Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

hoi-nha-giau-trung-quoc-tim-kich-thich-bang-thi-trom-cap

Những phụ nữ nhà giàu Trung Quốc này vờ xem xét hàng hóa rồi nhanh tay lấy trộm. Ảnh: SCMP

Theo SCMP, cảnh sát thành phố Ứng Thành, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc đã bắt giữ nhóm 5 người phụ nữ và một thiếu nữ hôm 27/8. Người nhiều tuổi nhất đã 49, còn người ít tuổi nhất mới 15.

Trưởng nhóm là một phụ nữ họ Tôn, từng điều hành một sòng mạt chược và quen biết 5 người còn lại ở đó. Sau khi sòng bạc đóng cửa, họ vẫn giữ liên lạc với nhau và bắt đầu lên kế hoạch ăn trộm từ tháng hai.

Cả nhóm đều là người giàu có và mục đích của việc trộm cắp là tìm cảm giác kích thích và ganh đua xem ai ăn cắp giỏi nhất. Nhóm này đã ba lần lấy cắp đồ mỹ phẩm trong hai cửa tiệm hồi tháng 6 và tháng 7, tổng trị giá hơn 20.000 nhân dân tệ (3.000 USD).

Camera an ninh cho thấy nhóm người vờ xem xét trong cửa hàng để đánh lạc hướng nhân viên rồi nhanh tay trộm đồ cho vào túi xách. 5 phụ nữ đang bị giam giữ, còn thiếu nữ 15 đã được tha về gia đình.

Xem thêm: Cuộc sống xa hoa của tiểu thư hội Con nhà giàu

Hồng Hạnh

ung-ho-trung-quoc-ve-bien-dong-nghi-si-australia-bi-nem-da

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari. Ảnh: SMH

Ngày 31/8, tờ Australian Financial Review đã khiến chính giới Australia rúng động khi tiết lộ rằng thượng nghị sĩ Công đảng Sam Dastyari từng thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường Biển Đông của Trung Quốc, đi ngược lại chính sách của đảng này và chính phủ Australia.

"Biển Đông là vấn đề của riêng Trung Quốc. Trong vấn đề này, Australia cần giữ trung lập và tôn trọng quyết định của Trung Quốc", ông Dastyari tuyên bố trong một cuộc họp báo với truyền thông Trung Quốc diễn ra hôm 17/6.

Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi chủ quyền trong "đường 9 đoạn" bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7, tuy nhiên Bắc Kinh tuyên bố phớt lờ quyết định của tòa và đang nỗ lực lôi kéo chính phủ các nước và chính trị gia quốc tế ủng hộ lập trường đó.

Tiết lộ này ngay lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận và chính giới Australia. Một loạt đối thủ chính trị lẫn đồng minh quan trọng của thượng nghị sĩ Dastyari đều lên tiếng chỉ trích và đòi điều tra ông này vì phát ngôn trên.

Trong khi nghị sĩ đảng Tự do Craig Laundy gọi đây là hành động "liều lĩnh cố ý", Tony Burke, thành viên cấp cao trong phe cánh hữu của Dastyari, phản bác tuyên bố trên của thượng nghị sĩ, tái khẳng định lập trường rõ ràng của đảng Lao động đối với vấn đề Biển Đông là "tất cả các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện sự kiềm chế".

Từ trước tới nay, đảng Lao động luôn kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ nỗ lực thúc đẩy hải quân nước này thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở khu vực này.

Làn sóng chỉ trích thượng nghị sĩ Dastyari càng dữ dội hơn sau khi tờ Fairfax Media tiết lộ rằng Huang Xiangmo, một nhà tài trợ có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, từng bỏ ra 1.670 USD trang trải chi phí đi lại vượt định mức phụ cấp cho ông này.

Hồ sơ quyền lợi của thượng nghị sĩ Dastyari cho thấy ông thường xuyên nhận các khoản tài trợ và lời mời tới thăm Trung Quốc của các tổ chức Trung Quốc khác nhau. Trước đó, ông ta đã được Huang Xiangmo chi trả 40.000 USD tiền hỗ trợ pháp lý. Gần đây, Huang thường xuyên than phiền rằng các nhà tài trợ người Australia gốc Hoa không được "đền đáp xứng đáng" từ các chính trị gia dù đã đóng góp nhiều khoản hỗ trợ tài chính.

Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời ông Dastyari nói rằng "chính phủ Australia cần phải từ bỏ lập trường thù địch đối với Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc". Hồi đầu năm 2014, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop từng bị người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích vì đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

Trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Dastyari thừa nhận đã "phạm sai lầm" khi nhận tiền tài trợ từ Viện Giáo dục Hàng đầu của Huang Xiangmo, nhưng không giải thích được vì sao tổ chức này lại đồng ý chi trả tiền đi lại cho ông.

Josh Frydenberg, bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Australia, tuyên bố rằng ông Dastyari không hề đáng tin cậy trong việc xử lý các vấn đề tài chính của mình, "chứ chưa nói gì đến chính sách đối ngoại của Australia".

"Có nhiều bình luận đáng lo ngại liên quan đến Sam Dastyari về vấn đề Biển Đông. Đã có nhiều ý kiến về cách hành xử và vi phạm của Dastyari, và cũng giống như thượng nghị sĩ Cory Bernardi, tôi cho rằng đây là vụ việc mà ông ta phải trả lời", ông Frydenberg nói với Sky News.

Ông Bernardi trước đó đã gọi Dastyari là "nghị sĩ vùng Mãn Châu", và đang dẫn đầu một nỗ lực chống lại thượng nghị sĩ này, yêu cầu ông từ chức và kêu gọi một cuộc điều tra về sự ảnh hưởng của những đồng tiền nước ngoài đối với nền chính trị Australia.

"Một trong những quan chức được trả lương cao nhất nước lại không thể trả được 1.670 USD chi phí đi lại. Mối liên hệ giữa thượng nghị sĩ Dastyari và chính phủ Trung Quốc là rất bất thường", ông Bernardi tuyên bố.

Lo ngại

ung-ho-trung-quoc-ve-bien-dong-nghi-si-australia-bi-nem-da-1

Ông Tony Burke tỏ ra gay gắt với phát ngôn của đồng minh Dastyari. Ảnh: SMH

Theo các chuyên gia phân tích, cơn bão chỉ trích nhắm vào ông Dastyari thể hiện những quan ngại, lo lắng trong chính giới Australia liên quan đến tác động của Trung Quốc đối với các chính trị gia nước này, trong bối cảnh Canberra vẫn chưa thể vạch ra được ranh giới rõ ràng giữa việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia với tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Bình luận viên Kelsey Munro của SMH cho rằng vụ việc của Dastyari cho thấy các nghị sĩ Australia có thể bị ảnh hưởng bởi những quyền lợi tài chính đến từ Trung Quốc như thế nào, và có thể đưa ra những bình luận gây ảnh hưởng tới quan điểm chính thức của đảng chính trị cũng như chính phủ ra sao.

Mới đây, Thư viện Quốc hội Australia đã xuất bản cuốn sách ngắn hối thúc các nghị sĩ thận trọng hơn trong việc bày tỏ quan điểm đối với tham vọng lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tỏ ra cảnh giác với các động cơ thực sự đằng sau những khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này.

"Việc tạo ra một khối liên minh Âu – Á do Trung Quốc dẫn đầu để chống lại Mỹ là mục tiêu dài hạn của dự án 'Một vành đai, Một con đường' mà Bắc Kinh khởi xướng, trong đó có các khoản đầu tư ở phía bắc Australia", cuốn sách viết.

Các chuyên gia tư vấn cho cuốn sách này cũng khuyến cáo rằng chính phủ Australia cần thể hiện thái độ khôn ngoan hơn về kinh tế và chiến lược trong việc quyết định hướng đi cho quan hệ kinh tế Australia – Trung Quốc.

Những khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison vừa ngăn chặn kế hoạch bán mạng lưới điện Ausgrid cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Hong Kong vì "những quan ngại về an ninh không được tiết lộ".

Trước đó, ông Morrison cũng từ chối bán phần lớn các trang trại gia súc của công ty S. Kidman & Co lớn nhất nước này cho công ty Dakang Australia Holdings của Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Australia, với tổng mức đầu tư năm 2015 là 11,1 tỷ USD vào các lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là bất động sản, theo hãng tư vấn, kế toán KPMG và Đại học Sydney.

Tuy nhiên, quyết định của Canberra cho phép nhà thầu Trung Quốc thuê một cảng thương mại, quân sự quan trọng ở miền bắc nước này hồi năm ngoái đã khiến nhà chức trách Washington không khỏi lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang dựa ngày càng nhiều hơn vào Australia trong chiến lược "tái cân bằng" châu Á của mình.

Dù nhiều chính trị gia và học giả Australia lo ngại rằng thái độ cứng rắn của chính phủ trong vấn đề Biển Đông và đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại với Trung Quốc, giáo sư kinh tế Ian Harper khẳng định Bắc Kinh sẽ không thể dùng thương mại như một thứ vũ khí để chống lại Canberra.

"Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như điện lực và chăn nuôi gia súc, và tôi cho rằng các nhà đầu tư nước họ không thể cứ thế mà rút về nước. Sẽ không có gì thay đổi cả, chúng ta sẽ vượt qua điều này và tiếp tục phát triển", Harper nhấn mạnh.

Xem thêm: Vũ khí đè nén láng giềng của Trung Quốc

Trí Dũng

ung-ho-trung-quoc-ve-bien-dong-nghi-si-australia-hung-bao-chi-trich

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari. Ảnh: SMH

Ngày 31/8, tờ Australian Financial Review đã khiến chính giới Australia rúng động khi tiết lộ rằng thượng nghị sĩ đảng Lao động Sam Dastyari từng thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường Biển Đông của Trung Quốc, đi ngược lại chính sách của đảng này và chính phủ Australia.

"Biển Đông là vấn đề của riêng Trung Quốc. Trong vấn đề này, Australia cần giữ trung lập và tôn trọng quyết định của Trung Quốc", ông Dastyari tuyên bố trong một cuộc họp báo với truyền thông Trung Quốc diễn ra hôm 17/6.

Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi chủ quyền trong "đường 9 đoạn" bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Yêu sách này đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7, tuy nhiên Bắc Kinh tuyên bố phớt lờ quyết định của tòa và đang nỗ lực lôi kéo chính phủ các nước và chính trị gia quốc tế ủng hộ lập trường đó.

Tiết lộ này ngay lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận và chính giới Australia. Một loạt đối thủ chính trị lẫn đồng minh quan trọng của thượng nghị sĩ Dastyari đều lên tiếng chỉ trích và đòi điều tra ông này vì phát ngôn trên.

Trong khi nghị sĩ đảng Tự do Craig Laundy gọi đây là hành động "liều lĩnh cố ý", Tony Burke, thành viên cấp cao trong phe cánh hữu của Dastyari, phản bác tuyên bố trên của thượng nghị sĩ, tái khẳng định lập trường rõ ràng của đảng Lao động đối với vấn đề Biển Đông là "tất cả các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện sự kiềm chế".

Từ trước tới nay, đảng Lao động luôn kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ nỗ lực thúc đẩy hải quân nước này thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở khu vực này.

Làn sóng chỉ trích thượng nghị sĩ Dastyari càng dữ dội hơn sau khi tờ Fairfax Media tiết lộ rằng Huang Xiangmo, một nhà tài trợ có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, từng bỏ ra 1.670 USD trang trải chi phí đi lại vượt định mức phụ cấp cho ông này.

Hồ sơ quyền lợi của thượng nghị sĩ Dastyari cho thấy ông thường xuyên nhận các khoản tài trợ và lời mời tới thăm Trung Quốc của các tổ chức Trung Quốc khác nhau. Trước đó, ông ta đã được Huang Xiangmo chi trả 40.000 USD tiền hỗ trợ pháp lý. Gần đây, Huang thường xuyên than phiền rằng các nhà tài trợ người Australia gốc Hoa không được "đền đáp xứng đáng" từ các chính trị gia dù đã đóng góp nhiều khoản hỗ trợ tài chính.

Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời ông Dastyari nói rằng "chính phủ Australia cần phải từ bỏ lập trường thù địch đối với Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc". Hồi đầu năm 2014, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop từng bị người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích vì đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông.

Trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Dastyari thừa nhận đã "phạm sai lầm" khi nhận tiền tài trợ từ Viện Giáo dục Hàng đầu của Huang Xiangmo, nhưng không giải thích được vì sao tổ chức này lại đồng ý chi trả tiền đi lại cho ông.

Josh Frydenberg, bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Australia, tuyên bố rằng ông Dastyari không hề đáng tin cậy trong việc xử lý các vấn đề tài chính của mình, "chứ chưa nói gì đến chính sách đối ngoại của Australia".

"Có nhiều bình luận đáng lo ngại liên quan đến Sam Dastyari về vấn đề Biển Đông. Đã có nhiều ý kiến về cách hành xử và vi phạm của Dastyari, và cũng giống như thượng nghị sĩ Cory Bernardi, tôi cho rằng đây là vụ việc mà ông ta phải trả lời", ông Frydenberg nói với Sky News.

Ông Bernardi trước đó đã gọi Dastyari là "nghị sĩ vùng Mãn Châu", và đang dẫn đầu một nỗ lực chống lại thượng nghị sĩ này, yêu cầu ông từ chức và kêu gọi một cuộc điều tra về sự ảnh hưởng của những đồng tiền nước ngoài đối với nền chính trị Australia.

"Một trong những quan chức được trả lương cao nhất nước lại không thể trả được 1.670 USD chi phí đi lại. Mối liên hệ giữa thượng nghị sĩ Dastyari và chính phủ Trung Quốc là rất bất thường", ông Bernardi tuyên bố.

Lo ngại

ung-ho-trung-quoc-ve-bien-dong-nghi-si-australia-hung-bao-chi-trich-1

Ông Tony Burke tỏ ra gay gắt với phát ngôn của đồng minh Dastyari. Ảnh: SMH

Theo các chuyên gia phân tích, cơn bão chỉ trích nhắm vào ông Dastyari thể hiện những quan ngại, lo lắng trong chính giới Australia liên quan đến tác động của Trung Quốc đối với các chính trị gia nước này, trong bối cảnh Canberra vẫn chưa thể vạch ra được ranh giới rõ ràng giữa việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia với tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Bình luận viên Kelsey Munro của SMH cho rằng vụ việc của Dastyari cho thấy các nghị sĩ Australia có thể bị ảnh hưởng bởi những quyền lợi tài chính đến từ Trung Quốc như thế nào, và có thể đưa ra những bình luận gây ảnh hưởng tới quan điểm chính thức của đảng chính trị cũng như chính phủ ra sao.

Mới đây, Thư viện Quốc hội Australia đã xuất bản cuốn sách ngắn hối thúc các nghị sĩ thận trọng hơn trong việc bày tỏ quan điểm đối với tham vọng lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tỏ ra cảnh giác với các động cơ thực sự đằng sau những khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này.

"Việc tạo ra một khối liên minh Âu – Á do Trung Quốc dẫn đầu để chống lại Mỹ là mục tiêu dài hạn của dự án 'Một vành đai, Một con đường' mà Bắc Kinh khởi xướng, trong đó có các khoản đầu tư ở phía bắc Australia", cuốn sách viết.

Các chuyên gia tư vấn cho cuốn sách này cũng khuyến cáo rằng chính phủ Australia cần thể hiện thái độ khôn ngoan hơn về kinh tế và chiến lược trong việc quyết định hướng đi cho quan hệ kinh tế Australia – Trung Quốc.

Những khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison vừa ngăn chặn kế hoạch bán mạng lưới điện Ausgrid cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Hong Kong vì "những quan ngại về an ninh không được tiết lộ".

Trước đó, ông Morrison cũng từ chối bán phần lớn các trang trại gia súc của công ty S. Kidman & Co lớn nhất nước này cho công ty Dakang Australia Holdings của Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Australia, với tổng mức đầu tư năm 2015 là 11,1 tỷ USD vào các lĩnh vực kinh tế, chủ yếu là bất động sản, theo hãng tư vấn, kế toán KPMG và Đại học Sydney.

Tuy nhiên, quyết định của Canberra cho phép nhà thầu Trung Quốc thuê một cảng thương mại, quân sự quan trọng ở miền bắc nước này hồi năm ngoái đã khiến nhà chức trách Washington không khỏi lo ngại về an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang dựa ngày càng nhiều hơn vào Australia trong chiến lược "tái cân bằng" châu Á của mình.

Dù nhiều chính trị gia và học giả Australia lo ngại rằng thái độ cứng rắn của chính phủ trong vấn đề Biển Đông và đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại với Trung Quốc, giáo sư kinh tế Ian Harper khẳng định Bắc Kinh sẽ không thể dùng thương mại như một thứ vũ khí để chống lại Canberra.

"Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như điện lực và chăn nuôi gia súc, và tôi cho rằng các nhà đầu tư nước họ không thể cứ thế mà rút về nước. Sẽ không có gì thay đổi cả, chúng ta sẽ vượt qua điều này và tiếp tục phát triển", Harper nhấn mạnh.

Xem thêm: Vũ khí đè nén láng giềng của Trung Quốc

Trí Dũng

Thứ năm, 1/9/2016 | 11:37 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 11:37 GMT+7

Abu Mohamed al-Adnani, phát ngôn viên của Nhà nước Hồi giáo vừa bị tiêu diệt, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tấn công các nước như Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ.


 

Như Tâm
Đồ họa: Next Media

Thứ năm, 1/9/2016 | 11:20 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 11:20 GMT+7

Bài phát biểu trong chuyến thăm Mexico của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump có sự khác biệt rất lớn so với những tuyên bố "bạo miệng" ông đưa ra tháng 6 năm ngoái.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
Món mỳ cay ở Indonesia được đầu bếp Ben Sumadiwiria cho là món ăn cay nhất thế giới. Ảnh: Mirror

Món mỳ cay ở Indonesia được đầu bếp Ben Sumadiwiria cho là món ăn cay nhất thế giới. Ảnh: Mirror

Ben Sumadiwiria, 22 tuổi, đến từ London, tìm thấy món mỳ này tại một quán ăn đường phố nhỏ ở Jakarta trong dịp về thăm gia đình ở Indonesia.

Theo Mirror, đĩa mỳ kèm trứng chiên có giá 34 IDR (2,6 USD), được chế biến với 100 quả ớt hiểm, còn gọi là ớt mắt chim, nghiền nát.

Một trái ớt hiểm có độ cay là 200.000 Scoville, đơn vị đo độ cay của thực phẩm. Món mỳ trên được đánh giá là có độ cay lên tới 20 triệu Scoville.

Sau khi ăn ngấu nghiến vài giây đầu, Ben bắt đầu toát mồ hôi, chóng mặt, phải cởi áo, ngâm đầu trong nước và thậm chí đã điếc trong hai phút.

"Đây chắc chắn là thứ cay nhất mà tôi từng ăn. Mới nếm thử vài giây thôi tôi đã đổ mồ hôi và cảm thấy khó chịu", đầu bếp trẻ nói. "Tất cả những người thử ăn nó đều nôn ra hết. Họ gọi nó là 'mỳ tử thần', thậm chí chỉ có vài người địa phương có thể ăn hết một đĩa này, thật điên rồ".

Ben cho hay sau khi thử tính toán, anh nhận thấy đây chắc chắn là loại mỳ cay nhất thế giới và cũng là món ăn cay nhất được bán.

"Tôi không thực sự thích đồ cay nhưng khi ai đó thách thức, tôi không thể từ chối. Tôi đã tạm thời bị điếc và miệng thì như bị thiêu cháy nhiều giờ sau đó", Ben kể.

Anh đã uống hết 6 cốc nước, sữa lắc và ăn một quả chuối ướp lạnh nhưng vẫn cảm thấy chóng mặt, nóng dữ dội trong miệng và bị nôn vài lần.

"Tôi không thực sự cảm nhận được mùi vị của mỳ, hoàn toàn chỉ có vị cay với một chút xíu mỳ", Ben nói thêm. "Đôi môi của tôi như bị thiêu đốt và mất hết cảm giác. Tôi từng ăn mù tạt và nhiều món cay khác, tôi sẽ ăn chúng bất cứ lúc nào, miễn không phải là món này".

Carolina Reaper hiện được chính thức công nhận là loại ớt cay nhất thế giới ở mức 2,2 triệu đơn vị Scoville, nhưng trộn nhiều ớt vào trong một món ăn như "mỳ tử thần" sẽ tạo ra một món còn cay hơn.

Đoạn video quay lại thử thách ăn mỳ được Ben đăng trên kênh YouTube "Awesome Eats" của anh đã thu hút gần một triệu lượt xem với rất nhiều bình luận hài hước.

Thảo Phan

Máy bay thương mại Cessna 208 Caravan cỡ nhỏ của Mỹ. Ảnh: Airport-data.

Máy bay thương mại Cessna 208 Caravan cỡ nhỏ của Mỹ. Ảnh: Airport-data.

Theo BBC, tai nạn xảy ra lúc 11 giờ sáng 31/8 khiến toàn bộ 5 người trên hai máy bay thiệt mạng. Chiếc Cessna thuộc hãng hàng không địa phương Hageland Aviation chở ba người đâm vào chiếc Piper chở hai người của công ty du lịch Renfro Alaskan Adventures. 

Máy bay đâm nhau là việc hiếm xảy ra ở Mỹ. Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ ở Alaska cho biết trực thăng Black Hawk đã đưa các chuyên gia an toàn hàng không tới nơi xảy ra tai nạn. 

Clint Johnson, người đứng đầu Ủy ban an toàn giao thông Mỹ tại Alaska cho biết đơn vị này đang kiểm tra thông tin và dữ liệu radar để tìm nguyên nhân tai nạn. 

Khu vực bang Alaska của Mỹ. Đồ họa: BBC.

Khu vực bang Alaska của Mỹ. Đồ họa: BBC.

Xem thêm: Phi công hãng hàng không Mỹ bị bắt vì say rượu khi điều khiển máy bay

Văn Việt

Donald Trump phát biểu tại sự kiện ở thành phố Phoenix, bang Arizona, tối 31/8. Ảnh: Reuters.

Donald Trump phát biểu tại sự kiện ở thành phố Phoenix, bang Arizona, tối 31/8. Ảnh: Reuters.

"Mexico trả tiền xây tường, tin tôi đi", AFP dẫn lời Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, cho biết trong bài phát biểu ngày 31/8 tại thành phố Phoenix, bang Arizona.

Trong bài phát biểu, Trump còn đưa ra kế hoạch của ông về nhập cư, gồm trục xuất người nhập cư có tiền án và hủy sắc lệnh tổng thống đang bảo vệ hàng triệu người nhập cư không giấy tờ.

Vài giờ trước khi phát biểu, Trump có cuộc gặp với Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, cùng thảo luận xem bên nào thanh toán phí xây tường. Pena Nieto cho biết ông nói với ứng viên tổng thống Mỹ rằng Mexico không tài trợ quá trình xây dựng.

"Ngay đầu cuộc nói chuyện với Donald Trump, tôi nêu rõ Mexico không trả phí", ông viết trên Twitter cá nhân ngay sau khi Trump rời thủ đô Mexico City.

Trong bài phát biểu, Trump nói sẽ mạnh tay xử lý nhập cư trái phép, một yếu tố quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông. Trump đề nghị chấm dứt cái ông gọi là chương trình "bắt rồi thả" dọc biên giới phía nam Mỹ, thực thi luật nhập cư hiện tại và "không tha thử cho tội phạm từ bên ngoài".

"Chúng ta đối xử công bằng và nhân ái với tất cả", ông nhấn mạnh. "Nhưng lòng thương lớn nhất phải dành cho người Mỹ". Ông cảnh báo những người có ý định lẻn vào Mỹ, nói hành dộng này sẽ khiến họ không bao giờ có trạng thái hợp pháp tại nước này.

Như Tâm

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama lên chuyên cơ Air Force One. Ảnh: Reuters

Theo AFP, chuyên cơ Air Force One chở tổng thống cất cánh từ căn cứ không quân Andrews, ngoại ô thủ đô Washington D.C vào khoảng 11 giờ sáng 31/8.

Ông Obama dự hội nghị thượng đỉnh G20 từ ngày 4 đến 5/9 ở thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc. Trước khi tới châu Á, ngày 1/9, ông có kế hoạch dừng chân ở Hawaii để phát biểu tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới.

Ben Rhodes, trợ lý về các vấn đề đối ngoại và an ninh của Nhà Trắng, cho biết chương trình nghị sự của ông Obama gồm nhiều ưu tiên, trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc sau hơn 4 tháng nữa.

Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận về "một loạt vấn đề toàn cầu, khu vực và song phương" với các lãnh đạo thế giới, trong đó có các cuộc gặp trao đổi sâu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

"Ba lĩnh vực lớn của tổng thống sẽ được đặt lên hàng đầu, giữ vị trí trung tâm ở đây, qua biến đổi khí hậu, kinh tế toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tôi nghĩ lịch trình sẽ thể hiện điều đó", ông Rhodes nói.

Ông Obama cũng có kế hoạch gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bên lề G20. Sau khi rời Trung Quốc, tổng thống Mỹ sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào từ 6 đến 8/9. Các cường quốc như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Australia và Nga cũng sẽ tham dự sự kiện.

Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới Lào, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm nay. Sinh tại Hawaii, dành nhiều năm tuổi thơ ở Indonesia, ông Obama từng tự nhận là "tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ" và đang tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại, ngoại giao với khu vực đông dân đang phát triển nhanh này.

Trọng Giáp

co-gai-kiem-song-nho-thu-nghiem-do-choi-tinh-duc

Gregory rất yêu công việc vì nó đem lại niềm vui sướng cho mọi người. Ảnh: SBS

Theo News, Paige Gregory, 22 tuổi, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ở một trường đại học Australia. Cô làm nghề thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm cho chi nhánh ở Australia của hãng đồ chơi tình dục Lovehoney có trụ sở tại Anh. 

Gregory kể lại ban đầu, cô chỉ định đùa vui khi nhìn thấy quảng cáo tuyển dụng trên trang Seek. 

"Tôi nhìn thấy quảng cáo và nộp đơn, sau đó đi phỏng vấn và nghĩ rằng, đi làm thử xem sao", Gregory nói. 

Mặc dù công việc không liên quan tới chuyên ngành đã học, Gregory nhận thấy gia đình rất ủng hộ công việc cô làm, thậm chí bà nội còn hỏi han mọi thứ liên quan. Vì thế, sau vài năm làm bán thời gian, cô chuyển sang làm nhân viên chính thức.

"Tôi rất yêu quý các đồng nghiệp, họ rất thân thiện. Còn những tiện ích miễn phí mà công việc đem lại thì khỏi nói", Gregory cho biết, từ chối tiết lộ thu nhập.

co-gai-kiem-song-nho-thu-nghiem-do-choi-tinh-duc-1

Một món đồ chơi tình dục phải đáp ứng đủ ba tiêu chí, theo Gregory. Ảnh: SBS

Đối với cô, công việc không chỉ đơn thuần là thử nghiệm sản phẩm, mà còn giúp đỡ mọi người tìm được món đồ phù hợp và thay đổi quan niệm đồ chơi tình dục là thứ bẩn thỉu.

"Đồ chơi tình dục vẫn còn nhiều cấm kỵ", cô nói. "Vài người vẫn đánh đồng chúng với khiêu dâm nhưng không phải, chúng mang nhiều ý nghĩa hơn thế".

Cô cho biết, một món đồ chơi tốt phải đáp ứng đủ ba tiêu chí. 

"Một, chất lượng phải đảm bảo. Hai, nó phải chạy rất êm và ba, nó phải chống thấm tốt", Gregory nói. "Mấy cô bạn gái luôn nhờ tôi tư vấn đấy".

Gregory không nhớ chính xác mình đã kiểm tra bao nhiêu món đồ, nhưng cho biết một trong những điều tốt đẹp nhất mà công việc của cô đem lại, là giúp mọi người tăng cường chất lượng trong phòng ngủ. Bạn trai cũng giúp đỡ Gregory.

"Nhiệm vụ của tôi là đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất", Gregory nói. "Nếu sản phẩm không làm tôi hài lòng, chắc chắn khách hàng cũng thế".

Xem thêm: Cửa hàng đồ chơi tình dục đầu tiên ở Hàn Quốc

Hồng Hạnh

Theo Mirror, video quay lại vụ việc xảy ra ở một nhà hàng đang gây xôn xao cho dư luận Trung Quốc. 

Hình ảnh cho thấy các bà vợ liên tục dùng chân đạp, lấy túi xách đập vào người cô gái đang nằm trên sàn.

Cô này lấy tay ôm đầu nhưng không tránh được những cú đánh. Có lúc, cô bị một người phụ nữ túm áo và tóc kéo lê.

Một người đàn ông cũng có mặt ở đó và cố gắng can ngăn hai người phụ nữ một cách yếu ớt. Anh này bị một trong hai bà vợ giận dữ đánh trả.

Đoạn video đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Hồi đầu tháng, một video khác cũng cho thấy một nhóm phụ nữ lột đồ và đánh cô gái có quan hệ bất chính với người đàn ông đã có vợ.

Anh Ngọc

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo phi cơ Su-34 của Moscow tiêu diệt "lên đến 40" phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm Abu Mohamed al-Adnani, trong đợt không kích gần làng Um Hosh, tỉnh Aleppo, ngày 30/8. Adnani là phát ngôn viên, chiến lược gia của IS.

"Đó chỉ là trò đùa", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ trả lời ngày 31/8, khi được hỏi về thông tin trên.

Nga triển khai chiến dịch không kích tại Syria hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad từ năm ngoái nhưng đây là lần đầu tiên Moscow nhận tiêu diệt một chỉ huy IS cấp cao.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói không có bằng chứng cho thấy Nga tiêu diệt Adnani. "Chúng tôi không có thông tin củng cố điều Nga đưa ra", ông phát biểu với báo giới.

Mỹ cho biết liên minh quốc tế, do Washington dẫn đầu, không kích nhằm vào Adnani trong chiến dịch ở tỉnh Aleppo ngày 30/8 nhưng Lầu Năm Góc vẫn đang đánh giá kết quả. Adnani được treo thưởng 5 triệu USD.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói đợt không kích do máy bay không người lái Predator thực hiện. Predator phóng tên lửa Hellfire vào ôtô nghi chở Adnani. Chiến dịch được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ đặc nhiệm Mỹ đang phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Lầu Năm Góc rất thận trọng trong việc xác định danh tính mục tiêu không kích. Trong quá khứ từng có trường hợp Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã chết nhưng mục tiêu vẫn sống sót.

Như Tâm

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo phi cơ Su-34 của Moscow tiêu diệt "lên đến 40" phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm Abu Mohamed al-Adnani, trong đợt không kích gần làng Um Hosh, tỉnh Aleppo, ngày 30/8. Adnani là phát ngôn viên, chiến lược gia của IS.

"Đó chỉ là trò đùa", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ trả lời ngày 31/8, khi được hỏi về thông tin trên.

Nga triển khai chiến dịch không kích tại Syria hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad từ năm ngoái nhưng đây là lần đầu tiên Moscow nhận tiêu diệt một chỉ huy IS cấp cao.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói không có bằng chứng cho thấy Nga tiêu diệt Adnani. "Chúng tôi không có thông tin củng cố điều Nga đưa ra", ông phát biểu với báo giới.

Mỹ cho biết liên minh quốc tế, do Washington dẫn đầu, không kích nhằm vào Adnani trong chiến dịch ở tỉnh Aleppo ngày 30/8 nhưng Lầu Năm Góc vẫn đang đánh giá kết quả. Adnani được treo thưởng 5 triệu USD.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói đợt không kích do máy bay không người lái Predator thực hiện. Predator phóng tên lửa Hellfire vào ôtô nghi chở Adnani. Chiến dịch được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ đặc nhiệm Mỹ đang phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Lầu Năm Góc rất thận trọng trong việc xác định danh tính mục tiêu không kích. Trong quá khứ từng có trường hợp Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã chết nhưng mục tiêu vẫn sống sót.

Như Tâm

Melina Roberge và Isabelle Lagace trước khi bị bắt. Ảnh: Instagram

Melina Roberge và Isabelle Lagace trước khi bị bắt. Ảnh: Instagram

Melina Roberge, 23 tuổi, và Isabelle Lagace, 28 tuổi, khởi hành từ Anh và dự kiến chuyển số ma túy trị giá tới 22 triệu USD sang Australia.

Theo Mirror, họ và một nam đồng phạm 63 tuổi bị cảnh sát biên giới Australia bắt giữ tại Sydney hôm 28/8. 

Cảnh sát đã điều chó nghiệp vụ lên MS Sea Princess, du thuyền lớn chở 2.000 du khách vòng quanh thế giới, trong đó có Roberge và Lagace, và phát hiện khoảng 95 kg ma túy được giấu trong vali ở một cabin hành khách. Đây là một trong những khối lượng ma túy lớn nhất từng bị tịch thu trong lịch sử Australia.

 Melina Roberge Ảnh: Instagram

 Melina Roberge khoe vẻ nóng bỏng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Instagram

Trước đó, Roberge và Lagace liên tục khoe những hình ảnh nóng bỏng của mình suốt nhiều tháng đi du lịch. Vé của MS Sea Princess là hơn 11.000 USD.

Họ đã tới thăm nhiều nước, trong đó có Canada, Mỹ, Colombia, Peru và thành phố Auckland của New Zealand trước khi tới Australia.

Trong một bức ảnh ở Chile, Roberge viết: "Du lịch là một chuyện nhưng du lịch với một tâm hồn cởi mở, sẵn sàng nếm mọi thứ, ngắm mọi vật, học hỏi mọi điều và đưa bản thân thoát khỏi sự an toàn mới là liệu pháp tâm lý và bài học tuyệt vời nhất".

Trong những bức ảnh khác, hai cô gái uống nước dừa trên bãi biển, mua sắm tại các cửa hàng ở địa phương hay khoe dáng trong bể bơi. 

hai-co-gai-canada-buon-gan-100-kg-ma-tuy-trong-ky-nghi-xa-hoa-2

Hai cô gái và một đồng phạm hiện đối mặt với án chung thân. Ảnh: Instagram

Roberge và Lagace cùng đồng phạm hiện đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội buôn ma túy vào Australia, nơi có giá cocaine thuộc hàng cao nhất thế giới. Họ dự kiến ra tòa trong tuần này.

Anh Ngọc

Phó thủ tướng phụ trách giáo dục Triều Tiên, ông Kim Yong-jin (khoanh đỏ) tham gia sự kiện chúc mừng ông Kim Jong-un giữ chức Chủ tịch đảng Lao động, hồi đầu tháng 7. Ảnh: Yonhap.

Phó thủ tướng phụ trách giáo dục Triều Tiên, ông Kim Yong-jin (khoanh đỏ) tham gia sự kiện chúc mừng ông Kim Jong-un giữ chức Chủ tịch đảng Lao động, hồi đầu tháng 7. Ảnh: Yonhap.

"Chúng tôi đã biết những thông tin trên báo chí về việc tử hình các quan chức Triều Tiên. Nếu được xác nhận, đây là một ví dụ nữa về sự tàn bạo cùng cực của chính quyền Triều Tiên", Yonhap dẫn lời Katina Adams, phát ngôn viên Vụ Đông Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói. 

Ông Kim Yong-jin, 63 tuổi, được cho là bị xử bắn vào tháng 7 sau khi Bình Nhưỡng điều tra về việc ông bất kính với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Báo Hàn Quốc nói ông Kim đã ngủ gật trong cuộc họp quan trọng hôm 29/6 do ông Kim Jong-un chủ trì.

Từ khi lên nắm quyền năm 2011, ông Kim bị nghi đã xử tử hơn 100 quan chức, tướng tá, bao gồm cả người chú rể Jang Song-thaek khi ông này tìm cách áp chế nhà lãnh đạo trẻ.

Bình Nhưỡng chưa có bình luận nào về thông tin phó thủ tướng bị xử tử. Hàn Quốc từng đưa tin sai về việc tướng Ri Yong-gil, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên bị xử tử. Tại đại hội đảng Lao Động Triều Tiên hồi tháng 5, ông Ri Yong-gil không chỉ xuất hiện mà còn được bổ nhiệm vào ba chức vụ mới.

Xem thêm: Phó thủ tướng Triều Tiên có thể bị xử tử vì bất kính với Kim Jong-un

Văn Việt

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Abu Mohamed al-Adnani. Ảnh: Mirror.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo phi cơ Su-34 của Moscow tiêu diệt "lên đến 40" phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm Abu Mohamed al-Adnani, trong đợt không kích gần làng Um Hosh, tỉnh Aleppo, ngày 30/8. Adnani là phát ngôn viên, chiến lược gia của IS.

"Đó chỉ là trò đùa", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ trả lời ngày 31/8, khi được hỏi về thông tin trên.

Nga triển khai chiến dịch không kích tại Syria hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad từ năm ngoái nhưng đây là lần đầu tiên Moscow nhận tiêu diệt một chỉ huy IS cấp cao.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói không có bằng chứng cho thấy Nga tiêu diệt Adnani. "Chúng tôi không có thông tin củng cố điều Nga đưa ra", ông phát biểu với báo giới.

Mỹ cho biết liên minh quốc tế, do Washington dẫn đầu, không kích nhằm vào Adnani trong chiến dịch ở tỉnh Aleppo ngày 30/8 nhưng Lầu Năm Góc vẫn đang đánh giá kết quả. Adnani được treo thưởng 5 triệu USD.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói đợt không kích do máy bay không người lái Predator thực hiện. Predator phóng tên lửa Hellfire vào ôtô nghi chở Adnani. Chiến dịch được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ đặc nhiệm Mỹ đang phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Lầu Năm Góc rất thận trọng trong việc xác định danh tính mục tiêu không kích. Trong quá khứ từng có trường hợp Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã chết nhưng mục tiêu vẫn sống sót.

Như Tâm

Melina Roberge và Isabelle Lagace trước khi bị bắt. Ảnh: Instagram

Melina Roberge và Isabelle Lagace trước khi bị bắt. Ảnh: Instagram

Melina Roberge, 23 tuổi, và Isabelle Lagace, 28 tuổi, khởi hành từ Anh và dự kiến chuyển số ma túy trị giá tới 22 triệu USD sang Australia.

Theo Mirror, họ và một nam đồng phạm 63 tuổi bị cảnh sát biên giới Australia bắt giữ tại Sydney hôm 28/8. 

Cảnh sát đã điều chó nghiệp vụ lên MS Sea Princess, du thuyền lớn chở 2.000 du khách vòng quanh thế giới, trong đó có Roberge và Lagace, và phát hiện khoảng 95 kg ma túy được giấu trong vali ở một cabin hành khách. Đây là một trong những khối lượng ma túy lớn nhất từng bị tịch thu trong lịch sử Australia.

 Melina Roberge Ảnh: Instagram

 Melina Roberge khoe vẻ nóng bỏng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Instagram

Trước đó, Roberge và Lagace liên tục khoe những hình ảnh nóng bỏng của mình suốt nhiều tháng đi du lịch. Vé của MS Sea Princess là hơn 11.000 USD.

Họ đã tới thăm nhiều nước, trong đó có Canada, Mỹ, Colombia, Peru và thành phố Auckland của New Zealand trước khi tới Australia.

Trong một bức ảnh ở Chile, Roberge viết: "Du lịch là một chuyện nhưng du lịch với một tâm hồn cởi mở, sẵn sàng nếm mọi thứ, ngắm mọi vật, học hỏi mọi điều và đưa bản thân thoát khỏi sự an toàn mới là liệu pháp tâm lý và bài học tuyệt vời nhất".

Trong những bức ảnh khác, hai cô gái uống nước dừa trên bãi biển, mua sắm tại các cửa hàng ở địa phương hay khoe dáng trong bể bơi. 

hai-co-gai-canada-buon-lau-22-trieu-usd-ma-tuy-suot-ky-nghi-xa-hoa-2

Hai cô gái và một đồng phạm hiện đối mặt với án chung thân. Ảnh: Instagram

Roberge và Lagace cùng đồng phạm hiện đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội buôn ma túy vào Australia, nơi có giá cocaine thuộc hàng cao nhất thế giới. Họ dự kiến ra tòa trong tuần này.

Anh Ngọc

nu-tong-thong-brazil-bi-phe-truat

Bà Dilma Rousseff. Ảnh: Reuters

Với số phiếu tán thành áp đảo là 61 so với 20 phiếu chống, các thượng nghị sĩ Brazil hôm qua quyết định phế truất nữ tổng thống Dilma Rousseff vì đã dùng tiền từ các ngân hàng nhà nước một cách phi pháp cho chi tiêu công, Reuters đưa tin.

Ngay sau đó, ông Michel Temer, phó tổng thống điều hành đất nước từ khi bà Rousseff bị đình chỉ từ tháng 5, tuyên thệ tại Quốc hội đảm nhận vị trí tổng thống đến hết năm 2018. 

Việc phế truất bà Rousseff diễn ra sau những ồn ào về tham nhũng và khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Những người phản đối bà cho rằng việc phế truất sẽ mở đường cho sự lột xác của Brazil.

Đứng bên ngoài dinh thự tổng thống cùng những người ủng hộ, bà Rousseff khẳng định mình vô tội và nói việc phế truất bà là một "cuộc đảo chính trong Quốc hội" có sự hỗ trợ của một số người có ảnh hưởng về kinh tế. 

"Tôi sẽ không nói tạm biệt ngay lúc này. Tôi chắc mình có thể nói: hẹn gặp lại các bạn", bà Rousseff tuyên bố.

Quyết định mới của Thượng viện Brazil khiến một số nước trong khu vực phản ứng mạnh. Venezuela, Bolivia và Ecuador tuyên bố sẽ rút đại sứ khỏi Brazil. 

Tuy nhiên, Thượng viện Brazil lại bỏ phiếu cho phép bà Rousseff giữ quyền quản lý văn phòng công, vi phạm luật quy định tổng thống bị cấm làm bất cứ công việc nào của chính phủ trong 8 năm.

Động thái này thể hiện sự bất an của một số thượng nghị sĩ, đặc biệt trong đảng Phong trào dân chủ Brazil (PMDB) của ông Temer, về cáo buộc vi phạm luật ngân sách với bà Rousseff.

Ông Temer cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc để giảm thâm hụt ngân sách. Tăng trưởng kinh tế Brazil đã sụt giảm trong quý thứ 6 liên tiếp.

Bà Rousseff trở thành tổng thống đầu tiên của Brazil bị phế truất từ năm 1992, khi ông Fernando Collor de Mello từ chức trước cuộc bỏ phiếu cáo buộc tham nhũng.

Khánh Lynh

mot-tuan-lang-thang-o-thien-duong-tinh-duc-pattaya

Vũ nữ trong quán bar ở Pattaya. Ảnh: Sodiamond

Một người đàn ông châu Âu khoảng 70 tuổi đội mũ nâu, mặc áo da rắn, đi cùng một phụ nữ người Thái khoảng 30 tuổi, dường như là vợ ông ta, bắt chuyện cùng Luke Williams, phóng viên báo News của Australia trên chuyến xe khách tới Pattaya, Thái Lan vào tháng 8.

"Xin chào, tôi là người Hà Lan!" Ông ta mỉm cười, làm quen với Luke. 

"Vâng, chào ông. Tôi là người Australia", anh trả lời.

Có 27.000 người hành nghề mại dâm Pattaya. Tại đây, người ta có thể thoải mái hôn hít, nhảy múa, tán tỉnh, vui vẻ vài giờ với các cô gái điếm, thậm chí có thể tìm vợ ở đây. 

Ở trung tâm thành phố, các căn hộ màu trắng sang trọng, các cửa hàng làm trắng răng, biển quảng cáo làm trắng da đứng san sát nhau. Cảnh tượng một người đàn ông phương Tây da trắng lớn tuổi, thừa cân, cặp kè cùng một cô gái Thái trẻ đẹp rất phổ biến. 

"Ngài có muốn mát xa không?" các chàng trai giả gái người Thái mặt bự phấn uốn éo chào hỏi mỗi khi có một người đàn ông da trắng đi qua.

Luke bước vào một quán bar có tên Kangaroo Korner. Anh phỏng vấn một người đàn ông mắt xanh, tóc trắng, quê ở Melbourne.

"Tôi thích phụ nữ Thái", ông ta nói. 

"Có phải họ chỉ quan tâm đến tiền không?" Luke hỏi.

"Tôi biết là họ thích tiền, tôi cũng không tính chuyện yêu đương với họ", ông ta trợn tròn mắt, nhìn Luke. "Họ chỉ là bạn tình. Anh đang nghĩ quá xa rồi đấy, hãy thả lỏng và làm với tôi một ly nào".

Tìm vợ

Luke đi tới khu vực bãi biển ở Pattaya. Anh vào một quán bar, mượn bật lửa của một người đàn ông 50 tuổi. Ông là người Coffs Harbour, một thành phố duyên hải phía bắc bang New South Wales. Ông kể đã gặp người vợ Thái đầu tiên ở đây 12 năm trước. Họ có với nhau hai đứa con, đang sống ở Australia, và vừa ly hôn ba tuần trước. 

Ông cho biết vừa đính hôn với một cô gái Thái 23 tuổi mới gặp 10 ngày trước.

"Phụ nữ Thái rất dịu dàng. Họ biết nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc chồng con. Tôi thích cuộc sống như thế. Tôi biết là vợ con sẽ ghét tôi, thậm chí cả bạn bè cũng sẽ cho tôi là thằng khốn. Thế nhưng, đời tôi vẫn còn 20 năm nữa, tôi muốn tận hưởng cuộc sống", ông nói.

mot-tuan-lang-thang-o-thien-duong-tinh-duc-pattaya-1

Một người đàn ông phương Tây đang giao dịch với gái điếm ở Pattaya. Ảnh: ABC

Đêm ngày thứ ba, khoảng 23h, Luke vào quán bar "Cối xay gió" nổi tiếng. Bên trong là các cô gái Thái ngực trần, mặc váy ngắn cũn, đi giày cao gót, nhảy múa trên sân khấu.

Những người đàn ông da trắng ngồi quanh sân khấu, cười nói, chạm cốc, lấy gậy khều vào người các cô gái. Luke bắt chuyện với một người đàn ông Australia, hỏi liệu ở Pattaya có nguy hiểm nào không. Ông ta trả lời:

"Chắc chắn rồi. Đàn ông phương Tây đến đây với vô vàn lý do. Nếu gặp phải một cô gái có tính hay ghen, hoặc bản thân cô ta có liên hệ với một băng đảng nào đó, hay cô ta muốn giết người cướp của, thì anh chớ có dây dưa. Còn nếu không, nơi đây chỉ là chỗ thư giãn, đặc biệt là với một người đã ly hôn như tôi".

Xin tiền

Đêm ngày thứ tư, việc tìm phỏng vấn thêm vài người đàn ông Australia của Luke bị gián đoạn bởi một gái mại dâm mà Luke cho rằng đã được đào tạo để xin tiền.

Một phần tư gương mặt cô gái tím bầm vì tụ máu. Bằng giọng tiếng Anh khó nghe, cô kể lể mình bị đánh nhưng không nói thủ phạm. Nước mắt liên tục chảy xuống từ đôi mắt sưng húp. 

Luke đề nghị cô báo cảnh sát, nhưng cô gái chỉ lắc đầu và nhìn ra chỗ khác, khóc lớn hơn. Luke bỗng nhớ tới câu khẩu hiệu in trên áo phông bày bán khắp Pattaya: "Người tốt lên thiên đàng, người xấu tới Pattaya".

mot-tuan-lang-thang-o-thien-duong-tinh-duc-pattaya-2

Một người chuyển giới ngồi chờ khách ở ngoài phố. Ảnh: Thailand News

22h đêm ngày thứ năm, Luke tới Boyz Town, khu vực chuyên hành nghề của mại dâm nam. Trong quán bar Cupid Boy Doll, các nam mại dâm bắt đầu đêm làm việc mới bằng cách cầu nguyện và thắp nến trước bức tượng Phật nhỏ bày sau quầy bar.

Họ cúng Phật thuốc lá Lord hay vài chén Vodka, cầu nguyện đêm nay sẽ may mắn.

Ngồi trước quầy bar, một người đàn ông Brisbane độc thân, 73 tuổi, giải thích với Luke rằng ông bị những chàng trai hành nghề mại dâm hấp dẫn vì họ chỉ quan hệ bằng tay.

"Ông không sợ họ nổi hứng lên quấy rối à?" Luke hỏi. 

"Họ có thứ tôi muốn, tôi có thứ họ muốn - tiền. Đơn giản thế thôi. Đây chỉ là một giao dịch", ông ta nói, nhấn mạnh đối với những người như mình, Thái Lan là một nơi tốt hơn Australia vì "họ thấu hiểu ông hơn".

Rỗng túi

Ngày thứ sáu ở Pattaya, Luke cảm thấy buồn, cô đơn và thất vọng. Anh quay lại Boyz Town với hy vọng không phải tất cả các chàng trai ở đó đều hành nghề mại dâm.

Một chàng trai 22 tuổi có làn da mịn màng, niềng răng, cơ bụng 6 múi và nói tiếng Anh rất giỏi tiến đến gần làm quen với Luke. Một lát sau, hai người cùng vào khách sạn (Luke là người đồng tính).

Xong việc, anh ta quay sang Luke hỏi: "Bây giờ đưa tôi tiền được chứ?"

Luke đưa anh ta 12 USD và bảo trong túi chỉ có ngần đó, vì không ngờ anh ta lại hành nghề mại dâm. 

"Đây là Pattaya, anh trông đợi điều gì chứ?" Anh ta nói giọng hờn dỗi rồi bỏ đi.

Ngày cuối cùng ở Pattaya, Luke gần như rỗng túi. Tuy nhiên, anh tự an ủi rằng cảm giác bỏ tiền mua dâm còn khá hơn là cảm giác cô đơn và thất vọng.

Chính quyền địa phương cho biết có rất nhiều đàn ông phương Tây vô gia cư ở Pattaya phải tìm đến các tổ chức từ thiện xin giúp đỡ, sau khi phá sản vì thất tình. Luke không hề ngạc nhiên khi biết điều này. Anh tự nhủ, nếu không phải mình đang đi đôi dép tông giá 70 xu, có lẽ anh sẽ bán giày đi để tìm ai đó chạm vào mình lần nữa.

mot-tuan-lang-thang-o-thien-duong-tinh-duc-pattaya-3

Nhân viên trong một câu lạc bộ người đồng tính nam ở Pattay. Với 27.000 người hành nghề mại dâm, cả nam và nữ, Pattaya là thiên đường tình dục trong mắt đàn ông phương Tây. Ảnh: Flickr

Xem thêm: Cuộc thâm nhập thiên đường tình dục ở Thái Lan

Hồng Hạnh

may-bay-cho-hon-200-nguoi-dot-ngot-mat-do-cao

Một chiếc máy bay của hãng United Airlines. Ảnh minh hoạ: Foxnews

Chuyến bay mang số hiệu 880 hôm qua hạ cánh khẩn tại Ireland, 12 người phải nhập viện do bị thương, gồm cả hành khách và thành viên phi hành đoàn, ABC News đưa tin.

Sự cố xảy ra khi máy bay đang trên đường từ Houston, Mỹ, đến London, Anh, chở theo hơn 200 hành khách cùng phi hành đoàn.

Theo Nikki Hartin Boriack, một hành khách có mặt trên chuyến bay, máy bay đột ngột rơi, đủ lâu để cô lo lắng. 

"Mọi người bay lên trong máy bay theo đúng nghĩa đen. Chúng tôi phải cố giữ một cô bé bên cạnh rồi cài khoá an toàn giúp", Boriack viết trên Facebook.

Hiện chưa rõ nguyên nhân máy bay gặp nhiễu loạn.

Phát ngôn viên sân bay Shannon xác nhận một số người cần điều trị y tế, các xe cứu thương được điều đến.

"Có 9 người lớn và ba trẻ em bị thương. Hai trong số họ là thành viên phi hành đoàn", Bệnh viện của đại học Limerick cho biết trong một thông báo, nói thêm những người này bị chấn thương phần mềm, chấn thương sọ não nhẹ và có cả vết thương rách trên da.

Sau đó 11 người trong số này đã xuất viện. Họ trở về Shannon để tiếp tục hành trình đến London.

Khánh Lynh

trung-quoc-lo-hoi-nghi-thuong-dinh-g20-do-be

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP

Mặc dù hy vọng củng cố vị thế cường quốc thế giới thông qua việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Hàng Châu vào 4-5/9, Bắc kinh vẫn tỏ ra lo ngại phương Tây và các đồng minh sẽ tìm cách phủ nhận mọi nỗ lực và vai trò của mình trên trường quốc tế.

Vì thế, đảm bảo điều này không xảy ra sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ dấu để Bắc Kinh đánh giá mức độ thành công của hội nghị, theo Reuters.

Bình luận viên về Trung Quốc Ben Blanchard nhận định Bắc Kinh đang muốn sử dụng hội nghị để đề xuất một chiến lược lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng các cuộc đàm phán này sẽ bị phủ bóng bởi những tranh cãi trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và bảo hộ mậu dịch.

"Trung Quốc đang cảm thấy dường như người Mỹ đang cố gắng bao vây họ", một phái viên cấp cao phương Tây mô tả các cuộc trao đổi với quan chức Trung Quốc trước G20.

Trung Quốc gần đây thể hiện sự tức giận trước phán quyết của Tòa Trọng tài, bác bỏ yêu sách phi lý của nước này trên Biển Đông. Bắc Kinh cáo buộc chính Washington mới là nhân tố đứng đằng sau vụ kiện được khởi xưởng bởi Manila.

Bắc Kinh luôn khẳng định họ không muốn những vấn đề trên phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh G20, một sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia của nhiều nguyên thủ và lãnh đạo trên thế giới.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô rằng đây là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc hình thành quy tắc quản trị toàn cầu và vượt lên với tốc độ tăng trưởng toàn cầu bền vững. Tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố hội nghị G20 lần này sẽ là một trong những hội nghị hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Study Times hồi giữa tháng 8 lại lo ngại các nước phương Tây đang cố gắng nhằm loại trừ một Trung Quốc đang "trỗi dậy" và từ chối vai trò của Bắc Kinh đối với các cơ chế như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Lo ngại đồng minh của Mỹ

Ngày 25/8, ủy viên Quốc vụ viện phụ trách ngoại giao của Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã kêu gọi Nhật Bản nên "đóng vai trò xây dựng" tại hội nghị thượng đỉnh G20, trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại Tokyo có kế hoạch can dự vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Wang Youming, Giám đốc chương trình về các nước đang phát triển tại Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc cho biết trên Global Times rằng càng đến gần hội nghị thượng đỉnh G20, "Nhật Bản càng cố tình tìm cách gây rắc rối".

"Nhật Bản can dự vào các vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách hỗ trợ Philippines, hay kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của 'cái gọi là' Tòa Trọng tài. Nhật Bản giở các thủ đoạn cũ và không thể không nghĩ rằng họ đang tìm cách làm mọi chuyện rối tung lên", Youming cáo buộc.

Về kinh tế, Trung Quốc cũng không hài lòng trước những nghi ngại của Anh và Australia về chiến lược đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh, khi khẳng định thái độ của London và Canberra là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ và sự hoang tưởng.

Australia mới đây đã ngăn cản thương vụ bán hệ thống cung cấp năng lượng lớn nhất nước này cho Trung Quốc với giá 7,7 tỷ USD, trong khi Anh đã trì hoãn một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc đầu tư với số vốn lên đến 24 tỷ USD.

Joerg Wuttke, Chủ tịch phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc cho biết ngày càng nhiều quan chức phương Tây lo ngại về hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Họ công khai phản đối việc các doanh nghiệp này bị đối xử không công bằng và cho rằng Trung Quốc đang có thái độ bảo hộ cho các công ty của mình.

"Một điều chắc chắn là Trung Quốc rất mong muốn G20 diễn ra suôn sẻ. Điều này rất quan trọng, đó là niềm tự hào quốc gia. Nhưng đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Bắc Kinh", một nhà ngoại giao phương Tây nhận định.

Xem thêm: Trung Quốc có thể đang chờ thời khuấy bão Biển Đông.

Thành phố Trung Quốc lột xác cho hội nghị G20

Nguyễn Hoàng

thu-tuong-viet-nam-dong-gop-tich-cuc-vao-duy-tri-hoa-binh-khu-vuc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện đến dự tiệc Quốc khánh. Ảnh: Giang Huy

"Trên cơ sở coi hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển, Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, thân tình với các nước láng giềng chung đường biên giới, cùng các nước thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong bài phát biểu chào mừng, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đến tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển mạnh, bước vào làn sóng công nghiệp lần thứ 4 với những tiến bộ vượt bậc, sáng tạo đột phá. Trong khi đó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, sử dụng nguồn nước là những thách thức toàn cầu trở nên ngày càng trầm trọng, khó dự báo. 

Theo Thủ tướng, Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng sẽ làm sâu sắc hơn, hiệu quả hơn quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các nước bạn bè truyền thống, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các quốc gia, bạn bè trên thế giới.

Thay mặt các đại sứ và trưởng các cơ quan đại diện ở Việt Nam, ông El Houcine Fardani, Đại sứ Maroc tại Việt Nam, khẳng định nhờ chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam nay đóng vai trò tích cực trong khu vực và trên trường quốc tế, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Về kinh tế, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế qua nhiều hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc và TPP. Đồng thời, Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành cuối năm ngoái cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Ông Fardani nhấn mạnh các đại sứ cam kết phát triển hơn nữa mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và các quốc gia và tổ chức quốc tế đại diện ở đây, trên cơ sở hợp tác tích cực và hiệu quả vì lợi ích chung.

thu-tuong-viet-nam-dong-gop-tich-cuc-vao-duy-tri-hoa-binh-khu-vuc-1

Các lãnh đạo Việt Nam đón các đại sứ tại tiệc chiêu đãi tối nay. Ảnh: Giang Huy

Việt Anh

Thứ tư, 31/8/2016 | 21:00 GMT+7

Thứ tư, 31/8/2016 | 21:00 GMT+7

Một nhà hàng thịt nướng ở Trung Quốc bị chính quyền yêu cầu đóng cửa vì để các nữ tiếp viên ăn mặc hở hang phục vụ khách.

Theo Global Times, hôm 29/8, chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, đã quyết định đóng cửa nhà hàng thịt nướng có tên là "Sói gặp Cừu" sau khi phát hiện đội ngũ tiếp viên mặc bikini. Ảnh: China News

Theo giới chức, nhà hàng này đã vi phạm một số quy định liên quan tới giấy phép kinh doanh và thiếu chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, trang phục của nữ tiếp viên bị xem là "quảng cáo thô tục", "gây ảnh hưởng đến các giá trị xã hội". Ảnh: Sina

Tuy nhiên, với chiêu thức phục vụ độc đáo, công việc kinh doanh của nhà hàng lên như diều gặp gió. Ảnh: Sina

Trước ngày bị đóng cửa, nhà hàng nhỏ chật kín khách ra vào. Ảnh: Sina

Khách hàng tới đây vừa thưởng thức đồ ăn vừa được dịp mãn nhãn khi ngắm nhìn thân hình nuột nà của các cô gái trẻ trong những bộ bikini quyến rũ. Ảnh: Sina

Liu, một trong số những tiếp viên, cho biết công việc này khá khác biệt so với nghề người mẫu quảng cáo xe hơi như cô thường làm. 

"Tôi chưa từng bị khách quấy rối dù chỉ một lần kể từ khi bắt đầu làm việc ở đây một tuần trước. Các khách hàng cư xử rất lịch sự", cô nói. Ảnh: China News

Ông Hong Ri, chủ nhà hàng, chỉ trích quyết định của chính quyền.

"Tôi tin rằng việc kết hợp giữa đồ ăn, rượu và người đẹp là một cách thức tuyệt vời để thu hút khách. Các cô gái cũng rất sẵn lòng thử nghiệm hình thức kinh doanh này", ông nói. Ảnh: China News

Hiện nhà hàng tạm thời bị đóng cửa "để cải tiến" và dự kiến hoạt động trở lại trong tuần này. Ảnh: China News

Anh Ngọc

nga-nhan-cong-tieu-diet-phat-ngon-vien-cua-is

Adnani được coi là kẻ kế nhiệm thủ lĩnh IS. Ảnh: NBC News

Adnani là một trong 40 phiến quân bị tiêu diệt khi Nga điều máy bay ném bom đến Aleppo, CNN hôm nay dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trên trang Facebook.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hôm qua thông báo cái chết của Adnani trong một tuyên bố công khai hiếm hoi. Nhóm này cũng tuyên bố sẽ "trả thù dưới bàn tay của thế hệ mới".

Trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết họ nhắm mục tiêu vào một thủ lĩnh cấp cao của IS trong cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu hôm 30/8 ở tỉnh Aleppo. Tuy nhiên lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu chưa xác nhận cái chết của al-Adnani.

Adnani là một phụ tá thân cận của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, tên này có thể trở thành kẻ kế nhiệm nếu như al-Baghdadi "gặp chuyện". Adnani còn được coi là kẻ đầu tiên tuyên bố "đế chế Hồi giáo" từ năm 2014, sau khi chiếm các khu vực thuộc Syria và Iraq. Tình báo phương Tây cho rằng tên này là kẻ đưa ra các yêu cầu tấn công ở các nước tham gia liên minh chống IS, trong đó chủ mưu các vụ tấn công ở Paris, Pháp.

Adnani xuất thân từ tỉnh Idlib, tây Syria và tham gia phong trào jihad ở Iraq, nơi ông ta làm việc cho thủ lĩnh Al-Qaeda đã bị tiêu diệt là Abu Musab al-Zarqawi. 

Aymenn Jawad Tamimi, một chuyên gia về các nhóm jihad, nói rằng cái chết của Adnani "có ý nghĩa biểu tượng và cho thấy sự suy giảm lớn của IS".

Khánh Lynh

bà Kristin Casas chú chó Rylee Ảnh: ABC News

Bà Kristin Casas và chú chó Rylee. Ảnh: ABC News

Ông Edward Casas, 56 tuổi, cho hay trên ABC News rằng sự việc xảy ra vào ngày 28/8 ở hồ Michigan, một trong 5 hồ lớn của Mỹ.

Ông đang đi thuyền cùng vợ, bà Kristin Casas, 49 tuổi, thì động cơ bị trục trặc. Ông xuống khoang động cơ để kiểm tra còn bà Kristin ở trên buồng lái. Ông tin rằng chú chó Rylee 10 tháng tuổi của con trai họ đã rơi xuống hồ vào lúc đó.

"Trái tim của chúng tôi cũng chìm theo", ông nói. "Chúng tôi đã tìm kiếm khoảng 10 phút khắp con thuyền nhưng không thấy nó, kể cả dưới nước".

Edward cho biết ông ngay lập tức phát tín hiệu yêu cầu trợ giúp qua sóng vô tuyến.

Một trong những ngư dân nhận được tín hiệu đã kết nối Edward với vợ của mình, Lynn Fiedor, hiện điều hành nhóm tình nguyện viên "Tìm kiếm chó lạc" trong khu vực.

Fiedor cho hay khi cô biết Rylee thuộc giống chó Malinois nổi tiếng thông minh nhanh nhẹn của Bỉ và đã được đào tạo tìm kiếm cứu hộ thì cô không nghi ngờ gì rằng Rylee sẽ "tìm được cách vào bờ".

"Vì vậy, chỉ còn một việc là kêu gọi mọi người trong khu vực này tìm kiếm con chó khi nó đã lên bờ", Fiedor nói. Cô cho biết đã gọi tới văn phòng cảnh sát trưởng địa phương, kiểm lâm, cảnh sát biển và đăng thông báo lên trang Facebook của nhóm mình.

Sáng 29/8, cô nhận được một cuộc gọi. 

"Một phụ nữ cho biết cô đã nhìn thấy nó đi vào khu cắm trại Platte River", Fiedor nói. "Thật tuyệt vời. Rylee đã bơi qua 10 km và đi hơn 20 km trong rừng".

Chú chó Rylee vui mừng khi đoàn tụ với ông bà chủ. Ảnh: ABC News

Chú chó Rylee vui mừng khi đoàn tụ với ông bà chủ. Ảnh: ABC News

Fiedor ngay lập tức báo cho Edward và Kristin. Hai người sau đó lái chiếc xe mượn được của một quản lý cảng địa phương đến khu cắm trại. Fiedor nói với họ cách tốt nhất để thu hút những chú chó đi lạc là đánh dấu mùi hương của họ xung quanh chiếc xe và dùng đồ ăn, đồ chơi để gọi nó.

Chỉ một lúc sau, Rylee xuất hiện từ trong rừng và hân hoan gặp lại ông bà chủ.  Edward cho biết "đã có rất nhiều nước mắt, rất nhiều cái ôm".

"Tôi muốn nói rằng tôi không phải là người mau nước mắt nhưng điều này thực sự đã khiến tôi phải khóc", ông nói. "Tôi rất tự hào về Rylee cũng như rất tự hào và biết ơn Fiedor".

Thảo Phan

Connor và mẫu tiền mới (trên) cùng mẫu tiền do nghệ sĩ nổi tiếng Tyler vẽ cho cậu bé mù. Ảnh: Yahoo.

Connor và mẫu tiền mới (trên) cùng mẫu tiền do nghệ sĩ nổi tiếng Tyler vẽ cho cậu bé mù. Ảnh: Yahoo.

Ngày 1/9, tờ tiền giấy mệnh giá 5 đô của Australia sẽ được phát hành kèm theo các dấu hiệu xúc giác là hai chấm nhỏ nổi lên để người mù có thể phân biệt được. Đây là "chiến thắng" sau ba năm vận động không mệt mỏi của Connor McLeod, thiếu niên mù ở Sydney, theo Yahoo

Connor đã đưa ra kiến nghị với Ủy ban nhân quyền Australia về việc tờ tiền mệnh giá 5 đô không có dấu hiệu xúc giác để người mù có thể nhận ra. Suốt ba năm, Connor thu thập chữ ký của 57.000 người ủng hộ.

Ban đầu, Ngân hàng dự trữ Australia (RBA), cơ quan phụ trách mẫu tiền, từ chối yêu cầu của Connor. Song với sự giúp đỡ của người mẹ là bà Ally Lancaster, Connor đã quyết tâm thực hiện chuyến đi từ Sydney tới Canbera để thu thập chữ ký rồi gửi tới các nghị sĩ Australia.

Dù thành công trong chiến dịch buộc RBA thay đổi mẫu tiền, Connor tự nhận mình chỉ là "cậu bé bình thường". "Nếu tôi gặp phải điều gì đó không đúng, tôi muốn thay đổi nó hơn là chỉ biết phàn nàn", Connor nói. 

Bà Lancaster cho biết bà luôn tự hào về con trai, và hôm nay là ngày bà thấy tự hào nhất. "Khi thằng bé được sinh ra, tôi cầu nguyện mỗi ngày rằng nó sẽ không bị mù bởi tôi sợ rằng mù lòa sẽ làm nó không trưởng thành được", bà nói.

"Hôm nay, không điều gì có thể ngăn cản Connor. Nó đã giúp cho 360.000 người mù ở Australia. Connor là siêu sao của tôi", Lancaster cho biết.

Việc làm của Connor tạo cảm hứng cho một nghệ sĩ Aaron Tyler ở Melbourne vẽ tờ tiền mệnh giá 5 đô Australia với hình của cậu bé. "Connor là huyền thoại bởi tuy bị mù nhưng cậu ấy nhìn thấy điều bất công và đã hành động để nó trở nên đúng đắn", nghệ sĩ Tyler nói.  

Xem thêm: Đôi mắt đặc biệt của người cảnh sát khiếm thị Trung Quốc

Văn Việt

malaysia-pha-am-muu-tan-cong-cua-is-truoc-ngay-quoc-khanh

Một trong ba nghi phạm bị bắt giữ. Ảnh: Channel New Asia

Nhà chức trách Malaysia bắt giữ ba người nghi là phiến quân IS, gồm một tài xế xe tải, một người bán đồ uống và một người bán hàng thịt, Newsweek đưa tin.

Các mục tiêu tấn công của nhóm này là đền của người Hindu, các khu giải trí và các trạm cảnh sát trong thành phố. Nhà chức trách cũng phát hiện một quả lựu đạn và một súng ngắn từ một trong ba nghi phạm.

Ông Khalid Abu Bakar, người đứng đầu Cảnh sát quốc gia Malaysia, cho hay ba người này có mối liên hệ chặt chẽ với một phiến quân Malaysia đang chiến đấu ở Syria có tên là Muhammad Wanndy Muhammad Jedi. Tên này được cho là đã yêu cầu ba người thực hiện các vụ tấn công. Ba nghi phạm âm mưu sẽ đến Syria sau khi thực hiện thành công một vụ tấn công. 

Malaysia hôm nay kỷ niệm 59 năm ngày Quốc khánh, với đoàn diễu hành quy mô lớn ở thủ đô.

Hồi tháng 6, các phiến quân đã thực hiện vụ tấn công bằng lựu đạn gần Kuala Lumpur. Cảnh sát nói Muhammad Wanndy đã yêu cầu thực hiện cuộc tấn công này, được coi là kế hoạch đầu tiên của IS trên đất Malaysia.

Khánh Lynh

Theo Inside, một hành khách đã ghi lại động tác trồng cây chuối của người phụ nữ trên khi chuyến bay từ Los Angeles, Mỹ tới Cabo San Lucass, Mexico đang ở độ cao 3.000 mét hôm 26/8.

Người phụ nữ còn thực hiện các động tác kéo giãn cơ tay và vai ở nhiều góc độ. 

"Thật kỳ lạ nhưng cũng thật đáng kinh ngạc", Raad Mobrem, người đăng đoạn video lên Twitter, nói. 

Người phụ nữ trên tập yoga trong 20 phút, trước khi tiếp viên hàng không yêu cầu ngừng tập. 

"Nói thật, cô ấy tập rất đẹp, làm nhiều động tác mà không đánh thức anh chàng bên cạnh dậy", Mobrem nói thêm.

nguoi-phu-nu-trong-cay-chuoi-tren-do-cao-3000-met

Người phụ nữ tập động tác kéo giãn cơ tay và vai. Ảnh: Twitter

Xem thêm: Khách gây gổ trên máy bay vì không được tập yoga

Hồng Hạnh

Phi hành đoàn khinh khí cầu L-8 mất tích bí ẩn

Khinh khí cầu L-8 của Mỹ. Ảnh: US Navy

Khinh khí cầu L-8 của Mỹ. Ảnh: US Navy

6h sáng ngày 16/8/1942, khinh khí cầu L-8 của hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ trên đảo Treasure Island, vịnh San Francisco để tuần tra chống ngầm dọc bờ biển California. Phi hành đoàn khi ấy gồm trung úy phi công Ernest DeWitt Cody và thiếu úy Charles E. Adams, theo WATM.

Sau một tiếng rưỡi bay tuần tra, trung úy Cody dùng bộ đàm báo cáo phát hiện thứ gì đó có thể là vết dầu loang trên mặt biển và sẽ đến đó kiểm tra. Ba giờ sau, khinh khí cầu đến bờ nam San Francisco, cách lộ trình bay dự kiến gần 13 km.

Tuy nhiên, khinh khí cầu bất ngờ va vào vách đá trên bãi biển Oceam Beach khiến một trong hai quả bom chống ngầm bung khỏi giá treo và rơi xuống đất. Sau đó, khinh khí cầu tiếp tục bay sâu vào đất liền và rơi xuống thành phố Daly.

Khi các nhân viên cứu hộ đến hiện trường, họ rất ngạc nhiên khi phát hiện các cánh cửa cabin bên dưới khinh khí cầu đều để mở và không có ai trong đó. Trung úy Cody và thiếu úy Adams được xác định mất tích trong khi làm nhiệm vụ.

Một số giả thuyết được đưa ra về sự mất tích bí ẩn của hai sĩ quan này, chẳng hạn như một người ra ngoài để sửa chữa khí cầu trong khi người kia hỗ trợ và cả hai đều bị rơi xuống biển, hoặc họ phát hiện ra một tàu ngầm Nhật Bản, hạ xuống thấp để điều tra và bị bắt giữ.

Căn phòng hổ phách

Được coi là "kỳ quan thứ 8 của thế giới", Căn phòng hổ phách là kho báu thất lạc ẩn chứa nhiều bí mật nhất trong lịch sử.

Năm 1701, nó được Vua Phổ Friedrich ra lệnh chế tác. Căn phòng này rộng 3,35 mét vuông, gồm các bức tường lớn bên trong chứa vài tấn hổ phách nguy nga, các tấm gương dát vàng lớn, và bốn tấm khảm phong cách Florentine tráng lệ. Được sắp xếp thành ba lớp, căn phòng chứa nhiều trang sức quý, và các tủ kính trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Phổ và Nga giá trị nhất.

Căn phòng hổ phách được coi như kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ảnh minh họa: Goldmajor

Căn phòng hổ phách được coi như kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ảnh minh họa: Goldmajor

Năm 1716, con trai vua Friedrich I quyết định tặng Căn phòng hổ phách cho Sa hoàng Peter đại đế của Nga để xây dựng liên minh Nga - Thổ. Sau đó, nó được chuyển đến cung điện Catherine, gần St. Petersburg. Năm 1941, phát xít Đức tràn vào Leningrad, tháo rời Căn phòng hổ phách trong vòng 36 giờ và đem về trưng bày ở lâu đài Konigsberg.

Tuy nhiên, tháng 4/1945, kho báu này bỗng dưng biến mất. Có người cho rằng nó bị phá hủy khi lâu đài Konigberg bị ném bom, tuy nhiên, những người khác lại tin nó vẫn nguyên vẹn và đang được giấu dưới lòng đất.

Kẻ phản bội Jean Moulin và Anne Frank

Jean Moulin, một thành viên cấp cao và là biểu tượng của phong trào kháng chiến Pháp, bị bắt giữ ngày 21/6/1943 sau khi có người báo cho lực lượng cảnh sát mật Gestapo của Đức rằng có một cuộc họp của các lãnh đạo kháng chiến sẽ diễn ra ở Caluire, Pháp. Có người cho rằng mật vụ Gestapo đã bám theo một thành viên của phong trào kháng chiến và xông vào cuộc họp để bắt giữ Moulin và các lãnh đạo kháng chiến cấp cao khác.

Tuy nhiên, cho tới nay, không ai biết kẻ đã phản bội Jean Moulin. Một số người cho rằng đó là Rene Hardy, một thành viên kháng chiến mới gia nhập, tuy nhiên Hardy đã được tuyên vô tội trong hai lần xét xử. Số khác cho rằng đó có thể là Raymon Aubrac, một lãnh đạo kháng chiến khác, hoặc chính người vợ của Moulin đã phản bội chồng.

Một nạn nhân bị chỉ điểm khác là Anne Frank, một bé gái 15 tuổi, người sau này trở thành một trong những nạn nhân nổi tiếng nhất trong cuộc thảm sát Holocaust khi cuốn "Nhật ký của cô gái trẻ" được cô bé viết trong hai năm cùng gia đình lẩn trốn phát xít Đức, đã chạm tới trái tim nhiều người.

Sáng 4/8/1944, gia đình cô và những người che giấu họ bị phát xít Đức bắt và đưa tới nhiều trại tị nạn khác nhau, sau khi bị một kẻ chỉ điểm cung cấp nơi ẩn náu. Sau khi chuyển tới trại tị nạn, cả gia đình Anne đều thiệt mạng trừ cha cô. Cho đến nay, vẫn không ai biết danh tính kẻ chỉ điểm phản bội gia đình Frank. Một số người tin rằng đó là Miep Braams, kẻ có bạn gái là một thành viên kháng chiến Hà Lan, nhưng chưa có kết luận cuối cùng.

Chuyến bay tới Scotland của phó tướng Hitler

Rudolf Hess (phải), phó tướng của Hitler đã bay đến Scotland tháng 5/1941. Ảnh : AP

Rudolf Hess (phải), phó tướng của Hitler. Ảnh : AP

Ngày 10/5/1941, Rodolf Hess, phó tướng của Hitler, một mình lái máy bay đến Scotland nhưng không hạ cánh mà nhảy dù trên không và bị dân quân địa phương bắt ngay khi vừa tiếp đất.

Tiếp xúc với một chỉ huy không quân hoàng gia Anh, Hess nói lý do chuyến bay tới Scotland của mình là nhằm thu xếp các cuộc đàm phán hòa bình với công tước Hamilton.

Tuy nhiên, hành động khó hiểu này của Hess đã khiến nhiều sử gia và nhà nghiên cứu cảm thấy bối rối. Dù Karlheinz Pinsch, phụ tá của Hess, mô tả trong cuốn hồi ký của mình rằng sau khi biết tin, Adolf Hitler tỏ ra bình tĩnh và hành động như thể ông ta đã biết trước điều này, nhiều người vẫn nghi ngờ về khả năng Hess thực hiện kế hoạch theo chỉ đạo của ông trùm phát xít.

Một bí ẩn nữa là cái chết của Hess. Sau khi Thế Chiến II kết thúc, Hess bị tòa án tội phạm chiến tranh tuyên án chung thân và thụ án tại nhà tù Spandau. Theo tuyên bố chính thức, Hess tự treo cổ tự tử bằng dây điện trong tù ngày 17/8/1987 ở tuổi 93.

Tuy nhiên, rất nhiều thuyết âm mưu phát sinh như vì sao ông ta tự sát ở tuổi 93 sau khi bị giam giữ trong 46 năm. Một số người tin rằng ông bị cơ quan tình báo bí mật của Anh thủ tiêu để ngăn chặn việc tiết lộ thông tin về hành vi sai trái của Anh trong chiến tranh. Sử gia Peter Padfield cho biết có một lá thư tuyệt mệnh được tìm thấy trên người ông ta được viết năm 1969 khi ông được đưa vào viện.

Xem thêm: Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II

Duy Sơn

Tàu cao tốc Đài Loan. Ảnh:

Tàu cao tốc Đài Loan. Ảnh: Paramio

Trong vụ bê bối hối lộ lớn nhất của ngành đường sắt trên hòn đảo, 7 quan chức Cơ quan Quản lý Đường sắt Đài Loan (TRA) bị kết tội tham nhũng. Những người này nhận hối lộ để giúp các công ty giành hợp đồng cho 8 dự án đường sát trị giá 34,7 triệu USD trong vòng 6 năm.

Một người môi giới xây dựng và 6 doanh nhân, trong đó có lãnh đạo một công ty xây dựng và lãnh đạo một công ty nhựa, cũng bị kết án tới 5 năm tù vì hối lộ quan chức.

Tất cả bị tòa án Đài Trung ở miền trung Đài Loan kết án hôm qua. Bị cáo cấp cao nhất là Chung Chao-hsiung, cựu phó lãnh đạo của TRA, bị kết án 10 năm hai tháng vì nhận lời mời yến tiệc, các chuyến thăm câu lạc bộ tiếp viên nữ, để đổi lại, đối xử ưu đãi với các công ty.

Cheng Wen-chung, quan chức TRA, chịu án nặng nhất là 17 năm tù, sau khi hơn 100 lần thăm các câu lạc bộ tiếp viên nữ. "Ông Cheng dính líu nhiều vụ hơn so với các bị cáo khác và tới các câu lạc bộ nhiều lần nhất", Chuang Shen-yuan, phát ngôn viên tòa án, nói. "Ông ấy vi phạm nghiêm trọng quy tắc ứng xử của công chức".

Chang Ching-tsai, nhân viên TRA, bị kết án 15 năm tù vì nhận hối lộ bằng sex nhằm giúp các công ty vượt qua kiểm tra chất lượng.

Tất cả các bị cáo có thể kháng án. Ngoài ra, 5 quan chức được xóa cáo buộc tham nhũng, thay vào đó, bị xác định "xao nhãng về quản lý". Họ không bị đi tù.

Trọng Giáp

Tàu cao tốc Đài Loan. Ảnh:

Tàu cao tốc Đài Loan. Ảnh: Paramio

Trong vụ bê bối hối lộ lớn nhất của ngành đường sắt trên hòn đảo, 7 quan chức Cơ quan Quản lý Đường sắt Đài Loan (TRA) bị kết tội tham nhũng. Những người này nhận hối lộ để giúp các công ty giành hợp đồng cho 8 dự án đường sát trị giá 34,7 triệu USD trong vòng 6 năm.

Một người môi giới xây dựng và 6 doanh nhân, trong đó có lãnh đạo một công ty xây dựng và lãnh đạo một công ty nhựa, cũng bị kết án tới 5 năm tù vì hối lộ quan chức.

Tất cả bị tòa án Đài Trung ở miền trung Đài Loan kết án hôm qua. Bị cáo cấp cao nhất là Chung Chao-hsiung, cựu phó lãnh đạo của TRA, bị kết án 10 năm hai tháng vì nhận lời mời yến tiệc, các chuyến thăm câu lạc bộ tiếp viên nữ, để đổi lại, đối xử ưu đãi với các công ty.

Cheng Wen-chung, quan chức TRA, chịu án nặng nhất là 17 năm tù, sau khi hơn 100 lần thăm các câu lạc bộ tiếp viên nữ. "Ông Cheng dính líu nhiều vụ hơn so với các bị cáo khác và tới các câu lạc bộ nhiều lần nhất", Chuang Shen-yuan, phát ngôn viên tòa án, nói. "Ông ấy vi phạm nghiêm trọng quy tắc ứng xử của công chức".

Chang Ching-tsai, nhân viên TRA, bị kết án 15 năm tù vì nhận hối lộ bằng sex nhằm giúp các công ty vượt qua kiểm tra chất lượng.

Tất cả các bị cáo có thể kháng án. Ngoài ra, 5 quan chức được xóa cáo buộc tham nhũng, thay vào đó, bị xác định "xao nhãng về quản lý". Họ không bị đi tù.

Trọng Giáp

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về việc Triều Tiên xử tử phó thủ tướng Kim Yong-jin. Ảnh: AP.

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về việc Triều Tiên xử tử phó thủ tướng Kim Yong-jin. Ảnh: AP.

AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee hôm nay nói Triều Tiên đã xử tử phó thủ tướng phụ trách giáo dục Kim Yong-jin vì bất kính với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Kim bị cho là có "tư thế ngồi xấu" trong một phiên họp quốc hội Triều Tiên và sau đó đã thừa nhận các tội danh khác khi bị thẩm vấn. 

Tờ JoongAng Ilbo, báo có số lượng phát hành lớn ở Hàn Quốc cho biết ông Kim Yong-jin ngủ gật trong phiên họp do ông Kim Jong-un chủ trì. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên tiết lộ Triều Tiên đã xử bắn ông Kim Yong-jin với các tội danh "chống đảng, quấy phá, phản cách mạng". 

Giáo sư Yang Moo-jin, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên cho rằng có thể biết thực hư về thông tin xử tử bằng cách theo dõi danh sách các quan chức tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh Triều Tiên diễn ra vào ngày 9/9 tới.

Truyền thông Hàn Quốc từng đưa tin sai về việc tướng Ri Yong-gil, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên bị xử tử. Tại đại hội đảng Lao Động Triều Tiên hồi tháng 5, ông Ri Yong-gil không chỉ xuất hiện mà còn được bổ nhiệm vào ba chức vụ mới.

Ngoài ra, truyền thông Hàn Quốc vài ngày qua cũng đưa tin Bình Nhưỡng có "biện pháp giáo dục lại" hai quan chức cấp cao khác vào tháng 7 vì "kiêu ngạo" và "lạm dụng quyền lực". Một trong số đó là Kim Yong-chol, 71 tuổi, lãnh đạo Mặt trận dân chủ thống nhất Triều Tiên. 

Ông Kim Yong-chol từng bị Seoul cáo buộc là người phụ trách các hoạt động gián điệp và là chủ mưu trong các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hàn Quốc. Ông cũng bị coi là có trách nhiệm trong vụ tàu chiến của Hàn Quốc bị đánh chìm ở vùng biển Hoàng Hải năm 2010.

Quan chức Hàn Quốc nói ông Kim Yong-chol có thể được khôi phục vị trí trong tháng này và có thể chứng tỏ lòng trung thành "bằng các hành vi khiêu khích nhằm vào miền nam".

Xem thêm: Triều Tiên bị nghi xử bắn quan chức bằng pháo phòng không

Văn Việt

A Turkish soldier on an armoured personnel carrier waves as they drive from the border back to their base in Karkamis on the Turkish-Syrian border in the southeastern Gaziantep province, Turkey, August 27, 2016. REUTERS/Umit Bektas

Xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển từ biên giới với Syria về căn cứ ở tỉnh miền nam Gaziantep ngày 27/8. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi không chấp nhận trong mọi tình huống... một 'sự thỏa hiệp hoặc lệnh ngừng bắn' giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành phần người Kurd", Omer Celik, Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách Các vấn đề về Liên minh châu Âu (EU), hôm nay nói với hãng thông tấn Anadolu. "Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà nước pháp quyền có chủ quyền".

Theo Celik, Thổ Nhĩ Kỳ không thể bị xếp ngang hàng với một "tổ chức khủng bố", nhắc đến Các đơn vị Bảo vệ Người dân (YPG) người Kurd ở Syria được Mỹ hậu thuẫn.

Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đã đạt "thỏa thuận nới lỏng", ngừng tấn công lẫn nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/8 triển khai chiến dịch hai mũi, nhằm vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tay súng thuộc YPG ở Syria. Chiến dịch giúp đánh bật IS khỏi thị trấn Jarablus, miền bắc Syria.

Lầu Năm Góc ngày 29/8 gọi những cuộc đụng độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và YPG là "không thể chấp nhận", kêu gọi các bên rút quân. Ankara tuyên bố sẽ tiếp tục nhằm vào YPG nếu nhóm không chịu rút về phía đông sông Euphrates.

Vị trí thị trấn Jarablus, Syria. Đồ họa: Daily Sabah.

Vị trí thị trấn Jarablus, Syria. Đồ họa: Daily Sabah.

Như Tâm

 tai nạn tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam

 Tai nạn xảy ra tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Ảnh: Yunnan.cn

Theo Shanghaiist, hai chiếc xe Ferrari mang biển số Thượng Hải gặp tai nạn tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam hôm 27/8.

Chiếc màu bạc đâm thẳng vào một lan can phân cách trên đường, đầu xe vỡ nát. 

Trong khi đó, chiếc Ferrari trắng bị mất một mảng ở đuôi xe.

hai-sieu-xe-nat-bet-vi-tranh-cho-tren-duong-1

Đầu một trong hai chiếc xe nát bét. Ảnh: Shanghaiist

Các nhân viên bảo hiểm đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường và ước tính chi phí sửa chữa mỗi xe ít nhất là một triệu nhân dân tệ (150.000 USD).

Thiệt hại trên càng trở nên tồi tệ khi chú chó con mà họ cố gắng tránh trên đường vẫn bị đâm và thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Tuy nhiên, nỗ lực của hai tài xế vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi.

"Tôi thấy thương chú chó nhưng tôi cũng rất tiếc hai chiếc xe", một người bình luận.

hai-sieu-xe-nat-bet-vi-tranh-cho-tren-duong-2

Chiếc xe còn lại cũng hư hỏng nặng. Ảnh: Shanghaiist

Anh Ngọc

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác