Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Một máy bay của hãng hàng không Iraqi Airways. Ảnh:

Một máy bay của hãng hàng không Iraqi Airways. Ảnh: shafaaq

Vụ việc xảy ra trên chiếc Boeing 767 đang trên đường từ Baghdad tới New Delhi, Ấn Độ, Reuters dẫn hãng hàng không Iraqi Airways cho biết trong thông cáo.

Máy bay đã hạ cánh an toàn. Công ty dự định đưa một máy bay Airbus A321 tới Kuwait để hành khách tiếp tục hành trình.

Ahmad Jamal, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iraq cho biết máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kuwai do lỗi kỹ thuật. Ông cho hay tất cả hành khách, thành viên tổ bay ở trong tình trạng tốt. Nhân viên Đại sứ quán Iraq ở Kuwait và Văn phòng hãng hàng không đang giám sát vấn đề.

Trọng Giáp

chuyen-gia-australia-lo-ngai-cuoc-tap-tran-trung-nga-tai-bien-dong

Chuyên gia phân tích quốc phòng Paul Dibb. Ảnh: The Australian

The Weekend Australian ngày 30/7 dẫn lời chuyên gia phân tích quốc phòng Paul Dibb thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng quyết định tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với Nga của Trung Quốc tại Biển Đông là một hành động leo thang đáng ngại trong bối cảnh Tòa Trọng tài thường trực vừa ra phán quyết bác bỏ các yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên vùng biển này.

Theo ông Dibb, nguyên nhân của sự hợp tác này là bởi cả Nga và Trung Quốc "đều thể hiện thái độ không ưa thích Mỹ cũng như hệ thống tự do phương Tây". Cuộc tập trận này dường như cũng là một nỗ lực chung nhằm thử năng lực phản ứng của hải quân của Mỹ trong khu vực.

Sự tăng cường hợp tác quân sự Nga-Trung diễn ra vào thời điểm Moscow cung cấp nhiều thiết bị quân sự hiện đại cho Bắc Kinh.

Ông Dibb nhấn mạnh rằng địa điểm của cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga rất gần Australia và đây cũng là khu vực có lợi ích chiến lược ưu tiên của Canberra.

Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố Bắc Kinh và Moscow sắp tổ chức tập trận hải quân chung "định kỳ" ở Biển Đông.

Nga và Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tập trận hải quân chung kể từ năm 2005. Trung Quốc lần đầu tiên chủ trì tập trận chung giữa hai nước vào năm 2012.

Năm 2015, Bắc Kinh và Moscow tập trận hải quân tấn công và đổ bộ ở vùng biển Nhật Bản, đồng thời tiến hành một cuộc tập trận khác nhỏ hơn ở Địa Trung Hải. Cả hai nước cũng đã tham gia vào các cuộc tập trận ba bên và đa phương khác như các cuộc diễn tập trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Xem thêm: Báo Trung Quốc kêu gọi 'tấn công tàu Australia vào Biển Đông'.

Nguyễn Hoàng

khach-gay-go-tren-may-bay-vi-khong-duoc-tap-yoga

Pae bên ngoài tòa án liên bang Honolulu hôm qua. Ảnh: AP

Theo AP, Hyongtae Pae, ngoài 70 tuổi, và vợ tới Hawaii, Mỹ, kỷ niệm 40 năm ngày cưới và quay về trên chuyến bay từ Honoluu tới Narita, Nhật Bản hôm 26/3.

Theo hồ sơ tòa án, Pae không muốn ngồi tại chỗ lúc tiếp viên phục vụ đồ ăn, mà muốn xuống phía sau máy bay ngồi thiền và tập yoga.

Khi được yêu cầu về chỗ ngồi, ông đe dọa tiếp viên hàng không và đẩy ngã vợ. Lính thủy quân lục chiến Mỹ trên cùng chuyến bay đã giúp kiềm chế Pae. Trong lúc xô xát, ông ta cố bạt tai và cắn hai người lính. 

Hành vi gây rối của Pae khiến phi công phải quay đầu hạ cánh xuống Honolulu. Pae bị bắt, khai với các nhà chức trách Mỹ rằng ông ta đã mất ngủ liên tục 11 ngày.

Hồi tháng 4, Pae nhận tội đã đánh một thành viên tổ bay và được phép quay về Hàn Quốc. Ông quay lại Mỹ hồi cuối tháng 7 để nhận phán quyết của tòa án liên bang tại Honolulu. 

Tòa án Mỹ yêu cầu Pae bồi thường gần 45.000 USD cho hãng hàng không United Airlines, bao gồm chi phí xăng dầu và trả cho những hành khách phải quay về Honolulu. Ông này cũng bị kết án 13 ngày tù giam. Thẩm phán đồng ý với công tố viên rằng hành động của Pae cấu thành tội bạo lực và có thể bị cấm tới Mỹ vĩnh viễn.

Luật sư của Pae cho biết ông cảm thấy rất ân hận về chuyện đã xảy ra và vì đã ngoài 70 tuổi, ông cũng không có ý định quay lại Mỹ lần nữa.

Xem thêm: Máy bay hạ cánh khẩn vì hành khách cố phá cửa buồng lái

Hồng Hạnh

An investigation was underway into an apparent murder-suicide in Conroe, Texas, on July 30, 2016. (Credit: KTRK via CNN)

Cảnh sát Conroe, Texas, đang điều tra vụ bố bắn chết con gái rồi tự sát. Ảnh: KTRK.

Vụ việc xảy ra tối 29/7 tại thành phố Conroe, bang Texas, khi cảnh sát đến thông báo cho người đàn ông rằng ông đã mất quyền nuôi con gái, kênh KTRK của thành phố Houston cùng bang đưa tin. Người đàn ông được yêu cầu giao con gái cho vợ cũ, đi cùng cảnh sát.

Người đàn ông không mở cửa và gửi lời nhắn dọa sẽ sát hại con gái cho vợ cũ.

Khi cảnh sát yêu cầu đặc nhiệm SWAT hỗ trợ, người này bước ra ngoài, tự gí súng vào ngực rồi chuyển lên đầu.

"Sau đó, người đàn ông đi vào trong nhà rồi tự sát", cảnh sát tên Matt Rodrigue nói. Cảnh sát xông vào ngôi nhà và phát hiện bé gái ba tuổi đã bị bắn chết.

Nhà chức trạch không công bố danh tính người cha và đứa trẻ.

Như Tâm

tin-tac-vu-khi-bi-mat-cua-trung-quoc-sau-phan-quyet-duong-luoi-bo

Hành khách dồn ứ tại sân bay nội bài chiều 29/7 do vụ tấn công mạng. Ảnh: Hùng Sơn

Theo Diplomat, trong vòng vài giờ sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc với các nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, ít nhất 68 website chính phủ và địa phương Philippines đã bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Đây không phải là lần đầu tiên vụ kiện mang tính bước ngoặt về Biển Đông thổi bùng lên căng thẳng trong không gian mạng.

Mùa hè năm ngoái, máy chủ của tòa đã bị tấn công, khiến những ai quan tâm đến vụ kiện có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu. Trước khi tòa ra phán quyết, Jason Healey và Anni Piiparinen, chuyên gia thuộc Sáng kiến Quản lý Không gian mạng tại Hội đồng Đại Tây Dương, đã dự đoán rằng "Philippines và đồng minh Mỹ nên bắt đầu chuẩn bị cho một cơn giận dữ của 'tin tặc yêu nước' Trung Quốc, nếu phán quyết chống lại Bắc Kinh". Và trong khi chính phủ Philippines vẫn chưa công khai bên nào chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công hai tuần trước, bối cảnh và thời gian đã khiến nhiều người đưa ra suy đoán.

Các cuộc tấn công DDoS làm tê liệt hệ thống mạng chính phủ của Philippines bắt đầu vào chiều ngày 12/7, đúng ngày Tòa trọng tài ra phán quyết. Các vụ tấn công sau đó còn kéo dài vài ngày và nhắm mục tiêu vào các cơ quan chính phủ quan trọng, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Trung ương, và phòng quản lý của tổng thống Philippines, cùng với một trung tâm y tế và các đơn vị chính quyền địa phương. Ngoài ra, một số cổng thông tin chính quyền địa phương còn bị đổi nội dung thành dấu hiệu của nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous và một tin nhắn có chữ ký "chính phủ Trung Quốc".

Trước đó, vào tháng 4/2012, sau một vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough, hệ thống mạng chính phủ và quân sự của Philippines đã bị đột nhập và bị đánh cắp tài liệu quân sự cùng thông tin liên lạc nhạy cảm, theo công ty an ninh mạng FireEye có trụ sở tại Mỹ.

Ngoài Philippines, Việt Nam cũng là mục tiêu của tin tặc. Chiều 29/7, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay cùng hệ thống phát thanh của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về Biển Đông, xúc phạm Việt Nam và Philippines. Cùng thời điểm, website của hãng hàng không Vietnam Airlines cũng bị thay đổi nội dung, để lại thông báo là nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đã thực hiện nội dung này.

Nhóm 1937cn sau đó bác bỏ việc có liên quan đến sự cố tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng không nhắc đến cuộc tấn công vào trang web của Vietnam Airlines.

Hiện chưa rõ những cuộc tấn công này có liên quan tới tin tặc Trung Quốc hay không. Nhưng theo Piiparinen, trong thời gian căng thẳng tranh chấp chủ quyền, tin tặc thường xuyên tham gia vào các cuộc tấn công, và gần như không thể phân biệt được sự khác nhau trong các cuộc tấn công cá nhân với chiến dịch từ đơn vị mạng của chính phủ.

Trong trường hợp vụ tấn công mạng Philippines, việc sử dụng dấu hiệu của Anonymous "tiếp tục làm mờ ranh giới giữa chính phủ và tổ chức độc lập: nó có thể cho thấy đó là một cuộc tấn công độc lập, hoặc cuộc tấn công chồng chéo giữa các thành viên Anonymous và tin tặc trong biên chế của chính phủ, hoặc chỉ đơn giản là chiêu đánh lạc hướng của thủ phạm", Piiparinen nhận xét.

Các cuộc tấn công mạng cho thấy trong khi các báo cáo của chính phủ Mỹ và tổ chức tư nhân trong vài tháng gần đây ghi nhận sự sụt giảm đáng kinh ngạc số lượng cuộc tấn công mạng của các nhóm tin tặc liên quan đến Trung Quốc tại Mỹ, thì các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc không thể lơ là. Bà Piiparinen cho rằng các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cần nghiêm túc đầu tư vào việc bảo vệ mạng thông qua việc tăng đầu tư trong nước, các sáng kiến ​​khu vực, và tăng cường liên minh quốc tế.

Với việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết, và tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chưa đưa ra giải pháp phù hợp cho tranh chấp, tình hình khu vực sẽ không thể giảm nhiệt trong lương lai gần.

Cho dù chính phủ Trung Quốc không liên quan vào cuộc tấn công mạng hai tuần trước, "ảnh hưởng từ quyết định của tòa khó có thể chỉ dừng lại ở đó", Piiparinen nhận xét.

Phương Vũ

Người dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần trước ra bãi biển tắm mát. Theo QQ, chỉ riêng ngày hôm qua, khu vui chơi ven biển đã tiếp đón hơn 100.000 người.

Cơ quan dự báo khí tượng Trung Quốc cho biết, từ ngày 20/7 đến nay, nắng nóng kéo dài trên 22 tỉnh thành ở phía đông bắc và duyên hải phía đông Trung Quốc với nền nhiệt trên 35 độ C. 

Bãi biển thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía đông bắc Trung Quốc chật kín người tắm biển những ngày này.

Đài khí tượng Trung Quốc cảnh báo phía hạ lưu sông Trường Giang, ở một số nơi thuộc khu vực Giang Nam, có nơi nhiệt độ đạt 50 độ C và nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài. Ảnh: China News

Người dân thành phố Thường Xuân, tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc, đưa con nhỏ đi tắm biển. 

Ngày 26/7, người dân thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền trung Trung Quốc bất chấp cảnh báo cấm bơi ở hồ Thiên Nga, vẫn đưa con nhỏ và gia đình xuống đây bơi lội.

Công viên nước ở Trùng Khánh, phía tây Trung Quốc, người chật như nêm hôm 24/7. Ảnh: China News.

Người dân thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Trường Giang, đem cả bàn mạt chược xuống bể bơi ngồi chơi để tránh cái nóng hơn 37 độ C hôm 23/7. Ảnh: China News

Hồng Hạnh (Ảnh: QQ)

nguoi-don-dau-xu-the-san-xuat-robot-tinh-duc-o-trung-quoc

Ricky Ma Wai-kay và robot giống nữ diễn viên Hollywood Scarlett Johansson. Ảnh: SCMP

Ricky Ma Wai-kay, 42 tuổi, vừa hoàn thành nguyên mẫu robot tình dục đầu tiên của mình lấy cảm hứng từ nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ Scarlett Johansson, có tên Mark 1,trị giá gần 49.000 USD, theo SCMP. Búp bê này biết nói, nháy mắt, cười, phản ứng khi Ma khen xinh hay ra lệnh cho nó. 

Ma là một nhà thiết kế sản phẩm, đang lên kế hoạch ra một cuốn sách điện tử (DIY) hướng dẫn chế tạo robot. Anh cho rằng đây sẽ là một thương vụ kinh doanh hứa hẹn cho thị trường Hong Kong và cả Trung Quốc đại lục.

Ma đang gây quỹ để sản xuất mẫu robot thứ hai, với hy vọng tạo ra một con robot nữ biết biểu cảm hơn và cử động tự nhiên hơn. Ma cho biết, anh chế tạo robot nữ vì nhu cầu đối với loại robot này lớn hơn.

"Nhiều người rất cô đơn nhưng lại không có kỹ năng giao tiếp với đàn ông hay phụ nữ", Ma nói. "Tôi không cho là họ bàn chuyện yêu đương với robot nhưng có một người bạn robot đồng hành sẽ giúp tâm lý họ tốt hơn".

Robot của Ricky Ma:

Không chỉ ở Hong Kong, mà tại Trung Quốc đại lục, ngành công nghiệp chế tạo robot đang dành được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Tuy Mark 1 không được thiết kế làm đồ chơi tình dục, nhưng Ma cho rằng, thị trường robot tình dục trong tương lai ở Trung Quốc sẽ rất lớn. 

Chuyên gia xã hội học - tiến sĩ David Kreps ở đại học Salford, Anh, đánh giá Trung Quốc là nhà sản xuất tiềm năng cho thị trường búp bê tình dục công nghệ cao này; trong bối cảnh thị trường thế giới đang tràn ngập các mẫu búp bê tình dục dạng thô sơ.

"Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã rất thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất robot", Kreps nhận xét.

Kreps đánh giá robot tình dục sẽ phổ biến trong vòng 50 năm tới, và Trung Quốc, nơi có đủ lượng đất hiếm để chế tạo máy tính điện tử và robot nhưng từ trước tới nay chưa từng xuất khẩu, đã sẵn sàng cho vai trò dẫn đầu sản xuất những sản phẩm này. 

Kreps là chủ tịch "Hội nghị thế giới đầu tiên về đánh giá tác động của khoa học công nghệ đối với tính dục" sắp diễn ra vào tháng 9 tới ở đại học Salford, Manchester, Anh. Hội nghị này quy tụ hàng nghìn nhà khoa học, học giả và những người trong ngành sản xuất máy tính điện tử. 

Cho tới nay, quan điểm về robot tình dục vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Những người phản đối cho rằng robot tình dục là hồi chuông báo tử cho tình yêu, kết nối thể xác giữa người và người, hoặc khuyến khích tư tưởng phân biệt giới tính.

Còn những người ủng hộ cho rằng robot tình dục có nhiều mặt tích cực hơn tiêu cực, như làm giảm nhu cầu mại dâm, giảm tỉ lệ cưỡng hiếp và bạo lực tình dục.

"Nhu cầu tình dục giữa người và người sẽ không bao giờ mất đi", Kreps nói, nhưng "đồ chơi tình dục là thứ cực kỳ phức tạp, chúng có từ thời đồ đá rồi".

Xem thêm: Người có vợ ở Nhật vẫn ăn, ngủ, tắm cùng búp bê tình dục

Hồng Hạnh

Theo Mirror, cuộc gặp gỡ xúc động diễn ra tại bệnh viện Ernesto Dornelles, thành phố Porto Alegre, Brazil, từ tháng 10 năm ngoái nhưng mới được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội tuần này.

Hình ảnh cho thấy chú chó Ritchie dường như không thể kiềm chế được sự vui mừng khi gặp lại bà chủ 49 tuổi. Nó nhảy lên giường bệnh, liên tục rúc đầu vào người Chili và hôn bà, đuôi không ngừng ve vẩy.

Được hội ngộ với chó cưng là ước nguyện cuối cùng của bà Chili, người mắc ung thư giai đoạn cuối, trước lúc qua đời.

Các bệnh nhân và bác sĩ xung quanh đã rơi nước mắt khi chứng kiến khoảnh khắc này.

Xem thêm: Chó cắn chết 4 rắn độc cứu chủ

Anh Ngọc

cu-nhay-khong-du-tu-do-cao-7600-m-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao

Luke Aikins (áo xanh) vui mừng khi thực hiện thành công cú nhảy. Ảnh: AFP

Luke Aikins, người Mỹ 42 tuổi, hôm 30/7 nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 7.600 m khi không mang dù và đáp an toàn xuống một chiếc lưới ở gần thung lũng Simi, California. Aikins đã mất gần hai năm chuẩn bị và nhiều tháng luyện tập thể lực cho cú nhảy này.

Theo Inverse, chiếc lưới 30x30 m được dựng lên với chiều cao tương đương một tòa nhà 20 tầng. Để kiểm tra sức mạnh của tấm lưới, đội ngũ hỗ trợ Aikins đã sử dụng hình nộm khoảng 90 kg để mô phỏng. Qua những lần thử nghiệm, chiếc lưới được cân bằng hoàn hảo, đảm bảo nó đủ cao để không khiến Aikins bị bật lên hay bị thủng khi ông đáp xuống.

Sau khi nhảy, Aikins bỏ mặt nạ dưỡng khí ở độ cao 5.400 m. Vì không khí càng lên cao càng loãng, Aikins rơi với tốc độ khoảng 240 km/h khi vừa bắt đầu nhảy. Khi đến độ cao thấp hơn, tốc độ rơi giảm xuống còn khoảng 190 km/h. Trong khi rơi, Aikins liên tục phải "chiến đấu" với những cơn gió liên tục thay đổi. Trong những giây phút cuối cùng, Aikins lật người lại để lưng hướng về phía mặt đất và thả người vào lưới.

Trong quá trình nhảy, Aikins được hộ tống bởi ba người khác, những người này người đều mang dù. Họ có nhiệm vụ quay phim, phát khói để giúp khán giả bên dưới quan sát hành trình rơi của Aikins và cầm mặt nạ dưỡng khí cho Aikins khi ông không còn cần dùng nó nữa. Họ sau đó bung dù trong khi Aikins tiếp tục rơi và đáp xuống lưới.

cu-nhay-khong-du-tu-do-cao-7600-m-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-1

Aikins gọi chiếc lưới là một "chiếc dù thụ động". Ảnh: AFP

Aikins có thể đáp chính xác vào lưới nhờ hệ thống cảnh báo định vị GPS gắn trên mũ bảo hiểm và hệ thống ánh sáng phức tạp trên mặt đất, có thể nhìn thấy được từ độ cao 7.600 m, Chris Talley, bạn của Aikins cho biết, theo AP. Nếu Aikins đi chệch hướng, đèn sẽ chuyển màu đỏ, còn khi rơi đúng hướng, đèn sẽ hiện màu trắng.

"Chúng giống loại đèn mà phi công nhìn thấy khi hạ cánh ở sân bay", Talley nói.

Aikins có thể thay đổi đường rơi của mình chỉ với những điều chỉnh nhỏ ở tay, Talley cho biết và nói thêm rằng những người nhảy dù giàu kinh nghiệm có khả năng kiểm soát nơi họ đáp xuống "đáng kinh ngạc".

Theo Hiệp hội Nhảy dù Mỹ, độ cao chuẩn để mở dù là khoảng 760 m. Chiếc lưới mà Aikins gọi là "chiếc dù thụ động" được đặt ở độ cao khoảng 60 m. Cách biệt 700 m này khiến Aikins phải xin giấy phép đặc biệt để thực hiện cú nhảy, mặc dù ông đã có hai thập kỷ kinh nghiệm nhảy dù.

Aikins từng thực hiện 18.000 cú nhảy, là cố vấn an toàn và đào tạo cho Hiệp hội Nhảy dù Mỹ. Ông còn là diễn viên đóng thế, tiêu biểu như trong phim Iron Man 3. Với màn trình diễn hôm 30/7, Aikins trở thành người đầu tiên nhảy từ độ cao giữa tầng đối lưu và đáp an toàn mà không dùng dù.

Video: Cú nhảy mạo hiểm của Aikins 

Phương Vũ

Theo RT, những hoạt động lớn diễn ra ở các thành phố Saint Petersburg, Sevastopol và Vladivostok, cảng nhà của Hạm đội Baltic, Biển Đen và Thái Bình Dương. Sự kiện kỷ niệm Ngày Hải quân Nga thường được tổ chức vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 7.

Tại Saint Petersburg, các tàu mới nhất của Hạm đội Baltic tham gia diễu binh, di chuyển thành đội hình trên sông Neva. Trên tàu, những thủy thủ, sĩ quan hải quân mặc đồng phục, chào mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đến thành phố.

Tại Sevastopol trên đảo Crimea, hơn 100.000 người dân theo dõi màn trình diễn của Hạm đội Biển Đen. Các thủy thủ trình diễn khả năng đấu pháo, quét mìn và tác chiến chống ngầm cũng như cứu hộ tàu.

Hạm đội Thái Bình Dương phô diễn sức mạnh tại cảng nhà, thành phố Vladivostok, bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật, chiến dịch đổ bộ, chống khủng bố và chống ngầm mô phỏng. 

Trong vài năm qua, hải quân Nga chứng kiến nỗ lực hiện đại hóa và tái vũ trang lớn, khi hàng chục tàu mới gia nhập tất cả 4 hạm đội. Mới đây, một số lực lượng hàng hải được triển khai tới Địa Trung Hải để hỗ trợ chiến dịch trên không của Nga nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. 

Trọng Giáp

Hàn Quốc tố hacker Triều Tiên đánh cắp bí mật quân sự. Ảnh minh họa: CNBC.

Hàn Quốc tố tin tặc Triều Tiên tấn công email nhiều quan chức nước này. Ảnh minh họa: CNBC.

Kết quả điều tra cho thấy 56 người, bao gồm quan chức các bộ ngoại giao, quốc phòng và thống nhất, bị một "nhóm hoạt động ở Triều Tiên" đánh cắp mật khẩu, Yonhap dẫn thông tin từ Văn phòng Công tố Tối cao Hàn Quốc hôm nay cho biết.

Theo đó, tin tặc đã lập 27 website giả làm cổng thông tin bộ ngoại giao, các trường đại học và công ty liên quan đến quốc phòng để đánh cắp mật khẩu. Quá trình điều tra đang xác định xem có thông tin mật nào bị rò rỉ hay không.

Vụ tấn công gần nhất diễn ra chỉ vài ngày sau khi cảnh sát Hàn Quốc tố Triều Tiên đánh cắp dữ liệu cá nhân hơn 10 triệu khách hàng trên trang mua sắm trực tuyến Interpark.

Interpark không biết họ bị tấn công cho đến ngày 11/7, khi nhận được thư tống tiền đòi ba tỷ won (2,6 triệu USD) nếu không muốn thông tin về khách hàng bị công bố. Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc ngày 28/7 cho rằng Cục Trinh sát Triều Tiên, cơ quan tình báo chính của Bình Nhưỡng, đứng sau vụ tấn công và có ý định đánh cắp ngoại tệ.

Seoul vài năm qua cáo buộc tin tặc từ Triều Tiên tấn công mạng vào các cơ sở quân sự, ngân hàng, cơ quan nhà nước, đài truyền hình, website truyền thông và một nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc. Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên có đội quân hơn 1.000 tin tặc chuyên nhằm vào những cơ sở quan trọng hoặc quan chức chủ chốt của Seoul.

Như Tâm

cu-nhay-khong-mang-du-tu-do-cao-7600-m-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao

Luke Aikins (áo xanh) vui mừng khi thực hiện thành công cú nhảy. Ảnh: AFP

Luke Aikins, người Mỹ 42 tuổi, hôm 30/7 nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 7.600 m khi không mang dù và đáp an toàn xuống một chiếc lưới ở gần thung lũng Simi, California. Aikins đã mất gần hai năm chuẩn bị và nhiều tháng luyện tập thể lực cho cú nhảy này.

Theo Inverse, chiếc lưới 30x30 m được dựng lên với chiều cao tương đương một tòa nhà 20 tầng. Để kiểm tra sức mạnh của tấm lưới, đội ngũ hỗ trợ Aikins đã sử dụng hình nộm khoảng 90 kg để mô phỏng. Qua những lần thử nghiệm, chiếc lưới được cân bằng hoàn hảo, đảm bảo nó đủ cao để không khiến Aikins bị bật lên hay bị thủng khi ông đáp xuống.

Sau khi nhảy, Aikins bỏ mặt nạ dưỡng khí ở độ cao 5.400 m. Vì không khí nhẹ hơn ở độ cao cao hơn, Aikins rơi với tốc độ khoảng 240 km/giờ khi vừa bắt đầu nhảy. Khi đến độ cao thấp hơn, tốc độ rơi giảm xuống còn khoảng 190 km/h. Trong khi rơi, Aikins liên tục phải "chiến đấu" với những cơn gió liên tục thay đổi. Trong những giây phút cuối cùng, Aikins lật người lại để lưng hướng về phía mặt đất và thả người vào lưới.

Trong quá trình nhảy, Aikins được hộ tống bởi ba người khác, những người này người đều mang dù. Họ có nhiệm vụ quay phim, phát khói để giúp khán giả bên dưới quan sát hành trình rơi của Aikins và cầm mặt nạ dưỡng khí cho Aikins khi ông không còn cần dùng nó nữa. Họ sau đó bung dù trong khi Aikins tiếp tục rơi và đáp xuống lưới.

cu-nhay-khong-mang-du-tu-do-cao-7600-m-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-1

Aikins gọi chiếc lưới là một "chiếc dù thụ động". Ảnh: AFP

Aikins có thể đáp chính xác vào lưới nhờ hệ thống cảnh báo định vị GPS gắn trên mũ bảo hiểm và hệ thống ánh sáng phức tạp trên mặt đất, có thể nhìn thấy được từ độ cao 7.600 m, Chris Talley, bạn của Aikins cho biết, theo AP. Nếu Aikins đi chệch hướng, đèn sẽ chuyển màu đỏ, còn khi rơi đúng hướng, đèn sẽ hiện màu trắng.

"Chúng giống loại đèn mà phi công nhìn thấy khi hạ cánh ở sân bay", Talley nói.

Aikins có thể thay đổi đường rơi của mình chỉ với những điều chỉnh nhỏ ở tay, Talley cho biết và nói thêm rằng những người nhảy dù giàu kinh nghiệm có khả năng kiểm soát nơi họ đáp xuống "đáng kinh ngạc".

Theo Hiệp hội Nhảy dù Mỹ, độ cao chuẩn để mở dù là khoảng 760 m. Chiếc lưới mà Aikins gọi là "chiếc dù thụ động" được đặt ở độ cao khoảng 60 m. Cách biệt 700 m này khiến Aikins phải xin giấy phép đặc biệt để thực hiện cú nhảy, mặc dù ông đã có hai thập kỷ kinh nghiệm nhảy dù.

Aikins từng thực hiện 18.000 cú nhảy, là cố vấn an toàn và đào tạo cho Hiệp hội Nhảy dù Mỹ. Ông còn là diễn viên đóng thế, tiêu biểu như trong phim Iron Man 3. Với màn trình diễn hôm 30/7, Aikins trở thành người đầu tiên nhảy từ độ cao giữa tầng đối lưu và đáp an toàn mà không dùng dù.

Video: Cú nhảy mạo hiểm của Aikins 

Phương Vũ

Vợ chồng Donald Trump tại đại hội đảng Cộng hòa ở Cleveland, Ohio hồi tháng 7. Ảnh: AP

Vợ chồng Donald Trump tại đại hội đảng Cộng hòa ở Cleveland, Ohio hồi tháng 7. Ảnh: AP

Tờ New York Post hôm 31/7 đăng một số bức ảnh khỏa thân của Melania Trump, vợ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Khi được hỏi về các bức ảnh này, ông Trump tỏ ra khá bình thản, theo Apple Daily

Ông Trump nói đây là việc "rất bình thường, cũng giống như mọi bức ảnh thời trang". Các bức ảnh khỏa thân này từng được đăng trên Max, tạp chí dành cho đàn ông Pháp tháng 1/1996. Khi đó Melania 25 tuổi. 

Tỷ phú Trump cho biết Melania là một người mẫu nổi tiếng và bức ảnh khỏa thân được chụp trước khi hai người quen nhau. Trợ lý Jason Miller của ông Trump tuyên bố ảnh khỏa thân của bà Melania "không có gì phải gây ra tranh cãi" bởi "bà ấy là một phụ nữ đẹp".

Donald Trump là đại diện của đảng Cộng hòa, cạnh tranh với đại diện đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua tới Nhà Trắng vào tháng 11 tới. 

Xem thêm: Gu thời trang sành điệu của vợ Donald Trump

Văn Việt

Đài Khí tượng Hong Kong dự bão bão đi về phía nam Trung Quốc. Ảnh: HKO.

Đài Khí tượng Hong Kong dự bão bão đi về phía nam Trung Quốc. Ảnh: HKO.

Apple Daily hôm nay dẫn nguồn cơ quan dự báo thời tiết Hong Kong cho biết bão Nida sẽ đổ bộ đặc khu trong vài ngày tới, sau đó sẽ đi vào ven biển tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nida là cơn bão thứ 4 ở Trung Quốc từ đầu năm. 

Đài Loan dù không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão, song cơ quan khí tượng cho biết hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn ở phía đông và phía nam đảo trong hôm nay, miền trung đảo Đài Loan xuất hiện nhiệt độ cao, khoảng 38 độ C. 

Bão Nida được dự báo cách Hong Kong 400 km vào lúc 14h hôm nay, tốc độ gió ở vùng gần tâm bão hiện là 140 km/h. Chuyên gia khí tượng Hong Kong Clarence Fong cảnh báo nếu Nida đổ bộ vào phía tây đảo, bão sẽ khiến hiện tượng triều cường tăng mạnh, gây lũ lụt ở các vùng thấp. Nếu vào đảo từ hướng đông, Nida sẽ gây ảnh hưởng ít hơn.

Sau khi tràn tới Hong Kong, bão Nida được dự báo sẽ đi vào Quảng Châu rồi suy yếu trên khu vực đất liền của Trung Quốc. 

Theo dự báo của Việt Nam, do ảnh hưởng của bão, bắc biển Đông trong ngày 2/8 có gió giật mạnh cấp 8-10; bắc vịnh Bắc Bộ có gió giật cấp 8-9. Trên đất liền, đông bắc Bắc Bộ sẽ có mưa to.

Xem thêm: Bão Nida gần biển Đông

Văn Việt

Fishing boats set sail from Tongling port in Dongshan County, southeast Chinas Fujian Province, Aug. 1, 2015. A three-month seasonal fishing ban in the sea area south of 26.5 degrees north latitude was lifted on Saturday. (Xinhua/Zhang Guojun)

Tàu cá Trung Quốc ra khơi từ tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, ngày 1/8/2015. Ảnh: Xinhua.

Hàng chục nghìn tàu cá tại ba tỉnh Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và đang chờ lệnh cấm đánh bắt cá hết hiệu lực để tiến vào Biển Đông, Chinanews cho biết. Trung Quốc hồi tháng 5 đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bão Nida đang tiến vào Biển Đông, chỉ những tàu đánh bắt gần bờ mới ra khơi trưa 1/8. Những tàu đánh bắt xa bờ sẽ khởi hành sau ngày 5/8.

Khu vực biển Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

Bắc Kinh đơn phương tuyên bố lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn nước khác. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm, Trung Quốc tuyên bố tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm".

Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, kiên quyết bác bỏ quyết định vô giá trị này.

"Việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 17/5 khẳng định.

Khu vực cấm đánh bắt cá Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5. Đồ họa: Sina.

Khu vực cấm đánh bắt cá Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5. Đồ họa: Sina.

Quốc Trung

siêu thị Hannaford ở thị trấn Raymond, bang New Hampshire, nơi bán ra chiếc vé trúng giải độc đắc Powerball. Ảnh: CBS

Siêu thị Hannaford ở thị trấn Raymond, bang New Hampshire, nơi bán ra chiếc vé trúng giải độc đắc Powerball. Ảnh: CBS

Theo CBS, dãy số trúng thưởng trong đợt quay số tối 30/7 lần lượt là 11, 17, 21, 23, 32, và số Powerball 5. 

Theo các quan chức xổ số, một người đã mua tấm vé trúng giải độc đắc tại siêu thị Hannaford ở thị trấn Raymond, bang New Hampshire. Tuy nhiên, danh tính của người này hiện chưa rõ.

Tấm vé may mắn là một vé xổ số được mua bằng hình thức chọn nhanh tại quầy hàng tự phục vụ bên trong siêu thị. 

"Chiếc vé Powerball chiến thắng gần nửa tỷ đô đã được bán ra ở đây, duy nhất trên nước Mỹ, chúng tôi vô cùng phấn khích", phát ngôn viên cơ quan xổ số bang, Maura McCann, nói.

Người chiến thắng có một năm để trình diện và có thể nhận 487 triệu USD được trả dần trong 30 năm tới, hoặc nhận luôn một lần hơn 330 triệu USD.

"Đây là một thị trấn nhỏ, chắc chắn chúng tôi sẽ tìm ra người đó nhanh thôi", Tony Marinilla, một khách hàng, nói.

Siêu thị Hannaford sẽ nhận được 75.000 USD tiền hoa hồng nhờ bán chiếc vé chiến thắng.

Tai bang New Hampshire, một người khác cũng trúng thưởng một triệu USD sau đợt quay số Powerball gần nhất.

Giải độc đắc của xổ số Powerball tăng lên gần nửa tỷ đô sau khi không tìm được người chiến thắng kể từ ngày 7/5. Đây là giải độc đắc lớn thứ 8 trong lịch sử xổ số Mỹ và lớn thứ 5 của Powerball, với tỷ lệ chiến thắng chỉ là một trên 292,2 triệu.

Vé số được bán ở 44 bang, thủ đô Washington, Puerto Rico và quần đảo Virgin.

Xem thêm: Chi 49 USD mua vé số, trúng cả khu nghỉ dưỡng trên đảo Thái Bình Dương

Thảo Phan

Vợ chồng Donald Trump tại đại hội đảng Cộng hòa ở Cleveland, Ohio hồi tháng 7. Ảnh: AP

Vợ chồng Donald Trump tại đại hội đảng Cộng hòa ở Cleveland, Ohio hồi tháng 7. Ảnh: AP

Tờ New York Post hôm 31/7 đăng một số bức ảnh khỏa thân của Melania Trump, vợ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Khi được hỏi về các bức ảnh này, ông Trump tỏ ra khá bình thản, theo Apple Daily

Ông Trump nói đây là việc "rất bình thường, cũng giống như mọi bức ảnh thời trang". Các bức ảnh khỏa thân này từng được đăng trên Max, tạp chí dành cho đàn ông Pháp tháng 1/1996. Khi đó Melania 25 tuổi. 

Tỷ phú Trump cho biết Melania là một người mẫu nổi tiếng và bức ảnh khỏa thân được chụp trước khi hai người quen nhau. Trợ lý Jason Miller của ông Trump tuyên bố ảnh khỏa thân của bà Melania "không có gì phải gây ra tranh cãi" bởi "bà ấy là một phụ nữ đẹp".

Donald Trump là đại diện của đảng Cộng hòa, cạnh tranh với đại diện đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua tới Nhà Trắng vào tháng 11 tới. 

Xem thêm: Gu thời trang sành điệu của vợ Donald Trump

Văn Việt

Julian Assange, ông chủ trang Wikileaks. Ảnh: Reuters

Julian Assange, ông chủ trang Wikileaks. Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn với NBC, chương trình phát sóng hôm qua, ông Assange liên tục từ chối nói nguồn rò rỉ những bức thư điện tử có phải là chính phủ nước ngoài hay không. Ông cho rằng đây là "một câu hỏi thú vị" dành cho báo chí.

"Chúng tôi không cung cấp bất cứ tài liệu nào về nguồn tin của chúng tôi. Đây là vấn đề an ninh đối với chúng tôi cũng như nguồn tin của chúng tôi", ông Assange nói.

Khi được hỏi liệu ông có hy vọng vụ rò rỉ dẫn đến việc ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa được bầu làm tổng thống Mỹ hay không, ông Assange cho rằng điều đó "không liên quan" và "đó không phải là lý do chúng tôi đăng tải". "Chúng tôi không quan tâm liệu bà Hillary hay ông Trump được bầu", ông nói thêm.

Nhưng ông thừa nhận thời điểm hé lộ những bức thư điện tử của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ (NDC) cuối tuần trước được lên kế hoạch để trùng với dịp khai mạc đại hội của đảng này ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. "Đó là khi người đọc quan tâm nhất, nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm phải làm điều đó", ông Assange nói. "Nếu chúng tôi đăng tải sau đại hội, bạn có thể hình dung những người ủng hộ đảng Dân chủ sẽ phẫn nộ thế nào".

Trang Wikileaks công bố hàng nghìn email cho thấy nội bộ DNC âm mưu chống ứng viên Bernie Sanders nhằm nâng bà Clinton lên trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Chủ tịch DNC Debbie Wasserman Schultz đã phải từ chức sau sự kiện này.

Xem thêm: Người kế nhiệm Tổng thống Obama được chọn như thế nào

Trọng Giáp

Cảnh sát tại hiện trường vụ cưỡng hiếp tập thể. Ảnh: Indian Express.

Cảnh sát tại hiện trường vụ cưỡng hiếp tập thể ở Bulandshahr, Ấn Độ. Ảnh: Indian Express.

Vụ việc xảy ra đêm 29/7 gần tuyến đường cao tốc thành phố Bulandshahr, bang Uttar Pradesh, cách Delhi chỉ 65 km, NDTV cho biết. Một phụ nữ 35 tuổi, đến từ thành phố Noida, và con gái 14 tuổi cùng gia đình đang trên đường đến khu Shahjahanpur cùng bang để dự terahnvi một người họ hàng thì gặp nạn. Terahnvi là nghi lễ tổ chức 13 ngày sau khi một người qua đời.

Ôtô va vào một thanh sắt lúc vừa đến Bulandshahr. Khi xe dừng lại, 5 người đàn ông cầm súng xông ra, ép tài xế lái xe đến khu vực lầy lội gần đó.

Nhóm này cướp tài sản, trói những người đàn ông lại rồi lôi người phụ nữ 35 tuổi cùng con gái 14 tuổi ra ngoài cưỡng hiếp tập thể trong ba giờ, cảnh sát Bulandshahr cho biết. Họ được giải cứu vào khoảng 5h30 ngày hôm sau.

Chiếc xe bị chặn cách đồn cảnh sát gần đó khoảng 100 m, làm dấy lên câu hỏi tại sao cảnh sát không can thiệp sớm hơn. "Các nạn nhân khai họ nhìn thấy xe cảnh sát đi tuần nhưng nó ở quá xa và cảnh sát không nghe thấy lời cầu cứu", Javed Ahmed, cảnh sát trưởng Uttar Pradesh, nói.

Ông Akhilesh Yadav, thủ hiến Uttar Pradesh, yêu cầu cảnh sát bang truy lùng và bắt các nghi phạm trong vòng 24 giờ. Quá trình điều tra sẽ được giảm sát chặt chẽ. 5 người đã bị bắt, trong đó ba người đã được gia đình nạn nhân nhận diện, theo Ahmed. Cảnh sát đang truy lùng những nghi phạm còn lại tại Bulandshahr và thành phố Meerut gần đó.

Như Tâm

Các nhân viên tại quán rượu Adelphi mới mở cửa cho hay họ chưa nhận được lời phàn nàn nào về cách trang trí trên, nhưng họ sẽ gỡ bức ảnh khỏi khu tiểu tiện nếu ông Trump trúng cử vào tháng 11 tới. 

quán rượu Adelphi

Quán rượu Adelphi. Ảnh: Facebook

"Nếu ông ấy được người dân Mỹ lựa chọn, chúng tôi sẽ gỡ bức ảnh xuống ngay lập tức vì khi đó chúng tôi cảm thấy điều này là bất kính với người Mỹ", Telegraph dẫn lời Tony McCabe, chủ quán, nói. "Tôi chỉ cảm thấy đây là một cách để mọi người bày tỏ cảm xúc trước những quan điểm của ông Trump và khiến việc đi vệ sinh vui vẻ hơn".

Trên trang Facebook của Adelphi, các nhân viên đùa rằng trước việc các khách hàng nam giới tỏ ra hứng thú với khu tiểu tiện trên, họ sẽ cân nhắc việc trang trí ảnh ở cả nhà vệ sinh nữ.

Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh của tỷ phú Mỹ bị đưa vào nhà vệ sinh. Một số công ty Trung Quốc đã tận dụng sức nóng của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng để tung ra mẫu giấy vệ sinh in chân dung ứng viên của đảng Cộng hòa. Với mức giá 0,5 USD, một trong các nhà sản xuất cho hay họ đã nhận được đơn đặt hàng hàng nghìn cuộn giấy vệ sinh này.

Xem thêm: Gu thời trang sành điệu của vợ Donald Trump

Anh Ngọc

Thứ hai, 1/8/2016 | 08:15 GMT+7

Thứ hai, 1/8/2016 | 08:15 GMT+7

Buồng giam trùm ma túy Brazil Jarvis Chimenes Pavao có 3 phòng lớn, với đầy đủ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt và giải trí hàng ngày.

Cảnh sát Paraguay hồi đầu tuần đột kích vào nơi giam giữ Pavao tại nhà tù Tacumbu, gần thủ đô Asuncion và phát hiện ra cuộc sống thượng lưu của y. Ảnh: AFP

Theo BBC, buồng giam có 3 phòng, gồm cả phòng hội thảo, phòng tắm, thư viện và bếp. Các phòng còn có điều hòa nhiệt độ, tivi màn hình phẳng, các nội thất tiện nghi khác và một bộ sưu tập DVD. Ảnh: AFP

Máy tính và máy in trong buồng giam. Cuộc đột kích diễn ra khi cảnh sát nhận được thông tin rằng Pavao đang âm mưu bỏ trốn bằng cách dùng chất nổ để tạo ra một lỗ hổng trên tường buồng giam. Ảnh: Twitter

Hiện buồng giam này đã bị phá hủy. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra quan chức dung túng cho Pavao có cuộc sống xa hoa trong tù. Ảnh: AFP

Bộ sưu tập DVD của Pavao, trong đó có đĩa phim về cuộc đời của trùm ma túy Pablo Escobar. Ảnh: AFP

Theo AFP, các tù nhân ở Tacumbu nói rằng ai muốn ở trong buồng giam tiện nghi này sẽ phải trả cho Pavao 5.000 USD tiền phí và tiền thuê hàng tuần là 600 USD. 

"Hắn là người được yêu mến nhất trong tù", Antonio Gonzalez, một tù nhân nói. Ảnh: Twitter

Đồng phục tù nhân dường như không xuất hiện trong tủ quần áo của Pavao. Ảnh: AFP

Tủ giày dép bên trong buồng giam.
Trước đây, trùm ma túy Colombia Pablo Escobar, người bị giết vào năm 1993, cũng từng thỏa thuận với chính quyền nước này để tự thiết kế buồng giam của mình. Ảnh: AFP

Trùm ma túy Pavao hiện đã bị chuyển ra khỏi buồng giam xa hoa. Y sẽ mãn hạn tù 9 năm vì tội rửa tiền vào năm tới và dự kiến bị dẫn độ về Brazil. Tuy nhiên, do có thể đối mặt với nhiều cáo buộc hơn nếu hồi hương nên Pavao đã lên kế hoạch vượt ngục. Ảnh: Reuters

Thanh Minh

is-de-doa-putin-xui-giuc-chien-binh-tan-cong-nga

Chiến binh IS. Ảnh: vosizneias

"Nghe này Putin, chúng tôi sẽ đến Nga và sẽ giết ông ngay tại nhà của ông. Các anh em ơi, hãy tiến hành phong trào jihad, giết chóc và chiến đấu chống lại họ", một người đàn ông bịt mặt lái xe trên sa mạc hét lên trong video dài 9 phút.

Theo Reuters, cho thấy những người đàn ông có vũ trang tấn công xe bọc thép và lều trại, thu thập vũ khí trên sa mạc. Hiện chưa thể xác minh video nhưng đường dẫn đến video này được đăng trên một tài khoản Telegram mà nhóm chiến binh sử dụng.

Nga và Mỹ đang bàn bạc về việc thúc đẩy hợp tác quân sự và tình báo chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và al-Qaeda ở Syria.

IS đã xúi giục những người ủng hộ thực hiện các cuộc tấn công tại các nước đang chiến đấu chống lại nhóm.

IS đã nhận trách nhiệm một loạt vụ tấn công ở châu Âu trong vài tuần qua. Tuần trước, những kẻ tấn công trung thành với IS cắt cổ một linh mục tại nhà thờ Công giáo Pháp. Kể từ vụ lao xe tải vào đám đông ở Nice, miền nam nước Pháp ngày 14/7, đã xảy ra 4 sự cố ở Đức, trong đó có vụ đánh bom tự sát tại một buổi hòa nhạc ở Ansbach.

Xem thêm: Sư đoàn Vàng - đội quân rửa sạch vết nhơ từ cuộc chiến chống IS

Hành trình xuyên đêm tháo chạy khỏi sào huyệt IS

Phương Vũ

khach-trung-quoc-bi-bat-vi-hat-nuoc-vao-tiep-vien-hang-khong

Cảnh sát lên máy bay khi nó vừa hạ cánh xuống sân bay Hong Kong. Ảnh: SCMP

Sự việc xảy ra trên chuyến bay mang số hiệu CX746 của Cathay Pacific khởi hành từ Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, tới Hong Kong. Người phụ nữ 36 tuổi đến từ Trung Quốc đại lục bị bắt với cáo buộc hành hung, theo South China Morning Post.

Người phụ nữ kể trên, đi theo một nhóm khá đông, đã hất nước cam vào một tiếp viên hàng không trong lúc tranh cãi với phi hành đoàn. Bà nổi giận vì bữa ăn cho trẻ em không được chuẩn bị từ trước.

Ngay sau khi phi cơ đáp xuống sân bay quốc tế Hong Kong, cảnh sát lập tức vào khoang hành khách và bắt giữ người phụ nữ này. Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc.

Vũ Hoàng

is-xui-giuc-tan-cong-o-nga

Chiến binh IS. Ảnh: vosizneias

"Nghe này Putin, chúng tôi sẽ đến Nga và sẽ giết ông ngay tại nhà của ông. Các anh em ơi, hãy tiến hành phong trào jihad, giết chóc và chiến đấu chống lại họ", một người đàn ông bịt mặt lái xe trên sa mạc hét lên trong video dài 9 phút.

Theo Reuters, cho thấy những người đàn ông có vũ trang tấn công xe bọc thép và lều trại, thu thập vũ khí trên sa mạc. Hiện chưa thể xác minh video nhưng đường dẫn đến video này được đăng trên một tài khoản Telegram mà nhóm chiến binh sử dụng.

Nga và Mỹ đang bàn bạc về việc thúc đẩy hợp tác quân sự và tình báo chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và al-Qaeda ở Syria.

IS đã xúi giục những người ủng hộ thực hiện các cuộc tấn công tại các nước đang chiến đấu chống lại nhóm.

IS đã nhận trách nhiệm một loạt vụ tấn công ở châu Âu trong vài tuần qua. Tuần trước, những kẻ tấn công trung thành với IS cắt cổ một linh mục tại nhà thờ Công giáo Pháp. Kể từ vụ lao xe tải vào đám đông ở Nice, miền nam nước Pháp ngày 14/7, đã xảy ra 4 sự cố ở Đức, trong đó có vụ đánh bom tự sát tại một buổi hòa nhạc ở Ansbach.

Xem thêm: Sư đoàn Vàng - đội quân rửa sạch vết nhơ từ cuộc chiến chống IS

Hành trình xuyên đêm tháo chạy khỏi sào huyệt IS

Phương Vũ

my-dieu-may-bay-trinh-sat-p-8-tap-tran-hai-quan-voi-singapore

Máy bay P-8 của Mỹ. Ảnh: US Navy

Hai máy bay P-8A Poseidon sẽ hoạt động từ căn cứ không quân Paya Lebar trong đợt triển khai ngày 15/7 - 12/8, theo Straits Times.

Chúng sẽ tham gia các bài tập liên quan đến tìm kiếm, cứu nạn, chống cướp biển, và hỗ trợ nhân đạo, thiếu tá Arlo Abrahamson, phát ngôn viên hạm đội 7 của Mỹ, cho biết.

Wu Shang-su, nhà phân tích tại trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) cho rằng việc triển khai máy bay P-8 là cách để Mỹ chứng minh cam kết của mình đối với khu vực.

Khi được hỏi liệu các bài tập mà P-8 tham gia có bị ảnh hưởng bởi diễn biến ở Biển Đông hay không, ông Abrahamson nhấn mạnh rằng "việc triển khai P-8 không nhằm vào Biển Đông hay bất kỳ căng thẳng gần đây".

Ông cho biết các bài tập nhằm mục đích cải thiện khả năng phối hợp của lực lượng hải quân Mỹ và Singapore trong các tình huống bất ngờ.

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Tháng trước, Tòa Trọng tài đã bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, chiếm gần hết diện tích Biển Đông.

Xem thêm: Mỹ giảm nhiệt thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò'

Cơ quan lôi kéo dư luận của Trung Quốc trên đất Mỹ

Phương Vũ

tokyo-lan-dau-tien-co-nu-thi-truong

Bà Yuriko Koike, nữ thị trưởng đầu tiên của Tokyo. Ảnh: AP

Bà Koike, 64 tuổi, thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP), đã đánh bại hai đối thủ hàng đầu là cựu bộ trưởng nội vụ Hiroya Masuda và nhà báo tự do Shuntaro Torigoe để giành vị trí này, theo Japan Times.

Phát biểu trước đám đông người ủng hộ, bà tuyên bố sẽ "áp dụng những chính sách chưa từng thấy" trên cương vị mới. Bà Koike còn hứa sẽ theo đuổi các chính sách giúp tạo ra nhiều lợi ích hơn cho phụ nữ.

Bà trước đó khiến đảng LDP phật lòng khi thông báo ra tranh cử mà không có sự thông qua trong nội bộ đảng. Ông Masuda ngược lại rất được LDP ủng hộ còn nhà báo Torigoe nhận sự hậu thuẫn từ các đảng phái đối lập.

Hồi tháng 6, cựu thị trưởng Tokyo Yoichi Masuzoe, 67 tuổi, đã từ chức sau khi bị cáo buộc tiêu hoang công quỹ.

Vũ Hoàng

nguoi-khong-mang-du-nhay-tu-do-cao-7600-m-o-my

Luke Aikins vui mừng sau khi thực hiện thành công cú nhảy. Ảnh: Facebook

Theo AP, Luke Aikins, 42 tuổi, người Mỹ, hôm 30/7 "hạ cánh" xuống một tấm lưới 30x30 m tại ngoại ô thung lũng Simi ở California, sau khi nhảy ra từ máy bay ở độ cao hơn 7.600 m

Aikins tiết lộ rằng ông suýt phải hủy thử thách vì bị yêu cầu mang dù để đảm bảo an toàn. Theo Aikins, thực tế, việc mang dù gây nguy hiểm đối với ông vì chiếc dù sẽ làm tăng trọng lượng. Ban tổ chức sau đó bỏ yêu cầu này vài phút trước cú nhảy.

Aikins nhảy cùng ba người khác, những người này người đều mang dù. Một người cầm máy quay, một người làm nhiệm vụ phát khói để những khán giả quan sát ở dưới có thể theo dấu Aikins. Aikins tháo thiết bị chứa oxy của mình và đưa cho người thứ ba khi họ rơi đến độ cao mà không cần dùng nó nữa.

nguoi-khong-mang-du-nhay-tu-do-cao-7600-m-o-my-1

Chiếc lưới đỡ lấy Aikins. Ảnh: AP

Sau đó, những người này mở dù trong khi Aikins tiếp tục rơi và đáp an toàn xuống lưới. Aikins trở thành người đầu tiên sống sót khi thực hiện cú nhảy như vậy mà không cần dù.

Aikins là một diễn viên đóng thế, đồng thời là cố vấn an toàn và đào tạo cho Hiệp hội Nhảy dù Mỹ. Sau khi thực hiện thành công cú nhảy, Aikins cảm ơn những người giúp anh chuẩn bị trong hai năm qua, trong đó có những người đã làm tấm lưới đỡ và đảm bảo độ an toàn cho nó.

Video: Cú nhảy mạo hiểm từ độ cao 7.600 m của Aikins

Phương Vũ

hillary-clinton-cao-buoc-tinh-bao-nga-tan-cong-may-tinh-dang-dan-chu-my

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi biết rằng tình báo Nga đã đột nhập vào máy tiính DNC và chúng tôi biết rằng họ đã sắp xếp để khiến rất nhiều email của DNC bị rò rỉ. Chúng tôi cũng biết ông Donald Trump đã thể hiện sự ủng hộ với ông Putin và điều này thật đáng ngại", bà Clinton nói trong một cuộc phỏng vấn được chiếu trên TV vào hôm nay, theo Reuters.

Các tin tặc đã công bố khoảng 20.000 email bị đánh cắp từ máy tính của DNC, cho thấy các quan chức DNC, nhẽ ra phải duy trì quan điểm trung lập, lại ưu ái bà Clinton hơn so với đối thủ trong đảng là Bernie Sanders.

Mỹ không công khai cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ việc. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng và các quan chức Mỹ tin rằng Nga làm việc đó để tác động đến cuộc tổng tuyển cử Mỹ ngày 8/11.

Khi được hỏi liệu bà có tin rằng ông Putin muốn đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng hay không, bà Clinton nói bà sẽ vội vàng kết luận như vậy.

"Nhưng tôi nghĩ rằng viêc này làm dấy lên vấn đề nghiêm trọng về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử của chúng ta, trong nền dân chủ của chúng ta", bà Clinton nói.

Ông Trump đã ca ngợi ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn Tổng thống Mỹ Barack Obama - thành viên đảng Dân chủ.

Ông Trump còn kêu gọi Nga tìm kiếm hàng chục nghìn email "mất tích" từ thời gian bà Clinton làm ngoại trưởng Mỹ. Phát biểu của ông Trump khiến nhiều chuyên gia tình báo lo ngại, họ chỉ trích rằng ông đã thúc giục chính phủ nước ngoài do thám người Mỹ. Ông Trump sau đó giải thích rằng bình luận của ông chỉ có ý mỉa mai.

Xem thêm: Donald Trump gặp họa vì mời tình báo Nga tấn công đối thủ

Người kế nhiệm Tổng thống Obama được chọn như thế nào

Phương Vũ

tho-nhi-ky-sa-thai-1400-thanh-vien-luc-luong-vu-trang

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thăm lực lượng an ninh hôm 29/7. Ảnh: Reuters 

Theo thông cáo chính phủ được đưa ra vào hôm nay, 1.389 nhân viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải vì nghi ngờ liên quan đến giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ, người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính đêm 15/7. Ông Gulen đã bác bỏ cáo buộc này.

Tuần trước Thổ Nhĩ Kỳ công bố 1.700 nhân viên quân sự nước này bị sa thải vì có liên quan đến cuộc đảo chính. Hiện chưa thông cáo đưa ra hôm nay có bao gồm cả những người bị sa thải trước đó hay không.

Theo Reuters, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay công bố kế hoạch cải tổ Hội đồng Quân sự Tối cao (YAS) chỉ vài giờ sau khi công bố kế hoạch đóng cửa các học viện quân sự và đặt các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phó thủ tướng và bộ trưởng Các vấn đề Tư pháp, Nội vụ và Nước ngoài sẽ được bổ nhiệm vào YAS. Trước đây, chỉ có thủ tướng và bộ trưởng Quốc phòng là đại diện của chính phủ trong hội đồng.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế một số chỉ huy quân sự không được tái bổ nhiệm vào YAS, bao gồm tư lệnh quân đoàn số 1, 2 và 3, quân đoàn Aegean và người đứng đầu lực lượng hiến binh. Những thay đổi này dường như nhằm tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với hội đồng.

Ông Erdogan hôm qua còn nói rằng ông muốn thay đổi hiến pháp để đặt cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và tham mưu trưởng quân đội dưới sự kiểm soát của ông.

Cuộc đảo chính bất thành của một nhóm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 nhanh chóng thất bại sau khi gặp sự phản kháng từ lực lượng trung thành với chính phủ và người dân. Ông Erdogan cho biết 237 người đã thiệt mạng và hơn 2.100 người bị thương trong cuộc đảo chính. Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt hơn 60.000 người đã bị giam giữ, đình chỉ hoặc bị điều tra vì nghi ngờ liên quan đến giáo sĩ Gulen.

Xem thêm: 'Nghĩa địa Tạo phản' báo hiệu số phận của lính đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Đêm kinh hoàng của người vợ có chồng bị bắn chết trong đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Phương Vũ

Chủ nhật, 31/7/2016 | 20:30 GMT+7

Chủ nhật, 31/7/2016 | 20:30 GMT+7

Giữa cái nóng hơn 40 độ C ở Trung Quốc, cậu bé Wang Zheng rong ruổi khắp các con phố để nhặt phế liệu, kiếm tiền chữa bệnh ung thư máu cho mẹ kế.

Wang Zheng, 12 tuổi, ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, không có được một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc như nhiều đứa trẻ khác. Sau khi mẹ tái hôn, Wang về sống với bố nhưng bố cậu bé lại làm việc xa nhà.

Gia đình Wang bắt đầu rơi vào khủng hoảng khi bà nội của cậu bé lâm bệnh nặng. Tất cả tiền tiết kiệm đều dành để mua thuốc men cho bà.

Bố Wang vì thế càng phải làm việc vất vả hơn để trả nợ cho gia đình. Ông đi làm xa nên Wang là người chịu trách nhiệm chăm sóc bà, cho tới khi bố cậu bé lấy vợ hai.

Mẹ kế của Wang là người rất chu đáo và tình cảm. Cuộc sống tưởng như sẽ bớt nặng nề hơn khi Wang có được tình yêu thương của mẹ kế, nhưng bi kịch một lần nữa lại xảy đến với gia đình cậu bé. Mẹ kế của Wang bị chẩn đoán mắc ung thư máu cấp tính.

Wang không biết gì về căn bệnh này. Điều duy nhất cậu bé biết là căn bệnh đang dần giết chết người mẹ thứ hai của mình và tiền thuốc men cho mẹ đã tiêu tốn hơn 100.000 nhân dân tệ (hơn 15.000 USD). Cậu bé hiểu rằng để cứu được mẹ, mình cần rất nhiều tiền. 

"Mẹ hai đối xử với cháu và ông bà cháu rất tốt. Bác sĩ nói với cháu rằng nếu mẹ cháu không được điều trị ngay thì mẹ sẽ chết. Cháu không muốn mẹ cháu chết và cháu sẽ không để mẹ cháu chết đâu", Wang nói.

Với quyết tâm đó, Wang chẳng ngần ngại cái nắng hơn 40 độ C như thiêu như đốt của mùa hè để lang thang khắp các con phố tìm nhặt phế liệu, hy vọng kiếm được thêm chút tiền về chữa bệnh cho mẹ.

Cậu bé đeo trước ngực một tấm bìa có ghi dòng chữ: "Làm ơn cứu lấy mẹ hai của cháu và gia đình cháu". Bên dưới dòng chữ, cậu bé kể lại chi tiết bi kịch của gia đình mình.

Tuy nhiên, Wang chia sẻ rằng cậu bé vẫn tìm thấy được niềm hạnh phúc trong những điều nhỏ nhặt nhất. Vất vả cả ngày nhặt phế liệu và chỉ bán được với giá chưa tới một USD nhưng Wang lại rất vui vẻ. "Cháu sẽ cứu được mẹ cháu khi cháu có đủ tiền tiết kiệm", Wang lạc quan nói.

Câu chuyện của Wang nhận được sự cảm thông của rất nhiều người dùng mạng xã hội. Một số thậm chí tỏ ra tức giận và đổ lỗi cho sự vô tâm của chính quyền. 

Tại Trung Quốc, đã có nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình nai lưng làm việc để kiếm tiền chữa bệnh cho người thân giống như cậu bé Wang gây xúc động cho mọi người. Họ chấp nhận làm công việc bán đồ chơi tình dục trên hè phố, thậm chí là đứng trước một tấm bảng để mọi người bắn mũi tên tới.

Kim Dung (Ảnh: Shanghaiist)

nhieu-thu-linh-is-om-tai-san-chay-sang-syria

Quân chính phủ Iraq đang áp sát Mosul nhằm giành lại quyền kiểm soát. Ảnh: Reuters

"Nhiều thủ lĩnh và các gia đình phiến quân ở Mosul đã bán tống bán tháo tài sản và chạy trốn sang phía Syria, một số thậm chí còn chạy về phía khu vực người Kurd", Reuters dẫn lại lời ông Khaled al-Obeidi trả lời trên truyền hình quốc gia hôm qua.

Ông al-Obeidi cho hay ông có tin tình báo về xung đột đang gia tăng giữa những kẻ chủ chốt của IS, đặc biệt về các vấn đề tài chính. Hiện ở Mosul, nơi được coi là thành lũy của IS ở Iraq, ước tính có dưới 10.000 quân. Trong khi đó, Iraq dự kiến huy động được số quân lên đến 30.000 để giành lại thành phố cùng với sự hỗ trợ trên không của Mỹ.

Quân chính phủ Iraq đã giành được Falluja và một căn cứ không quân quan trọng ở Mosul. Ông al-Obeidi nói thách thức lớn nhất là bảo vệ dân thường khi quân chính phủ tiến vào Mosul, khoảng hai triệu người.

"Chúng tôi mong khi chiến dịch bắt đầu thì nhiều người đã rời đi. Số lượng nhỏ nhất chúng tôi ước tính là khoảng 500.000 người", ông nói.

Đến nay IS đã mất ít nhất một nửa lãnh thổ ở Iraq mà chúng chiếm giữ năm 2014. Nhóm này cũng mất nhiều khu vực ở Syria.

Xem thêm Chiến thuật thời trung cổ Iraq dùng để chặn IS đánh bom tự sát

Khánh Lynh

bo-truong-quoc-phong-iraq-nhieu-thu-linh-is-om-tai-san-chay-sang-syria

Quân chính phủ Iraq đang áp sát Mosul nhằm giành lại quyền kiểm soát. Ảnh: Reuters

"Nhiều thủ lĩnh và các gia đình phiến quân ở Mosul đã bán tống bán tháo tài sản và chạy trốn sang phía Syria, một số thậm chí còn chạy về phía khu vực người Kurd", Reuters dẫn lại lời ông Khaled al-Obeidi trả lời trên truyền hình quốc gia hôm qua.

Ông al-Obeidi cho hay ông có tin tình báo về xung đột đang gia tăng giữa những kẻ chủ chốt của IS, đặc biệt về các vấn đề tài chính. Hiện ở Mosul, nơi được coi là thành lũy của IS ở Iraq, ước tính có dưới 10.000 quân. Trong khi đó, Iraq dự kiến huy động được số quân lên đến 30.000 để giành lại thành phố cùng với sự hỗ trợ trên không của Mỹ.

Quân chính phủ Iraq đã giành được Falluja và một căn cứ không quân quan trọng ở Mosul. Ông al-Obeidi nói thách thức lớn nhất là bảo vệ dân thường khi quân chính phủ tiến vào Mosul, khoảng hai triệu người.

"Chúng tôi mong khi chiến dịch bắt đầu thì nhiều người đã rời đi. Số lượng nhỏ nhất chúng tôi ước tính là khoảng 500.000 người", ông nói.

Đến nay IS đã mất ít nhất một nửa lãnh thổ ở Iraq mà chúng chiếm giữ năm 2014. Nhóm này cũng mất nhiều khu vực ở Syria.

Xem thêm Chiến thuật thời trung cổ Iraq dùng để chặn IS đánh bom tự sát

Khánh Lynh

iraq-nhieu-thu-linh-is-om-tai-san-chay-sang-syria

Quân chính phủ Iraq đang áp sát Mosul nhằm giành lại quyền kiểm soát. Ảnh: Reuters

"Nhiều thủ lĩnh và các gia đình phiến quân ở Mosul đã bán tống bán tháo tài sản và chạy trốn sang phía Syria, một số thậm chí còn chạy về phía khu vực người Kurd", Reuters dẫn lại lời ông Khaled al-Obeidi trả lời trên truyền hình quốc gia hôm qua.

Ông al-Obeidi cho hay ông có tin tình báo về xung đột đang gia tăng giữa những kẻ chủ chốt của IS, đặc biệt về các vấn đề tài chính. Hiện ở Mosul, nơi được coi là thành lũy của IS ở Iraq, ước tính có dưới 10.000 quân. Trong khi đó, Iraq dự kiến huy động được số quân lên đến 30.000 để giành lại thành phố cùng với sự hỗ trợ trên không của Mỹ.

Quân chính phủ Iraq đã giành được Falluja và một căn cứ không quân quan trọng ở Mosul. Ông al-Obeidi nói thách thức lớn nhất là bảo vệ dân thường khi quân chính phủ tiến vào Mosul, khoảng hai triệu người.

"Chúng tôi mong khi chiến dịch bắt đầu thì nhiều người đã rời đi. Số lượng nhỏ nhất chúng tôi ước tính là khoảng 500.000 người", ông nói.

Đến nay IS đã mất ít nhất một nửa lãnh thổ ở Iraq mà chúng chiếm giữ năm 2014. Nhóm này cũng mất nhiều khu vực ở Syria.

Xem thêm Chiến thuật thời trung cổ Iraq dùng để chặn IS đánh bom tự sát

Khánh Lynh

mot-nguoi-viet-o-nhat-bi-dong-huong-dam-chet

Vụ việc xảy ra ở thành phố Nagoya. Ảnh minh họa: Wonderfulworld

Nguyen Van Duc, 21 tuổi, bị bắt do nghi đâm chết bạn cùng phòng là Duong Van Chien, 30 tuổi, Kyodo đưa tin.

Theo cảnh sát địa phương, con dao gây án tối qua được tìm thấy dưới sàn nhà. Duc đã thừa nhận tội danh của mình.

Trước đó Duc và Chien đi ăn tối cùng một nhóm và được một người đưa về. Người này đã báo cảnh sát về vụ việc sau khi phát hiện nạn nhân bị chảy máu từ cổ. Chien được đưa tới bệnh viện nhưng không qua khỏi do mất nhiều máu.

Khánh Lynh

hang-nghin-nguoi-bieu-tinh-doi-thu-tuong-duc-tu-chuc

Người dân Đức phản đối chính sách nhập cư của bà Merkel. Ảnh: Reuters

Khoảng 10.000 người Đức hôm qua tập trung Bên ngoài Quảng trường Washington ở thủ đô Berlin để phản đối chính sách nhập cư và hô khẩu hiệu "Merkel phải từ chức", The Sun đưa tin.

Tuy nhiên Express cho hay số lượng biểu tình ở Berlin vào khoảng 5.000 người. Thông điệp đòi thủ tướng Đức từ chức trước đó đã lan truyền trên Twitter. Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Đức vẫn đang trong tình trạng báo động cao sau khi xảy ra các vụ tấn công liên quan đến người nhập cư và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Những người biểu tình đổ lỗi cho bà Merkel đã để xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Đức và khắp châu Âu gần đây do chính sách mở cửa cho người di cư từ Trung Đông. Trong năm ngoái, hơn một triệu người tị nạn đã vào Đức, gần bằng dân số của Munich, thành phố lớn thứ ba của nước này.

Thống kê mới đây cho thấy có đến 83% người Đức cho rằng nhập cư là thách thức lớn nhất của đất nước, gấp đôi so với tỷ lệ năm ngoái.

Hôm 19/7, một thiếu niên tị nạn người Afghanistan đã tấn công bằng dao và rìu trên một chuyến tàu ở miền nam nước Đức, làm bị thương 4 người, sau đó bị cảnh sát bắn chết. Tiếp đó ngày 23/7, một tay súng gốc Iran nã đạn tại trung tâm mua sắm ở thành phố Munich, làm 9 người chết, 21 người bị thương, sau đó tự sát. Đến 25/7, một thanh niên tị nạn Syria tuyên bố trung thành với IS đã đánh bom tự sát một quán bar ở Ansbach khiến 12 người bị thương.

Bà Merkel phủ nhận cáo buộc cho rằng chính phủ Đức mất kiểm soát trong chính sách nhập cư.

Khánh Lynh

10000-nguoi-bieu-tinh-doi-thu-tuong-duc-tu-chuc

Người dân Đức phản đối chính sách nhập cư của bà Merkel. Ảnh: Reuters

Khoảng 10.000 người Đức hôm qua tập trung Bên ngoài Quảng trường Washington ở thủ đô Berlin để phản đối chính sách nhập cư và hô khẩu hiệu "Merkel phải từ chức", The Sun đưa tin.

Thông điệp này trước đó đã lan truyền trên Twitter. Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Đức vẫn đang trong tình trạng báo động cao sau khi xảy ra các vụ tấn công liên quan đến người nhập cư và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Những người biểu tình đổ lỗi cho bà Merkel đã để xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Đức và khắp châu Âu gần đây do chính sách mở cửa cho người di cư từ Trung Đông. Trong năm ngoái, hơn một triệu người tị nạn đã vào Đức, gần bằng dân số của Munich, thành phố lớn thứ ba của nước này.

Thống kê mới đây cho thấy có đến 83% người Đức cho rằng nhập cư là thách thức lớn nhất của đất nước, gấp đôi so với tỷ lệ năm ngoái.

Hôm 19/7, một thiếu niên tị nạn người Afghanistan đã tấn công bằng dao và rìu trên một chuyến tàu ở miền nam nước Đức, làm bị thương 4 người, sau đó bị cảnh sát bắn chết. Tiếp đó ngày 23/7, một tay súng gốc Iran nã đạn tại trung tâm mua sắm ở thành phố Munich, làm 9 người chết, 21 người bị thương, sau đó tự sát. Đến 25/7, một thanh niên tị nạn Syria tuyên bố trung thành với IS đã đánh bom tự sát một quán bar ở Ansbach khiến 12 người bị thương.

Bà Merkel phủ nhận cáo buộc cho rằng chính phủ Đức mất kiểm soát trong chính sách nhập cư.

Khánh Lynh

tiem-kich-my-roi-khi-yem-tro-hoa-luc-phi-cong-thiet-mang

Tiêm kích F/A-18C của quân đội Mỹ. Ảnh: US Navy

Vụ tai nạn xảy ra tối 28/7 gần thành phố Twentynine Palms, bang California. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra và danh tính phi công gặp nạn vẫn chưa được công bố, theo Washington Post.

Theo một lính thủy quân lục chiến, đề nghị giấu tên, có mặt tại hiện trường, chiếc tiêm kích F/A-18C khi đang chuẩn bị bổ nhào để thả bom vào một mục tiêu giả định thì bị vỡ tan thành nhiều mảnh, tạo thành một quả cầu lửa giữa không trung. Đội cứu hộ máy bay dân sự ở căn cứ ngay lập tức đến hiện trường.

Tuy nhiên, trung tá Eric Dent, phát ngôn viên thủy quân lục chiến, bác bỏ lời kể của binh sĩ này. "Chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất tầm gần trong một bài huấn luyện và khi chuẩn bị khai hỏa pháo thì bị rơi. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra nhưng không có bằng chứng nào chứng tỏ máy bay bị vỡ tan".

Chiếc chiến đấu cơ xấu số lúc đó đang yểm trợ hỏa lực cho một đại đội trong khoa mục huấn luyện có tên gọi Diễn tập Tấn công Đường không. Cuộc diễn tập là một phần trong đợt tập trận lớn hơn kéo dài một tháng ở thành phố Twentynine Palms, theo một lính thủy quân lục chiến tham gia cuộc tập trận và chứng kiến máy bay phát nổ.

Theo thủy quân lục chiến Mỹ, trước khi vụ tai nạn diễn ra, pháo binh và súng cối nã dồn dập vào khu vực nhưng đã dừng bắn khi chiếc tiêm kích trên xuất hiện để yểm trợ hỏa lực. Các cuộc tập trận hiệp đồng liên quan đến nhiều lực lượng như hỏa lực trên bộ và yểm trợ trên không diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt để đảm bảo chiến đấu cơ không bị trúng đạn pháo từ mặt đất.

Tiêm kích F/A-18C Hornet là biến thể một chỗ ngồi của dòng chiến đấu cơ đa nhiệm F/A-18 lần đầu biên chế vào cuối thập niên 1970 và từng tham chiến trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Các máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ hiện nay chủ yếu là các biến thể F/A-18 Hornet đời cũ từng tham chiến trong thời gian dài ở Iraq và Afghanistan.

Cường độ vận hành cao và cắt giảm ngân sách đã khiến nhiều máy bay của quân chủng này không thể cất cánh và số giờ bay của các phi công thủy quân lục chiến Mỹ đang ở mức đáng báo động.

Trung tướng Jon Davis, phó tư lệnh không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ đã nói trước một ủy ban Thượng viện Mỹ hồi tháng 4 rằng đơn vị của ông đang thiếu máy bay trầm trọng trong cả huấn luyện lẫn tác chiến khiến các phi công chỉ có thời gian huấn luyện tối thiểu trước khi được triển khai.

Hồi tháng 10 năm ngoái, một chiến đấu cơ F/A-18C của không đoàn ba đã rơi ở Anh trong một chuyến bay huấn luyện ban đêm khiến phi công điều khiển thiệt mạng.

Xem thêm: Thủy quân lục chiến Mỹ phải dùng tiêm kích từ nghĩa địa

Duy Sơn

la-chan-nhieu-lo-hong-cua-nga-truoc-he-thong-ten-lua-aegis-my

Tàu tuần dương hạt nhân Đô đốc Nakhimov Nga trang bị tên lửa phòng không S-400 và hệ thống phòng thủ tên lửa Pokiment Redut. Ảnh: Sputnik

Hồi đầu tháng 5, Nga nổi giận với việc Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở Romania, tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut, được cho là câu trả lời của Nga với hệ thống Aegis Mỹ, đang gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm vận hành khiến Moscow gặp khó trong việc tạo ra một hệ thống phòng không tin cậy, theo National Interest.

Poliment Redut là hệ thống tên lửa phòng không gồm 4 ăng ten mảng pha đồng bộ có khả năng bám bắt 16 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này được trang bị 4 hoặc 8 hệ thống phóng thẳng đứng để khai hỏa ba loại tên lửa khác nhau gồm tên lửa tầm ngắn 9M100 có tầm bắn 15 km, tên lửa tầm trung 9M96M có tầm bắn 40-50 km và tên lửa tầm xa 9M96 được cho là có thể tấn công các mục tiêu xa tới 150 km.

Những báo cáo gần đây cho thấy việc tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov, một thành tố trong hệ thống Poliment Redut, tiếp tục bị trì hoãn vận hành được cho là có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong tích hợp hệ thống tên lửa này.

Chuyên gia quân sự Dmitry Gorenburg cho rằng hệ thống Poliment Redut của Nga gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với việc tích hợp. Hôm 15/7, tờ Gazeta.ru đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã chấm dứt việc thử nghiệm hệ thống này do tiếp tục gặp trục trặc với tên lửa tầm xa 9M96, khi nhiều quả tên lửa gặp sự cố ba giây sau khi phóng.

Một số báo cáo khác cũng cho thấy hệ thống Redut hoạt động tốt khi tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 40 km nhưng thất bại khi tấn công mục tiêu tầm xa. Hồi năm 2014, Nga thử nghiệm hệ thống Redut trên tàu hộ vệ lớp Steregushchiy nhưng chúng chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 15 km do hệ thống radar tầm trung Furke-2 hoạt động không hiệu quả.

Thay vì tiếp tục thử nghiệm, Nga phải lập ra một ủy ban liên ngành để điều tra, dấu hiệu cho thấy các vấn đề phát sinh trong hệ thống tên lửa phòng không này thực sự nghiêm trọng và khó lòng khắc phục trong một sớm một chiều, theo Gordenburg.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là Cục Thiết kế Cơ khí Fakel, công ty phụ trách phát triển tên lửa, được cho là không có thiết kế tên lửa phù hợp với các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga. Cơ quan này đã chế tạo ra các tên lửa chất lượng tương đối kém do sử dụng các công nghệ và trang thiết bị lạc hậu có từ thời Liên Xô.

Hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut dự kiến được lắp đặt trên các tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov và tàu hộ vệ lớp Steregushchiy của hải quân Nga. 

Tuy nhiên, với việc các tàu hộ vệ đã tích hợp một phần hệ thống Redut không thể tấn công các mục tiêu tầm xa, dường như Nga chỉ có một lựa chọn là cần thêm thời gian thể tích hợp Poliment Redut vào tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov sau thời gian dài bị trì hoãn, Gordenburg nhận định.

Xem thêm: Nga nhắm vào 'gót chân Asin' của lá chắn tên lửa Mỹ

Duy Sơn

Ngày 30/7, Không quân Mỹ công bố đoạn video, quay lại cảnh các binh sĩ thuộc không đoàn vận tải số 16 ở căn cứ hỗn hợp Charleston, bang South Carolina, thực hiện kỹ năng thả dù 8 phương tiện vận tải quân sự tại khu vực thao trường ở North Carolina.

Sau khi trượt khỏi khoang chở hàng của máy bay vận tải quân sự cỡ lớn C-17 Globemaster nhờ giá trượt đặc biệt, những chiếc xe Humvee rơi tự do trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi những chiếc dù lớn bung ra, giúp chúng đáp xuống mặt đất khá nhẹ nhàng.

Xe thiết giáp Humvee là phương tiện cơ động phổ biến hiện nay của quân đội Mỹ, có khả năng di chuyển linh hoạt với tốc độ cao, độ tin cậy lớn, có thể triển khai nhanh trên chiến trường.

Những chiếc xe thiết giáp Humvee này được thả dù xuống đất trong khuôn khổ cuộc diễn tập thường niên Crescent Reach 2016 diễn ra hồi cuối tháng 5. Crescent Reach là cuộc diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng cơ động và thực hiện đội hình máy bay quy mô lớn để triển khai binh sĩ và hàng hóa trong các tình huống khủng hoảng ở nước ngoài.

Xem thêm: Thiết giáp trăm nghìn USD Mỹ tan xác khi nhảy dù

Việt Dũng

donald-trump-bi-ket-trong-thang-may-truoc-gio-phat-bieu

Ông Donald Trump. Ảnh: AFP

Chiếc thang máy tại khu nghỉ dưỡng A Wyndham Grand Hotel and Spa gặp sự cố chiều ngày 29/7, khiến ông Trump và 9 người khác trong nhóm tùy tùng bị kẹt bên trong, AP dẫn tin từ Sở cứu hỏa thành phố Colorado Springs cho hay.

Do thang bị dừng ở giữa tầng một và tầng hai, lính cứu hỏa bang đã phải cậy cửa bên trên, đưa một chiếc thang gấp vào, giúp tỷ phú Mỹ và cộng sự trèo ra. May mắn không có ai bị thương trong sự cố này.

Theo Perry Sanders Jr., chủ khách sạn và là một luật sư, nhóm phụ trách an ninh của Trump được phép quản lý thang máy khi nhóm vận động đến tổ chức sự kiện. Các kỹ thuật viên cho hay thang máy bị kẹt do ai đó đã ấn nút điều khiển bằng tay trong khi thang máy vẫn đang chuyển động.

Các thành viên trong chiến dịch của ông Trump xác nhận có sự cố kẹt trong thang máy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Sau đó, khi phát biểu tại chiến dịch tranh cử của mình, tỷ phú Mỹ đã chỉ trích Brett Lacey, người đứng đầu Sở cứu hỏa bang vì đã giới hạn số người được phép tham gia sự kiện. Lacey nói ông cho phép số lượng tham gia nhiều hơn 10% so với số ghế. 

Cũng tại đây, Trump nói ông tăng tốc cho cuộc đua vào Nhà Trắng, sẵn sàng đánh bại bà Hillary Clinton. Colorado là điểm đến cuối trong chiến dịch vận động tại 7 bang, kéo dài trong 5 ngày của ông Trump.

Xem thêm Donald Trump gặp họa vì mời tình báo Nga tấn công đối thủ

Khánh Lynh

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

bao-trung-quoc-keu-goi-tan-cong-tau-australia-vao-bien-dong

Australia từng để ngỏ khả năng đưa tàu vào tuần tra Biển Đông. Ảnh: EPA

"Trung Quốc phải đáp trả và để Australia biết rằng họ đã sai. Sức mạnh quân sự của Australia không là gì so với an ninh của Trung Quốc. Nếu tàu Australia đi vào Biển Đông, sẽ trở thành một mục tiêu lý tưởng cho Trung Quốc cảnh báo và tấn công", Bussiness Insider dẫn lại một phần bài báo trên Global Times đăng tải hôm qua.

Theo bài báo, phản ứng của Australia sau phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) với vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh là một "sự mê sảng".

Tác giả còn cho rằng khi hai nước có hợp tác kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, thì phản ứng của Canberra với phán quyết "khiến nhiều người ngạc nhiên".

Theo Global Times, Australia "thậm chí không phải một con hổ giấy, chỉ là một con mèo gấy", khi thể hiện ủng hộ Mỹ. Hồi đầu năm nay, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó Đô đốc Joseph P Aucoin, cho rằng nếu Australia đưa tàu vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sẽ đem lại lợi ích cho cả khu vực. Tuy nhiên hiện Canbarra chưa thực hiện việc này.

"Australia đã bất ngờ gây hại đến lợi ích của Trung Quốc với một thái độ dữ dội hơn các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông. Nhưng con mèo giấy này sẽ không trụ được lâu", bài báo viết.

Hôm 13/7, ngay sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện, Australia công khai kêu gọi Trung Quốc tuân thủ, cho rằng đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines. Australia cũng khẳng định ủng hộ quyền của tất cả các nước về tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Xem thêm Trung Quốc tức giận vì Australia ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài

Khánh Lynh

Chủ nhật, 31/7/2016 | 12:00 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Chủ nhật, 31/7/2016 | 12:00 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Danh sách 15 quốc gia có ngân sách quốc phòng cao nhất trong năm 2015, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS).

Những nước có ngân sách quốc phòng cao nhất 2015

Việt Chung

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác