mang theo 6-10 đầu đạn tầm bắn 8.300 km. Ảnh : Wiki Commons.

Trực thăng tấn công Mi-28 Havoc, loại vũ khí được trang bị phổ biến cho không quân và lục quân Nga, được gắn pháo tự động Shipunov 30 mm và các giá treo mang tới 4 tên lửa chống tăng, ống phóng rocket hoặc pháo. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 là một mối đe dọa thực sự với các máy bay. Hệ thống này có thể phóng đồng loạt nhiều quả tên lửa, tiêu diệt 6 chiến đấu cơ cùng lúc, đe dọa bất kỳ vật thể bay nào ở phạm vi 300 km. Ảnh: Sputnik.

Xem thêm: 5 vũ khí Nga được thế giới ưa chuộng nhất

[Caption]Republican U.S. presidential nominee Donald Trump rallies with supporters at the Million Air Orlando airplane hangar in Sanford, Florida, U.S. October 25, 2016. REUTERS/Jonathan Ernst

Ứng viên tổng thống Donald Trump phát biểu trước người ủng hộ ở Sanford, Florida, Mỹ, hôm 25/10. Ảnh: Reuters

Chính trị, cũng giống như bạn trai cũ, không phải là chuyện nên đề cập tới trong cuộc hẹn hò đầu tiên, Oldenburg nói. 

"Nói về chính trị trong cuộc hẹn đầu tiên là một điều tối kỵ. Nhưng trong trường hợp này và với nhiều thứ tồi tệ đã xảy ra, tôi đã cố gắng để quyết định xem liệu mình có chung phe với người tôi đang hẹn hò vào thời điểm đó không", Politico dẫn lời nữ chuyên viên quan hệ công chúng ở New York. "Vì những phát ngôn của Donald Trump quá kinh tởm nên tôi không muốn hẹn hò với bất kỳ ai ủng hộ con người này".

Một số phụ nữ cho hay việc sàng lọc bạn trai càng trở nên cấp thiết sau khi một video bị rò rỉ hồi đầu tháng 10 cho thấy ông Trump khoe khoang về hành vi sàm sỡ phụ nữ. 

Với Oldenburg, người dự kiến bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, việc ủng hộ tỷ phú Mỹ sau đoạn video trên tương đương với việc tha thứ cho hành vi đó. Cô từng hẹn hò với nhiều người thuộc phe Cộng hòa nhưng năm nay, Oldenburg nhất quyết tránh bất kỳ anh chàng nào bỏ phiếu cho ứng viên của đảng này.

Nếu lướt thấy thông tin ủng hộ Trump trong hồ sơ của một người nào đó trên trang web hẹn hò trực tuyến, cô sẽ bỏ qua ngay lập tức. Nếu gặp mặt, cô sẽ trao đổi về cuộc bầu cử để biết chắc quan điểm của đối phương.

"Tôi nghĩ người Cộng hòa là một chuyện, người ủng hộ Trump là chuyện khác", cô nói. "Một người có quan điểm và ý kiến cụ thể về cách thức giải quyết vấn đề, còn người kia thì ủng hộ một gã độc tài không tôn trọng phụ nữ. Đó là vấn đề nhân cách và đạo đức hơn là chính trị".

Laurie Davis Edwards, nhà sáng lập của eFlirt, một công ty tư vấn hẹn hò trực tuyến ở Los Angeles, nhận thấy gần đây, ngày càng có nhiều khách hàng bày tỏ lo ngại về quan điểm bầu cử của đối phương, thậm chí cả trước khi video khiếm nhã của ông Trump bị lan truyền.

Giống như Oldenburg, nhiều khách hàng đã phá vỡ thông lệ "không đề cập đến chính trị" ngay trong cuộc hẹn đầu tiên với một người mới quen.

"Sau đó họ quay lại và nói 'ôi Chúa ơi, tôi vừa hẹn hò với một người ủng hộ Trump. Thật không thể tin được' ", Edwards kể, thêm rằng sau vụ bê bối trên, các cô gái càng khó có thể chấp nhận một anh chàng bảo vệ cho ông Trump.

Nancy Slotnick, một chuyên gia tư vấn hẹn hò, khuyên các phụ nữ nên cố gắng nắm bắt tính cách của đối phương và xem việc ủng hộ ứng viên 71 tuổi là một dấu hiệu quan trọng để dừng hẹn hò.

[Caption]Supporters of Republican U.S. presidential nominee Donald Trump attend a rally in St. Augustine, Florida, U.S. October 24, 2016. REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo

Người ủng hộ Donald Trump tại St. Augustine, Florida, hôm 24/10. Ảnh: Reuters

Shannon Lell, một nhà văn tự do 38 tuổi ở Seattle, kể với Washington Post rằng cô đã rất hoảng hốt khi nhận ra mình đang hẹn hò với một người ủng hộ ông Trump hồi đầu năm nay.

"Anh ta bắt đầu biện hộ về một số quan điểm của ông Trump, như cách ông ta phô trương bản thân hay tính cách, những điều ông ta nói về phụ nữ", cô kể. "Tôi đã cố gắng hết sức. Tôi đã cố gắng để không đứng dậy, bỏ đi hay nổi giận". Đó cũng là cuộc hẹn cuối cùng của cô với anh chàng này.

Liz Chambers, một người New York 26 tuổi, đã gật đầu khi một người đàn ông cô từng hẹn hò trước đó đề nghị họ cùng xem buổi tranh luận trực tiếp thứ ba của hai ứng viên tổng thống. Anh này cam đoan không bỏ phiếu cho Trump và hai người đã có cuộc hẹn hò thứ hai tại một quán rượu để theo dõi sự kiện này.

Một số fan của Trump thừa nhận rằng ứng viên này đã gây rắc rối cho đời sống tình cảm của họ. Một người bỏ phiếu cho Trump ở California đã phải tạo ra một trang web hẹn hò dành riêng cho những người ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa mang tên Trump Singles (Những người độc thân ủng hộ Trump) với tiêu chí "Make dating great again" (Làm cho việc hẹn hò tuyệt vời trở lại).

[Caption]Supporters of U.S. Republican presidential nominee Donald Trump hold signs in Copacabana beach in Rio de Janeiro, Brazil, October 29, 2016. REUTERS/Pilar Olivares

Hai fan của Donald Trump tại bãi biển Copacabana ở Rio de Janeiro, Brazil, hôm 29/10. Ảnh: Reuters

Ông David Goss đã kết hôn nhưng lập ra trang web này dựa theo nguyện vọng những người bạn của ông. Một phụ nữ từng đề cập đến việc ủng hộ Trump trong cuộc hẹn hò đã bị đối phương bỏ lại một mình ở bàn và phải thanh toán tất cả hóa đơn.

Đến tháng 9, trang web đã có 12.000 thành viên trả tiền, trong đó có 63% là nam giới, chủ yếu ở các thành phố như New York, Philadelphia và Los Angeles. 

"Mọi người hiện rất chia rẽ. Có nhiều điều khiến một người ủng hộ Trump không muốn kết giao với một người ủng hộ Clinton và một người ủng hộ Clinton không muốn làm quen với một người ủng hộ Trump nữa", ông Goss nói. "Họ chắc chắn sẽ không hẹn hò với nhau".

Theo khảo sát của ứng dụng hẹn hò trực tuyến Sapio với 2.000 người, hơn một nửa trong số đó khẳng định họ thà hẹn hò với một người không biết đọc còn hơn với một người bỏ phiếu cho Trump. 60% tuyên bố thà độc thân trong 4 năm tới chứ nhất định không yêu người nào là fan của tỷ phú này.

Xem thêm: Chuyên gia bất động sản Mỹ tố Trump soi mói ngực

Anh Ngọc

duc-chia-se-quan-ngai-voi-viet-nam-ve-dien-bien-phuc-tap-o-bien-dong

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, phải, cùng Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier trong họp báo hôm nay. Ảnh: Giang Huy

"Chúng tôi đã trao đổi các biện pháp nhằm duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết nội dung thảo luận với Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier trong họp báo chiều nay. 

Hai nhà lãnh đạo trong hội đàm cũng chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông.

Sau khi Toà trọng tài quốc tế hôm 12/7 ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận kết luận này. Trung Quốc còn được cho là xúc tiến việc xây dựng, quân sự hoá Biển Đông, tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Steinmeier cũng nhất trí tạo thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực như công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD vào năm 2020; thúc đẩy sớm ký chính thức Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở EU, là nhà đầu tư lớn thứ 5 của châu Âu tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam và là thế mạnh của Đức như xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Bày tỏ vui mừng trở lại thăm Việt Nam lần thứ hai sau 8 năm, Ngoại trưởng Steinmeier cho biết ông và Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã trao đổi nhiều biện pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên, ví dụ như thành lập cơ chế giải quyết các đề nghị của doanh nghiệp hai nước hoặc cùng thành lập phòng thương mại công nghiệp song phương.

Ông Steinmeier thông báo ngày mai ông sẽ tham dự lễ cất nóc Ngôi nhà Đức tại TP HCM. Đây là dự án tiêu biểu trong hợp tác hai nước, trong tương lai sẽ là nơi gặp gỡ của đại diện ngoại giao và văn hoá Đức với các đối tác Việt Nam.

Ông Steinmeier đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30/10 đến 1/11. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Ngoại trưởng Đức đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đồng chủ trì “Hội nghị bàn tròn Việt Nam – Đức” để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai nước.

Việt Anh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác