Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

dong-doi-quy-toc-cua-nghi-pham-ma-tuy-philippines-bi-ban-chet-giua-pho

Antony Moynihan bên cạnh một vũ nữ. Ảnh: Hulton

Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan, 45 tuổi, hôm qua bị bắn chết trên đường phố Manila. Moynihan là con gái của nam tước Anh chơi bời khét tiếng Antony Moynihan.

Ông Antony Moynihan sinh năm 1936, là con của ông Patrick Moynihan và bà Irene Helen Candy. Ông nội của ông Antony là người có công đưa găng tay phẫu thuật vào Anh, được phong nam tước và sau đó là thượng nghị sĩ năm 1929.

Năm 1955, Antony Moynihan cưới Ann Herbert, một nữ diễn viên kiêm người mẫu. Sau một vụ cãi vã trong gia đình và bê bối ngoại tình của Antony, ông đã rời Anh đến Australia, với dự định làm việc trên trang trại cừu của chú mình. Ở Sydney, ông gặp Shirin Berry, một vũ nữ người Malaysia.

Quay trở lại nước vào năm 1957, ông hòa giải với Ann nhưng mối quan hệ của họ chỉ suôn sẻ trong thời gian ngắn ngủi. Ông kết hôn với Shirin vào năm 1958 rồi cùng cô vợ mới đến Ibiza, Tây Ban Nha, để mở một hộp đêm. Tuy nhiên, việc kinh doanh thất bại, ông lại quay về Anh.

Ông sau đó lại mở một quán cà phê tên là El Toro tại Beckenham, Kent, Anh nhưng tiếp tục thất bại. Vì thế, Moynihan cùng vợ tổ chức một tour diễn múa bụng tại châu Âu và Viễn Đông.

Sau khi cha ông qua đời năm 1965, ông trở thành nam tước Moynihan thứ 3 và giữ một ghế trong thượng viện Anh. Tuy nhiên, ý kiến của ông trong các cuộc họp liên tục bị cho là ngớ ngẩn.

Năm 1968, ông kết hôn lần thứ ba, với một vũ công múa bụng người Philippines Luthgarda Fernandez. Gia đình người vợ mới này có một chuỗi phòng massage ở Manila.

dong-doi-quy-toc-cua-nghi-pham-ma-tuy-philippines-bi-ban-chet-giua-pho-1

Antony Moynihan và người vợ thứ ba Luthgarda Fernandez - mẹ của nữ trùm ma túy Aurora Moynihan. Ảnh: Express

Năm 1970, ông đối mặt với 57 cáo buộc - trong đó có lừa đảo, gian lận trong giao dịch và gian lận với một casino, mua một chiếc Rolls-Royce bằng séc giả. Để tránh "bão", ông lại rời Anh để đến Tây Ban Nha rồi sang Philippines.

Tại Tòa án Hình sự Trung Ương Anh và xứ Wales năm 1971, thẩm phán gọi ông là "thiên tài xấu xa" đằng sau một loạt các hành vi gian lận. (Antony không có mặt tại tòa).

Vào những năm 1970, ông Antony bắt đầu tham gia vào việc buôn ma túy, cũng như lừa đảo và mại dâm. Năm 1980, Ủy ban Hoàng gia Australia cho rằng ông có liên quan đến việc tuồn ma túy từ Manila vào Sydney.

Tuy nhiên, ông không bị khởi tố. Antony được cho là có sự bảo trợ của Tổng thống Phillippines Ferdinand Marcos, người ông miêu tả là "bạn nhậu". Có thời điểm ông còn làm chủ một nhà thổ cách nơi ở của đại sứ Anh tại Philippines chỉ 100 m.

Aurora (right) with her sister Maritoni Fernandez (left) a famous screen actress in the Philippines

Aurora (phải) và em gái Maritoni Fernandez. Ảnh: The Sun

Sau khi ông Marcos bị lật đổ năm 1986, Antony mất bình phong vững chắc. Năm 1987, ông bị cấm rời khỏi Philippines để chờ điều tra liên quan đến ma túy và mại dâm.

Ông Antony chết năm 1991 vì đau tim. Tổng cộng ông có 5 đời vợ và 5 người con. Tuy nhiên, con trai duy nhất của ông không được thừa hưởng tước hiệu nam tước.

Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan là con của ông Antony và người vợ thứ ba. Khi hai người ly dị vào năm 1979, Aurora sống với cha mình và gia nhập thế giới tội phạm, tham gia một băng đảng Philippines. Aurora trở thành tay buôn ma túy đá với khách hàng chủ yếu là những người nổi tiếng ở Philippines. Bà ta từng bị bắt giữ năm 2013 trong một cuộc trấn áp của cảnh sát.

"Ông Antony là một tay tội phạm khét tiếng", một người bạn của gia đình Moynihan nói. "Vấn đề là Aurora học theo ông ấy".

Xem thêm: Góc tối trong chiến dịch truy quét ma túy ở Philippines

Biệt đội tử thần 'giết người như ngóe' Philippines qua lời kể cựu sát thủ

Phương Vũ

Hình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAF

Hình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAF

Không quân Mỹ đã công bố tên gọi chính thức của oanh tạc cơ tàng hình tương lai B-21 là Raider (Kẻ tập kích), Military hôm 19/9 đưa tin.

Tại hội nghị Hàng không, Vũ trụ và Không gian mạng của Hiệp hội Không quân Mỹ diễn ra hôm qua tại National Habor, bang Maryland, đích thân Bộ trưởng Không quân Mỹ đã đưa mời trung tá Richard E. Cole, cựu binh 101 tuổi từng tham gia Thế chiến II, lên công bố tên gọi của chiếc oanh tạc cơ thế hệ 5 mới.

Ngày 18/4/1942, Cole cùng trung tá James Doolittle đã dẫn đầu đội hình 16 oanh tạc cơ B-25 thực hiện chiến dịch tập kích đường không "Doolittle Raider" tấn công các nhà máy và căn cứ quân sự phát xít Nhật quanh thủ đô Tokyo để trả đũa cho trận Trân Châu Cảng.

Tên gọi "Raider" được lựa chọn cho oanh tạc cơ tấn công tầm xa B-21 sau khi lãnh đạo không quân Mỹ phát động một cuộc khảo sát đặt tên trong lực lượng. Chỉ trong ba tháng, Không quân Mỹ đã nhận được tổng cộng hơn 4.600 đề xuất tên gọi cho mẫu máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này. 

B-21 Raider có chi phí phát triển 23,5 tỷ USD. Không quân Mỹ dự kiến mua 100 chiếc B-21 từ nhà thầu Northrop Grumman với giá thành mỗi chiếc khoảng 564 triệu USD để thay thế cho oanh tạc cơ B-52 và một phần oanh tạc cơ B-1. "Kẻ tập kích" có thể sẽ được đưa vào biên chế Không quân Mỹ trong năm 2025.

Xem thêm: B-21 - đỉnh cao mới của oanh tạc cơ tàng hình Mỹ

Duy Sơn

Dalai Lama (trái) được Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz tiếp đón hôm 15/9. Ảnh: Reuters

Dalai Lama (trái) được Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz tiếp đón hôm 15/9. Ảnh: Reuters

"Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động sai lầm của Nghị viện châu Âu", AFP dẫn lời Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua nói trong cuộc họp báo.

Ông Lục cho rằng các lãnh đạo nghị viện đang làm tổn hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc cũng như nền tảng chính trị cho việc trao đổi song phương cấp nghị viện. Nước này còn dọa có biện pháp đáp trả EU vì cuộc gặp gây tranh cãi. "Trung Quốc hoàn toàn không thể thờ ơ, và chúng tôi sẽ có lựa chọn đúng đắn, dựa trên đánh giá của chúng tôi về tình hình", ông Lục nói.

Trong bài phát biểu hôm 15/9 tại Nghị viện của Liên minh châu Âu (EU) ở thành phố Strasbourg, Pháp, Dalai Lama kêu gọi EU chỉ trích Trung Quốc trên tinh thần xây dựng về vấn đề Tây Tạng.

Dalai Lama được coi là thủ lĩnh của người Tây Tạng, sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959. Trung Quốc coi ông là một người ly khai và từ lâu phản đối các cuộc gặp của ông với những nguyên thủ quốc gia.

Trọng Giáp

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

tui-nhoi-bong-dau-meo-chet-gay-tranh-cai-o-new-zealand

Chiếc túi được rao bán trên Trade Me. Ảnh: Trade Me

Clair Hobbs, chuyên gia nhồi bông xác động vật, tuyên bố con mèo chết vì tai nạn giao thông, và cô đã giữ đông nó ba tháng trong lúc cố tìm chủ nhân con mèo.

Cô khẳng định không giết động vật để làm túi, mà chỉ đi tìm xác động vật và nghĩ xem làm túi thế nào cho đẹp. Cuối cùng, cô quyết định làm một chiếc túi có cái đầu mèo thò ra ngoài, dây đeo bằng hạt nhựa, với ý tưởng "để mèo lộ mặt khỏi túi", và đem đấu giá 1.450 USD trên trang Trade Me, theo News.

Hans Kriek, giám đốc tổ chức Bảo vệ Động vật không bị lạm dụng, nói rằng tuy việc nhồi bông xác động vật chết tự nhiên là hợp pháp, nhưng ý tưởng làm chiếc túi đầu mèo là thiếu tôn trọng với động vật.

"Nếu việc nhồi bông xác người không thể chấp nhận được thì tại sao nhồi bông xác mèo làm túi lại được?" Kriek nói. 

Trên mạng xã hội New Zealand, nhiều người ủng hộ quan điểm của Kriek.

"Làm thế là sai, thiếu tôn trọng động vật", một người viết. 

"Thật ghê tởm. Chiếc túi không có chút nào gọi là sáng tạo hay nghệ thuật, mà thật bệnh hoạn", một người viết trên trang đấu giá Trade Me. 

Tuy nhiên, cũng vài người tỏ ý bênh vực Hobbs. 

"Mặc dù tôi không thích cái túi, nhưng có chuyện gì với nó? Người ta giết động vật, treo đầu lên tường mà lại không thể chấp nhận lấy đầu nó làm túi. Nếu bạn không thích thì đừng có mua, thế thôi", một người khác viết.

Xem thêm: Mèo tạo dáng lạ gây sốt tại Nhật

Hồng Hạnh

thieu-gia-giau-nhat-trung-quoc-vung-tien-mua-8-chiec-iphone-7-cho-cho-cung

Khả Khả, con chó cái là thú cưng của Vương Tư Thông, thiếu gia giàu nhất Trung Quốc, nằm cạnh 7 chiếc iPhone 7. Ảnh: Weibo

Chiều 16/9, ngày đầu tiên hãng Apple chính thức mở bán điện thoại iPhone 7 ở thị trường Trung Quốc, Vương Tư Thông chụp ảnh 8 hộp đựng iPhone 7 bên cạnh chó cưng Vương Khả Khả và đăng lên mạng xã hội Weibo kèm bình luận: "Chẳng hiểu mọi người đang khoe cái gì trên Moments (một trang mạng xã hội Trung Quốc) nữa! Chẳng có cái gì đáng khoe cả. Tôi buộc phải hành động thôi".

Bài đăng được hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận trên mạng, theo cnbeta. Một số người khen con chó giống Husky của Vương Tư Thông dễ thương, còn số khác hy vọng anh ta tặng họ một chiếc iPhone 7.

"Khả Khả còn giàu hơn cả tôi nữa!" một người có tên "Free liu te" viết. 

"Chó của anh có định tổ chức rút thăm may mắn không?" một người khác hỏi.

thieu-gia-giau-nhat-trung-quoc-vung-tien-mua-8-chiec-iphone-7-cho-cho-cung-1

Vương Tư Thông và chó cưng. Ảnh: Weibo

Tại Trung Quốc, giá điện thoại iPhone 7 là 6.988 tệ (1.047 USD). Vương Tư Thông là phú nhị đại, thế hệ giàu có đời thứ hai ở Trung Quốc. Bố của Tư Thông là tỷ phú Vương Kiện Lâm, chủ tịch tập đoàn Wanda, người giàu nhất Trung Quốc.

Tư Thông năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp đại học Winchester ở Anh, là thiếu gia giàu nhất Trung Quốc, sở hữu khối tài sản gần 600 triệu USD. Năm ngoái, Tư Thông từng gây xôn xao Trung Quốc khi mua hai chiếc đồng hồ Apple vàng tặng chó cưng.

Xem thêm: Phú nhị đại - những đứa trẻ siêu giàu bị ghét bỏ ở Trung Quốc

Hồng Hạnh

Thứ ba, 20/9/2016 | 13:00 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 13:00 GMT+7

Chú chó Charlie Bear cố gắng lê bước đến đám cưới của cô chủ đã cưu mang nó 15 năm, trước khi qua đời vì u não vài ngày sau đó.

Theo Buzzfeed, Charlie Bear bị bỏ rơi trong một chiếc giỏ bên ngoài siêu thị ở New York, Mỹ, khi mới 12 tuần tuổi và được đưa tới trung tâm cứu trợ động vật. Tại đây, nó gặp Kelly O’Connell khi cô tham gia khóa đào tạo để trở thành bác sĩ thú y.

"Lúc đó tôi không định nuôi chó", O'Connell nói, "Tôi 19 tuổi, vẫn sống chung với cha mẹ và đi học đại học. Hoàn toàn không phải là thời điểm phù hợp để nhận nuôi mội chú chó. Rồi nó đến, và tôi cứ thế mang nó về nhà".

15 năm qua, Charlie Bear trở thành bạn thân của cô và cả hai chuyển đến bang Colorado. Năm 2010, cô yêu bác sĩ thú y James Garvin rồi chuyển đến sống cùng anh và hai cậu con trai của anh.

"Charlie có bất cứ điều gì nó muốn nhưng tôi không thể cho nó một gia đình", O'Connell nói. "Sau khi tôi gặp James và các cậu bé, đó là điều cuối cùng mà tôi có thể cho nó. Chúng tôi là một đại gia đình hạnh phúc".

Tháng 4 năm ngoái, Charlie Bear được chẩn đoán có một khối u não ác tính sau khi bị lên cơn động kinh trong lúc đi dạo.

Một tuần trước lễ cưới của O'Connell, chú chó trải qua 5 cơn co giật và dường như rất đau đớn. 

Tuy nhiên, khi gần đến ngày diễn ra đám cưới, nó không còn bị co giật, đi lại dễ dàng hơn và "trông như một chú chó hoàn toàn khác", khiến O'Connell cho rằng nó thực sự có thể dự lễ cưới của cô.

"Tôi chỉ nghĩ rằng, tôi muốn nó chứng kiến thời khắc đó", cô nói.

O'Connell và Garvin kết hôn ngày 1/9, Charlie Bear và một trong 5 con chó khác của họ cùng tham dự lễ cưới. O'Connell cho hay cô "ngay lập tức ngã khuỵu" khi Charlie Bear tiến tới. Cô dâu chú rể ôm lấy nó và nói "Mày đã làm được, bạn thân yêu".

Tuy nhiên, Charlie Bear sau đó không thể đi tiếp vì quá mệt mỏi. Một phù dâu đã bế nó lên và trở ra. 

O'Connell tin rằng Charlie Bear đã gắng gượng sống những ngày cuối cùng của mình vì cô, cô có thể "hiểu được điều đó từ trong mắt nó".

"Tôi có thể thấy khuôn mặt hạnh phúc của nó qua những bức ảnh", cô nói. "Nó dường như đã mỉm cười. Nó không đau đớn vì đã trải qua thời khắc của đời mình. Nó rất hạnh phúc. Đó là một khoảnh khắc phi thường, 15 năm phi thường". 

Charlie Bear ra đi nhẹ nhàng vào ngày 9/9 tại nhà, trước một lò sưởi, bên cạnh là gia đình O'Connell.  

"Tôi nghĩ nó đã thực sự hạnh phúc khi có mặt ở đó", nhiếp ảnh gia Jennifer Dziuvenis, người đã chụp lại những bức ảnh cuối cùng của chú chó, nói.

Xem thêm: Chú chó chờ ân nhân trước cửa khách sạn suốt nhiều tháng

Thảo Phan (Ảnh: Jenniferdz Photography)

dong-doi-quy-toc-anh-cua-ba-trum-ma-tuy-philippines-bi-ban-chet-giua-pho

Antony Moynihan bên cạnh một vũ nữ. Ảnh: Hulton

Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan, 45 tuổi, hôm qua bị bắn chết trên đường phố Manila. Moynihan là con gái của nam tước Anh chơi bời khét tiếng Antony Moynihan.

Ông Antony Moynihan sinh năm 1936, là con của ông Patrick Moynihan và bà Irene Helen Candy. Ông nội của ông Antony là người có công đưa găng tay phẫu thuật vào Anh, được phong nam tước và sau đó là thượng nghị sĩ năm 1929.

Năm 1955, Antony Moynihan cưới Ann Herbert, một nữ diễn viên kiêm người mẫu. Sau một vụ cãi vã trong gia đình và bê bối ngoại tình của Antony, ông đã rời Anh đến Australia, với dự định làm việc trên trang trại cừu của chú mình. Ở Sydney, ông gặp Shirin Berry, một vũ nữ người Malaysia.

Quay trở lại nước vào năm 1957, ông hòa giải với Ann nhưng mối quan hệ của họ chỉ suôn sẻ trong thời gian ngắn ngủi. Ông kết hôn với Shirin vào năm 1958 rồi cùng cô vợ mới đến Ibiza để mở một hộp đêm. Tuy nhiên, việc kinh doanh thất bại, ông lại quay về Anh.

Ông sau đó lại mở một quán cà phê tên là El Toro tại Beckenham, Kent, Anh nhưng tiếp tục thất bại. Vì thế, Moynihan cùng vợ tổ chức một tour diễn múa bụng tại châu Âu và Viễn Đông.

Sau khi cha ông qua đời năm 1965, ông trở thành nam tước Moynihan thứ 3 và giữ một ghế trong thượng viện Anh. Tuy nhiên, ý kiến của ông trong các cuộc họp liên tục bị cho là ngớ ngẩn.

Năm 1968, ông kết hôn lần thứ ba, với một vũ công múa bụng người Philippines Luthgarda Fernandez. Gia đình người vợ mới này có một chuỗi phòng massage ở Manila.

dong-doi-quy-toc-anh-cua-ba-trum-ma-tuy-philippines-bi-ban-chet-giua-pho-1

Antony Moynihan và người vợ thứ ba Luthgarda Fernandez - mẹ của nữ trùm ma túy Aurora Moynihan. Ảnh: Express

Năm 1970, ông đối mặt với 57 cáo buộc - trong đó có lừa đảo, gian lận trong giao dịch và gian lận với một casino, mua một chiếc Rolls-Royce bằng séc giả. Để tránh "bão", ông lại rời Anh để đến Tây Ban Nha rồi sang Philippines.

Tại Tòa án Hình sự Trung Ương Anh và xứ Wales năm 1971, thẩm phán gọi ông là "thiên tài xấu xa" đằng sau một loạt các hành vi gian lận. (Antony không có mặt tại tòa).

Vào những năm 1970, ông Antony bắt đầu tham gia vào việc buôn ma túy, cũng như lừa đảo và mại dâm. Năm 1980, Ủy ban Hoàng gia Australia cho rằng ông có liên quan đến việc tuồn ma túy từ Manila vào Sydney.

Tuy nhiên, ông không bị khởi tố. Antony được cho là có sự bảo trợ của Tổng thống Phillippines Ferdinand Marcos, người ông miêu tả là "bạn nhậu". Có thời điểm ông còn làm chủ một nhà thổ cách nơi ở của đại sứ Anh tại Philippines chỉ 100 m.

Aurora (right) with her sister Maritoni Fernandez (left) a famous screen actress in the Philippines

Aurora (phải) và em gái Maritoni Fernandez. Ảnh: The Sun

Sau khi ông Marcos bị lật đổ năm 1986, Antony mất bình phong vững chắc. Năm 1987, ông bị cấm rời khỏi Philippines để chờ điều tra liên quan đến ma túy và mại dâm.

Ông Antony chết năm 1991 vì đau tim. Tổng cộng ông có 5 đời vợ và 5 người con. Tuy nhiên, con trai duy nhất của ông không được thừa hưởng tước hiệu nam tước.

Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan là con của ông Antony và người vợ thứ ba. Khi hai người ly dị vào năm 1979, Aurora sống với cha mình và gia nhập thế giới tội phạm, tham gia một băng đảng Philippines. Aurora trở thành tay buôn ma túy đá với khách hàng chủ yếu là những người nổi tiếng ở Philippines. Bà ta từng bị bắt giữ năm 2013 trong một cuộc trấn áp của cảnh sát.

"Ông Antony là một tay tội phạm khét tiếng", một người bạn của gia đình Moynihan nói. "Vấn đề là Aurora học theo ông ấy".

Xem thêm: Góc tối trong chiến dịch truy quét ma túy ở Philippines

Biệt đội tử thần 'giết người như ngóe' Philippines qua lời kể cựu sát thủ

Phương Vũ

Đoạn video quay tại thành phố Rostov-on-Don, gần biên giới với Ukraine, cho thấy ba nhân viên rõ ràng chờ tới thời điểm thích hợp để nhét một xấp giấy vào thùng phiếu. Hai người phụ nữ dường như đứng canh chừng trong khi người thứ ba cho phiếu vào thùng.

Theo 9News, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga hôm qua chính thức hủy kết quả từ điểm bỏ phiếu này. Giới chức mở cuộc điều tra hình sự về vụ việc.

Cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga diễn ra ngày 18/9, trong đó, 225 đại biểu được bầu theo danh sách của các chính đảng, 225 người còn lại được chọn theo các khu vực bầu cử. 

Theo kết quả sơ bộ, đảng Nước Nga Thống nhất chiến thắng với 54% phiếu bầu trong hơn 93% số phiếu được kiểm. Đảng Cộng sản Nga đứng thứ hai và đảng Dân chủ Tự do Nga đứng thứ ba. 

Trọng Giáp

Ông Putin được cho là có kế hoạch hồi sinh cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô. Ảnh minh họa: Sputnik.

Ông Putin được cho là có kế hoạch "hồi sinh" cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô. Ảnh minh họa: Sputnik.

Tổng thống Putin có kế hoạch xây dựng Bộ An ninh Nhà nước, chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Nga 2018, Daily Star hôm nay dẫn một nguồn tin từ cơ quan an ninh Liên bang Nga. 

Một chiến thắng vào năm 2018 sẽ giúp ông Putin duy trì quyền lực ít nhất đến năm 2024. Bộ An ninh Nhà nước (MGB) sẽ có đại diện ở khắp các cơ quan cảnh sát và an ninh Nga. Đơn vị mới có thể được hình thành từ Cơ quan an ninh liên bang, Cơ quan tình báo nước ngoài, Cơ quan bảo vệ liên bang, với quyền hạn tăng lên.

Truyền thông phương Tây cho rằng MGB thậm chí còn giám sát các nhà phê bình chỉ trích ông Putin. "Trước kia các đặc vụ của chúng tôi chỉ hỗ trợ điều tra, nhưng nay họ sẽ quản lý tiến trình từ lúc cáo buộc hình sự cho tới khi ra tòa", một nguồn tin từ Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) nói. 

Nguồn tin này cho biết thêm các đặc vụ FSB sẽ chịu trách nhiệm điều tra bất cứ thông tin nào được MGB cung cấp. Sergei Goncharov, thành viên đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố Nga Alpha, mô tả MGB là "cú đấm mạnh". 

Tin tức về việc hồi sinh KGB đến sau khi đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện (Duma quốc gia Nga) với hơn 50% số phiếu hôm 19/9. Tổng thống Nga Putin từng là lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất năm 2008 - 2012. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hiện là người kế nhiệm ông.

Xem thêm: Putin tố Mỹ cố xây dựng hình ảnh nước Nga là quỷ dữ

Văn Việt

Ông Putin được cho là có kế hoạch hồi sinh cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô. Ảnh minh họa: Sputnik.

Ông Putin được cho là có kế hoạch "hồi sinh" cơ quan tình báo KGB nổi tiếng thời Liên Xô. Ảnh minh họa: Sputnik.

Tổng thống Putin có kế hoạch xây dựng Bộ An ninh Nhà nước sau cuộc bầu cử tổng thống Nga 2018, Daily Star hôm nay dẫn một nguồn tin từ cơ quan an ninh Liên bang Nga. 

Một chiến thắng vào năm 2018 sẽ giúp ông Putin duy trì quyền lực ít nhất đến năm 2024. Bộ An ninh Nhà nước (MGB) sẽ có đại diện ở khắp các cơ quan cảnh sát và an ninh Nga. Đơn vị mới có thể được hình thành từ Cơ quan an ninh liên bang, Cơ quan tình báo nước ngoài, Cơ quan bảo vệ liên bang, với quyền hạn tăng lên.

Truyền thông phương Tây cho rằng MGB thậm chí còn giám sát các nhà phê bình chỉ trích ông Putin. "Trước kia các đặc vụ của chúng tôi chỉ hỗ trợ điều tra, nhưng nay họ sẽ quản lý tiến trình từ lúc cáo buộc hình sự cho tới khi ra tòa", một nguồn tin từ Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) nói. 

Nguồn tin này cho biết thêm các đặc vụ FSB sẽ chịu trách nhiệm điều tra bất cứ thông tin nào được MGB cung cấp. Sergei Goncharov, thành viên đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố Nga Alpha, mô tả MGB là "cú đấm mạnh". 

Tin tức về việc hồi sinh KGB đến sau khi đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện (Duma quốc gia Nga) với hơn 50% số phiếu hôm 19/9. Tổng thống Nga Putin từng là lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất năm 2008 - 2012. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hiện là người kế nhiệm ông.

Xem thêm: Putin tố Mỹ cố xây dựng hình ảnh nước Nga là quỷ dữ

Văn Việt

Robot cảnh sát tiếp cận thiết bị nổ thứ hai ở Manhattan, New York, tối 17/9. Ảnh: reuters.

Robot cảnh sát tiếp cận thiết bị nổ thứ hai ở Manhattan, New York, tối 17/9. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát New York tối 17/9 phát hiện thiết bị nổ thứ hai cách hiện trường vụ nổ làm 29 người bị thương ở khu Chelsea, Manhattan, 4 dãy nhà. Thiết bị nổ này ban đầu được đặt trong một chiếc túi. Nó sau đó bị hai người đàn ông vô tình bỏ ra ngoài, phần nào giúp cảnh sát sớm phát hiện và vô hiệu hóa.

Hai người đàn ông là nhân chứng tiềm năng, không phải nghi phạm. "Họ giống như chỉ vô tình đi qua Đại lộ 7. Chúng tôi không có thông tin cho thấy họ liên quan đến vụ việc", Reuters dẫn lời thám tử Robert Boyce, sở cảnh sát New York, nói. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn trao đổi với họ".

Theo Boyce, hai người đàn ông đã nhặt túi chứa thiết bị nổ, bỏ nó ra ngoài rồi cầm túi rời đi. Hiện chưa rõ nguyên nhân của hành động này. Boyce cho biết cảnh sát sẽ công bố ảnh hai người đàn ông và hy vọng sớm xác định được danh tính họ.

Cảnh sát Mỹ sáng sớm 19/9 đã bắt nghi phạm đánh bom New York sau một cuộc đấu súng. Nghi phạm là Ahmad Khan Rahami, 28 tuổi, người Mỹ gốc Afghanistan, công dân thành phố Elizabeth, bang New Jersey. Cảnh sát nghi Rahami còn đứng sau vụ nổ bom tại một thị trấn ven biển bang New Jersey trong cùng ngày.

Như Tâm

tap-tran-bien-dong-kho-giup-tinh-mot-dem-nga-trung-them-man-nong

Tàu chiến Nga tham gia cuộc tập trận chung với hải quân Trung Quốc. Ảnh: News.cn

Trong tuần qua, báo chí Trung Quốc hết lời ca ngợi cuộc tập trận hải quân chung diễn ra trên Biển Đông với Nga, trong đó có các bài tập phòng không, chống ngầm, đổ bộ chiếm đảo. Trong khi truyền thông Trung Quốc coi đây là một sự kiện lớn đánh dấu quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, các chuyên gia phân tích cho rằng Nga – Trung vẫn chưa thể trở thành đồng minh chiến lược của nhau một cách thực chất.

Cuộc tập trận hải quân chung Nga – Trung được tổ chức gần hai tháng sau khi Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra, bao phủ gần hết diện tích Biển Đông. Theo các nhà phân tích, mục đích chính của cuộc tập trận này là phát đi tín hiệu mạnh tới Mỹ và các nước khác.

"Đây rõ ràng là màn phô diễn lợi ích chiến lược mới, rằng Nga và Trung Quốc, hay thậm chí cả hai cùng nhau nếu cần, sẽ là những bên có lợi ích ở Biển Đông", Alexander Neill, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận định trên VOA.

Đây là cuộc tập trận chung lần thứ 4 giữa hải quân hai nước. Năm ngoái, đợt tập trận diễn ra trên biển Địa Trung Hải, trong một nỗ lực được Trung Quốc coi là nhằm củng cố hợp tác giữa quân đội hai nước.

Dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tìm thấy tiếng nói chung trong trong việc đối phó với thách thức từ Mỹ, chẳng hạn như các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông hay động thái triển khai hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, ông Neill cho rằng sự hội tụ lợi ích giữa hai nước chỉ giống như "mối tình một đêm".

"Khi sức mạnh quốc gia của Nga đang suy giảm ở mức độ chiến lược, Trung Quốc đã trỗi dậy ở mức độ toàn cầu, và đây là một điểm giao thoa, một thời điểm mà hai quốc gia có chung một số lợi ích", ông nói.

Dấu ấn trên Biển Đông

Nga gần đây ngày càng chú ý hơn tới khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á, khi các lệnh cấm vận hà khắc của phương Tây bắt đầu phát huy tác dụng với Moscow. Việc Nga đồng ý tham gia tập trận cùng Trung Quốc trên Biển Đông chính là một biểu hiện mới nhất cho sự chuyển hướng đó.

 Hình ảnh cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo giữa Nga và Trung Quốc

"Nga đã bắt đầu củng cố sự hiện diện ở Viễn Đông trong vài năm qua, và họ muốn để lại dấu chân ở đâu đó trên Biển Đông", Alexander Huang, trợ lý giáo sư tại Đại học Tamkang, Đài Loan, nhận định. "Đây có thể chỉ là một hành động phô diễn không mấy ý nghĩa về mặt quân sự, nhưng nó rõ ràng nhằm phát tín hiệu cho Mỹ".

Tuy nhiên, lợi ích chung trong việc thách thức Mỹ không đồng nghĩa với việc Moscow chỉ muốn hợp tác với riêng Bắc Kinh. Ông Huang nhấn mạnh rằng cuộc tập trận năm nay được tổ chức ở gần bờ biển Trung Quốc, cách xa các điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước khác trên Biển Đông, chứng tỏ Nga không muốn vì hợp tác với Trung Quốc mà làm mất lòng các nước khác trong khu vực.

"Ngoài ra, khi điều lực lượng ra xa bờ biển để tập trận, bạn sẽ phải cần đến tàu sân bay", Huang nói. "Điều đó khiến cuộc tập trận trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vậy họ không muốn thực hiện điều đó trong năm nay".

Sóng ngầm

Trong khi đó, các nhà phân tích Trung Quốc lại cho rằng mối quan hệ Nga – Trung sẽ ngày càng trở nên khăng khít hơn, và việc thách thức Mỹ chính là tác nhân khiến hai nước xích lại gần nhau.

Bài bình luận đăng trên tờ Global Times hôm qua nhấn mạnh cuộc tập trận hải quân chung cho thấy Bắc Kinh và Moscow có thể hợp tác với nhau vì lợi ích cốt lõi như thế nào. Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn cho rằng mình có "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông.

"Nga đang đối mặt với các lệnh cấm vận kinh tế vì sáp nhập Crimea, và chỉ có Trung Quốc mới có thể giảm bớt gánh nặng cho Moscow. Trung Quốc đang bị Mỹ và Nhật Bản kiềm chế ở Biển Đông và biển Hoa Đông, và chỉ có Nga mới đủ mạnh để giảm bớt sức ép cho Bắc Kinh", bài báo viết.

Bài bình luận này cho rằng cuộc tập trận cho thấy mối quan hệ chiến lược Trung – Nga không chỉ là một liên minh, mà hợp tác song phương và sự tin cậy chính trị lẫn nhau giữa hai nước đã phát triển lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế chỉ ra rằng quan hệ Nga – Trung khó có thể đạt được đến mức độ như Global Times kỳ vọng, bởi nó luôn tiềm ẩn những sự nghi kỵ lẫn nhau cùng những đợt sóng ngầm chưa bao giờ chấm dứt.

Dù Tổng thống Putin tuyên bố quan hệ hai nước đã đạt đến mức độ "chưa từng thấy", kim ngạch thương mại song phương lại sụt giảm 5% mỗi năm, giảm xuống còn 28 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2016. Trong khi đó, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, với tổng kim ngạch lên tới 263 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Moscow đã từng kỳ vọng việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh sẽ giúp Nga nhanh chóng vượt qua khó khăn về kinh tế, nhưng có vẻ như thực tế không cho thấy điều đó. "Quan hệ chính trị của chúng ta đang đi trước quan hệ kinh tế", phó thủ tướng Nga Igor Shuvalov đã phải thừa nhận trong một bài phát biểu hôm 2/9.

Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Kinh tế Moscow, cảnh báo rằng Nga có thể trở thành "chư hầu" của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, bởi nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 8 lần Nga, theo NBC.

tap-tran-bien-dong-kho-giup-tinh-mot-dem-nga-trung-them-man-nong-1

Binh sĩ Trung Quốc cầm cờ Nga trong cuộc tập trận. Ảnh: News.cn

"Trung Quốc có thể tìm cách để Nga chung đường với mình trên Biển Đông vào thời điểm này, nhưng điều đó không có nghĩa là họ cùng chung chí hướng", Ashley Townshen, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, nhận định.

Theo Townshend, sự chung đường về lợi ích mà hai nước đang tìm kiếm chỉ mang tính chất ngoại giao, chứ không phải là thực chất. "Nếu Nga bị coi là đối tác đồng minh của Trung Quốc ở Đông Á, điều đó sẽ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng của họ trong khu vực này", ông nói.

"Nga đang có những hợp đồng bán vũ khí giá trị lớn cho các nước khác trong khu vực, thế nên Moscow không hề muốn ngả về phía Trung Quốc quá nhiều trong các tranh chấp trên Biển Đông", Townshend nhấn mạnh.

Xem thêm: Chuyên gia Việt Nam: 'Nga -Trung răn đe Mỹ bằng tập trận ở Biển Đông'

Trí Dũng

chau-trai-trum-mafia-italy-ruoc-dau-bang-truc-thang

Cô dâu, chú rể bên các siêu xe và trực thăng trong lễ cưới. Ảnh: R.it

Tiệc cưới của Antonio Gallone, 31 tuổi, được tổ chức hoành tráng ở thành phố ven biển Nicotera, tỉnh Vibo Valentia, miền nam Italy, thu hút rất đông người dân hiếu kỳ.

Theo Telegraph, sau khi làm lễ tại nhà thờ, chú rể và cô dâu đã lên chiếc trực thăng Robinson 44 Ipema ở một sân bay gần đó và ngắm cảnh hoàng hôn ở quần đảo từ trên không suốt một giờ.

Khi cặp đôi quay về, trực thăng bay ngay phía trên quảng trường chính, lượn ở đó một lúc rồi hạ cánh xuống khu vực trung tâm, nơi các đường phố cũng bị phong tỏa trong ba giờ để phục vụ cho đám cưới của Gallone. 

Theo báo chí địa phương, ông nội chú rể là một trùm mafia và anh này từng bị bắt vào năm 2011 khi đang chăm sóc một vườn cần sa.

Công tố viên khu vực đã ra lệnh cảnh sát thẩm vấn lực lượng chức năng và thị trưởng Nicotera về việc giao thông bị đình trệ suốt nhiều giờ diễn ra lễ cưới của Gallone và cho phép trực thăng đỗ ở quảng trường thành phố. 

Tuy nhiên, giới chức địa phương phủ nhận việc biết trước về kế hoạch trên.

Thành phố cổ Nicotera hiện là căn cứ của Ndrangheta, một trong những tổ chức tội phạm mạnh và giàu nhất thế giới. Chính quyền Nicotera từng bị giải tán hai lần trong thập kỷ qua do dính líu tới mafia.

Năm ngoái, các công tố viên ở Rome cũng từng mở cuộc điều tra tương tự sau khi một chiếc trực thăng bay trái phép và thả cánh hoa hồng xuống đám đông tham dự tang lễ của trùm mafia Vittorio Casamonica.

Xem thêm: Đại gia Trung Quốc thuê trực thăng đón dâu, gây tắc đường

Anh Ngọc

Freddy Mccollum ngất xỉu sau khi lĩnh cú móc trái của nữ sinh da đen. Ảnh: Instagram.

Freddy Mccollum ngất xỉu sau khi lĩnh cú móc trái của nữ sinh da đen. Ảnh: Instagram.

Video nữ sinh hạ nốc ao bạn được cho là ghi lại tại Đại học Wingate, bang North Carolina, Mỹ, Mirror hôm 19/9 đưa tin.

Nam sinh Freddy McCollum cùng vài bạn học trêu đùa các bạn gái đang học tại thư viện bằng cách giật tóc họ. Freddy giật tóc một nữ sinh da đen, nhưng không may cho anh đây là tóc giả. Cô gái đứng lên, xoay người lại tung cú tát bằng tay trái khiến Freddy bất tỉnh. 

Tác giả của video đang gây sốt là Samuel Grubbs, người từng sản xuất một số video hài. Vì thế, người ta cho là đây là video dàn dựng. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra kinh ngạc trước sức mạnh của cô gái, hạ nốc ao nam sinh chỉ bằng một cú móc trái. 

Xem thêm: 22 nữ sinh cuồng loạn tập thể khi chơi trò 'quỷ ám'

Văn Việt

chau-nu-hoang-anh-cong-khai-la-gay

Lord Ivar Mountbatten. Ảnh: Telegraph

Lord Ivar Mountbatten, người đã có ba con với vợ cũ Penelope (Penny) Thompson, quyết định công khai giới tính vào cuối tuần qua, theo Metro. Sau một thời gian đấu tranh với thiên hướng tình dục của bản thân, Mountbatten hạnh phúc khi tìm được bạn trai James Coyle, một giám đốc dịch vụ cabin hàng không. 

Đôi tình nhân gặp nhau khi đi trượt tuyết ở Verbier, Thụy Sĩ. James được cho là đã chủ động chào Lord Mountbatten trước vì tưởng anh là người hướng dẫn viên từng trượt tuyết cùng mình trước đây. Cả hai bị hấp dẫn nhau ngay lúc đó và bắt đầu nảy sinh tình cảm. 

chau-nu-hoang-anh-cong-khai-la-gay-1

Mountbatten và vợ cũ, Penelope (Penny) Thompson. Ảnh: Rex Shuttershock

Mountbatten cho biết trước khi kết hôn, vợ cũ cũng biết anh có vấn đề về giới tính. 

"Tôi nói với cô ấy tôi là người lưỡng tính, rằng tôi bị hấp dẫn bởi cả nam và nữ. Cô ấy rất thông cảm và tôi cũng luôn biết ơn cô ấy vì điều đó", Mountbatten nói. "Tôi từng phải đấu tranh với chính mình, và để có được ngày hôm này, đến thời điểm này, là cả một hành trình thực sự". 

Với tuyên bố này, Mountbatten trở thành thành viên đầu tiên của hoàng gia Anh công khai thừa nhận mình là người đồng tính. 

Hướng Dương

Bé trai tóc vàng chỉ khoảng 10 tuổi xuất hiện trong video tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Mirror.

Bé trai tóc vàng chỉ khoảng 10 tuổi xuất hiện trong video tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Mirror.

Đoạn video dài 15 phút được kênh truyền thông có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng ngày 16/9. Nó ghi lại cảnh phiến quân IS xử tử những người bị gọi là "gián điệp" ở vùng "Wilayat Ninawa", Iraq, theo Mirror.

Video có hình ảnh một cậu bé tóc vàng, không quá 10 tuổi, mặc đồ rằn ri và cầm súng. Một phiến quân, dường như là người da trắng, sau đó xuất hiện "giúp" cậu bé bắn vào gáy các tù nhân. Cậu bé, hiện chưa rõ danh tính, khả năng cao là người gốc châu Âu.

IS thường xuyên tự ca ngợi về "thế hệ chiến binh tiếp theo của đế chế". Một video xuất hiện hồi đầu tuần quay cảnh những cậu bé mô tả mơ ước "tử vì đạo". Giọng bình luận mô tả đây "là thế hệ sẽ chinh phục Damascus, Baghdad, Jerusalem, Mecca, al-Median, Dabiq, Rome và Andalusia".

IS tuyển mộ, bắt cóc hàng nghìn trẻ em rồi tẩy não, biến chúng thành kẻ đánh bom tự sát, dùng dao hoặc súng giết người. Sự xuất hiện cái gọi là "Thế hệ những trận chiến anh hùng" của IS khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ có thêm trẻ em bị ép tham chiến.

Như Tâm

Máy bay không người lái mô phỏng máy bay chiến đấu Gripen theo tỷ lệ 1:2 được trình diễn trong một show máy bay mô hình tại Đức. Nó nặng 100 kg, dài 8 mét. 

Chiếc máy bay cất cánh thành công, bay lên không trung, thực hiện vài kỹ thuật bay cơ bản trong tiếng vỗ tay của khán giả. 

Tuy nhiên, sau hơn một phút, đám đông ồ lên lên khi thấy nó vỡ ra từng phần giữa không trung, rồi rơi xuống đất. 

"Xin lỗi quý vị về sự cố này, đội cứu hộ đang tới", một người đàn ông nói qua loa phóng thanh. 

Video trên được tài khoản có tên RC Media World đăng lên Youtube hôm 17/9, thu hút hơn 700.000 lượt xem. 

Chiếc máy bay chiến đấu Gripen kích thước thật là máy bay chiến đấu hạng nhẹ do công ty hàng không vũ trụ Saab của Thụy Điển sản xuất, được sử dụng trong không quân Thụy Điển, Czech, Hungary. 

Xem thêm: Máy bay nổ 8 lốp, đường băng Tokyo đóng cửa

Hồng Hạnh

co-dau-chu-re-tang-nhau-tran-vang-trong-dam-cuoi

Cô dâu chú rể mỗi người cầm một con trăn vàng trên sân khấu ngày cưới. Ảnh: Rex

Theo People's Daily Online, đám cưới của cặp vợ chồng trẻ yêu động vật diễn ra tại một khách sạn ở tỉnh Cát Lâm hôm 16/9. 

Tại tiệc cưới, thay vì trao nhẫn cho nhau như thường lệ, cả hai lại hoán đổi hai con trăn vàng lớn trước mặt các quan khách. Họ cho biết hai con trăn, nặng lần lượt 30 và 15 kg, là kỷ vật tình yêu giữa hai người. 

Trong đoạn video 24 giây được đăng tải lên trang Weibo, chú rể với con trăn vàng quấn quanh cổ, đứng đối diện cô dâu. Với sự giúp đỡ của một người bên cạnh, anh tiếp tục kéo một con trăn khác từ chiếc hộp màu xanh ra và quàng lên cổ cô dâu. Sau đó, cặp đôi ôm chầm lấy nhau trên sân khấu. 

co-dau-chu-re-tang-nhau-tran-vang-trong-dam-cuoi-1

Cả hai ôm nhau hạnh phúc, trên cổ quàng hai con trăn. Ảnh: Rex

Chú rể Wu Jiangfeng là một người rất yêu động vật. Anh cho biết mục đích của việc trao trăn cho vợ trong ngày cưới của anh là nhằm tuyên truyền, kêu gọi bảo tồn thiên nhiên hoang dã. 

"Đừng đánh trăn nếu như bạn nhìn thấy chúng ở một đồng quê nào đó. Chúng thực ra rất hiền lành", Wu nói. 

Cặp vợ chồng giữ hai con trăn trong nhà làm vật nuôi. Ngoài trăn, họ còn nuôi cả nhện, thằn lằn và chim. Cả hai tìm thấy hai con trăn vàng này ở thành phố Cát Lâm năm ngoái và cho rằng người ta cố tình thả chúng ra vì mục đích tôn giáo nào đó. 

Hướng Dương

nha-hang-khoa-than-dau-tien-o-italy

Khu ăn được trang trí bằng ghế ngồi màu đỏ, bàn trắng. Ảnh: News

Nhà hàng L’Italo Americano khai trương hôm 15/7 ở Cerro Maggiore, một thị trấn cách thành phố Milan khoảng 20 km về phía tây bắc. Đây là nơi duy nhất ở Italy khách hàng phải khỏa thân hoàn toàn khi vào nhà hàng, theo News.

Nhà hàng được thiết kế thông minh, với quầy bar ở giữa, khu vực bàn ăn có thể dọn để chuyển thành sàn nhảy lúc nửa đêm, và khu phòng chờ ấm cúng với ghế sô pha trắng cùng bàn uống cà phê sau bữa tối. 

"Khách hàng được đưa tới phòng thay đồ. Ở đó, họ cất quần áo và đồ tùy thân vào ngăn kéo riêng", Romeo Natale, ông chủ nhà hàng, cho biết. "Riêng phụ nữ được mang theo túi xách nhỏ đựng đồ trang điểm, còn đàn ông được mang ví tiền. Chỉ thế thôi".

Trong nhà hàng không có Internet, tất cả mọi thiết bị di động bị cấm để bảo đảm riêng tư cho khách hàng. Khách hàng cũng không được sờ mó hoặc nói to trong nhà hàng. 

Thực khách sẽ được phục vụ các món ăn truyền thống của Mỹ, với bánh kẹp thịt bò sốt cà chua, xúc xích ăn kèm hành trộn. Ngoài ra, nhà hàng cũng phục vụ những món ăn nổi tiếng của Italy như mỳ ống sốt kem. 

Sau bữa tối, nhà hàng sẽ chuyển thành một sàn nhảy. Ban nhạc chơi nhạc sống thập niên 70 - 80 và các nhóm nhảy sẽ ra biểu diễn. Thực khách sẽ đốt cháy tất cả năng lượng vừa nạp trong bữa tối trên sàn nhảy.

"Ở đây thật tuyệt vời. Tôi không cần phải mất hàng tiếng đồng hồ trước gương, chọn váy này hay váy kia để mặc, mà chỉ cần mặc đồ thể thao và đi giày tập là đủ", Claudia Rossi, một khách hàng, cho biết.

"Tôi đã đi tới nhiều nơi cho phép khỏa thân như bãi biển, khu nghỉ dưỡng, nhưng chưa bao giờ có cơ hội ngồi ăn trong trạng thái khỏa thân hoàn toàn, với bàn ghế trong nhà hàng, cùng bạn bè", Luigi Moroni, một khách quen của nhà hàng cho biết. "Nó làm tôi cảm thấy tự do. Italy cần những nhà hàng như thế này".

nha-hang-khoa-than-dau-tien-o-italy-1

Nhà hàng khuyến khích khách đi theo cặp hoặc theo nhóm. Ảnh: News

Nhà hàng khuyến khích khách đi theo cặp, hoặc đi theo nhóm tới dùng bữa. Một cặp đôi chỉ phải trả 50 USD vào dùng bữa, trong khi người đi một mình sẽ phải trả gấp đôi, để ngăn ngừa những kẻ ôm ấp ý định xấu đến tán tỉnh hoặc quan hệ tình dục với người khác.

"Đây là một nhà hàng theo chủ nghĩa khỏa thân, nơi mọi người chia sẻ sự thuần khiết và văn hóa khỏa thân", Natale nói. 

Xem thêm: Nhà hàng khỏa thân đầu tiên ở Anh

Hồng Hạnh

Người điều hành radar báo cáo về tình hình trên tàu hộ vệ Trung Quốc Guangzhou, trong cuộc tập trận chung với Nga hôm 18/9.

Các tàu Nga và Trung Quốc nã pháo. Đây là lần đầu tiên hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung ở Biển Đông. Hai nước đưa tổng cộng 13 tàu bề mặt, hai tàu ngầm, 11 máy bay, 10 trực thăng và thiết bị đổ bộ bọc thép cũng như 256 thủy quân lục chiến tham gia.

Tàu Guangzhou nã pháo từ khẩu chính. Tập trận chung kết thúc hôm qua bằng hoạt động diễn tập chiếm đảo ba chiều. 

Tàu Guangzhou nã pháo từ khẩu thứ hai. Phát biểu kết thúc tập trận, Wang Hai, phó tư lệnh hải quân Trung Quốc khen ngợi tập trận diễn ra thành công, các hoạt động đạt được mục tiêu mong muốn. Ông Wang nói tập trận đã nâng cao khả năng tác chiến thực của hải quân hai nước, và họ sẽ mở rộng hợp tác thực tiễn, tăng cường liên lạc.

 

Rocket chống ngầm được phóng từ tàu Trung Quốc.

Cột nước bắn lên cao sau khi tàu Trung Quốc nã rocket chống ngầm. 

Trọng Giáp (Ảnh: Xinhua)

Tàu Hải Tuần 21. Ảnh: Chinanews.

Tàu Hải Tuần 21. Ảnh: Chinanews.

Chinanews ngày 19/9 đưa tin Trung Quốc điều tàu Hải Tuần 21 cùng hơn 20 nhân viên chấp pháp Cục Hải sự Trung Quốc từ Hải Khẩu, đảo Hải Nam, đến khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa để tuần tra môi trường biển và các tuyến hàng hải. Đợt tuần tra dài 5 ngày.

Theo đó, Trung Quốc sẽ thị sát tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa, nắm bắt tình hình trật tự trên biển, thi công dưới mặt biển, kiểm nghiệm phủ sóng không dây, kiểm tra các trạm nhận biết tự động (AIS) và phao tiêu ở Biển Đông. Hành trình dự kiến dài 720 hải lý. Đợt tuần tra sẽ nâng cao trình độ cho nhân viên tàu Hải Tuần 21 tại Biển Đông.

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Quốc Trung

Chinese dredging vessels are purportedly seen in the waters around Mischief Reef in the disputed Spratly Islands in the South China Sea in this still image from video taken by a P-8A Poseidon surveillance aircraft provided by the United States Navy May 21, 2015. REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters

Các tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động phi pháp tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông ngày 21/5/2015. Ảnh: Reuters.

"Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết rằng Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào khi đòi 'quyền lịch sử' trong vùng giới hạn bởi 'đường lưỡi bò' trên biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông với Việt Nam, Biển Tây đối với Philippines)", tuyên bố chung từ Hội Hữu nghị Việt - Pháp, các tổ chức của cộng đồng người Việt, các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại Pháp cho biết.

Tòa còn tố Trung Quốc gây ra những tổn hại nặng nề đối với hệ sinh thái thông qua việc tự ý khai phá, biến đổi hiện trạng và xây dựng tràn lan các cơ sở hạ tầng.

Tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ những hành động, yêu sách trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế cam kết và hành động để luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được thực thi.

Các tổ chức kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đàm phán theo luật quốc tế, không sử dụng bất kỳ sự hăm dọa và vũ lực nào, đảm bảo sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết từ tòa.

Trung Quốc tự vẽ ra "đường lưỡi bò" để đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, đi sát vào bờ biển các nước láng giềng. Bắc Kinh cho rằng phán quyết từ Tòa Trọng tài là vô giá trị, không có tính chất ràng buộc pháp lý và tuyên bố sẽ phớt lờ.

Phán quyết từ Tòa Trọng tài nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước trên thế giới. Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết.

Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡi bò", đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Như Tâm

Thứ ba, 20/9/2016 | 08:44 GMT+7

Thứ ba, 20/9/2016 | 08:44 GMT+7

Lực va chạm sau cú húc giữa hai con bò tót nặng nửa tấn khiến chúng ngã lăn xuống đất chết tại chỗ ở đấu trường thành phố Sanguesa, phía bắc Tây Ban Nha, hôm 17/9.

Hồng Hạnh (theo Sun)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
trieu-tien-tuyen-bo-thu-thanh-cong-dong-co-ten-lua-moi

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un trực tiếp chỉ đạo cuộc thử nghiệm mới. Ảnh: AFP

"Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến Trung tâm không gian Sohae để chỉ đạo cuộc thử động cơ tên lửa đẩy mới, với công suất lớn dành cho vệ tinh địa tĩnh", hãng truyền hình nhà nước Triều Tiên KCNA hôm qua cho biết.

Trung tâm Sohae là nơi Triều Tiên thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa và đã phóng vệ tinh hồi tháng hai năm nay.

Ông Kim cũng yêu cầu các nhà khoa học và kỹ sư chuẩn bị phóng vệ tinh "càng sớm càng tốt sau vụ thử thành công", báo hiệu Triều Tiên có thể sớm phóng một tên lửa tầm xa khác.

Theo Joel Wit, người sáng lập trang web 38 North chuyên theo dõi các hoạt động của Triều Tiên, cuộc thử nghiệm động cơ mới là một dấu hiệu quan trọng cho thấy Triều Tiên sắp phóng một phương tiện lớn hơn, tốt hơn để đưa được các vệ tinh lên quỹ đạo cao hơn và "nó sẽ xảy ra trong tương lai gần".

Hoạt động mới của Triều Tiên diễn ra khi nhiều nước lên án cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5 trong tháng này. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã kêu gọi gia tăng áp lực với Bình Nhưỡng do vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Khánh Lynh

donald-trump-noi-da-du-doan-duoc-vu-danh-bom-new-york

Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ đánh bom ở khu Chelsea, New York. Ảnh: AP

Trong một cuộc phỏng vấn hôm qua, ông Trump cáo buộc rằng nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Obama và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, đã "nuông chiều" những kẻ cực đoan.

"Có những kẻ quỷ dữ bệnh hoạn muốn phá hủy đất nước này", Telegraph dẫn lời ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa nói. Ông tuyên bố lực lượng cảnh sát địa phương Mỹ "biết những kẻ này là ai" nhưng đã không làm gì để ngăn cản.

"Chúng ta có quyền lựa chọn mà?", ông nói. "Chúng ta đang cố gắng chấn chỉnh đất nước về mặt chính trị. Điều tôi muốn nói là các bạn phải ngăn họ đến đất nước của chúng ta".

Bà Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, chỉ trích phát ngôn của ông Trump, cảnh báo rằng giọng điệu của ông chỉ kích động thêm những kẻ ủng hộ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).

Bà mỉa mai rằng những phiến quân Hồi giáo đang rất mong ông Trump chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và lợi dụng những đề xuất gây tranh cãi của ông để chiêu mộ các chiến binh.

Hai ứng viên tổng thống Mỹ đấu khẩu sau khi 29 người bị thương trong vụ đánh bom ở New York hôm 17/9.

Nghi phạm Ahmad Khan Rahami, 28 tuổi, đã bị cảnh sát bắt giữ hôm qua và còn dính líu đến hai vụ đánh bom khác. 

[Caption]Ahmad Khan Rahami

Nghi phạm Ahmad Khan Rahami bị hạ gục sau khi đấu súng với cảnh sát. Ảnh: AP

Rahami người gốc Afghanistan và có những dấu hiệu bị cực đoan hoá sau khi trở về quê nhà. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy y có liên quan tới tổ chức khủng bố nước ngoài.

Xem thêm: Mỹ bắt nghi phạm đánh bom New York sau cuộc đấu súng

Anh Ngọc

my-bat-nghi-pham-danh-bom-new-york-sau-cuoc-dau-sung

Nghi phạm Rahami bị trúng đạn ở vai và được đưa tới bệnh viên. Ảnh: NY Daily News

Bị cảnh sát bất ngờ tiếp cận và yêu cầu đầu hàng khi đang ngủ ở cửa một quán bar tại Linden, bang New Jersey, Rahami đã rút súng bắn nhưng bất thành do lực lượng an ninh mặc áo chống đạn.

Bị cảnh sát bắn trả, Rahami tháo chạy. Các cảnh sát truy đuổi, nổ súng và bắt được Rahami sau 30 phút, New York Times dẫn lại lời ông James Sarnicki, Sở cảnh sát Linden cho biết.

Trong khi bỏ chạy, tên này còn xả đạn bừa bãi vào các phương tiện đi qua. Y bị bắt giữ trong tình trạng bị thương và được đưa đến bệnh viện. 

Cuộc vây bắt diễn ra sau khi người dân trình báo rằng có một người đàn ông nằm ngủ ở cửa một quán bar. Một sĩ quan cảnh sát đến gần và phát hiện người này có râu quai nón giống hình ảnh truy nã của Rahami.

Các hình ảnh trên camera giám sát cho thấy Rahami là người đặt bom ở Đường 23 tại Chelsea, New York, hôm 17/9 khiến ít nhất 29 người bị thương. Dấu vân tay của tên này cũng được phát hiện trên quả bom khác tại Manhattan và có liên quan đến vụ đánh bom ở Jersey Shore. Cảnh sát tin rằng Rahami cũng chịu trách nhiệm với vụ bom ống nổ ở New Jersey hôm 18/9.

Rahami sinh năm 1988 tại Afghanistan, sống cùng gia đình tại thành phố Elizabeth, bang New Jersey, không xa nơi bị cảnh sát bắt.

Hàng xóm cho biết vài năm trước Rahami trở về Afghanistan và quay lại Mỹ với những dấu hiệu bị cực đoan hoá. Chưa rõ tên này có liên hệ với tổ chức khủng bố nước ngoài nào hay nhận yêu cầu tấn công từ bên nào hay không.

Khánh Lynh

31 xe chở hàng cứu trợ của tổ chức nhân đạo Trăng Lưỡi liềm đỏ 

31 xe chở hàng cứu trợ nhân đạo trước khi bị không kích. Ảnh: Syria Red Crescent 

Một nhà hoạt động đối lập, người đã chứng kiến vụ tấn công tại khu vực do phiến quân kiểm soát ở tây Aleppo, cho hay ít nhất 8 chiếc xe cùng kho hàng viện trợ nơi chúng đang đỗ đã bị phá hủy.

"Các anh em vẫn đang cố gắng dập lửa và chúng tôi đã trở thành mục tiêu của 4 cuộc tấn công nữa, chính xác tại cùng địa điểm này", nhà hoạt động có tên Abu Shahoud nói với Reuters và gửi đoạn video cho thấy nhiều chiếc xe tải đang bốc cháy. "Họ vẫn đang ở trên trời".

Một người dân địa phương kể rằng đoàn xe bị trúng khoảng 5 tên lửa khi đang đỗ tại trung tâm thuộc tổ chức nhân đạo Trăng Lưỡi liềm đỏ và người đứng đầu trung tâm cùng nhiều khác người khác bị thương nặng. 12 người thiệt mạng, trong đó có các nhân viên của Trăng Lưỡi liềm đỏ. 

Liên Hợp Quốc đầu ngày hôm qua cho biết số hàng cứu trợ gồm bột mỳ và thuốc men cho 78.000 người đã được phân phát đến thị trấn Urm al-Kubra gần đó.

Tổ chức này và Hội Chữ thập Đỏ xác nhận đoàn xe bị tấn công. Quân đội Syria hiện chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền ghi nhận được ít nhất 40 cuộc không kích trong và quanh Aleppo kể từ khi lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần kết thúc và cho biết 32 người đã thiệt mạng.

Anh Ngọc

tong-thong-philippines-lieu-co-nem-duong-mat-cua-trung-quoc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters

Hồi tháng ba, khi ông Rodrigo Duterte còn là thị trưởng một thành phố phía nam tham vọng ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất đất nước, ông đã khoe rằng những người ủng hộ mình mạnh mẽ nhất là cộng đồng người Hoa và nguồn tiền cho chiến dịch quảng bá trước khi tranh cử đến từ "một mạnh thường quân Trung Quốc giấu tên".

Tại thời điểm đó, ít ai chú ý tới nhà quyên góp bí ẩn người Hoa này. Ông Duterte không phải ứng viên duy nhất nhận được các khoản quyên góp từ cá nhân, tổ chức nước ngoài trong cuộc đua giành chức tổng thống, nhưng khi ông Duterte có những phát ngôn chống Mỹ gây chú ý, khả năng Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Philippines trở thành vấn đề được quan tâm, theo The Australian.

Trong vòng hai tuần, ông đe doạ sỉ nhục Tổng thống Mỹ Barack Obama, đề nghị binh sĩ Mỹ rút khỏi Mindanao, yêu cầu lực lượng tuần tra hải quân Philippines không ra khỏi phạm vi 12 hải lý tính từ bờ ở Biển Đông. Ông Duterte cũng đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng nghiên cứu mua khí tài quân sự từ Nga và Trung Quốc, thay vì tìm đến nhà cung cấp truyền thống là Mỹ.

Philippines có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Mỹ. Vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Philippines, Washington đã cùng Manila thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thông qua Thỏa thuận Hợp tác Tăng cường Phòng thủ. Người tiền nhiệm của ông Duterte là Benigno Aquino đã cho phép các lực lượng và nhà thầu Mỹ tiếp cận một số khu vực mà hai bên thống nhất.

Thỏa thuận này được xem như thắng lợi cho Washington, vì nó cho phép Mỹ đưa thêm binh sĩ, tàu chiến và máy bay tới đồn trú tại Philippines. Đây cũng là một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Philippines hồi tháng 5 cũng có ý nghĩa rất quan trọng với Bắc Kinh. Thời điểm đó, Tòa Trọng tài tại Hà Lan chuẩn bị ra phán quyết trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Và đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia, phán quyết hồi tháng 7 của tòa nghiêng về hướng có lợi cho Philippines.

Thỏa thuận quốc phòng Mỹ - Philippines, cộng với thỏa thuận về tuần tra chung trên Biển Đông, là những đòn bẩy của Mỹ trong chiến lược kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

"Vào thời điểm bầu cử, có rất nhiều đồn đoán rằng tiền của Trung Quốc đang đổ vào chiến dịch tranh cử tổng thống và sẽ là một yếu tố chi phối", ông Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế, viện Lowy, nói.

Nếu Trung Quốc muốn ủng hộ một ứng viên chiến lược nào, nhiều khả năng nhất đó là phó tổng thống vào thời điểm đó Jejomar Binay, người tuyên bố sẽ có quan điểm ôn hòa hơn với Bắc Kinh so với ông Aquino.

Dù vậy, "sẽ hoàn toàn hợp lý nếu Trung Quốc muốn có nhiều ứng viên thân Bắc Kinh nhất có thể", tiến sĩ Graham nói.

Nhà phân tích chính trị Philippines Richard Javad Heydarian xác nhận có nhiều tin đồn rằng tiền Trung Quốc đã đổ vào suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Philippines. Tuy không có bằng chứng nào, ông cho rằng "khả năng tiền của Trung Quốc có liên quan đến các cuộc bầu cử trong khu vực không thể bị xem nhẹ".

Thái độ cứng rắn của ông Duterte đối với Mỹ, nước sẽ đóng góp tới 120 triệu USD cho ngân sách quốc phòng của Manila trong năm nay, hoàn toàn đối lập với lối tiếp cận của ông này với Bắc Kinh. Dù vậy, ông Heydarian nhận định mọi chuyện có thể thay đổi.

"Ông Duterte rõ ràng sẵn sàng đi xa trong việc mở các kênh đối thoại với Trung Quốc, bằng cách phát đi thông điệp tích cực. Nhưng nếu trong vài tháng tới, Trung Quốc không có bước nhượng bộ đáng kể nào, ông Duterte sẽ buộc phải giữ lập trường cứng rắn hơn", chuyên gia nhận định.

Xem thêm: Đổi giọng trước đồng minh Mỹ, Tổng thống Philippines gây hoang mang

Lựa chọn cây gậy và củ cà rốt của tân tổng thống Mỹ với Duterte

Hoàng Nguyên

Bà Leila De Lima. Ảnh: Reuters

Bà Leila De Lima. Ảnh: Reuters

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Philippines hôm nay bỏ phiếu miễn nhiệm chức chủ tịch của bà Leila De Lima, một trong những nhà phê bình gay gắt nhất đối với Tổng thống Rodrigo Duterte, theo WSJ.

16 đồng minh của ông Duterte trong ủy ban 24 người này đã nhất trí với đề xuất đưa thượng nghị sĩ độc lập Richard Gordon lên thay bà De Lima, với cáo buộc rằng nữ nghị sĩ này "không công tâm". Tuy mất chức chủ tịch, bà De Lima vẫn là một thành viên của ủy ban.

Quyết định trên được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi bà De Lima đưa ra trước ủy ban điều tra một nhân chứng tự nhận là cựu sát thủ từng thực hiện lệnh giết người của ông Duterte thời ông này còn là thị trưởng thành phố Davao ở miền nam. Bà De Lima lúc đó đang tổ chức cuộc điều tra đối với hàng nghìn vụ giết người không qua xét xử trong cuộc chiến chống ma túy do ông Duterte phát động.

Tổng thống Philippines mới đây tuyên bố sẽ kéo dài chiến dịch đẫm máu này trong một năm, thay vì thời hạn 3-6 tháng như ông từng hứa hẹn khi mới đắc cử. Đến nay, chiến dịch chống ma túy của ông đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng chỉ sau 3 tháng tiến hành.

Xem thêm: Biệt đội tử thần 'giết người như ngóe' Philippines qua lời kể cựu sát thủ

Việt Dũng

nhat-co-the-che-tao-ve-tinh-trinh-sat-nhin-xuyen-may-cho-viet-nam

Một vệ tinh trinh sát của Nhật Bản. Ảnh: spaceflightnow

Nhật Bản lần đầu tiên xuất khẩu vệ tinh trinh sát ASNARO-2 ra nước ngoài, và Việt Nam có thể sẽ có mặt trong danh sách các khách hàng mua dòng sản phẩm này, tờ Mainichi Shimbun ngày 17/9 đưa tin.

Vệ tinh ASNARO-2 do công ty NEC và tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản phối hợp nghiên cứu và chế tạo.

Theo truyền thông Nhật Bản, vệ tinh ASNARO-2 có trọng lượng khoảng 550 kg, áp dụng công nghệ vệ tinh radar có độ phân giải "cao nhất thế giới". Nhờ công nghệ rada, vệ tinh này có thể quan sát bề mặt Trái Đất vào ban đêm và khi trời nhiều mây.

Do đó, ngoài việc giám sát tình hình khi xảy ra thiên tai và giám sát mùa màng, ASNARO-2 còn có thể thực hiện các chức năng an ninh quốc gia ở mức độ nhất định.

Xem thêm: Pháp muốn bán nhiều tàu chiến hiện đại cho Việt Nam.

Nguyễn Hoàng

thu-tuong-campuchia-hun-sen-the-thang-tay-voi-phe-doi-lap

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters

"Đừng có đe doạ tôi bằng việc lấy biểu tình ra đổi lấy đối thoại. Chẳng đời nào đâu. Đây không chỉ là lời cảnh báo, nó nghiêm trọng hơn bởi vì đó là lệnh loại bỏ những kẻ phá hoại an ninh và trật tự xã hội", AFP dẫn lời ông Hun Sen nói tại lễ tốt nghiệp của một trường đại học.

Phe đối lập là Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) hôm 17/9 kêu gọi chính phủ đối thoại, nếu không họ sẽ tổ chức biểu tình như kế hoạch trước đó, theo Khmertimes.

CNRP tuần trước cho hay họ sẽ tổ chức biểu tình nếu chính quyền bắt giữ ông Kem Sokha, quyền chủ tịch của đảng này. Ông Sokha ẩn mình tại trụ sở đảng CNRP từ cuối tháng 5 sau khi bị kết án 5 tháng tù vì từ chối xuất hiện tại tòa, trong một vụ kiện liên quan đến mại dâm.

Chính phủ Campuchia hôm12/9 đã điều hàng chục xe tải chở lính vũ trang bao vây trụ sở CNRP, sau khi phe đối lập lên kế hoạch tổ chức biểu tình.  39 nước, gồm Mỹ, các nước EU hôm 15/9 phát tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng chính trị leo thang ở Campuchia. Ông Hun Sen cho rằng nước ngoài không có quyền chỉ trích chính quyền của ông.

Khánh Lynh

Tàu Trung Quốc mắc cạn tại rạn san hô lớn nhất thế giới của Australia. Ảnh: Guardian.

Tàu Trung Quốc mắc cạn tại rạn san hô lớn nhất thế giới của Australia. Ảnh: Guardian.

Chính quyền liên bang Australia đã tiến gần đến thỏa thuận đền bù của Tập đoàn năng lượng vận tải Thâm Quyến, Trung Quốc về việc một tàu chở than của đơn vị này mắc cạn và gây ô nhiễm rạn san hô Great Barrier Reef, Guardian hôm nay đưa tin. 

Năm 2010, tàu Trung Quốc mắc cạn tại bãi Douglas, nơi có rạn san hô Great Barrier Reef được xếp hạng di sản thế giới. Tuy nhiên, suốt 6 năm, phía Tập đoàn năng lượng vận tải Thâm Quyến từ chối chi trả khoản tiền đền bù ô nhiễm môi trường.

Ban đầu, Australia dự tính phạt 120 triệu USD, nhưng khoản thương lượng gần đây nhất là 39,3 triệu USD. Bộ trưởng Môi trường Australia Josh Frydenberg cho biết khoản tiền này đủ để Công viên biển Great Barrier Reef làm sạch độc tố từ sơn vỏ tàu Trung Quốc và khôi phục các quá trình sinh thái tự nhiên.

Giới chức Australia cho biết trong sơn vỏ tàu Trung Quốc có chứa chất TBT, một loại độc tố bị cấm. Trong khi đó, ông Frydenberg cho biết 35 triệu USD trong số tiền phạt sẽ được dùng để làm sạch nước biển và dọn đống đổ nát từ tàu Trung Quốc. Số tiền còn lại được trả cho chính phủ Australia để thanh toán các chi phí phát sinh cho hậu quả trực tiếp của tàu Trung Quốc mắc cạn với nền rạn san hô.

Tổ chức Hòa bình xanh Australia lên tiếng phản đối số tiền đền bù với lý do đây là con số quá nhỏ so với 120 triệu USD dự tính ban đầu. Đại diện tổ chức này kêu gọi chính phủ phải làm nhiều hơn để ngăn chặn thảm họa tương tự.

Xem thêm: Trung Quốc bị tố phá hủy san hô Biển Đông nhanh nhất trong lịch sử

Văn Việt

trung-quoc-noi-nhat-co-gay-xao-tron-o-bien-dong

Trung Quốc lên án khi Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng tuần tra ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

"Hãy nhìn vào kết qủa của việc Nhật Bản khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn trong cùng thời gian này, cố gắng gây xáo trộn tình hình ở Biển Đông mà vờ như hành động vì cộng đồng quốc tế", Reuters dẫn lời ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong họp báo.

Đại diện của Trung Quốc đưa ra đánh giá sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Inada tuyên bố sẽ tăng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông nhằm bảo đảm luật pháp trên biển được tôn trọng.

Trước đó, Bắc Kinh cho biết không chấp thuận tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài Phụ lục VII Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc đưa ra với vụ kiện của Philippines. Toà cho rằng Trung Quốc không thể đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" chiếm gần hết Biển Đông, đi sâu vào vùng biển của các nước láng giềng.

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc còn tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Khánh Lynh

nhat-che-tao-ve-tinh-trinh-sat-nhin-xuyen-may-cho-viet-nam

Một vệ tinh trinh sát của Nhật Bản. Ảnh: spaceflightnow

Nhật Bản lần đầu tiên xuất khẩu vệ tinh trinh sát ASNARO-2 ra nước ngoài, và Việt Nam sẽ có mặt trong danh sách các khách hàng mua dòng sản phẩm này, tờ Mainichi Shimbun ngày 17/9 đưa tin.

Vệ tinh ASNARO-2 do công ty NEC và tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản phối hợp nghiên cứu và chế tạo, sau khi ký thỏa thuận với Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo truyền thông Nhật Bản, vệ tinh ASNARO-2 có trọng lượng khoảng 550 kg, áp dụng công nghệ vệ tinh radar có độ phân giải "cao nhất thế giới". Nhờ công nghệ rada, vệ tinh này có thể quan sát bề mặt Trái Đất vào ban đêm và khi trời nhiều mây.

Do đó, ngoài việc giám sát tình hình khi xảy ra thiên tai và giám sát mùa màng, ASNARO-2 còn có thể trinh sát quân sự ở mức độ nhất định.

Xem thêm: Pháp muốn bán nhiều tàu chiến hiện đại cho Việt Nam.

Nguyễn Hoàng

nhung-co-bo-nhi-dua-bong-quan-chuc-trung-quoc

La Phi là tình nhân của Trương Thự Quang. Ảnh: SCMP

La Phi, cựu ca sĩ sinh năm 1981, là tình nhân của Trương Thự Quang, quan chức Bộ Đường sắt Trung Quốc phụ trách việc mua toa xe và các thiết bị khác. Trương năm 2014 lĩnh án tử hình vì ăn hối lộ hơn 47 triệu NDT (gần 7 triệu USD), theo SCMP.

Trong thời gian Trương còn đương chức, La đã lợi dụng chức quyền của người tình để nhận tiền mặt và quà tặng từ Dương Kiến Vũ, chủ tịch công ty thiết bị đường sắt Trung Xa Quảng Châu. La hứa sẽ giúp Dương "rỉ tai" người tình nhằm giúp công ty này ký được hợp đồng cung cấp điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác cho bộ.

Dương không chỉ tặng cho La một chiếc BMW và đồng hồ xa xỉ có tổng giá trị 790.000 NDT (120.000 USD) mà còn cho La đảm nhận vị trí giám đốc truyền thông của một công ty bán thiết bị tàu. La giữ vị trí này trong gần ba năm, kiếm được 490.000 NDT (73.000 USD). La bị buộc tội ăn hối lộ vào năm 2014 và lĩnh án 5 năm tù.

nhung-co-bo-nhi-dua-bong-quan-chuc-trung-quoc-1

Lý Hiểu Mai (phải) được cho là tình nhân của Chu Vĩnh Khang. Ảnh: SCMP

Lý Hiểu Mai, 52 tuổi, đến từ Nam Kinh, được miêu tả là người ít được biết đến và bí ẩn nhất trong số các nhân tình của cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, theo Beijing News.

Lý được cho là đã dựa thế người tình để mua quyền bán một lô hàng khí đốt tự nhiên vào năm 2004, với sự giúp đỡ của Tưởng Khiết Mẫn - cựu quan chức tại công ty dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC, đồng thời là đồng minh thân cận của Chu. Lý được cho là đã bỏ túi hơn 30 triệu NDT (4,5 triệu USD) bằng cách bán lại quyền này.

Chu Vĩnh Khang tháng 6/2015 lĩnh án tù chung thân, với tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Tưởng lĩnh án tù 16 năm vào tháng 10/2015 vì tội danh tham nhũng. Lý bị cảnh sát điều tra và không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 8/2013.

nhung-co-bo-nhi-dua-bong-quan-chuc-trung-quoc-2

Thẩm Băng. Ảnh: Sina

Thẩm Băng, sinh năm 1976, cũng là một trong số các tình nhân của Chu Vĩnh Khang. Thẩm làm người dẫn chương trình của đài CCTV vào năm 2001. Theo báo chí Hong Kong, dưới sự sắp xếp của Chu Vĩnh Khang, Thẩm Băng trở thành người dẫn chính tại Olympic Bắc Kinh 2008.

Tháng 2/2009, Thẩm làm việc cho Trung tâm Thông tin Chính trị và Pháp luật Trung ương. Lý Đông Sinh, thân tín của Chu, được cho là đã sắp sẵn ghế phó giám đốc tại trung tâm cho cô. Năm 2014, Thẩm bị đưa đi phục vụ điều tra do có liên quan tới Chu Vĩnh Khang.

nhung-co-bo-nhi-dua-bong-quan-chuc-trung-quoc-3

Bức hình của Phạm Duyệt và Kỷ Anh Nam khi còn mặn nồng. Ảnh: Weibo

Kỷ Anh Nam, người dẫn chương trình cho kênh truyền hình Du lịch và Kinh tế của Trung Quốc, năm 2013 công bố cô quan hệ tình cảm với Phạm Duyệt, cựu phó giám đốc Cục Lưu trữ Nhà nước trong 4 năm.

Kỷ viết trên trang mạng xã hội của mình rằng ông Phạm nhét vào ví của cô 10.000 nhân dân tệ (1.630 USD) mỗi ngày từ khi hai người bắt đầu hẹn hò năm 2009 và chi hơn 160.000 USD để mua các món quà xa xỉ cho cô trong thời gian hai người mặn nồng. Người tình cũng mua cho cô này một chiếc xe Audi và một chiếc Porsche.

Nhưng khi Phạm thú nhận là đã có vợ và quyết định chia tay, Kỷ đã tức giận, đăng tải hàng loạt tấm hình "ái ân" giữa hai người lên mạng năm 2013. Phạm sau đó nhanh chóng bị cách chức. 

Xem thêm: Vì sao quan chức Trung Quốc liên tiếp tự tử

Phương Vũ

canh-sat-my-cong-bo-anh-nghi-pham-danh-bom-new-york

Cảnh sát Mỹ đang truy nã nghi phạm. Ảnh: NPR

Nghi phạm được xác định là Ahmad Khan Rahami, 28 tuổi, New York Times hôm nay đưa tin.

"Tôi muốn nói rõ rằng người này có thể có vũ khí và rất nguy hiểm. Bất kỳ ai thấy anh ta hãy gọi 911 ngay lập tức", ông Bill de Blasio, Thị trưởng thành phố New York nói.

Các đặc vụ liên bang cùng cảnh sát Mỹ vừa đột kích một ngôi nhà gần trạm xe lửa ở Elizabeth, N.J., để tìm kiếm nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom.

Một vụ nổ lớn tối 17/9 ở tuyến đường đi qua khu trung tâm thời trang tại Chelsea, Manhattan, New York, khiến ít nhất 29 người bị thương, trong đó một người nguy kịch.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo hôm qua tuyên bố vụ nổ là "hành vi khủng bố".

Khánh Lynh

Người đàn ông bị IS hành quyết với cáo buộc làm gián điệp. Ảnh: Mirror.

Người đàn ông bị IS hành quyết với cáo buộc làm gián điệp. Ảnh: Mirror.

IS tung video hành quyết một người đàn ông bị cáo buộc là gián điệp, Mirror hôm nay đưa tin. Nạn nhân bị trói vào cột gỗ, đao phủ IS dùng súng máy sát hại người này trước khi chặt đầu. 

Trong video, nạn nhân trả lời phỏng vấn, thừa nhận mình là "radifi". Đây là một thuật ngữ của đạo Hồi chỉ những người từ chối công nhận quyền lãnh đạo hợp pháp của chính quyền Hồi giáo. 

Video hành quyết mới của IS được cho là quay tại Aleppo, Syria song chưa rõ thời gian cụ thể. 

Video có những cảnh bạo lực, độc giả cân nhắc trước khi xem:

Xem thêm: Con tin cướp súng, tấn công khủng bố trước lúc hành quyết

Văn Việt

xe-16-cho-o-thai-lan-nhoi-41-nguoi-nghi-la-lao-dong-nhap-cu

Cảnh sát Thái Lan đếm được số người gấp 2,5 lần quy định trong xe. Ảnh cắt từ video

Hình ảnh về chiếc xe dường như là Toyota Commuter được đưa ra hôm qua nhưng chưa rõ xe bị cảnh sát dừng nó ở đâu và khi nào, Guardian đưa tin.

Một số người dùng Facebook bình luận rằng những người này có thể là lao động nhập cư. 

Các báo cáo cho thấy các tai nạn với số lượng lớn người thiệt mạng trong các phương tiện giao thông "nhồi nhét" là điều phổ biến ở Thái Lan.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm ngoái cho hay Thái Lan có tỷ lệ tai nạn gây tử vong khi lưu thông trên đường cao thứ hai thế giới, sau Libya.

Khánh Lynh

40-phut-doi-bom-nham-khien-62-linh-syria-thiet-mang-cua-my

Một chiếc tiêm kích F-16 ném bom tấn công mục tiêu mặt đất. Ảnh: f-16.com

Hôm 17/9, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã không kích vào quân đội Syria làm 62 binh sĩ thiệt mạng và 100 người khác bị thương. Đây được coi là một sai lầm tai hại của liên quân, có thể ảnh hưởng tới lệnh ngừng bắn mong manh vừa được thực hiện ở Syria, cũng như nỗ lực chung nhằm tiêu diệt IS, theo WarIsboring.

Theo nguồn tin từ quân đội Nga, khoảng 17 giờ ngày 17/9, hai cường kích A-10 Warthog, một máy bay không người lái và hai tiêm kích F-16 xuất phát từ Iraq bắt đầu tấn công quân đội Syria ở một địa điểm cách sân bay Deir Ezzor khoảng 6 km về phía nam. Bộ Quốc phòng Australia cho biết các chiến đấu cơ nước này cũng tham gia vào đợt không kích.

Báo DW của Đức dẫn nguồn tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria ở Anh cho hay tiêm kích, cường kích liên quân liên tục bắn phá, dội bom vào các vị trí của quân đội Syria trong suốt 40 phút, phá hủy một số xe tăng, xe quân sự, 4 súng cối và một pháo phòng không.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ phụ trách giám sát các chiến dịch không kích ở Iraq và Syria cho biết họ đã thông báo trước cho phía Nga về cuộc tấn công, và Nga lúc đó không phản đối.

"Các lực lượng liên quân tin rằng họ đang tấn công một cứ điểm của IS mà họ đã theo dõi suốt một thời gian dài", tuyên bố của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho hay.

Phía Nga sau đó liên lạc với các đối tác Mỹ, yêu cầu dừng cuộc không kích nhưng đã quá muộn. Các chiến đấu cơ liên quân đã sát hại hàng chục quân nhân Syria không nơi trú ẩn trên sa mạc.

Chuyên gia quân sự Robert Beckhusen cho biết tiền đồn bị không kích của quân đội Syria ở Deir Ezzor là một vị trí rất quan trọng ở miền đông Syria vì nó án ngữ các tuyến đường tiếp tế nối liền từ sào huyệt Raqqa của IS ở Syria sang Iraq

Deir Ezzor không phải là nơi xa lạ với quân đội Mỹ, bởi đặc nhiệm nước này từng đột kích và tiêu diệt trùm tài chính IS Abu Sayyaf tại đây vào tháng 5/2015. Điều đó đã dẫn tới những đồn đoán, cáo buộc rằng Mỹ đã cố tình dội bom vào vị trí của quân đội Syria.

Quân đội Syria gọi cuộc tấn công này là một "hành vi gây hấn nghiêm trọng và trắng trợn" và là một "bằng chứng có thể kết luận" rằng Mỹ và đồng minh đang hỗ trợ phiến quân IS.

Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja’afari hôm qua cho rằng cuộc không kích này "không phải là sai lầm mang tính kỹ thuật của Mỹ", mà là hành động cố ý nhằm "hủy hoại lệnh ngừng bắn".

Sai lầm của công nghệ

Vị trí thành phố Deir Ezzor, Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Vị trí thành phố Deir Ezzor, Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng cuộc không kích này chỉ là một sai lầm của không quân Mỹ và liên quân, do phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ trinh sát từ trên cao.

Mỹ không có lực lượng bộ binh hoạt động ở gần Deir Ezzor để phát hiện và chỉ thị mục tiêu từ mặt đất, do đó họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào các dữ liệu do máy bay không người lái thu thập được.

Theo Beckhusen, Mỹ đã tiến hành hơn 11.500 cuộc không kích ở Iraq và Syria trong hai năm qua, nhưng luôn gặp khó khăn trong xác định các mục tiêu trước khi ném bom, và đã nhiều lần phạm sai lầm khiến dân thường thiệt mạng.

Chuyên gia này cho rằng cuộc không kích nhầm trên là cái giá mà liên quân do Mỹ dẫn đầu phải trả do phụ thuộc quá nhiều vào các máy bay không người lái (UAV) để dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho chiến đấu cơ ở khu vực rộng lớn.

UAV thường không có độ tin cậy bằng bộ binh dưới mặt đất. Ngồi trước thiết bị điều khiển từ xa ở căn cứ không quân Creech, bang Nevada cách xa hàng nghìn km, các nhân viên điều khiển UAV Mỹ luôn phải căng mắt để phát hiện mục tiêu qua camera có tầm quan sát hạn chế, nhiều khi bị nhiễu bởi các đám mây. Việc họ khó có thể phân biệt được mục tiêu trên một chiến trường phức tạp như Syria, với rất nhiều bên tham chiến khác nhau, là điều có thể hiểu được.

Tuy nhiên, sai lầm này của Mỹ chắc chắn sẽ khiến tình hình Syria vốn đã phức tạp càng thêm rắc rối, Aaron David Miller, một chuyên gia phân tích tình hình Trung Đông ở Trung tâm Wilson, cho biết.

"Các cuộc không kích này sẽ củng cố thuyết âm mưu rằng Washington đang đứng về phía IS cũng như là cái cớ để Tổng thống Syria Bashar al-Assad không tuân thủ các cam kết theo thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời tạo cơ hội cho Nga công kích Mỹ trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York trong tuần này", Miller nhấn mạnh.

Duy Sơn

diem-yeu-cua-thoa-thuan-ngung-ban-syria-giua-nga-va-my

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva ngày 8/9. Ảnh: AFP

Nga và Mỹ tuần trước đạt được bản thỏa thuận ngừng bắn lịch sử cho Syria. Giới chuyên gia đánh giá đây là thành tựu ngoạn mục, có thể cứu sống nhiều dân thường, theo Reuters.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những tác động tích cực của lệnh ngừng bắn còn tương đối hạn chế. Thỏa thuận chủ yếu vẫn xoay quanh một số vấn đề kỹ thuật như hoạt động cứu trợ, mục tiêu ngừng bắn trên thực địa và sự phối hợp chung chống các phong trào Hồi giáo mà cả Nga và Mỹ chưa tìm ra tiếng nói đồng thuận, cây bút Peter Apps bình luận.

Để thống nhất lệnh ngừng bắn, Mỹ và Nga đều chủ ý né tránh những vấn đề khó khăn, trong đó có số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Chính nội bộ nước Mỹ cũng không thể thống nhất chính xác điều gì nên làm. Các nước châu Âu cũng trong tình cảnh tương tự khi mà những tác động chính trị của cuộc khủng hoảng di cư đang khiến giới lãnh đạo khu vực lo lắng. Nhiều quốc gia còn muốn cuộc chiến Syria kết thúc bằng bất cứ giá nào. Số khác kỳ vọng những kết quả cụ thể khác.

Tại Mỹ, vài quan chức Bộ Ngoại giao hối thúc chính quyền sử dụng biện pháp quân sự chống lại các lực lượng ủng hộ chế độ Assad bởi họ cho rằng những hành động của Tổng thống Syria suốt 5 năm qua, bao gồm cả việc sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh, cần bị trừng phạt.

Nhiều người theo trường phái tự do và bảo thủ kiểu mới lại phản đối. Theo họ, cách tiếp cận trên thiếu tính thực tế. Các biện phép như vậy không chỉ làm mất khả năng kiểm soát tình hình của Washington mà còn khiến cuộc chiến trở nên tồi tệ hơn, đồng thời gây khó khăn cho quá trình tái thiết Syria trong dài hạn.

Washington không có khả năng giải quyết vấn đề này cho đến khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 tới. Bất cứ ứng viên nào trở thành tổng thống sẽ phải đối mặt với bài toán giải quyết khủng hoảng Syria, bao gồm việc cân nhắc sử dụng biện pháp quân sự, đặc biệt tại Aleppo.

Chính vì thế, hoạt động phối hợp chung giữa Nga và Mỹ chống các phong trào Hồi giáo dường như sẽ phát huy tác dụng nhất định, giới quan sát nhận định. Mối hợp tác đó có ý nghĩa ở nhiều mức độ. Đầu tiên, gần như toàn bộ các cường quốc thế giới và khu vực cũng như lực lượng địa phương đều có chung quan điểm. Họ muốn tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) song vấn đề gây tranh cãi đặt ra là sau IS sẽ là ai.

Nếu chiến đấu cơ Nga, Mỹ và các nước khác cùng hoạt động trong khu vực, việc thiết lập hệ thống cảnh báo để ngăn chặn chạm trán nguy hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đến nay, Moscow và Washington vẫn phối hợp khá hiệu quả, thậm chí ngay cả khi không quân Syria thường xuyên không kích gần các lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Theo Apps, một vấn đề khác là hiện tồn tại nhiều nhân tố ngoài thế đối đầu Nga - Mỹ ảnh hưởng tới cuộc xung đột Syria. Iran, quốc gia ủng hộ Assad và các cường quốc Hồi giáo dòng Sunni, hỗ trợ phe đối lập, có quan điểm khác nhau. Thổ Nhĩ Kỹ, đang cử lực lượng tiến vào Syria, cũng có vai trò định hình cuộc chiến theo hướng trái với những ưu tiên của Nga và Mỹ.

Từ lúc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngăn chặn thành công cuộc đảo chính hồi tháng 7, Ankara tỏ ra không muốn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào khi quyết định những chính sách quan trọng. Sau khi bị IS tấn công khủng bố liên tục gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng muốn tiêu diệt tổ chức này hơn bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Ankara cũng muốn làm suy yếu cả lực lượng người Kurd Syria. Những khác biệt trên càng trở nên rối rắm trong bối cảnh người Kurd là lực lượng ủy nhiệm thành công nhất của Washington ở Syria.

Trong tương lai, cuộc chiến Syria nhiều khả năng sẽ phải đi đến một thỏa thuận quốc tế. Lệnh ngừng bắn Kerry - Lavros là một trong những bước đệm quan trọng để vươn tới kết quả đó. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại nó sẽ chỉ như một cánh cửa mở sang chương mới cho cuộc khủng hoảng, Apps nhấn mạnh.

Xem thêm: Cuộc đàm phán khởi đầu với nghi kỵ kết thúc bằng pizza giữa Mỹ và Nga

Trần Việt

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác