Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

giao-su-vua-diu-con-ho-sinh-vien-vua-giang-bai

Giáo sư Honore Kahi vừa địu đứa bé vừa giảng bài. Ảnh: Fierivo01

Theo BBC, khi giáo sư Honore Kahi đề nghị nữ sinh viên đưa con cho mình dỗ và địu hộ, sinh viên trong lớp đều rất ngạc nhiên. Họ cười lớn và bắt đầu chụp ảnh. 

"Sau đó, họ mới trầm trồ với nhau rằng 'Thế mới là một người cha tốt, một người đàn ông thực thụ, một hình mẫu lý tưởng'", ông Kahi kể. Đứa bé đang khóc sau đó nín và ngủ say trên lưng ông.

Người dùng mạng xã hội nhanh chóng truyền đi bức ảnh không rõ ngày tháng chụp giáo sư Honore Kahi vừa địu em bé vừa giảng bài với nhiều lời cảm phục. Một số người thậm chí ca ngợi ông là anh hùng.

Tuy nhiên, theo giáo sư Kahi – người đang dạy môn truyền thông tại đại học Bouake, phụ nữ không nên tự ti trước những lời nhận xét của mọi người về khả năng của mình và làm mẹ không có nghĩa là không thể đi học.

"Đây không phải là việc quá khó khăn, mà vì chúng ta không dám làm. Và bởi vì chúng ta không dám làm nên nó mới trở thành việc khó. Ở môi trường này, chúng ta đang tự để bản thân bị thoái chí trước người khác. Vấn đề ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ", giáo sư Kahi nói.

Ở khu vực Tây Phi, so với bé trai, bé gái ít có khả năng được đi học tiểu học và được dạy dỗ đúng cách ở các cấp cao hơn, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

giao-su-vua-diu-con-ho-sinh-vien-vua-giang-bai-1

Giáo sự Kahi được người dùng mạng xã hội Bờ Biển Ngà gọi là "anh hùng" bởi hành động này. Ảnh: Fierivo01

Giáo sư Kahi cho hay, ông biết cách địu trẻ nhờ việc quan sát cách phụ nữ hay làm.

"Xã hội cứ cho rằng, đàn ông chỉ nên làm một số việc nhất định và chính suy nghĩ đó khiến cánh đàn ông không chịu làm những việc như thế này", ông nói.

Xem thêm: Đời vũ nữ Đông Âu ở châu Phi

Kim Dung 

brexit-co-tac-dong-the-nao-den-asean-va-viet-nam

Nhiều người dân Anh đang nỗ lực ngăn Brexit trở thành hiện thực. Ảnh minh họa: AFP

"Việc nói chính xác rằng bao lâu để châu Âu và thế giới ổn định lại trở lại rất khó. Tuy nhiên có ba nhân tố cần xem xét, thứ nhất là hiện chưa xác định Anh có thực sự rời khỏi EU hay không. Thủ tướng Scotland đã nêu lên những quan ngại mạnh mẽ và đe dọa một cuộc trưng cầu thứ hai về độc lập của khu vực này, có thể dẫn tới sự tan rã liên hiệp giữa Scotland với Anh", Tiến sĩ Enrico Fels, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, Đại học Bonn, Đức, trao đổi với VnExpress.

Ông Fels lưu ý cuộc trưng cầu Anh rời EU (Brexit) mới đây không phải là một ràng buộc về mặt pháp lý với chính phủ nhưng nếu các lá phiếu ủng hộ Anh không còn là thành viên của EU bị bỏ đi, chắc chắn sẽ tạo nên một sự rối loạn chính trị trong nội địa Anh ở quy mô lớn.

Theo ông Fels, nếu Liên hiệp tan rã, chắc chắn sẽ gây nên làn sóng chấn động ở châu Âu khi các khu vực khác của các nước có thể dễ dàng đòi độc lập. 

Điều thứ hai, với việc Thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức, Anh cần một lãnh đạo mới được bầu ra bởi đảng Bảo thủ càng sớm càng tốt. Lãnh đạo mới sau đó phải quyết định có rời khỏi EU hay không.

Thứ ba, quá trình rút lui của Anh mất bao lâu chưa rõ ràng và các lãnh đạo EU dường như chưa thống nhất về một quá trình nhanh hay chậm thì tốt hơn.

"Tôi không vui với thực tế Anh rời khỏi EU nhưng tôi tin một quá trình nhanh chóng có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên hơn là chậm vì điều đó khiến các lãnh đạo EU dành thời gian vào các cuộc khủng hoảng cần giải quyết. EU cần tái cấu trúc lại bản thân. Chẳng hạn, hệ thống bỏ phiếu ở Hội đồng châu Âu (EC) phải tái cân bằng khi 29 phiếu của Anh sẽ mất đi và 73 nghị sĩ sẽ rời Nghị viện EU. Điều này có thể dẫn tới cải cách Nghị viện", ông Fels nói.

Chuyên gia người Đức cho rằng nếu Anh nhanh chóng chấp nhận tình hình nội địa, ông trông đợi một quá trình đàm phán vững chắc hơn sau đó. Thêm nữa, các lãnh đạo châu Âu sẽ phải cải thiện cả đầu vào và đầu ra về các quy định của EU, nhằm đưa toàn khối trở nên vững chắc hơn, dân chủ và có trách nhiệm giải trình. Nếu không có cải cách, các chiến dịch rời khỏi EU của các nước thành viên có thể tăng trong tương lai, khi Anh có thể khôi phục sau Brexit và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn EU. Điều này có thể ngăn EU ổn định và ảnh hưởng tới cả các khu vực khác.

Sau khi các lãnh đạo Anh quyết định thúc đẩy thông qua Brexit, họ phải khởi động Điều 50 của Hiệp ước Lisbon và cần thông báo chính thức đến EC về quyết định rút khỏi EU của mình. Sau đó cả hai bên cần bắt đầu các đàm phán về thỏa thuận rút lui. Các thương lượng nên bắt đầu nhanh, vì toàn bộ EU hiện bị ảnh hưởng bởi tình trạng không chắc chắn do Brexit gây ra, làm tăng thêm nhiều thách thức của châu Âu.

Về mặt kinh tế, Anh sẽ phải chịu tác động trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trung hạn, vì sự bấp bênh sẽ có tác động tiêu cực đến các kế hoạch đầu tư. Thương mại chắc chắn sẽ khôi phục trong tương lai gần, dù vậy Anh có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình đàm phán lại vào Thị trường chung EU vì Brussels, nơi đặt trụ sở EU, sẽ đảm bảo chắc chắn để làm nản lòng với các thành viên khác nếu muốn rời EU.

Sự bất mãn gia tăng trong dân số các nước, rằng EU không mang lại lợi ích cho quốc gia họ, chắc chắn sẽ có tác động đến các thảo luận này.

Theo Pew, hai nước có quan điểm không ủng hộ EU cao hơn cả Anh là Hy Lạp với tỷ lệ chiếm tới 71%, Pháp là 61%, trong khi Anh có 48%. Kết quả ở các nước khác như Đức là 48%, Tây Ban Nha 49%, Hà Lan 46% hoặc Thụy Điển 44% gần với những con số mà mọi người thấy ở Anh.

Ông Fels bác bỏ lo ngại rằng Anh rời khỏi EU phản ánh một trật tự thế giới mới. Dù hiện có cơn hỗn loạn kinh tế, Anh nếu thực sự rời khỏi EU, vẫn là thành viên của NATO và một đối tác chính trị, kinh tế quan trọng với nhiều thành viên EU. Do đó các tác động với tình hình an ninh khu vực sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, các kế hoạch về hội nhập hơn nữa của lực lượng vũ trang các nước thành viên có thể được tăng cường vì London về truyền thống rất do dự trong thiết lập một lực lượng vũ trang EU, trong khi các thành viên khác, như Đức, ủng hộ.

Tác động đến Việt Nam

"Khó xác định các hệ quả với quan hệ Anh với Việt Nam nếu như Anh không còn là thành viên của EU. Về thương mại song phương, Anh và Việt Nam chỉ có hợp tác quy mô nhỏ khoảng 5,4 tỷ USD năm ngoái, gần bằng lượng Đức nhập khẩu từ Anh riêng trong tháng 4 năm nay", ông Fels nhận định.

Việt Nam cũng có thặng dư thương mại lớn với Anh trong thời gian dài, khoảng 4,8 tỷ USD trong năm ngoái. Việc giảm giá đồng Bảng Anh sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu.

Tác động lớn nhất có thể là London sẽ không được hưởng lợi từ Hiệp định tự do thương mại (FTA) mới đạt được giữa EU với Việt Nam. Khi cả Việt Nam và Anh đều là thành viên WTO hai nước sẽ không phải chịu thuế quá cao. Có thể Anh sẽ bắt đầu thương lượng thương mại với Việt Nam và các nước khác càng sớm càng tốt khi nước này thực sự rời khỏi EU. Việt Nam có thể thực sự hưởng lợi từ tình hình này và đạt được vị thế tốt với chính phủ tương lai của Anh, nếu là nước đầu tiên hoàn tất FTA với Anh sau Brexit. Quan hệ thương mại ổn định hiện đều mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Về phương diện EU với Việt Nam, ông Fels cho rằng thách thức chủ yếu là sự không chắc chắn. EU hiện phải chấp thuận cuộc trưng cầu Brexit, các lãnh đạo phải quyết định cách tốt nhất để thực hiện bước tiếp theo. Sự không chắc chắn về mặt chính trị này, cùng với thực tế Anh là nền kinh tế lớn thứ hai của EU có thể rời đi sẽ ảnh hưởng tới kinh tế các nước thành viên, có thể tác động đến quan hệ thương mại với các nước ngoài khối như Việt Nam. Các công dân EU có thể quyết định trì hoãn việc mua bán và các công ty EU có thể đình lại các kế hoạch đầu tư.

Liên hệ tình hình EU với ASEAN, Fels cho rằng, "nếu sự chia rẽ về các vấn đề quan trọng như tranh chấp Biển Đông hoặc vai trò khu vực của Trung Quốc gia tăng trong tương lai, sự rút lui khỏi ASEAN có thể xảy ra, nhưng không xảy ra sớm. Hơn thế, các nước thành viên không phải đối diện với lượng đáng kể dân số trong nội địa có quan điểm chống ASEAN, một sự khác biệt lớn với nhiều nước EU", ông Fels nói.

Việt Anh

Hải quân Đài Loan hôm nay họp báo về lỡ phóng tên lửa. Ảnh: CNA

Hải quân Đài Loan hôm nay họp báo về "lỡ phóng tên lửa". Ảnh: CNA

"Tên lửa bị phóng do lỗi vận hành. Chúng tôi đang điều tra vụ việc", South China Morning Post dẫn lời phó Đô đốc Mei Chia-hsu hôm nay nói. 

Vụ "phóng nhầm" tên lửa chống hạm siêu thanh Hsiung Feng III từ một con tàu tại căn cứ hải quân phía nam Đài Loan xảy ra khi lãnh đạo Tsai Ing-wen, cũng là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của hòn đảo, đang ở nước ngoài.  

Khi được hỏi liệu vụ việc có nguy cơ gây hiểu lầm với phía Trung Quốc đại lục hay không, ông Mei cho biết hải quân đã báo cáo với cơ quan phòng vệ Đài Loan và cơ quan này sẽ xử lý tình hình cho phù hợp.

Tên lửa không đi quá đường ranh giới ở giữa eo biển Đài Loan, ông Mei nói, đồng nghĩa với việc nó không nhằm vào tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía bên kia eo biển. Nó rơi xuống vùng biển ngoài khơi quần đảo Bành Hồ. 

Ông Mei cho biết tàu tuần tra Chinchiang (PCG-610), tại căn cứ hải quân Zuoying, Cao Hùng, đang diễn tập kiểm tra thì các sĩ quan vô tình phóng tên lửa do không tuân thủ quy trình vận hành tiêu chuẩn. "Vụ việc không làm ai bị thương", ông Mei cho biết tại cuộc họp báo.

Tên lửa Hsiung Feng III có tầm phóng khoảng 300 km, có thể vươn tới Trung Quốc đại lục. Nó là một trong những tên lửa của Đài Loan được chế tạo nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu thấy cần thiết. 

Trọng Giáp

Tội phạm ma túy bị bắt ở Philippines. Ảnh: Channel News Asia.

Tội phạm ma túy bị bắt ở Philippines. Ảnh: Channel News Asia.

Ông Duterte tuyên bố sẽ có ba mức thưởng cho cảnh sát bắn chết tội phạm ma túy, Channel News Asia hôm qua đưa tin. Theo đó, mức cao nhất là 64 USD cho "trùm ma túy", mức tiếp theo là 42,5 USD cho kẻ chịu trách nhiệm phân phối ma túy, mức thấp nhất 1,64 USD cho kẻ bán rong ma túy.

Sau khi thắng cử, ông Duterte từng tuyên bố ông không thể chờ đợi đến lúc chính thức nhậm chức tổng thống để "phân phát tiền thưởng cho cảnh sát". Duterte nói tiền thừa trong quỹ vận động tranh cử của ông đủ trả cho "100 xác chết của những kẻ bán ma túy". 

Chỉ huy cảnh sát tỉnh Nueva Ecija cho biết một số địa phương trong tỉnh đã phân bổ tiền trong ngân sách để thưởng cho cảnh sát săn lùng tội phạm ma túy. Việc trao thưởng sẽ sẵn sàng trong cuối năm nay. 

Trước khi ông Duterte nhậm chức, Thị trưởng Tomas Osmena ở thành phố Cebu thậm chí còn tuyên bố thưởng 1.000 USD cho cảnh sát nếu bắn hạ được tội phạm ma túy. Số tiền này gấp ba mức lương cơ bản của cảnh sát Philippines. Nhiều nghi phạm ma túy đã bị bắn chết tại Philippines từ tháng 5. Riêng trong ngày 21/6, 8 nghi phạm ma túy bị bắn chết trong các vụ việc riêng rẽ.

Giới quan sát lo ngại chính sách đàn áp tội phạm của Tổng thống Duterte có thể đẩy Philippines rơi vào tình trạng bùng phát bạo lực. Rodrigo Duterte, người gây nhiều tranh cãi với những phát ngôn bị coi là "bạo miệng" giống ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 16 của Philippines hôm 30/6 tại thủ đô Manila. 

Xem thêm: Tân tổng thổng Philippines tuyên thệ nhậm chức

Văn Việt

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.

"Thay đổi trên tất cả lĩnh vực trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh nhằm gây ảnh hưởng và vì nguồn tài nguyên đang gia tăng", Xinhua dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho biết trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao Nga. "(Nga) sẽ luôn tự bảo vệ chắc chắn, đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga và công dân".

Tổng thống Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột tăng cao, lan sang khu vực mới, "hành động khủng bố vượt ra ngoài một khu vực và khó dự đoán nơi bị tấn công kế tiếp".

Theo ông Putin, cộng đồng quốc tế cần một trật tự công bằng được xây dựng trên nguyên tắc "an ninh chung và trách nhiệm tập thể, thông qua đối thoại và hợp tác".

Nga đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và có hiệu quả, nhằm tạo ra sự tương tác cởi mở và chân thành với tất cả quốc gia "ở phương Tây và phương Đông, ở phía Nam cũng như phía Bắc", ông cho biết.

Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga không đầu hàng trước áp lực từ bên ngoài, dù là về quân sự hay kinh tế, tiếp tục thiết lập các mối quan hệ có tính xây dựng và mang lại lợi ích song phương trên nhiều lĩnh vực. Nga sẽ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề quốc tế như khủng hoảng Ukraine, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các nước Á - Âu.

Như Tâm

thi-tran-thua-dat-thua-viec-nhung-thieu-nguoi-o-new-zealand

Thị trấn Kaitangata ở New Zealand đang lên kế hoạch thu hút cư dân mới bằng gói nhà đất ưu đãi. Ảnh: Chính quyền huyện Clutha.

Theo Guardian, thị trấn Kaitangata thuộc huyện Clutha ở South Island, New Zealand đang đối mặt với vấn đề nan giải là có quá nhiều việc làm, quá nhiều nhà ở giá phải chăng nhưng lại không đủ người lấp đầy chỗ trống. 

Vì thế, thị trấn có 800 cư dân này đã tung ra gói thu hút hấp dẫn, cung cấp nhà ở và đất đai ở khu vực nông thôn với giá ưu đãi 163.000 USD, hy vọng người dân ở những thành phố lớn đang chật vật mưu sinh sẽ bị cám dỗ tới đây sinh sống, làm ăn.

Theo Bryan Cadogan, lãnh đạo huyện Clutha, cả huyện đang thừa 1.000 việc làm trong khi cư dân địa phương quá ít, không đủ người làm.

"Lúc tôi thất nghiệp mà vẫn phải nuôi sống gia đình, Clutha đã cho tôi cơ hội và bây giờ, chúng tôi muốn đem cơ hội đó tới những gia đình New Zealand khác, những người có thể đang chật vật mưu sinh", Cadogan nói.

"Tỉ lệ thất nghiệp ở đây chưa đầy 2%. Chỉ có hai thanh niên thất nghiệp".

"Tôi chán nản với cách nhiều gia đình ở New Zealand sống qua ngày", Cadogan nói. Ông sinh ra và lớn lên tại Clutha.

"Nhiều giá trị cơ bản như sở hữu nhà riêng và nuôi sống gia đình đang trở thành giấc mơ không tưởng với nhiều người New Zealand. Đối với họ, cuộc sống chỉ là một công việc nặng nhọc bất tận. Đó là điều khiến tôi rất buồn".

Evan Dick, một nông dân nuôi bò sữa và là người thuộc thế hệ thứ ba trong thị trấn Kaitangata đang tiên phong trong gói tuyển dụng. Ông tích cực tuyên truyền và chào mời người vùng khác tới thị trấn định cư.

"Cuộc khủng hoảng nhà ở New Zealand đang biến giấc mơ Kiwi thành xa xôi với nhiều người, nhưng tại Kaitangata, bạn có thể hiện thực hóa giấc mơ Kiwi", ông nói. 

"Đây là một cộng động kiểu xưa. Chúng tôi không khóa cửa nhà, cho trẻ con chơi tự do ngoài đường. Chúng tôi có việc làm, có nhà cửa, nhưng lại không có người. Chúng tôi muốn biến thị trấn này hưng thịnh trở lại, chúng tôi luôn giang rộng vòng tay chào đón mọi người".

Xem thêm: Việc nhẹ lương cao không ai làm ở New Zealand

Hồng Hạnh

tho-nhi-ky-to-lanh-dao-is-lap-ke-hoach-danh-bom-san-bay

Vụ khủng bố đã khiến 44 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters

"Vụ tấn công đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng với sự tham gia của lãnh đạo IS", CNN hôm qua dẫn một nguồn tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết.

Các quan chức khác cũng cho hay có "bằng chứng rõ ràng" rằng những kẻ tấn công đến từ Raqqa, thành lũy của IS ở Syria. Những kẻ này là người Nga, Uzbekistan và Kyrgyzstan, vào Thổ Nhĩ Kỳ khoảng một tháng trước, đem theo bom và thiết bị tấn công tự sát.

Chúng thuê một căn hộ ở quận Fatih, Istanbul, và một tên đã bỏ quên hộ chiếu tại đây.

Chủ một gara để xe gần tòa nhà các nghi phạm thuê cho biết anh thấy chúng hút thuốc ở cửa sổ tầng một tòa nhà và rèm cửa hầu như lúc nào cũng đóng.

Theo một phụ nữ sống gần tòa nhà, có mùi chất hóa học vài ngày trước từ căn hộ phát ra, khiến mọi người hỏi cô có phải khí gas rò rỉ.

Sân bay Ataturk ở Istanbul tối 28/6 bị ba kẻ đánh bom tự sát tấn công liên tiếp, khiến 44 người chết và khoảng 240 người bị thương.

Hiện vẫn chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam 22 người nghi có liên quan đến vụ khủng bố.

Khánh Lynh

 tàu đánh cá xa bờ Kwang Hyun 803 

 Tàu đánh cá Kwang Hyun 803. Ảnh: Yonhap

Các nghi phạm 32 tuổi được cho là đã đâm chết thuyền trưởng 43 tuổi và kỹ sư trưởng 42 tuổi trên tàu đánh cá xa bờ Kwang Hyun 803 ở vùng biển gần quốc đảo Seychelles hôm 20/6.

Họ đến sân bay quốc tế Incheon vào cuối ngày hôm qua dưới sự áp giải của các nhân viên tuần duyên Hàn Quốc.

"Sau khi tích cực tổ chức các cuộc thương thuyết ngoại giao với những nước liên quan trong việc di chuyển các nghi phạm, Bộ Ngoại giao đã có được sự hợp tác của chính phủ Ấn Độ để đưa họ về Hàn Quốc thông qua sân bay Mumbai và được các hãng hàng không liên quan chấp thuận cho lên máy bay", Yonhap dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.

Các nghi phạm rời Seychelles hôm 28/6 và quá cảnh ở Mumbai trên đường về Hàn Quốc do không có chuyến bay trực tiếp giữa quốc đảo và Incheon.

Có tổng cộng 18 ngư dân, gồm 3 người Hàn Quốc, 7 người Việt Nam và 8 người Indonesia trên tàu Kwang Hyun 803.

Một thuyền viên người Hàn tên Lee trước đó khai rằng hai người Việt đã đâm chết thuyền trưởng và kỹ sư trưởng sau khi cùng uống chai rượu do thuyền trưởng tặng mọi người làm quà. Họ bị các ngư dân khác trên tàu khống chế và giam giữ.

Theo ông, các lao động Việt Nam thường ngày siêng năng làm việc và rất nghe lời. Hành vi giết người có thể chỉ là do bốc đồng sau khi uống rượu.

Ông Lee cũng được đưa tới một bệnh viện địa phương vì bị thương nhẹ trong khi cố gắng khống chế hai nghi phạm.

Các nhà điều tra đang nỗ lực làm rõ nguyên nhân đằng sau vụ giết người.

Xem thêm: Hàn Quốc bắt hai ngư dân Việt Nam nghi sát hại thuyền trưởng

Anh Ngọc

Lịch tường thuật trực tiếp từ ngày 01/07 đến ngày 10/7/2016 của VTVcab những trận cầu đỉnh cao hấp dẫn trên kênh Bóng đá, thể thao.



Ngày
 Giờ
Đội
Vòng đấu
KênhGiải
1/71h15Ba Lan – Bồ Đào NhaTứ KếtBóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
2/7

1h15Xứ Wales – BỉTứ KếtBóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
15hBình Phước – Nam ĐịnhVòng 11Bóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HD“Hạng Nhất Quốc Gia 2016”
3/7

1h15Đức – ItaliaTứ KếtBóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
17hSHB Đà Nẵng – FLC Thanh HóaVòng 14Thể Thao TvV-League 2016
17h30Sông Lam Nghệ An – Than Quảng NinhVòng 14Bóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDV-League 2016
4/71h15Pháp – IcelandTứ KếtBóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
7/71h15Bán Kết 1 Euro 2016Bóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
8/71h15Bán Kết 2 Euro 2016Bóng đá TV & Thể thao TV  & Thể thao tin tức HDEuro 2016
(dang ky truyen hinh cap VTVcab ngay hôm nay để cùng thưởng thức những trận cầu đỉnh cao nhất hành tinh)
Chú ý: Lịch phát sóng có thể thay đổi so với dự kiến

Đoạn video do báo Il Giornale đăng tải cho thấy hàng chục người bỏ chạy sau khi nghe thấy tiếng súng bên ngoài. Kẻ tấn công mặc đồ đen, cầm súng trường xuất hiện, vào tòa nhà, nhưng nhận thấy khu vực làm thủ tục tại sân bay trống trơn. Tên này dường như lùng sục khu vực để tìm mục tiêu, nhưng không thấy ai. Hắn ném súng xuống đất rõ ràng để thể hiện sự tức giận.

Ba kẻ đánh bom tự sát ngày 28/6 xả súng gây hỗn loạn phía ngoài sân bay Ataturk, Istanbul trước khi hai tên xông vào tòa nhà ở sân bay rồi tự kích nổ. Kẻ thứ ba phát nổ ở lối vào tòa nhà. Vụ việc làm 43 người thiệt mạng, gần 240 người bị thương.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nói ba kẻ tấn công mang quốc tịch Nga, Uzbekistan và Kyrgyzistan, có dính líu đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm giữ 13 người, gồm ba người nước ngoài, trong các đợt đột kích khắp Istanbul để truy tìm nghi phạm liên quan đến vụ tấn công sân bay.

Xem thêm: Anh hùng bắn gục kẻ đánh bom sân bay Istanbul vài giây trước khi bom nổ

Trọng Giáp

Theo Sun, Bobbi Jo Westley, 43 tuổi, sống tại bang Pennsylvania, Mỹ là một thành viên của cộng đồng người mẫu Mỹ nữ Ngoại cỡ (SSBBW), những người phụ nữ quá khổ chụp ảnh đăng lên mạng và được khách hàng trả tiền để quan sát trên webcam.

Cô rất tự hào về vòng hông 2,43 mét và đôi chân nặng 63 kg. Westley cho biết cô có rất nhiều người hâm mộ là nam giới Anh.

"Tôi có rất nhiều người hâm mộ ở Anh. Đàn ông nước Anh yêu tôi vì ở Anh không có phụ nữ giống tôi. Họ thường thủ thỉ muốn làm điều nọ điều kia với tôi, đôi khi câu chuyện trở nên ướt át. Tôi yêu chất giọng người Anh", người mẹ 5 con nói.

Ngay từ nhỏ, Westley đã to lớn hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, vòng ba và chân bắt đầu to lên nhanh chóng khi Westley bước vào tuổi 20 vì bệnh tuyến giáp.

Giờ đây, Westley kiếm được khoảng 2.000 USD mỗi tháng từ công việc làm mẫu trên mạng. Mỗi ngày, cô nhận được khoảng 40-50 tin nhắn trên Facebook. Cánh đàn ông yêu cầu cô gửi ảnh và trò chuyện trực tuyến, đôi khi buổi trò chuyện diễn ra tới cả tiếng.

"Đàn ông Anh nói họ thích nụ cười và tính cách của tôi, cũng như thân hình tôi. Họ chưa từng thấy người nào giống tôi", cô nói. 

Westley nói rằng yêu thịt mỡ trên cơ thể mình, chúng khiến cô cảm thấy tự tin và đầy quyền lực.

Tuy nhiên, cô phải thừa nhận thân hình quá khổ khiến cô gặp nhiều bất tiện như khó mặc quần áo hay đi lại khó khăn. Mỗi lần ra ngoài, cô đều cần bạn giúp đỡ.

Westley ước mơ trở thành người có vòng hông lớn nhất thế giới, vượt qua người đồng hương Mikel Rufinelli, người có vòng hông lớn nhất thế giới là 2,514 mét được ghi nhận năm 2013.


Thân hình quá khổ khiến Westley đi lại khó khăn nhưng cô vẫn ước mơ sở hữu vòng hông lớn nhất thế giới. Video: Barcroft

Hồng Hạnh (Ảnh: Barcroft)

Hai nghi phạm người Việt bị đưa về Hàn Quốc tại sân bay quốc tế Incheon vào cuối ngày hôm qua

Hai nghi phạm người Việt bị đưa về Hàn Quốc tại sân bay quốc tế Incheon vào hôm qua. Ảnh: Yonhap

Các nghi phạm 32 tuổi được cho là đã đâm chết thuyền trưởng 43 tuổi và kỹ sư trưởng 42 tuổi trên tàu đánh cá nước sâu Kwang Hyun 803 ở vùng biển gần quốc đảo Seychelles hôm 20/6.

Họ đến sân bay quốc tế Incheon vào cuối ngày hôm qua dưới sự áp giải của các nhân viên tuần duyên Hàn Quốc.

"Sau khi tích cực tổ chức các cuộc thương thuyết ngoại giao với những nước liên quan trong việc di chuyển các nghi phạm, Bộ Ngoại giao đã có được sự hợp tác của chính phủ Ấn Độ để đưa họ về Hàn Quốc thông qua sân bay Mumbai và được các hãng hàng không liên quan chấp thuận cho lên máy bay", Yonhap dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.

Các nghi phạm rời Seychelles hôm 28/6 và quá cảnh ở Mumbai trên đường về Hàn Quốc do không có chuyến bay trực tiếp giữa quốc đảo và Incheon.

Có tổng cộng 18 ngư dân, gồm 3 người Hàn Quốc, 7 người Việt Nam và 8 người Indonesia trên tàu Kwang Hyun 803.

Một thuyền viên người Hàn tên Lee trước đó khai rằng hai người Việt đã đâm chết thuyền trưởng và kỹ sư trưởng sau khi cùng uống chai rượu do thuyền trưởng tặng mọi người làm quà. Họ bị các ngư dân khác trên tàu khống chế và giam giữ.

Theo ông, các lao động Việt Nam thường ngày siêng năng làm việc và rất nghe lời. Hành vi giết người có thể chỉ là do bốc đồng sau khi uống rượu.

Ông Lee cũng được đưa tới một bệnh viện địa phương vì bị thương nhẹ trong khi cố gắng khống chế hai nghi phạm.

Các nhà điều tra đang nỗ lực làm rõ nguyên nhân đằng sau vụ giết người.

Xem thêm: Hàn Quốc bắt hai ngư dân Việt Nam nghi sát hại thuyền trưởng

Anh Ngọc

Con tàu Trung Quốc chuẩn bị sử dụng trong tuyến du lịch phi pháp ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:

Con tàu Trung Quốc chuẩn bị sử dụng trong tuyến du lịch phi pháp ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: zgsyb.com.

Trang Vận tải biển Trung Quốc hôm qua cho biết nước này sẽ đưa một tàu hạng sang mới vào phục vụ cho các chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 15/7.

Con tàu mang tên "Giấc mộng Nam Hải" (Nam Hải là tên Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) do Công ty du lịch tàu biển Nam Hải vận hành. Tàu được chế tạo năm 2011 với chi phí 518 triệu nhân dân tệ (khoảng 77,8 triệu USD).

Tàu dài 167,5 m, rộng 25,2 m, lượng giãn nước 23.000 tấn, có thể chở tối đa 1.400 khách. Tàu có ba tầng hiện đại gồm nhiều phòng ngủ, phòng chiếu phim, phòng karaoke.

Công ty du lịch tàu biển Nam Hải dự kiến ngày 15/7 chính thức mở tuyến du lịch 3 ngày 4 đêm phi pháp tới nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc xuất phát từ thành phố Tam Á, Hải Nam, lần lượt tới đảo Ốc Hoa, đảo Ba Ba, đảo Xà Cừ. Theo kế hoạch, mỗi tháng con tàu thực hiện 4 - 6 chuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa.

Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

"Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, đưa vào sử dụng trái phép các công trình trên các đá, bãi, tại khu vực quần đảo Trường Sa hoặc tổ chức du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Những hành động phi pháp như vậy không thể thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố ngày 24/6.

Ông nêu rõ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nêu trên và không để tái diễn các hành động tương tự, nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Như Tâm

Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 

"Đài Loan trước sau luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước sở tại, dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh Đài Loan, thậm chí là ảnh hưởng quan hệ ngoại giao", thông tấn xã Đài Loan CNA hôm nay dẫn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được Việt Nam xác nhận là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng 4.

Cơ quan đại diện chính quyền Đài Loan tại Việt Nam đã nhận được chỉ đạo phối hơp chặt chẽ với Hà Nội để nhanh chóng "giải quyết vấn đề".

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết vụ Foromosa xả thải gây chết cá ở miền Trung Việt Nam là "sự kiện riêng lẻ", đề nghị Việt Nam có biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đài Loan cũng như an toàn về tài sản và con người.

Chiều 29/6, bảy đại diện của Formosa hai lần gập người xin lỗi nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.

Thay mặt hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, ông Trần Nguyên Thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đọc bản xin lỗi dài gần 7 phút. 

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt. Đây là sự cố môi trường lớn nhất xảy ra ở Việt Nam. Formosa cam kết bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

Xem thêm: Truyền thông thế giới quan tâm đến thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam

Văn Việt

Thủy thủ Mỹ bị bắt trong đoạn video truyền hình Iran công bố hôm 12/1. Ảnh:

Thủy thủ Mỹ bị bắt trong đoạn video truyền hình Iran công bố hôm 12/1. Ảnh: IRIB

Hải quân Mỹ hôm qua báo cáo về việc xét lại vụ việc hồi tháng một tại một cuộc họp báo của Lầu Năm Góc. Hai tàu hải quân Mỹ dài 15 m khi đó đi lạc vào vùng biển gần đảo Farsi ở Vịnh Persia, khi chúng đang di chuyển từ Kuwait tới Bahrain.

Theo New York Times, báo cáo cho thấy các sĩ quan và thủy thủ mắc nhiều sai sót khi lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ di chuyển tàu qua Vịnh Persia. Các tàu rời đi muộn 4 giờ, đi chệch khỏi hải trình dự kiến và vô tình đi qua lãnh hải của Arab Saudi, báo cáo cho biết.

Theo Time, khi bị bắt, một số thủy thủ nói với người Iran về năng lực của tàu, thậm chí còn cho họ mật mã truy cập máy tính và điện thoại di động cá nhân. Rõ ràng một số thủy thủ, nếu không muốn nói là tất cả, cung cấp ít nhất là một số thông tin cho người thẩm vấn, ngoài tên, cấp bậc, số hiệu và ngày sinh, báo cáo viết.

Cuộc điều tra chỉ trích hai người Mỹ vì có phát ngôn "có hại cho lợi ích của Mỹ" và cho phép thủy thủ Mỹ ăn đồ ăn do người Iran cung cấp và cảnh ăn uống bị người Iran quay phim. Tuy nhiên, báo cáo cũng khen ngợi một nữ thủy thủ Mỹ vì "lòng dũng cảm đặc biệt của cô khi đặt sự an toàn của bản thân vào vòng rủi ro, kích hoạt tín hiệu khẩn cấp khi đang quỳ gối, bị trói tay và bị người Iran canh gác chĩa súng". Các thủy thủ bị giữ trong một ngày.

Ba trong số những người có cấp bậc cao nhất trong cuộc điều tra vừa bị thôi chức chỉ huy, nhiều khả năng phải chấm dứt sự nghiệp hải quân. 6 người còn lại cũng đối mặt các án phạt không cần sự can thiệp của tòa án.

Theo báo cáo, dù Iran có quyền điều tra lý do tàu đi lạc ở gần đảo của họ, người Iran đã vi phạm luật quốc tế về cách đối xử với các thủy thủ, các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nói.

Trọng Giáp

Video cho thấy kẻ tấn công và sĩ quan cảnh sát mặc thường phục có nói chuyện một lúc. Theo đài Haberturk, tay súng bị cảnh sát nghi ngờ do hắn mặc đồ khác thường. Hắn bắn gục cảnh sát này ngay sau đó.

Ba kẻ đánh bom tự sát xả súng gây hỗn loạn phía ngoài sân bay Ataturk, Istanbul, ngày 28/6 trước khi hai tên xông vào tòa nhà ở sân bay rồi tự kích nổ. Kẻ thứ ba phát nổ ở lối vào tòa nhà. Vụ việc làm 43 người thiệt mạng, gần 240 người bị thương.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nói ba kẻ tấn công mang quốc tịch Nga, Uzbekistan và Kyrgyzistan.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm giữ 13 người, gồm ba người nước ngoài, trong các đợt đột kích khắp Istanbul để truy tìm nghi phạm liên quan đến vụ tấn công sân bay.

Như Tâm

Có khoảng 2.500 người chuyển giới đang phục vụ trong lực lượng vũ trang 1,3 triệu người của Mỹ.

Có khoảng 2.500 người chuyển giới đang phục vụ trong lực lượng vũ trang 1,3 triệu người của Mỹ. Ảnh: PA

Chính sách này sẽ được triển khai trong vòng một năm tới, cho phép các thành viên chuyển đổi giới tính trong thời gian phục vụ cho quân đội và đưa ra các tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe cho họ.

Chính sách cũng đảm bảo rằng không công dân nào bị đuổi hoặc từ chối tái nhập ngũ do vấn đề giới tính.

"Đây là điều đúng đắn nên làm cho người dân và lực lượng của chúng ta", BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nói. "Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ đất nước này và chúng tôi không muốn những rào cản không liên quan đến năng lực của một cá nhân cản trở việc tuyển mộ hoặc giữ lại các binh sĩ, thủy thủ, phi công hay hải quân có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên".  

Jamie Ewing, người từng bị đuổi khỏi quân đội Mỹ vì là người chuyển giới, bày tỏ rằng cô rất hạnh phúc khi nghe tin trên.

"Tôi rất vui mừng. Tôi mong chờ được tái nhập ngũ và hy vọng được mặc quân phục một lần nữa trong tương lai gần trên tư cách một binh lính trong quân đội Mỹ", cô nói.

Có khoảng 2.500 người chuyển giới đang phục vụ trong lực lượng vũ trang 1,3 triệu người của Mỹ. Hiện các cá nhân chuyển giới có thể tòng quân trong một năm, miễn là họ "ổn định" về giới tính trong 18 tháng.

Ông Carter cho biết đã tham vấn các thành viên chuyển giới trong quân đội nhiều năm nay để tìm ra giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của họ. Ông cũng nghiên cứu chính sách ở những nước như Anh, Israel và Australia, nơi đã cho phép các quân nhân chuyển giới phục vụ công khai.

"Tôi tin rằng chúng ta có lý do để ngày hôm nay tự hào về ý nghĩa của điều này với quân đội của chúng ta", ông nói. "Đó là điều đúng đắn nên làm. Quân đội của chúng ta và đất nước mà họ bảo vệ, sẽ mạnh hơn".

Anh Ngọc

singapore-asean-phai-co-vai-tro-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen. Ảnh: Straitstimes

"Trung Quốc muốn từng nước liên quan đến tranh chấp giải quyết song phương, họ đã công khai nói điều này và muốn ASEAN đứng ngoài. Nhưng với ASEAN và các nước khác, không thể lờ đi thực tế rằng Biển Đông là một tuyến đường quốc tế", Kyodo dẫn lời ông Ng nói hôm 28/6, nhân Ngày Lực lượng Vũ trang Singapore.

"Trung Quốc đảm bảo về tự do hàng hải và hàng không, nhưng không chính phủ có trách nhiệm nào có thể tiếp cận điều này trên cơ sở rằng 'hãy hy vọng chẳng có gì xảy ra bất chấp căng thẳng gia tăng'. Vì thế chúng ta quan tâm đến điều đó", ông nói thêm. 

Theo bộ trưởng, có một nền tảng vững chắc để ASEAN hỗ trợ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông giữa các nước thành viên của hiệp hội với Trung Quốc. 

Ông Ng nhắc đến việc ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002 đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cho thấy hiệp hội này có liên quan đến tình hình tại vùng biển này.

Trước nguy cơ căng thẳng leo thang và có thể xảy ra các vụ việc không lường trước, ông Ng thúc giục Trung Quốc làm giảm căng thẳng bằng cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Nói về phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài quốc tế (PCA), Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cảnh báo các hành động leo thang và phản ứng của các bên có thể bị đẩy lên cao, "vì thế chúng ta cần thận trọng".

Ông Ng cũng khuyến cáo giới chức quốc phòng các nước nên có các biện pháp thực tế giúp làm giảm căng thẳng. Một trong số đó là đường dây nóng đã có giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cho phép liên lạc ngay khi xảy ra va chạm trên biển. Ông cũng kêu gọi tổ chức thêm các cuộc diễn tập chung với Trung Quốc để xây dựng lòng tin.

Singapore hiện là điều phối viên của ASEAN về hợp tác đối thoại với Trung Quốc.

Khánh Lynh

Ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại lớn do lệnh cấm vận của Nga. Ảnh: AP

Ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại lớn do lệnh cấm vận của Nga. Ảnh: AP

BBC đưa tin quyết định này được công bố trong một sắc lệnh bằng tiếng Nga, trong đó nhà lãnh đạo cũng ra lệnh tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái này diễn ra sau khi điện Kremlin cho hay đã nhận lá thư của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong đó ông gửi lời xin lỗi về vụ việc Ankara bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 hồi năm ngoái, khiến một phi công Nga thiệt mạng.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc máy bay xâm phạm không phận, trong khi Nga khẳng định nó chỉ bay trên bầu trời Syria.

Ông Putin cho rằng mình "đã bị đâm sau lưng" và áp đặt hàng loạt lệnh cấm vận đối với Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng hoạt động du lịch và cấm nhập khẩu thực phẩm từ quốc gia này.

Lệnh cấm các chuyến bay đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, một điểm đến ưa thích của nhiều du khách Nga.

Trong cuộc điện đàm hôm 29/6, ông Putin đã thông báo với ông Erdogan về kế hoạch dỡ bỏ cấm vận du lịch. Ông Erdogan nhấn mạnh rằng "sẵn sàng làm mọi thứ có thể để khôi phục mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga".

Tuy nhiên, sắc lệnh mới được ban hành cho hay việc xóa bỏ các lệnh cấm thương mại không liên quan đến du lịch sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán.

Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov cho biết Moscow muốn Ankara bồi thường cho việc bắn rơi Su-24, trước khi hai bên khôi phục hoàn toàn quan hệ song phương.

Xem thêm: Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ bồi thường trước khi khôi phục quan hệ

Anh Ngọc

Thứ sáu, 1/7/2016 | 02:00 GMT+7

Thứ sáu, 1/7/2016 | 02:00 GMT+7

Đối với bộ tộc Mundari ở Nam Sudan, đàn bò giống Ankole-Watusi, là tài sản lớn nhất và họ sẵn sàng trừ khử bất kỳ mối hiểm họa nào đe dọa tới chúng, thậm chí là hy sinh cả tính mạng.

Một người dân Mundari lăm lăm khẩu súng trường để bảo vệ đàn bò của mình.

Nam Sudan là đất nước trẻ nhất thế giới khi mới giành được độc lập vào năm 2011 và kể từ đó đến nay, đất nước này đã thay đổi rất nhiều.

Trong khi nhiều nơi tại Nam Sudan rơi vào nội chiến và mâu thuẫn chính trị thì bộ tộc Mundari vẫn đang sống bình yên với công việc quan trọng nhất là chăm sóc đàn gia súc.

Tộc Mundari sống ở ven bờ sông Nile, xuôi về phía bắc thủ đô Juba. Cả cuộc đời của họ dường như chỉ để cống hiến cho việc chăm sóc đàn bò Ankole-Watusi quý giá. Bò Ankole-Watusi được vinh dự biết đến như là gia súc của những vị vua.

Những con bò trưởng thành có thể cao tới hơn 2,4 m và có giá tới 500 USD/con. Đây là lý do người Mundari xem chúng như là tài sản quý giá nhất của mình và sẵn sàng trang bị vũ khí để bảo vệ chúng.

"Những con bò này là tất cả đối với họ", nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi nói.

Mỗi con bò Ankole-Watusi được quý trọng đến nỗi rất hiếm khi người Mundari giết thịt chúng.

Cô gái Mundari đang giúp một con cừu bú sữa bò. Sữa là một trong những lợi ích lớn mà đàn bò Ankole-Watusi mang lại cho bộ tộc. 

Một cậu bé đang uống sữa trực tiếp từ con bò của mình. Với những lợi ích mà bò Ankole-Watusi mang lại, chúng không chỉ được xem là một tủ chứa thức ăn di động, một phương thuốc mà còn là của hồi môn đối với tộc Mundari. Nói cách khác, đàn bò là nguồn cung dinh dưỡng chủ yếu của cả bộ tộc. 

Trên thực tế, tộc Mundari coi bò Ankole-Watusi là những người bạn thân thiết của mình. Không chỉ bảo vệ đàn bò, họ thậm chí còn ngủ cùng chúng. 

Một người đàn ông gội đầu bằng nước tiểu của bò Ankole-Watusi. Thứ nước này vừa có tác dụng khử trùng lại vừa có thể nhuộm vàng tóc. 

Người dân thường lùa đàn bò của mình vượt sông Nile để sang một hòn đảo khác ăn cỏ trong vài tháng. Việc tìm đồng cỏ cho đàn bò là một vấn đề lớn đối với tộc Mundari bởi rất nhiều bom mìn được gài dưới đất trong thời chiến. 

Trong khi đó, phân bò được gom lại thành những đống cao để đốt. Phần tro sau đó được sử dụng như một chất khử trùng và kem chống nắng cho người dân dưới cái nóng 46 độ C.

Người đàn ông nằm thư giãn trên đống tro xốp màu hồng đào, bên cạnh một đống lửa đốt trên phân bò.

Phụ nữ Mundari cũng thường dùng tàn tro của phân bò để bôi lên mặt, vừa để khử trùng lại vừa để bảo vệ da khỏi côn trùng. 

Bò Ankole-Watusi là một trong những loài động vật được nuông chiều nhất thế giới. Ông Zaidi cho biết, người dân Mundari thường mát xa cho chúng hai lần mỗi ngày.

"Bò Ankole-Watusi được xem là một dạng tiền tệ, một biểu tượng cho địa vị và là của hồi môn của một gia đình. Kể từ khi nội chiến kết thúc, hàng nghìn đàn ông đã trở lại Nam Sudan để tìm vợ, khiến 'giá cô dâu' tăng cao. Những con bò Ankole-Watusi cũng theo đó trở nên đắt giá hơn nhưng những đợt tấn công nhằm vào đàn bò cũng phổ biến hơn", ông Zaidi cho biết. 

"Nội chiến ở Nam Sudan đã khiến bộ tộc Mundari bị cách ly với thế giới bên ngoài. Đây là lý do tại sao họ vẫn giữ được cách sống độc đáo này đến ngày nay", ông Zaidi nói thêm.

Người Mundari cũng không có ý niệm gì về chiến tranh. Súng của họ không phải để giết người, mà chỉ để bảo vệ đàn bò.

"Tất cả những gì người Mundari muốn làm chỉ là chăm sóc cho đàn gia súc của họ và họ sẽ bảo vệ chúng bằng bất cứ giá nào".

Kim Dung (Ảnh: Zuma Press)

Thứ sáu, 1/7/2016 | 00:00 GMT+7

Thứ sáu, 1/7/2016 | 00:00 GMT+7

Các nữ tiếp viên hãng hàng không Trung Quốc được luyện tập như đặc nhiệm để có thể ứng phó khi gặp khủng bố.

Nữ tiếp viên hàng không Trung Quốc luyện võ thuật và thể lực tại một thao trường của tỉnh Tứ Xuyên. 

Họ được đào tạo thành những cỗ máy chiến đấu để bảo vệ an toàn cho hành khách trong các chuyến bay. Yêu cầu được đặt ra là phải hoàn thành các bài tập thể lực hạng nặng như đặc nhiệm trong quân đội hoặc công an. 

Dù phải tập luyện nặng, dường như các nữ tiếp viên khó bỏ được thói quen trang điểm. Hình ảnh này đang gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Cô gái đầu tiên trong ảnh trang điểm khá đậm, thậm chí vẫn sơn móng tay. 

Khác với tưởng tượng của nhiều người về hình ảnh nữ tiếp viên hàng không mảnh mai, xinh đẹp, các cô gái tại đây phải luyện thể lực mỗi ngày. Trang Sina cho biết cho dù đã trở thành tiếp viên hàng không, họ vẫn sẽ phải trải qua các đợt thử thách định kỳ. 

Nữ tiếp viên luyện thể lực với phương châm: Nếu không đau đớn, bạn sẽ không thu hoạch được điều gì. 

Các nữ tiếp viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo thể lực và võ thuật. 

Văn Việt

(Theo Sputnik)

3 người được cho là nghi phạm đánh bom sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ 

3 người được cho là nghi phạm đánh bom sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

BBC dẫn các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho hay một kẻ đến từ vùng Bắc Kavkaz thuộc Nga, còn hai kẻ kia là người Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Một bức ảnh trên truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ được cho là chụp lại khoảnh khắc 3 nghi phạm cùng xuất hiện ở sân bay ngay trước vụ đánh bom, mặc áo khoác tối màu, cầm túi nhỏ. Hai người đội mũ, một người đang mỉm cười.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận quốc tịch của những kẻ đánh bom sau các thông tin trên báo chí nước này. Một kẻ được cho là Osman Vadinov, vào Thổ Nhĩ Kỳ từ thành trì Raqqa ở Syria của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) năm ngoái. 

Kẻ tổ chức vụ tấn công được truyền thông nêu tên là Akhmed Chatayev, một người Chechnya làm công việc tuyển mộ cho IS và nằm trong danh sách khủng bố của Mỹ. Tình trạng của tên này hiện chưa rõ.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất 13 nghi phạm tại Istanbul và một số người khác ở Izmir trong các cuộc bố ráp hôm nay.

IS từ lâu đã tuyển mộ thành viên từ nhiều khu vực Hồi giáo thuộc các nước Liên Xô cũ. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 10/2015 cho rằng tổng số thành viên thuộc các nước trên trong hàng ngũ IS là khoảng 5.000 - 7.000 người.

Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng IS đứng sau vụ xả súng và đánh bom ở sân bay Istanbul làm 44 người chết và khoảng 240 người bị thương. Tuy nhiên, chính phủ nước này chưa tuyên bố chính thức gì về các nghi phạm.

Xem thêm: Cuộc chiến toàn diện có thể nổ ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và IS

Anh Ngọc

 
tong-thong-philippines-muon-xoa-diu-tranh-chap-voi-trung-quoc-sau-phan-quyet-cua-pca

Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vào ngày 12/7 sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia và công nhận vụ kiện. 

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho hay ông từ chối đề nghị đưa ra một tuyên bố cứng rắn chống lại Trung Quốc nếu quyết định của PCA nghiêng về phía Manila.

"Tôi không thích ý tưởng này", Reuters dẫn lời ông Yasay nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của ông Duterte, sau khi ông tuyên thệ nhậm chức hôm nay. Theo ông Yasay, chính phủ Philippines trước hết sẽ nghiên cứu "những tác động và hậu quả" của phán quyết.

Ông Duterte cho rằng nên có "một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng".

"Chúa biết điều đó, tôi thực sự không muốn tuyên chiến với bất kỳ ai", tân tổng thống nói.

Ông Duterte từng có những tuyên bố đầy mâu thuẫn khiến các nhà ngoại giao cảm thấy bối rối không thể hiểu được nhà lãnh đạo này sẽ làm gì để đối phó với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Có lúc ông khẳng định rằng sẽ tách khỏi các quốc gia ASEAN khác để đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, và thậm chí còn xem xét việc từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của Philippines trên Biển Đông để đổi lấy mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Trung Quốc.

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã khăng khăng không tham gia vụ kiện với Philippines, đồng thời tố ngược Manila đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi đưa vụ việc ra PCA, thậm chí còn ngang ngược khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ quyết định nào của bên thứ ba liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Gần đây, Trung Quốc phát động một chiến dịch vận động, lôi kéo ngoại giao quy mô toàn cầu, để thuyết phục các nước khác ủng hộ quan điểm của mình. Bắc Kinh tuyên bố đã có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của mình, chủ yếu là các nước châu Phi, Trung Đông và Trung Á.

Xem thêm: Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc tự đặt mình ngoài vòng pháp luật

'Donald Trump châu Á' khiến đồng minh thấp thỏm về Biển Đông

Anh Ngọc

guong-mat-trien-vong-cho-ghe-thu-tuong-anh

Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Stephen Crabb. Ảnh: Independent

Chỉ trong vài tháng, Stephen Crabb, nghị sĩ đại diện khu vực Preseli Pembrokeshire, từ ghế Bộ trưởng phụ trách xứ Wales đã nhanh chóng được đề bạt vào vị trí Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Anh. Hiện tại, ông có triển vọng lớn trở thành tân thủ tướng Anh nếu được bầu làm chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền, theo Independent.

Việc Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức sau khi cử tri nước này lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 đã tiếp thêm động lực cho cuộc chạy đua vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Thông điệp vận động tranh cử của Crabb rất rõ ràng: cuộc trưng cầu dân ý với kết quả ủng hộ Anh rời EU cho thấy người dân đang hoang mang lẫn giận dữ bởi họ cảm thấy bị nền chính trị và những lãnh đạo cấp cao bỏ rơi. Đảng Bảo thủ cần một người dẫn dắt hiểu cách xây dựng cuộc sống mới trong điều kiện không có nhiều thuận lợi nhằm đưa đất nước gắn kết trở lại.

Tự hào về nguồn gốc xuất thân

Bình luận viên Charlie Cooper từ Independent nhận định nội dung bài phát biểu Crabb đưa ra hôm 29/6 nhằm thông báo việc ông tranh cử ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ đã tận dụng một cách triệt để nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp lao động của ông.

"Tôi thụ hưởng nền giáo dục tuyệt vời ở một ngôi trường tốt toàn diện phía bên kia con đường từ khu nhà xã hội nơi tôi sống. Tôi có một tấm gương mẫu mực là mẹ tôi, người đã vượt qua vô vàn khó khăn và làm việc cật lực vì anh em chúng tôi. Bà đưa chúng tôi đến thư viện công mỗi dịp cuối tuần, nơi tôi đắm chìm trong những cuốn sách để trau dồi kiến thức. Tôi lao động mỗi ngày từ năm 12 tuổi, bắt đầu với việc bán hàng ở một cửa hiệu địa phương rồi dần chuyển lên bán hàng cho một siêu thị của Tesco. Tôi đã làm việc tại các công trường trên khắp cả nước để trang trải chi phí học đại học", ông Crabb nói.

Hãy tưởng tượng nếu Thủ tướng David Cameron cũng kể một câu chuyện tương tự về nguồn gốc của ông. "Tôi nhận được sự giáo dục tuyệt vời ở một ngôi trường công có nhiều đặc quyền nhất nước, nơi mà từ đó, tôi thỉnh thoảng trở về nhà của người cha giàu có làm nghề môi giới chứng khoán. Trong năm nghỉ ngơi trước khi vào đại học, tôi đã làm việc tại một công ty lớn ở Hong Kong, sau đó trở về học tại Oxford và tham gia một câu lạc bộ xã hội mà các thành viên phải mang đồng phục có giá đến 3.500 bảng (104 triệu VNĐ). Đây cũng là nơi để các thành viên uống bia rượu vô độ và quậy phá", Cooper viết.

Chính vì xuất thân giàu có, ông Cameron đã không nhận được nhiều cảm tình từ các cử tri tầng lớp lao động, Cooper đánh giá.

Dù đảng Bảo thủ giành thắng lợi với đa số ghế tại Quốc hội trong hai cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất, ông Cameron chưa bao giờ giành chiến thắng một cách thuyết phục trong nội bộ đảng. Những lời kêu gọi Thủ tướng Anh đưa ra nhằm cải cách đảng Bảo thủ theo thuyết chủ nghĩa bảo thủ một quốc gia nhằm xây dựng dân chủ và công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội luôn phản tác dụng bởi câu chuyện xuất thân của ông. Câu chuyện này đeo bám ông dai dẳng. Đối với một bộ phận lớn cử tri, đây là lý do chính khiến họ không ủng hộ những người phe Bảo thủ.

Xóa bỏ định kiến bảo vệ nhà giàu

Stephen Crabb xuất hiện, không mang theo những định kiến nặng nề đối với quá khứ của ông. Điều này  sẽ góp phần nâng cao cơ hội ông giành chiến thắng trong cuộc đua tranh ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Cựu thủ tướng Anh John Major từng đưa đảng Bảo thủ giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1992 bằng một chiến dịch vận động chủ yếu khai thác nguồn gốc xuất thân của ông từ tầng lớp lao động ở Brixton, London.

Lúc bấy giờ, một áp phích ấn tượng của cuộc vận động đã chạy dòng chữ: "Điều gì mà đảng Bảo thủ mang lại cho một cậu bé tầng lớp lao động đến từ Brixton? Họ chắc chắc sẽ đưa cậu lên làm thủ tướng".

Crabb hoàn toàn có thể đưa ra thông điệp tương tự, chỉ thay đổi chữ West Wales, nơi ông sinh trưởng, cho chữ Brixon, Cooper nhận xét. Đây là thời điểm quan trọng để đảng Bảo thủ sử dụng chiến thuật này nhằm dập tắt tất cả những đòn công kích từ Công đảng đối lập khi nói rằng đảng Bảo thủ xem trọng đặc quyền và bảo vệ cho tầng lớp giàu có.

Lập trường của Crabb về việc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến Brexit cũng cho thấy cuộc vận động của ông sẽ nhắm vào tầng lớp lao động. Ông nhấn mạnh rằng kiểm soát nhập cư, mối lo lắng lớn nhất khiến nhiều người bỏ phiếu ủng hộ Anh rời EU, là "lằn ranh đỏ" đối với ông. Ông cam kết sẽ "không còn biên giới mở" nữa nhưng tiếp tục duy trì khả năng tiếp cận của Anh với thị trường chung EU. Ông cũng cam kết quan tâm đến những trăn trở chính đáng của người dân về vấn đề việc làm.

guong-mat-trien-vong-cho-ghe-thu-tuong-anh-1

Cựu thị trưởng London Boris Johnson (phải) và Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, hai ứng viên hàng đầu cho ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ. Ảnh: Open Europe

Hiện tại, Crabb được xem như kẻ đứng bên lề trên đường đua giành ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ vì ông đang đứng ở vị trí khá xa với so với hai ứng viên hàng đầu là cựu thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Nội vụ Theresa May. 

Tuy nhiên, đảng Bảo thủ chưa thể hiện sự ủng hộ cho ứng cử viên cụ thể nào và sự hậu thuẫn dành cho các nhân vật nặng ký khác như Bộ trưởng Kinh doanh Sajid Javid hay Tổng chưởng lý Jeremy Wright cũng rất đáng chú ý. "Nếu thể hiện được các thế mạnh của mình, Crabb vẫn có cơ hội chiến thắng", Cooper nhận định.

Xem thêm: Người Anh ào ạt xin hộ chiếu Ireland hậu Brexit

Hồng Vân

Turkeys President Tayyip Erdogan (2nd R) walks with his Russian counterpart Vladimir Putin prior to their meeting at the Group of 20 (G20) leaders summit in the Mediterranean resort city of Antalya, Turkey, November 16, 2015.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Vladimir Putin tại hội nghị G20 năm ngoái. Ảnh: Reuters

"Ông Vladimir Vladimirovich đã nêu rõ những điều kiện của chúng tôi để khôi phục quan hệ gồm: xin lỗi, xử lý những người phạm tội và bồi thường", Reuters dẫn lời đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov cho biết, nhắc đến Tổng thống Vladimir Putin. "Điều đầu tiên đã được thực hiện, chúng tôi đang chờ điều thứ hai và thứ ba".

Theo ông Karlov, hoạt động du lịch của Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng chưa thể khôi phục hoàn toàn cho đến khi an toàn của các du khách Nga được đảm bảo. 

Phát biểu tại một cuộc họp với các nhà ngoại giao Nga hôm nay, ông Putin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã xin lỗi về việc bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 vào năm ngoái, khiến một phi công thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc máy bay xâm phạm không phận của nước này, trong khi Nga khẳng định nó chỉ hoạt động trên bầu trời Syria.

Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm 27/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gửi cho tổng thống Nga một bức thư, xin lỗi về vụ việc và nhấn mạnh "sẵn sàng làm mọi thứ có thể để khôi phục mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga". 

Trong cuộc điện đàm hôm qua, hai nhà lãnh đạo cũng đã nhất trí tái hợp tác, trong đó có chống khủng bố, và sẵn sàng gặp trực tiếp sau nhiều tháng căng thẳng.

Ông Putin đã chỉ đạo chính phủ bắt đầu các cuộc đàm phán để nối lại quan hệ thương mại và kinh tế với  Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng dự kiến gặp ông Erdogan trước và trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới. 

Xem thêm: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ rút lại đề nghị sẽ bồi thường Nga

Anh Ngọc

chien-dich-ra-quan-tham-hai-cua-dac-nhiem-delta-my

Một con tin người Mỹ bị bịt mắt, trói tay, được dẫn ra phía ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran ngày 8/11/1979. Ảnh: AP

Sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước vào đầu năm 1979, lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran do đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini dẫn đầu luôn tỏ thái độ nghi ngờ Mỹ đang âm thầm dùng lực lượng tình báo thực hiện các hoạt động can thiệp vào quốc gia này.

Ngày 4/10/1979, khoảng 500 sinh viên đại học Iran bất ngờ tấn công đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ 52 cán bộ nhân viên ngoại giao, đòi Mỹ giao nộp vua Pahlavi đã chạy trốn khỏi đất nước để xét xử, đồng thời phải giải phóng các tài khoản của Iran mà Mỹ đang đóng băng, cam kết chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.

Ban đầu, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã tỏ ra rất kiềm chế khi đối phó với cuộc khủng hoảng con tin này. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng sau đó, tỷ lệ ủng hộ của cử tri với ông Carter giảm mạnh, khiến ông hết kiên nhẫn và quyết định sử dụng biện pháp mạnh.

Ngày 11/4/1980, ông Carter ra lệnh cho Lầu Năm Góc lập kế hoạch giải cứu con tin với mật danh Móng vuốt đại bàng. Đơn vị được lựa chọn để thực hiện chiến dịch này chính là đặc nhiệm Delta (Delta Force), lực lượng mới được Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập để đối phó với các mối đe dọa an ninh từ chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, mọi việc diễn ra không như ý khiến kế hoạch phô diễn sức mạnh với Iran cũng như thế giới của Mỹ trở thành lần ra quân thảm họa của đặc nhiệm Delta, theo Atlantic.

Ngày 16/4/1980, hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thông qua kế hoạch sử dụng trực thăng để thực hiện nhiệm vụ giải cứu. Từ 19 đến 23/4/1980, lực lượng giải cứu được triển khai tới Tây Á.

Ngoài lực lượng nòng cốt tham gia chiến dịch giải cứu là 120 đặc nhiệm Delta, Bộ Quốc phòng Mỹ còn huy động hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Coral Sea tới biển Arab cùng nhiều máy bay vận tải và chiến đấu cơ yểm trợ lực lượng đặc nhiệm.

Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc vạch ra, 8 trực thăng RH-53D Sea Stallion của hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz sẽ lợi dụng đêm tối đến điểm tập kết "Sa mạc 1", một khu vực bí mật ở miền Trung Iran do CIA chuẩn bị.

Tại đây, các trực thăng sẽ hội quân cùng 120 đặc nhiệm Delta trên ba máy bay vận tải C-130 cất cánh từ Oman và đưa lực lượng này đến địa điểm "Sa mạc 2" cách thủ đô Tehran hơn 80 km về phía nam.

Đêm hôm sau, lực lượng Delta sẽ lên 6 xe tải do các điệp viên CIA nằm vùng ở Iran lái tiến vào Tehran, đột kích đại sứ quán, giải cứu các con tin và đưa họ tới một sân bóng gần đó, nơi có các trực thăng của hải quân đợi sẵn. Các trực thăng này sẽ chở con tin và đặc nhiệm đến phi trường Manzariyeh, cách thủ đô Tehran hơn 96 km về phía tây nam để lên các vận tải cơ C-141 bay đến Ai Cập trong khi các trực thăng RH-53D sẽ bị phá hủy và bỏ lại.

Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai vào tối 24/4/1980, chiến dịch Móng vuốt Đại bàng đã gặp trục trặc ngay ở điểm tập kết "Sa mạc 1". Một cơn bão cát khiến một trong số 8 chiếc trực thăng RH-53D phải quay đầu trở về, còn một chiếc khác bị va chạm khi hạ cánh và bị hỏng nặng. 6 chiếc RH-53D còn lại hạ cánh được nhưng một chiếc khác không thể sử dụng tiếp do trục trặc thủy lực.

Do thiếu trực thăng để vận chuyển toàn bộ con tin cùng lính đặc nhiêm, sĩ quan chỉ huy trực tiếp đã quyết định hủy nhiệm vụ giải cứu. Tuy nhiên, đây chính là lúc thảm họa thực sự xảy ra.

Ngay khi các máy bay Mỹ chuẩn bị di tản, một chiếc trực thăng RH-53D va chạm với một chiếc vận tải cơ C-130 chở quân và nhiên liệu khiến cả hai máy bay nổ tung, làm 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng và số khác bị thương. Trong cơn hoảng loạn, lính Mỹ lên máy bay C-130 rút lui, bỏ lại 5 chiếc trực thăng RH-53D mà không kịp phá hủy cùng bản kế hoạch tối mật. Các khí tài, tài liệu mật này rơi vào tay quân đội Iran một ngày sau đó, khiến các điệp viên chờ sẵn hỗ trợ đặc nhiệm Delta trong chiến dịch bị bắt giữ.

chien-dich-ra-quan-tham-hai-cua-dac-nhiem-delta-my-1

 Xác máy bay vận tải C-130 và trực thăng RH-53D của Mỹ rơi tại Iran. Ảnh: AP

Sau chiến dịch giải cứu thất bại đó của đặc nhiệm Delta, Mỹ đã thương lượng trong thời gian dài với Iran. Đầu năm 1981, Mỹ đồng ý giải phóng tài khoản cho Iran. Sau khi giao dịch tài chính thành công, ngày 20/1/1981, các con tin Mỹ rời Iran sau 444 ngày bị bắt giữ, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Carter rời nhiệm sở. Ngày 21/4, cựu tổng thống Mỹ đến chào đón các con tin tại Weisbaden, Tây Đức.

Chiến dịch Móng vuốt Đại bàng là một thất bại đáng xấu hổ của Mỹ trước sự chứng kiến của toàn thế giới, góp phần khiến Jimmy Carter thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1980. Chiến dịch này giúp nước Mỹ nhận ra những yếu kém trong lực lượng đặc nhiệm của mình, đề ra những kế hoạch cần thiết để xây dựng các lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh, đáng tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố.

Xem thêm: Tình báo và đặc nhiệm, đặc sản chống khủng bố của Obama.

Duy Sơn

hai-quan-dai-loan-hanh-ha-cho-hoang-den-chet

Chú chó hoang bị hải quân Đài Loan hành hạ đến chết. Ảnh: Shanghaiist

Theo Shanghaiist, hôm 24/6, đoạn clip hành hạ một chú chó con đến chết của hải quân Đài Loan lan truyền trên mạng xã hội đã khiến nhiều người phẫn nộ. Một nhóm hải quân 5 người đã treo cổ và ném xác chú chó xuống vùng biển ngoại ô thành phố Cao Hùng, Đài Loan.

Trong đoạn clip, chú chó tên Tiểu Bạch bị treo cạnh vách đá bằng một sợi dây kim loại. Tiểu Bạch cố gắng leo lên nhưng bị sợi dây siết đến chết. Cuối video, một người còn trêu đùa rằng, "Tiểu Bạch, kiếp sau đừng làm chó ngu nữa nhé!" sau đó hô vang khẩu hiệu "không sợ chết" của hải quân.

Video Tiểu Bạch bị hành hạ tới chết 
(Độc giả cân nhắc trước khi xem)

Theo Taipei Times, sự việc diễn ra khi một binh lính cấp trên ra lệnh cho 4 cấp dưới "làm cho Tiểu Bạch biến mất".

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và trưởng cơ quan quân sự Phùng Thế Khoan đã lên án việc này. Ông Phùng cũng xin lỗi trước sự việc trên.

Năm binh lính liên quan bị giam giữ 10 ngày.

Nhiều nhà hoạt động cho rằng hình phạt này chưa đủ răn đe và kêu gọi biểu tình, diễu hành trước trụ sở cơ quan quân sự và chính quyền Đài Loan. Hơn 180 nghìn người đã đăng ký tham gia các hoạt động này trước khi thông tin đăng ký bị dỡ xuống.

Xem thêm: Lễ hội thịt chó Trung Quốc vẫn diễn ra bất chấp phản đối

Hải Yến

truyen-thong-the-gioi-quan-tam-den-thu-pham-gay-ca-chet-hang-loat-o-viet-nam

Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo chiều nay. Ảnh: BBC

Reuters cho hay công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nơi vận hành một trong những dự án đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, hôm 28/6 đã nhận trách nhiệm gây ra hiện tượng cá chết quy mô lớn ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Nhà máy trị giá 10,6 tỷ USD này là một đơn vị thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan và đã xả thải chứa hóa chất độc hại ra biển.

"Công ty này đề nghị bồi thường 500 triệu USD", hãng thông tấn Anh dẫn lời Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay tại cuộc họp báo.

Giật tít "Tập đoàn Nhựa Formosa bị phạt 500 triệu USD vì xả thải độc ở Việt Nam", tờ Nikkei Asian Review cho hay đây được cho là "mức phạt lớn chưa từng có đối với một công ty ở Việt Nam". 

Tờ báo chuyên về kinh doanh cho hay ban đầu công ty thép Formosa tại Hà Tĩnh dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 6, tuy nhiên kế hoạch này hiện sẽ bị treo cho đến khi các biện pháp bảo vệ môi trường được tiến hành.

[Caption] A villager shows dead sea fish he collected on a beach in Phu Loc district, in the central province of Thua Thien Hue. Photograph: STR/AFP/Getty Images

Một cụ ông nhặt cá chết trên bãi biển Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, hồi tháng 4. Ảnh: AFP

Dẫn kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố chiều nay, tờ báo cho biết nguồn nước thải chứa độc tố xuất phát từ các đường ống ngầm của nhà máy, lan rộng đến vùng biển ngoài Hà Tĩnh, gây chết một lượng cá lớn.

Cùng với khoản tiền bồi thường thiệt hại, Formosa cũng đưa ra các giải pháp như di chuyển các đường ống trên lên bề mặt để tiện kiểm tra. Chính quyền Việt Nam sau đó sẽ theo dõi các đường ống và quyết định khi nào nhà máy có thể bắt đầu vận hành.

Anh Ngọc

be-trai-11-tuoi-bi-dieu-tra-vi-quay-roi-tinh-duc-phu-nu

Nhà ga Stockport, Anh, nơi xảy ra vụ quấy rối tình dục hôm 24/6. Ảnh: Geograph

Theo Telegraph, cảnh sát Anh đang truy tìm cậu bé 11 tuổi do hành vi quấy rối tình dục một phụ nữ tại sảnh nhà ga Stockport, Greater Manchester chiều 24/6. Các nhân chứng cũng được kêu gọi để tố giác kẻ phạm tội.

"Nạn nhân đang cùng bạn trai đợi ở sảnh mua vé thì bị một cậu bé sờ soạng một cách khiếm nhã. Sau đó, cậu ta cười lớn và rời đi. Một lát sau, bé trai này quay lại nhà ga, vượt qua hàng rào vé làm loạn. Bị yêu cầu rời đi, cậu bé nhổ nước bọt vào mặt nhân viên nhà ga", cảnh sát Rebecca Swift cho biết.

Nạn nhân tủi nhục rời đi và vẫn không hết bàng hoàng trước những gì vừa diễn ra. Cảnh sát đã lấy mẫu nước bọt để xác định danh tính kẻ tấn công. 

Theo lời các nhân chứng, cậu bé khoảng 11 tuổi, da trắng, tóc đen, mặc áo khoác đen có mũ, quần đen và đi giày thể thao đen.

Xem thêm: Cậu bé 6 tuổi bị kết tội quấy rối tình dục

Lan Hương

Thủ tướng Anh David Cameron, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Ảnh: Telegraph

Thủ tướng Anh David Cameron, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Ảnh: Telegraph

"Trong vài ngày nữa, tôi sẽ đề ra kế hoạch cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và tôi hy vọng nó có thể đem đến sự đoàn kết và thay đổi", ông Gove, một chính trị gia tiêu biểu trong chiến dịch Brexit, tức Anh rời Liên minh châu Âu, hôm nay nói.

Ông từng được kỳ vọng sẽ ủng hộ cựu thị trưởng London Boris Johnson làm ứng viên thủ tướng. Gove cho biết ông tranh cử do "kết luận rằng Boris không thể lãnh đạo hay lập được một đội vì nhiệm vụ trước mắt".

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, người vận động ở lại Liên minh châu Âu (EU) hôm nay cũng thông báo về dự định tranh cử lãnh đạo đảng, trên báo Times. Bà May nói bà có thể "đoàn kết nước Anh lại" và hàn gắn chia rẽ do kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về EU.

Ông Gove và bà May nằm trong số các ứng viên dự kiến tranh cử. Danh sách sau đó sẽ được các nghị sĩ của đảng sàng lọc còn lại hai người cuối cùng. 150.000 thành viên của đảng Bảo thủ sẽ bầu ra lãnh đạo và kết quả dự kiến được công bố vào ngày 9/9.

Thủ tướng David Cameron hôm 24/6 tuyên bố từ chức, sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy 51,9% người Anh đi bầu ủng hộ ra khỏi EU, còn 48,1% phản đối. 

Xem thêm: Scotland xin ở lại EU

Trọng Giáp

Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia mạnh về công nghệ tên lửa. Ảnh minh họa: Guardian.

Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia mạnh về công nghệ tên lửa. Ảnh minh họa: Guardian.

Ấn Độ ban đầu dự tính thử nghiệm tên lửa vào hôm qua nhưng đã hoãn sang hôm nay. Tên lửa được phóng đi từ bệ phóng số 3 tại khu thử tên lửa tích hợp Chandipur, bang Orissa, lúc 8h15 sáng nay, theo Sputnik.

Tên lửa tầm xa Barak 8 có thể đánh chặn mục tiêu trong phạm vi 70 km. Tên lửa dài 4 m, nặng 275 kg và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 60 kg.

Các quan chức Ấn Độ và Israel, cùng giám sát vụ thử tên lửa, tuyên bố vụ thử "đạt các mục tiêu đề ra". Trước đó, Ấn Độ đã cho di dời tạm thời 3.652 cư dân trong bán kính 2,5 km tính từ bệ phóng tên lửa. Ngư dân ở vịnh Bengal cũng được khuyến khích không ra khơi khi Ấn Độ thử tên lửa. 

Hôm 26/3, hải quân Ấn Độ tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 từ ống phóng đặt dưới nước ở vịnh Bengal. K-4 là tên lửa có tầm bắn 2.000 km thuộc hệ thống tên lửa đạn đạo K do Ấn Độ đang thử nghiệm. Ban đầu Ấn Độ thử tên lửa từ ống phóng đặt dưới nước, sau đó tên lửa sẽ được đặt hoàn toàn trên tàu ngầm. 

Theo các chuyên gia quân sự, trong bộ ba hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là vũ khí khó bị phát hiện và ngăn chặn nhất. Sức công phá của các SLBM trên một tàu ngầm hạt nhân chiến lược đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia.

Xem thêm: Ấn Độ phóng thử tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm

Văn Việt

Hành khách bị sốc trước vụ tấn công khủng bố ở sân bay Ataturk. Ảnh: AFP

Hành khách bị sốc trước vụ tấn công khủng bố ở sân bay Ataturk. Ảnh: AFP

“Chúng tôi xin gửi tới gia đình những người bị nạn, chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ lời chia buồn sâu sắc nhất. Việt Nam lên án vụ khủng bố và tin tưởng rằng những kẻ chủ mưu sớm bị trừng phạt thích đáng", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hôm nay tuyên bố trong thông cáo của Bộ. 

Bộ Ngoại giao cũng cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện hỏi thăm đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau vụ khủng bố.

Vụ đánh bom tự sát, xả súng hôm 28/6 ở sân bay Ataturk, Istanbul là cuộc tấn công làm nhiều người chết nhất trong các vụ đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ tính từ đầu năm nay. Số người chết đã tăng lên hơn 40 người chết và hơn 230 người bị thương trong vụ việc.

Các lãnh đạo thế giới hôm qua bị sốc và đã lên án cuộc tấn công ở sân bay lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, tấp nập thứ ba ở châu Âu. Vụ việc xảy ra ngay trong tháng nhịn ăn Ramadan thiêng liêng của người Hồi giáo.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nhiều khả năng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau cuộc tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ thuộc liên minh do Mỹ dẫn đầu chống IS và nước này cũng đang cố gắng ngăn cuộc chiến từ nước láng giềng Syria tràn sang.

Xem thêm: Đánh bom, xả súng liên tiếp ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ

Trọng Giáp

Theo China News, lễ tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được tổ chức hôm qua.

Các nam thanh nữ tú xuất hiện trong bộ đồng phục cử nhân. Hầu hết họ đều trang điểm đơn giản hoặc để mặt mộc.

Họ tranh thủ chụp ảnh selfie bằng điện thoại.

Khoảnh khắc rạng rỡ của một nữ sinh trong lễ tốt nghiệp.

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh là ngôi trường nổi tiếng có nhiều nam thanh nữ tú nhất Bắc Kinh.

Mỗi dịp nhập học, tốt nghiệp hoặc lễ kỷ niệm của trường đều thu hút nhiều phóng viên đến chụp ảnh.

Sinh viên và giảng viên Học viện chụp ảnh tập thể.

Học viện Điện ảnh Bắc Kinh đào tạo nhiều nghệ sĩ hàng đầu trong giới giải trí Trung Quốc. Nhiều minh tinh như Triệu Vy, Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều tốt nghiệp trường này.

Hải Yến (Ảnh: China News)

cuoc-chien-toan-dien-co-the-no-ra-giua-tho-nhi-ky-va-is

Sân bay Ataturk ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ đánh bom hôm 28/6. Ảnh: Reuters

Hiện chưa bên nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ khủng bố tại sân bay Ataturk, thành phố Istanbul, khiến ít nhất 42 người chết và 240 người bị thương, nhưng giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là thủ phạm, theo Washington Post.

Vụ đánh bom thứ 5 trong năm nay ở Istanbul  nhằm vào trung tâm giao thông quan trọng bậc nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Một tay súng kích hoạt khối thuốc nổ tại khu vực đón khách đến tại tầng trệt của sân bay. Nghi phạm thứ hai vài phút sau cho nổ một quả bom khác trong khu khởi hành ở tầng trên. Cuối cùng, tên thứ ba kích nổ bom tự sát tại bãi đỗ xe giữa lúc mọi người đang nhốn nháo, hoảng loạn tháo chạy, tìm nơi ẩn nấp.

Bình luận viên Erin Cunningham từ Washington Post nhận định cuộc tấn công nhằm vào một trong những sân bay đông đúc nhất thế giới, biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đẩy nước này vào một cuộc chiến sâu rộng hơn với IS.

"Nếu IS thật sự đứng sau vụ việc thì đây không khác gì một lời tuyên chiến", Soner Cagaptay, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nhận xét. "Cuộc tấn công vừa qua hoàn toàn khác biệt, về phạm vi, mức độ ảnh hưởng cho đến số người thương vong".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người khắc họa bản thân như một lãnh đạo mạnh mẽ, bảo thủ "sẽ không thể bỏ qua chuyện này", ông Cagaptay cho hay.

Giới phân tích cho rằng sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến chống IS do Mỹ đứng đầu hiện nay vẫn còn miễn cưỡng. Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm qua dường như phớt lờ mọi hoạt động của IS tại khu vực biên giới tiếp giáp Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Asssad và coi IS như một vũ khí giúp họ chống lại lực lượng người Kurd đang đấu tranh đòi quyền tự trị.

Mặt khác, IS được cho là đang vận chuyển vũ khí, chiến binh thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Ankara chỉ áp dụng những biện pháp kiểm soát lỏng lẻo tại khu vực biên giới tạo điều kiện để phiến quân phát triển một mạng lưới chân rết trải dài bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời điểm Ankara gia nhập liên minh chống IS do Washington dẫn đầu cũng là lúc các mạng lưới của IS bên trong Thổ Nhĩ Kỳ xác định được mục tiêu tấn công mới. IS đã nhận trách nhiệm hoặc bị cáo buộc tiến hành ít nhất 5 vụ đánh bom tự sát nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay.

Sau vụ đánh bom, xả súng tại sân bay Ataturk, khả năng đôi bên lún sâu vào một cuộc chiến toàn diện là vô cùng lớn, chuyên gia dự đoán. "Họ đã đi từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh một phần và nay chuẩn bị tiến tới một cuộc chiến toàn diện", ông Cagaptay nói.

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng minh của Mỹ, có thể thực sự gia tăng vai trò trong các chiến dịch chống IS ở Syria hay không.

Những cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các mục tiêu IS đã bị ngừng lại sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga ở khu vực gần biên giới Syria hồi tháng 11 năm ngoái. Từ đó tới nay, Ankara chỉ thực hiện các nhiệm vụ giám sát, trinh sát trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

cuoc-chien-toan-dien-co-the-no-ra-giua-tho-nhi-ky-va-is-1

Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gặp nhau tại Moscow năm 2015, trước khi vụ bắn hạ Su-24 xảy ra. Ảnh: AFP

Song Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm qua đã có một cuộc điện đàm quan trọng. Ông Putin gửi lời chia buồn tới các nạn nhân trong vụ tấn công sân bay. Trước đó, ông Erdogan gửi một lá thư cho ông Putin, bày tỏ sự hối tiếc về vụ bắn hạ phi cơ Nga. Diễn biến đột phá này khiến nhiều người lạc quan rằng Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có thể dấn thân sâu hơn vào cuộc chiến chống IS trong tương lai.

Bên cạnh đó, theo Cagaptay, vụ khủng bố tại sân bay Ataturk chỉ là khởi đầu cho những cuộc tấn công tương tự sắp tới.

"Khả năng của IS dường như sẽ tiếp tục gia tăng", Ege Seckin, chuyên gia tại công ty phân tích rủi ro chính trị IHS Country Risk, đánh giá, đồng thời thêm rằng bản chất cũng như quy mô của các mạng lưới cực đoan ở bên trong Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến nhiệm vụ ngăn chặn chúng trở nên vô cùng khó khăn.

Xem thêm: Xuống nước xin lỗi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng sức ép

Vũ Hoàng

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác