Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon

Ông Torres đã làm việc cho nhà hàng Song Long 25 năm. ẢnhLos Angeles Times

Gần 25 năm trước, Roberto Torres từ Mexico đến quận Cam, bang California, Mỹ, làm công việc rửa bát cho nhà hàng Việt Nam Song Long. Torres là một phần trong làn sóng nhập cư từ Mexico thời gian đó và đã góp phần biến nơi này thành một địa điểm mà người Mỹ Latin và người châu Á chiếm đa số.

Qua nhiều năm làm việc, ông dần trở thành phục vụ chính của nhà hàng, LA Times cho hay.

"Chào anh, chào chị, anh chị thích ăn món gì hôm nay?", Torres chào và hỏi bằng tiếng Việt khi thấy một đôi vợ chồng trông rất sành điệu từ thành phố Santa Anna. Người đàn ông mặc vest, thắt cà vạt lụa màu tối, còn người phụ nữ choàng khăn Burberry. 

Dù những người Latin từ lâu đã quen làm việc trong nhà bếp và lau dọn tại các nhà hàng Việt Nam, ông Torres lại là một trong số ít người vươn lên được và có công việc tốt hơn. Ông nhấn mạnh cách hai cộng đồng người Việt và người Latin kết hợp với nhau để cùng phát triển đời sống văn hóa và thương mại của địa phương.

Tại Westminster, Garden Grove và Santa Ana, 3 thành phố nằm trong khu Little Saigon, có gần 145.000 người Việt và hơn 344.000 người Latin, theo số liệu khảo sát 2010 - 2014 của Cục điều tra Dân số Mỹ.

Người Việt và người Latin, hầu hết gốc Mexico, bắt đầu đổ về quận Cam vào cuối những năm 1970 và đầu 1980. Ban đầu, người Việt phần lớn định cư ở Westminster còn người Latin thì ở Santa Ana. Theo thời gian, ranh giới này dần lu mờ và được mở rộng đáng kể.

Bất chấp những khác biệt về chính trị, khi người Việt chủ yếu theo đảng Cộng hòa còn người Latin ủng hộ đảng Dân chủ, các chuyên gia cho rằng họ vẫn xích lại gần nhau để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động mà khu vực này phải đối mặt. 

Los Angeles TimesChef Juan Ramirez, left, and Omar Reynoso, right, prepare meals at hotspot Song Long. Despite their political differences the Vietnamese tend to be Republican, and the Latinos Democratic experts say they come together to solve a labor shortage facing the area.

Đầu bếp Juan Ramirez (trái) và Omar Reynoso chuẩn bị các món ăn tại nhà hàng Song Long. ẢnhLos Angeles Times

Thị trường bán lẻ của người Việt phát triển mạnh nhưng lượng nhân công người Việt để đáp ứng cho các cửa hàng là không đủ. 

"Làn sóng nhập cư từ Việt Nam đã ngừng lại. Các chủ cửa hàng phải tìm kiếm thêm nguồn nhân công khác nên họ chuyển hướng sang những người Latin vẫn đang tiếp tục nhập cư vào Mỹ", Linda Vo, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại đại học California Irvine nói. "Người Latin sẵn sàng chấp nhận những công việc có thu nhập thấp".

Theo bà Vo, từ những năm đầu đến Mỹ, người Việt chủ yếu làm việc với gia đình và bạn bè, và có nhiều lợi thế hơn. Một số người đã biết tiếng Anh và được học hành tử tế ở Việt Nam. 

Hiện nay người Việt thường làm chủ còn người Latin vẫn đóng khung trong các công việc thu nhập thấp. Torres đã thăng tiến nhưng có nhiều người Latin khác chưa bao giờ ra khỏi nhà bếp hay các nhóm lau dọn.

Theo cuộc điều tra vào năm 2010, thu nhập bình quân của các hộ gia đình người Việt tại quận Cam là khoảng 64.000 USD, trong khi thu nhập của người Latin là 56.000 USD.

Với một nhân viên như Torres, trở thành bồi bàn chính là một thách thức lớn về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Như thường lệ, một khách hàng sẽ thử xem Torres thực sự hiểu được bao nhiêu.

"Tôi nói chuyện với ông ấy bằng tiếng Việt. Tôi thử hỏi ông ấy về các món ăn. Ông ấy thực sự hiểu đấy", Mai Hoang nói. 

Doanh nhân Vince Doan, một vị khách của nhà hàng, cho hay ông không quá ngạc nhiên. "Vì chúng ta đang sống ở Nam California, tôi nghĩ mình nên mong chờ một sự kết hợp hai nền văn hóa. Mọi người hòa lẫn với nhau", ông nói.

Có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Việt tại quận Cam, theo Phòng Thương mại Mỹ Việt. Tại các cửa hàng nhỏ và siêu thị trên khắp Little Saigon, người Latin bốc dỡ hàng hóa và thường được giao công việc lau chùi. Còn tại một số nhà hàng các nhân công này chiếm một vai trò nổi bật hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Vợ, hai anh em trai và hai người cháu của Torres đều làm việc tại Song Long. Nhân sự của nhà hàng ít biến động và các công việc tại đây đều diễn ra trong khuôn khổ một gia đình.

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-1

Ông Torres đã trở thành nhân viên quen thuộc với các thực khách của nhà hàng. ẢnhLos Angeles Times

Torres làm việc 7 ngày một tuần, đi từ nơi làm về căn hộ của ông chỉ mất 5 phút. Ông có 4 đứa con, trong đó đứa nhỏ nhất cũng sắp 18 tuổi.

Torres cho hay ngay từ đầu, cách đây một thế hệ, ông đã quan sát rất kỹ cách người Việt giao tiếp với nhau, cách họ cúi đầu chào nhau và mời trà. Ông quan sát các bát nước dùng hay những đĩa cơm được ăn nhiều nhất và ghi nhớ tên cũng như hương vị của chúng. Ông kiếm được 10 USD một giờ và cảm thấy mình còn cần phải tiến lên.

Bà Lan Vo, chủ của nhà hàng Song Long, đã hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha phục vụ khách hàng và nấu các món ăn Việt - Pháp. Bà dùng ảnh và hướng dẫn từng bước. Bà chỉ dẫn họ cả những cách xưng hô lịch sự của người Việt Nam.

Tại Brodard, một nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở Mỹ, bà chủ Chau Dang Haller và chị gái Giao Dang thì giải thích từng nguyên liệu và hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha của họ cách làm món ăn phổ biến nhất là nem cuốn. Vào những ngày cao điểm cuối tuần, họ bán được ít nhất 10.000 chiếc nem.

Bên trong nhà hàng tấp nập, Amelia Najera, một nhân viên đã gắn bó 7 năm, giải thích về việc làm thế nào cô làm ra 100 chiếc nem cuốn mỗi giờ.

"Dễ thôi", Najera nói. "Giống như thở vậy. Tôi cứ theo nhịp và siết chặt nó".

"Họ giống như một chiếc máy cuốn nem vậy", bà Dang nói. "Người Latin tôn trọng cách bạn chỉ dạy họ và cho chúng tôi thấy rằng họ sẵn lòng học hỏi".

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-2

Bà Lan Vo, chủ nhà hàng Song Long. ẢnhLos Angeles Times

Torres cho hay ban đầu, ông từng rất ngạc nhiên khi nghe những câu, từ vắn tắt trong tiếng Việt. Bây giờ, các nhân viên khác đang lấy ông làm gương. Khi ông mang trà nóng đến cho một cặp bà cháu, Juan Ramirez, nhân viên rửa bát và đấu bếp bán thời gian, lắng nghe giọng nói nhẹ nhàng của Torres và mơ ước một ngày được như ông.

"Tôi luyện tập. Tôi lắng nghe và lắng nghe", Ramirez nói thêm, lưu ý đến những nhịp ngắt của tiếng Việt. "Đây là văn hóa gia đình, mọi thứ đều xoay quanh trẻ em và người già".

Xem thêm: Nhà hàng Việt 30 năm ở quận Cam vẫn hấp dẫn thực khách

Anh Ngọc

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:45 GMT+7

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:45 GMT+7

Nhà Trắng điểm lại chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama bằng một video được lồng bản nhạc Lý kéo chài.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon

Ông Torres đã làm việc cho nhà hàng Song Long 25 năm. ẢnhLos Angeles Times

Gần 25 năm trước, Roberto Torres từ Mexico đến quận Cam, bang California, Mỹ, làm công việc rửa bát cho nhà hàng Việt Nam Song Long. Torres là một phần trong làn sóng nhập cư từ Mexico thời gian đó và đã góp phần biến nơi này thành một địa điểm mà người Mỹ Latin và người châu Á chiếm đa số.

Qua nhiều năm làm việc, ông dần trở thành phục vụ chính của nhà hàng, LA Times cho hay.

"Chào anh, chào chị, anh chị thích ăn món gì hôm nay?", Torres chào và hỏi bằng tiếng Việt khi thấy một đôi vợ chồng trông rất sành điệu từ thành phố Santa Anna. Người đàn ông mặc vest, thắt cà vạt lụa màu tối, còn người phụ nữ choàng khăn Burberry. 

Dù những người Latin từ lâu đã quen làm việc trong nhà bếp và lau dọn tại các nhà hàng Việt Nam, ông Torres lại là một trong số ít người vươn lên được và có công việc tốt hơn. Ông nhấn mạnh cách hai cộng đồng người Việt và người Latin kết hợp với nhau để cùng phát triển đời sống văn hóa và thương mại của địa phương.

Tại Westminster, Garden Grove và Santa Ana, 3 thành phố nằm trong khu Little Saigon, có gần 145.000 người Việt và hơn 344.000 người Latin, theo số liệu khảo sát 2010 - 2014 của Cục điều tra Dân số Mỹ.

Người Việt và người Latin, hầu hết gốc Mexico, bắt đầu đổ về quận Cam vào cuối những năm 1970 và đầu 1980. Ban đầu, người Việt phần lớn định cư ở Westminster còn người Latin thì ở Santa Ana. Theo thời gian, ranh giới này dần lu mờ và được mở rộng đáng kể.

Bất chấp những khác biệt về chính trị, khi người Việt chủ yếu theo đảng Cộng hòa còn người Latin ủng hộ đảng Dân chủ, các chuyên gia cho rằng họ vẫn xích lại gần nhau để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động mà khu vực này phải đối mặt. 

Los Angeles TimesChef Juan Ramirez, left, and Omar Reynoso, right, prepare meals at hotspot Song Long. Despite their political differences the Vietnamese tend to be Republican, and the Latinos Democratic experts say they come together to solve a labor shortage facing the area.

Đầu bếp Juan Ramirez (trái) và Omar Reynoso chuẩn bị các món ăn tại nhà hàng Song Long. ẢnhLos Angeles Times

Thị trường bán lẻ của người Việt phát triển mạnh nhưng lượng nhân công người Việt để đáp ứng cho các cửa hàng là không đủ. 

"Làn sóng nhập cư từ Việt Nam đã ngừng lại. Các chủ cửa hàng phải tìm kiếm thêm nguồn nhân công khác nên họ chuyển hướng sang những người Latin vẫn đang tiếp tục nhập cư vào Mỹ", Linda Vo, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại đại học California Irvine nói. "Người Latin sẵn sàng chấp nhận những công việc có thu nhập thấp".

Theo bà Vo, từ những năm đầu đến Mỹ, người Việt chủ yếu làm việc với gia đình và bạn bè, và có nhiều lợi thế hơn. Một số người đã biết tiếng Anh và được học hành tử tế ở Việt Nam. 

Hiện nay người Việt thường làm chủ còn người Latin vẫn đóng khung trong các công việc thu nhập thấp. Torres đã thăng tiến nhưng có nhiều người Latin khác chưa bao giờ ra khỏi nhà bếp hay các nhóm lau dọn.

Theo cuộc điều tra vào năm 2010, thu nhập bình quân của các hộ gia đình người Việt tại quận Cam là khoảng 64.000 USD, trong khi thu nhập của người Latin là 56.000 USD.

Với một nhân viên như Torres, trở thành bồi bàn chính là một thách thức lớn về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Như thường lệ, một khách hàng sẽ thử xem Torres thực sự hiểu được bao nhiêu.

"Tôi nói chuyện với ông ấy bằng tiếng Việt. Tôi thử hỏi ông ấy về các món ăn. Ông ấy thực sự hiểu đấy", Mai Hoang nói. 

Doanh nhân Vince Doan, một vị khách của nhà hàng, cho hay ông không quá ngạc nhiên. "Vì chúng ta đang sống ở Nam California, tôi nghĩ mình nên mong chờ một sự kết hợp hai nền văn hóa. Mọi người hòa lẫn với nhau", ông nói.

Có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Việt tại quận Cam, theo Phòng Thương mại Mỹ Việt. Tại các cửa hàng nhỏ và siêu thị trên khắp Little Saigon, người Latin bốc dỡ hàng hóa và thường được giao công việc lau chùi. Còn tại một số nhà hàng các nhân công này chiếm một vai trò nổi bật hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Vợ, hai anh em trai và hai người cháu của Torres đều làm việc tại Song Long. Nhân sự của nhà hàng ít biến động và các công việc tại đây đều diễn ra trong khuôn khổ một gia đình.

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-1

Ông Torres đã trở thành nhân viên quen thuộc với các thực khách của nhà hàng. ẢnhLos Angeles Times

Torres làm việc 7 ngày một tuần, đi từ nơi làm về căn hộ của ông chỉ mất 5 phút. Ông có 4 đứa con, trong đó đứa nhỏ nhất cũng sắp 18 tuổi.

Torres cho hay ngay từ đầu, cách đây một thế hệ, ông đã quan sát rất kỹ cách người Việt giao tiếp với nhau, cách họ cúi đầu chào nhau và mời trà. Ông quan sát các bát nước dùng hay những đĩa cơm được ăn nhiều nhất và ghi nhớ tên cũng như hương vị của chúng. Ông kiếm được 10 USD một giờ và cảm thấy mình còn cần phải tiến lên.

Bà Lan Vo, chủ của nhà hàng Song Long, đã hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha phục vụ khách hàng và nấu các món ăn Việt - Pháp. Bà dùng ảnh và hướng dẫn từng bước. Bà chỉ dẫn họ cả những cách xưng hô lịch sự của người Việt Nam.

Tại Brodard, một nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở Mỹ, bà chủ Chau Dang Haller và chị gái Giao Dang thì giải thích từng nguyên liệu và hướng dẫn các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha của họ cách làm món ăn phổ biến nhất là nem cuốn. Vào những ngày cao điểm cuối tuần, họ bán được ít nhất 10.000 chiếc nem.

Bên trong nhà hàng tấp nập, Amelia Najera, một nhân viên đã gắn bó 7 năm, giải thích về việc làm thế nào cô làm ra 100 chiếc nem cuốn mỗi giờ.

"Dễ thôi", Najera nói. "Giống như thở vậy. Tôi cứ theo nhịp và siết chặt nó".

"Họ giống như một chiếc máy cuốn nem vậy", bà Dang nói. "Người Latin tôn trọng cách bạn chỉ dạy họ và cho chúng tôi thấy rằng họ sẵn lòng học hỏi".

nguoi-latin-hoc-cach-hoa-hop-voi-nguoi-viet-o-little-saigon-2

Bà Lan Vo, chủ nhà hàng Song Long. ẢnhLos Angeles Times

Torres cho hay ban đầu, ông từng rất ngạc nhiên khi nghe những câu, từ vắn tắt trong tiếng Việt. Bây giờ, các nhân viên khác đang lấy ông làm gương. Khi ông mang trà nóng đến cho một cặp bà cháu, Juan Ramirez, nhân viên rửa bát và đấu bếp bán thời gian, lắng nghe giọng nói nhẹ nhàng của Torres và mơ ước một ngày được như ông.

"Tôi luyện tập. Tôi lắng nghe và lắng nghe", Ramirez nói thêm, lưu ý đến những nhịp ngắt của tiếng Việt. "Đây là văn hóa gia đình, mọi thứ đều xoay quanh trẻ em và người già".

Xem thêm: Nhà hàng Việt 30 năm ở quận Cam vẫn hấp dẫn thực khách

Anh Ngọc

thieu-nu-ai-cap-chet-tren-ban-cat-bo-am-vat

Bức ảnh nổi tiếng của phóng viên CNN những năm 1990 chụp cảnh cô gái đau đớn vì bị cắt bỏ âm vật ở Ai Cập. Ảnh: CNN

Theo Guardian, công tố viên Ai Cập đang điều tra cái chết của Mayar Mohamed Mousa, tử vong tại một bệnh viện tư nhân ở tỉnh Suez hôm 29/5. 

"Luật pháp cấm loại phẫu thuật này", Lotfi Abdel-Samee, quan chức y tế địa phương nhấn mạnh. Mặc dù luật cấm có hiệu lực từ năm 2008, nhưng phẫu thuật cắt âm vật (FGM) vẫn rất phổ biến ở Ai Cập, đặc biệt ở vùng nông thôn và cộng đồng người Hồi giáo, Cơ đốc giáo thiểu số.

Trước khi Mousa tử vong, em gái cô cũng mới làm phẫu thuật tương tự. Mẹ của hai cô gái là y tá, trong khi người cha quá cố từng là bác sĩ phẫu thuật. Ca phẫu thuật cho Mousa do một bác sĩ nữ tiến hành. Các nhà chức trách đã đóng cửa bệnh viện hôm qua và đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi.

Theo Claudia Cappa, tác giả báo cáo hồi tháng 2 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trên thế giới vẫn còn 200 triệu trẻ gái và phụ nữ là nạn nhân của hủ tục này. FGM là cách cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ nhằm kìm hãm ham muốn tình dục của phụ nữ.

Họ phải chịu nhiều hậu quả như chảy máu và đau rát khi đi tiểu, chịu đau đớn lúc quan hệ tình dục, biến chứng tử vong khi sinh con và chấn thương tâm lý sâu sắc.

Xem thêm: Bên trong phòng cắt bỏ âm vật ở Kenya

Hồng Hạnh

Truyền thông Triều Tiên ca ngợi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh minh họa: CNN

Truyền thông Triều Tiên ca ngợi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh minh họa: CNN.

Trang web truyền thông của nhà nước Triều Tiên DPRK đăng bài của tác giả Han Yong Mook ca ngợi ông Trump là "chính trị gia khôn ngoan" và là "ứng viên tổng thống có tầm nhìn xa", CNN hôm nay đưa tin. Hai tuần trước, ông Trump từng tuyên bố sẵn sàng đối thoại với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nếu được làm tổng thống Mỹ. 

"Công dân Mỹ không nên bỏ phiếu cho bà Clinton - chính trị gia tối dạ - người tuyên bố dùng mô hình Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Người nên được bầu là ông Trump bởi ông chọn cách đối thoại trực tiếp với Triều Tiên", bài báo viết. DPRK cho biết thêm: "Ai biết được sẽ có ngày khẩu hiệu 'Yankee, Go Home' (Người Mỹ, hãy về nước) sẽ trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là ngày thống nhất Triều Tiên".

Tỷ phú New York ngoài tuyên bố đối thoại trực tiếp với Kim Jong-un, còn cho rằng Mỹ nên rút 75.000 quân đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc để hai nước này "tự bảo vệ mình". 

Bruce Klingner, cựu nhân viên CIA, cho biết Bình Nhưỡng sẽ hoan nghênh bất cứ ứng viên tổng thống Mỹ nào "làm suy yếu mối quan hệ" giữa Mỹ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc. "Triều Tiên có mục tiêu lâu dài là loại bỏ hoặc giảm bớt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản", Klingner cho biết. 

Trong các phản ứng chính thức, Triều Tiên được cho là chưa bao giờ ủng hộ việc thống nhất hai miền trên bán đảo. Tuần trước, Bình Nhưỡng từ chối đề nghị gặp gỡ của tỷ phú Trump. Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ông So Se Pyong nói đề nghị của ông Trump "không chân thành" và coi đây là "chiêu trò" trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.

Xem thêm: Donald Trump có thể khiến Mỹ suy yếu như thế nào 

Văn Việt

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:45 GMT+7

Thứ tư, 1/6/2016 | 11:45 GMT+7

Nhà Trắng điểm lại chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama bằng một video được lồng bản nhạc Lý kéo chài.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }
Truyền thông Triều Tiên ca ngợi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh minh họa: CNN

Truyền thông Triều Tiên ca ngợi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh minh họa: CNN.

Trang web truyền thông của nhà nước Triều Tiên DPRK đăng bài của tác giả Han Yong Mook ca ngợi ông Trump là "chính trị gia khôn ngoan" và là "ứng viên tổng thống có tầm nhìn xa", CNN hôm nay đưa tin. Hai tuần trước, ông Trump từng tuyên bố sẵn sàng đối thoại với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nếu được làm tổng thống Mỹ. 

"Công dân Mỹ không nên bỏ phiếu cho bà Clinton - chính trị gia tối dạ - người tuyên bố dùng mô hình Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Người nên được bầu là ông Trump bởi ông chọn cách đối thoại trực tiếp với Triều Tiên", bài báo viết. DPRK cho biết thêm: "Ai biết được sẽ có ngày khẩu hiệu 'Yankee, Go Home' (Người Mỹ, hãy về nước) sẽ trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là ngày thống nhất Triều Tiên".

Tỷ phú New York ngoài tuyên bố đối thoại trực tiếp với Kim Jong-un, còn cho rằng Mỹ nên rút 75.000 quân đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc để hai nước này "tự bảo vệ mình". 

Bruce Klingner, cựu nhân viên CIA, cho biết Bình Nhưỡng sẽ hoan nghênh bất cứ ứng viên tổng thống Mỹ nào "làm suy yếu mối quan hệ" giữa Mỹ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc. "Triều Tiên có mục tiêu lâu dài là loại bỏ hoặc giảm bớt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản", Klingner cho biết. 

Trong các phản ứng chính thức, Triều Tiên được cho là chưa bao giờ ủng hộ việc thống nhất hai miền trên bán đảo. Tuần trước, Bình Nhưỡng từ chối đề nghị gặp gỡ của tỷ phú Trump. Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, ông So Se Pyong nói đề nghị của ông Trump "không chân thành" và coi đây là "chiêu trò" trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.

Xem thêm: Donald Trump có thể khiến Mỹ suy yếu như thế nào 

Văn Việt

quan-doi-dien-tap-dan-hot-hoang-vi-tuong-bi-xam-luoc

Quân đội Phần Lan trong một buổi diễn tập. Ảnh: BBC

Cuộc diễn tập vào ban đêm của quân đội Phần Lan hồi giữa tuần trước đã gây tình trạng hốt hoảng trên đảo Kamholmen, khi người dân địa phương hiểu nhầm đây là một cuộc xâm lược thực sự, theo BBC.

Ông Bjarne Winberg, người dân sống trên đảo rất sợ hãi khi nhìn thấy một chiếc tàu quân sự cỡ lớn đậu ngay cạnh căn nhà ven biển mình, sau đó một nhóm người mặc quân phục khoác ba lô và những thiết bị "giống như súng" đổ bộ xuống đảo. 

Khi nhóm này tiến vào rừng, ông Winberg lập tức lên thuyền rời khỏi đảo và gọi đến đường dây khẩn cấp để báo động. Thông tin này lập tức khiến người dân trên đảo hoang mang.

Sau đó, ông Winberg mới được nhà chức trách thông báo cuộc đổ bộ bất ngờ đó là một tình huống trong bài diễn tập của quân đội.

Về nguyên nhân của sự cố, tờ báo địa phương Ostnyland dẫn lời một phát ngôn viên quốc phòng cho biết đảo Kamholmen không phải là địa điểm đổ bộ theo kế hoạch ban đầu của quân đội. Một số báo khác lại đưa tin ban tổ chức cuộc diễn tập có kế hoạch đổ bộ lên đảo nhưng quên thông báo cho người dân. 

Tuy nhiên, người dân trên đảo Kamholmen cũng được an ủi phần nào sau cơn hoảng hốt, khi hãng cà phê Gevalia của Phần Lan thông báo sẽ gửi tặng cà phê miễn phí cho bất kỳ ai gặp "những vị khách quân đội không mời" này.

Xem thêm: Phần Lan bắn bom cảnh cáo vật thể nghi là tàu ngầm nước ngoài

Nguyễn Hoàng

Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes

Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Vương Bội Linh (Eleanor Wang) hôm 31/5 ngang nhiên tuyên bố chính quyền của tân nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ "tiếp tục kiểm soát đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) và chia sẻ tài nguyên biển như hải sản, dầu khí với các bên có tuyên bố chủ quyền", theo Forbes.

Đảo Ba Bình có chiều dài tự nhiên lên tới hơn 1.400 m, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Chính quyền của bà Thái cũng yêu sách chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa rộng 3,5 triệu km2. Bà Vương cũng ngang nhiên tuyên bố Trường Sa là "lãnh thổ lịch sử" của Đài Loan và đây là điều "không thể tranh cãi".

Chính quyền mới 11 ngày tuổi của bà Thái Anh Văn cho biết "tiếp tục chính sách đã được duy trì 60 năm qua" đối với vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố của Đài Loan đạt được mục đích lấy lòng Trung Quốc nhưng sẽ khiến các nước Đông Nam Á cảnh giác. Hồi tháng 3, Đài Loan đưa trái phép một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình. Người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu trước khi từ nhiệm từng có kế hoạch đưa tên lửa phòng không tầm ngắn ra đảo này. 

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về chủ quyền không thể chối bỏ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của bất kỳ nước nào tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

Xem thêm: Đài Loan tính đưa tên lửa trái phép tới đảo Ba Bình

Văn Việt

Theo CNN, vụ bê bối xảy ra tuần trước khi một đoạn video dài 38 giây được đăng lên Twitter, chiếu cảnh nạn nhân trần truồng bất tỉnh, một giọng nam giới cất lên khoe khoang "ít nhất 30 người" đã quan hệ với cô bé.

"Tôi ngủ thiếp đi và tỉnh dậy ở một nơi xa lạ, một người đàn ông nằm dưới tôi, một người phía trên, hai người giữ tay. Nhiều người cười nhạo tôi, còn tôi thì bị đánh thuốc mê. Nhiều người mang súng, cười to và chuyện trò", thiếu nữ 16 tuổi trả lời phỏng vấn cuối tuần trước.

"Nếu tôi ngồi đợi công lý được thực thi, thì chắc chắn giờ này họ sẽ nói rằng chẳng có chuyện gì xảy ra cả", cô gái nói, ngồi bên cạnh luật sư. "Tôi đang chờ đợi Chúa thực thi công lý".

Vụ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động Brazil, khiến cộng đồng mạng xã hội phản ứng dữ dội và tiến hành nhiều vụ biểu tình khắp các thành phố. Tại Rio de Janeiro, thành phố xảy ra vụ cưỡng hiếp và là nơi sắp tổ chức thế vận hội Olympic mùa hè tháng 8 tới, những người biểu tình đi dọc bãi biển Copacabana cuối tuần qua.

Thiếu nữ nói rằng, sự ủng hộ của công chúng đóng vai trò rất quan trọng.

"Tôi hiểu rằng công lý sẽ không được thực thi, và tôi sẽ mất mặt. Ban đầu, tôi thậm chí còn không muốn kể cho mẹ nghe", cô gái nói. "Nhưng bây giờ, tôi chắc chắn rằng nếu một mình vượt qua chuyện này, sự việc sẽ tồi tệ hơn nhiều".

thieu-nu-16-tuoi-bi-30-ke-hiep-dam-tap-the-len-tieng

Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tuần trước tại Brazil. Ảnh: Daily News

Dưới áp lực của công chúng, sáng qua, cảnh sát Brazil đã đột kích vào phía tây thủ đô, nơi xảy ra vụ cưỡng hiếp để bắt giữ hàng loạt nghi phạm.

2 người đã bị bắt giữ, một người là bạn trai cô gái. Cảnh sát đang truy lùng 4 nghi phạm nữa. Hai kẻ bị bắt giữ là Rai Souza, 22 tuổi, tự đi đầu thú và Lucas Perdomo, một cầu thủ bóng đá địa phương. Cảnh sát từ chối cung cấp thông tin chi tiết về hai người này. 

Hôm qua, Tổng thống lâm thời Michel Temer tuyên bố thành lập lực lượng đặc nhiệm chống nạn bạo hành phụ nữ.

"Bạo lực đang ngày một gia tăng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan tới phụ nữ", ông Temer nói. "Chúng ta phải cùng nhau hành động, nếu không thể triệt tiêu, cũng có thể giảm thiểu được những tội ác gây ảnh hưởng xấu tới xã hội".

Xem thêm: Nghề làm gái trong trung tâm massage cao cấp ở Australia

Brazil chấn động vì vụ hiếp dâm tập thể thiếu nữ 16 tuổi

Hồng Hạnh

ca-sau-an-thit-tu-thi-o-my

Hiện trường vụ việc. Ảnh: Wtvr

Theo CNN, tại hiện trường ở con kênh thị trấn Southwest Ranches, lũ cá sấu đang vây lấy cái xác không còn nguyên vẹn. 

"Dường như cá sấu đã ăn thịt xác chết", sĩ quan Pablo Castaneda, phát ngôn viên cảnh sát cho biết. 

Hai con cá sấu mới đầu cố nán lại bên cái xác, mặc dù đã bị cảnh sát xua đuổi. Cuối cùng, cảnh sát phải gọi thợ săn cá sấu mang súng trường tới. 

Giới chức Mỹ loại trừ khả năng cá sấu tấn công người và cho biết đây có thể là một vụ giết người, tự tử hoặc tai nạn. Xác đã bị ngâm trong nước khá lâu, nguyên nhân tử vong vẫn chưa rõ.

Xem thêm: Cá sấu khổng lồ dạo bước trong sân golf Mỹ

Hồng Hạnh

chieu-bai-loi-keo-cua-trung-quoc-o-dong-nam-a

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachit hôm 23/4. Ảnh: CRI

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước cho hay trong chuyến thăm Brunei, Campuchia và Lào của Ngoại trưởng Vương Nghị từ ngày 20 đến 23/4, Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận 4 điểm về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với các quốc gia này, Reuters đưa tin. Theo đó Trung Quốc và ba quốc gia trên cho rằng tranh chấp trên Biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN". 

Dù Campuchia sau đó phủ nhận thông tin về thỏa thuận Biển Đông riêng mà Trung Quốc công bố, chuyến công du của ông Vương được cho là nhằm lôi kéo các quốc gia Đông Nam Á này đứng về phía mình khi Tòa án Trọng tài ở The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích.

Theo giáo sư Sampa Kundu, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, trụ sở ở New Delhi, Ấn Độ, chương trình nghị sự được đề cao nhất trong chuyến thăm hồi cuối tháng trước của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Brunei, Campuchia và Lào tất nhiên vẫn là các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, hợp tác chính trị và kinh tế cũng là những chủ đề không kém phần quan trọng.

Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên về Đông Nam Á từ tạp chí The Diplomat, đánh giá Bắc Kinh đang dùng sức mạnh kinh tế như đòn bẩy để thu hút ủng hộ ngoại giao và chia rẽ ASEAN. Không phải ngẫu nhiên khi tại mỗi điểm đừng chân trong chuyến công du, ông Vương đều đưa ra thông báo về các sáng kiến kinh tế mới hoặc đang tiến hành của Trung Quốc với những nước đó.

Quyến rũ và gây ảnh hưởng

Trong chuyến thăm ba nước Đông Nam Á, việc Ngoại trưởng Trung Quốc dừng chân tại Lào thu hút nhiều sự chú ý tại khu vực, bởi Lào, hiện tại, với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN, được nhìn nhận như một bên trung gian có tiếng nói quan trọng đối với những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các láng giềng Đông Nam Á.

Ông Vương tập trung nhấn mạnh vào sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" như một cách để gây chú ý, lôi kéo sự ủng hộ từ Lào. Theo đó, một tuyến đường sắt nối Lào và Trung Quốc trong khuôn khổ dự án được cho là sẽ nâng cao đáng kể cơ hội kết nối và phát triển của quốc gia Đông Nam Á này.

Các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Lào không ngừng gia tăng kể từ đầu thế kỷ XXI. Ngoài xây dựng các công trình giao thông, Trung Quốc còn rót tiền vào nhiều ngành nghề khác nhau tại Lào như khai khoáng, nông nghiệp, thủy điện... Đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Lào đã vượt 5 tỷ USD, biến họ thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Lào.

Chính phủ Lào và Trung Quốc tháng 9 năm ngoái ký thỏa thuận thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới Boten - Mohan với mục tiêu thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch tại khu vực. Trước những ưu đãi mà chính phủ hai nước đưa ra, hàng trăm doanh nghiệp đã đổ vào đây số tiền lên tới 15,27 tỷ USD. Những người có thẩm quyền kỳ vọng mức đầu tư có thể còn tiếp tục tăng trong tương lai khi mà những vấn đề tồn tại được giải quyết.

Nhà báo Sebastian Strangio tại Phnom Penh nhận xét "trục xoay của Trung Quốc đặc biệt đáng chú ý tại Lào" và thêm rằng "trong ít nhất một thập kỷ qua, đất nước này đã trở thành trở thành mạch dẫn chính cho sự thâm nhập của Trung Quốc ở Đông Nam Á".

Dường như mục tiêu lôi kéo và chia rẽ mà Trung Quốc đặt ra đã thành công phần nào khi mà mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với báo Nikkei Asian Review, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã lên tiếng kêu gọi các nước có liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông giải quyết bất đồng thông qua đối thoại song phương.

Đối thoại song phương lâu nay vẫn là biện pháp mà Trung Quốc mong muốn áp dụng trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nước này từ chối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết căng thẳng. Trong khi đó, quan điểm của nhiều quốc gia vẫn là đàm phán đa phương.

Nếu như Trung Quốc ghi dấu ấn ở Lào với các dự án kinh tế, thì tại Campuchia, những mối hợp tác quốc phòng chính là quân bài hữu hiệu để Bắc Kinh gieo ảnh hưởng, giới quan sát nhận định.

Trung Quốc là nguồn hỗ trợ lớn nhất cho lực lượng vũ trang của Campuchia. Tháng 5/ 2012, Campuchia và Trung Quốc ký một thỏa thuận hợp tác quân sự, trong đó Trung Quốc đồng ý cung cấp 17 triệu USD cho Campuchia để xây dựng bệnh viện, trường huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang Campuchia, và cam kết sẽ tiếp tục đào tạo nhân viên quân sự tại Campuchia.

Năm 2013, Bắc Kinh cấp cho Phnom Penh khoản vay 195 triệu USD để mua 12 máy bay trực thăng quân đội Z-9 của Trung Quốc. Trung Quốc hồi tháng 5 năm ngoái còn cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất cho Campuchia.

Theo Chheang Vannarith, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Leeds, Anh, Trung Quốc lúc này cần Campuchia là một đối tác trong Đông Nam Á. "Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của Campuchia ở Đông Dương và khu vực sông Mekong để củng cố tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói.

Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, lại nói hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Campuchia và Trung Quốc có thể nhằm đối trọng với sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, theo ông, việc này "ít có khả năng tiến xa đến mức có thể cơ bản biến đổi tình hình hoặc lĩnh vực quốc phòng của Campuchia".

Brunei là nước ít lên tiếng nhất về vấn đề Biển Đông. Nhằm lôi kéo quốc gia giàu dầu mỏ này, trong chuyến thăm ba nước Đông Nam Á hồi tháng trước, ông Vương cam kết sẽ mở rộng quan hệ kinh tế song phương. Đầu tư của Trung Quốc vào Brunei đã tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2015, trong khi giá trị của các dự án Trung Quốc cũng tăng gấp 50 lần cùng kỳ.

chieu-bai-loi-keo-cua-trung-quoc-o-dong-nam-a-1

Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (phải) gặp chỉ huy hải quân Malaysia tại Bắc Kinh hôm 24/5. Ảnh: Xinhua

Về phía Malaysia, Trung Quốc cũng đang có những bước đi cụ thể nhằm thắt chặt mối quan hệ quân sự với nước này. Hồi năm ngoái, Trung Quốc và Malaysia lần đầu tiên tổ chức một cuộc tập trận chung quy mô với sự tham gia của hơn 1.000 lính Trung Quốc.

Hôm 24/5 Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng có cuộc gặp mặt với chỉ huy hải quân Malaysia Ahmad Kamarulzaman ở Bắc Kinh. Tại đây, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Malaysia nhằm "giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực" cũng như làm sâu sắc "tình hữu nghị Trung Quốc - ASEAN".

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Quán cũng thông báo sẽ mở rộng hợp tác với lực lượng vũ trang của hai nước Đông Nam Á khác là Thái Lan và Myanmar.

Những động thái của Trung Quốc rõ ràng hướng tới việc "tạo ra vết rạn nứt trong ASEAN, đe dọa tới sự đoàn kết cũng như tính hiệu quả của khối", ông Kundu nhận xét.

Xem thêm: Ý đồ của Trung Quốc khi thỏa thuận riêng về Biển Đông với 3 nước ASEAN

Vũ Hoàng

Theo CNN, vụ bê bối xảy ra tuần trước khi một đoạn video dài 38 giây được đăng lên Twitter, chiếu cảnh nạn nhân trần truồng bất tỉnh, một giọng nam giới cất lên khoe khoang "ít nhất 30 người" đã quan hệ với cô bé.

"Tôi ngủ thiếp đi và tỉnh dậy ở một nơi xa lạ, một người đàn ông nằm dưới tôi, một người phía trên, hai người giữ tay. Nhiều người cười nhạo tôi, còn tôi thì bị đánh thuốc mê. Nhiều người mang súng, cười to và chuyện trò", thiếu nữ 16 tuổi trả lời phỏng vấn cuối tuần trước.

"Nếu tôi ngồi đợi công lý được thực thi, thì chắc chắn giờ này họ sẽ nói rằng chẳng có chuyện gì xảy ra cả", cô gái nói, ngồi bên cạnh luật sư. "Tôi đang chờ đợi Chúa thực thi công lý".

Vụ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động Brazil, khiến cộng đồng mạng xã hội phản ứng dữ dội và tiến hành nhiều vụ biểu tình khắp các thành phố. Tại Rio de Janeiro, thành phố xảy ra vụ cưỡng hiếp và là nơi sắp tổ chức thế vận hội Olympic mùa hè tháng 8 tới, những người biểu tình đi dọc bãi biển Copacabana cuối tuần qua.

Thiếu nữ nói rằng, sự ủng hộ của công chúng đóng vai trò rất quan trọng.

"Tôi hiểu rằng công lý sẽ không được thực thi, và tôi sẽ mất mặt. Ban đầu, tôi thậm chí còn không muốn kể cho mẹ nghe", cô gái nói. "Nhưng bây giờ, tôi chắc chắn rằng nếu một mình vượt qua chuyện này, sự việc sẽ tồi tệ hơn nhiều".

thieu-nu-16-tuoi-bi-hiep-dam-tap-the-o-brazil-len-tieng

Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tuần trước tại Brazil. Ảnh: Daily News

Dưới áp lực của công chúng, sáng qua, cảnh sát Brazil đã đột kích vào phía tây thủ đô, nơi xảy ra vụ cưỡng hiếp để bắt giữ hàng loạt nghi phạm.

2 người đã bị bắt giữ, một người là bạn trai cô gái. Cảnh sát đang truy lùng 4 nghi phạm nữa. Hai kẻ bị bắt giữ là Rai Souza, 22 tuổi, tự đi đầu thú và Lucas Perdomo, một cầu thủ bóng đá địa phương. Cảnh sát từ chối cung cấp thông tin chi tiết về hai người này. 

Hôm qua, Tổng thống lâm thời Michel Temer tuyên bố thành lập lực lượng đặc nhiệm chống nạn bạo hành phụ nữ.

"Bạo lực đang ngày một gia tăng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan tới phụ nữ", ông Temer nói. "Chúng ta phải cùng nhau hành động, nếu không thể triệt tiêu, cũng có thể giảm thiểu được những tội ác gây ảnh hưởng xấu tới xã hội".

Xem thêm: Brazil chấn động vì vụ hiếp dâm tập thể thiếu nữ 16 tuổi

Hồng Hạnh

Indonesia đang đẩy mạnh tuần tra chống đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh:

Indonesia đang đẩy mạnh tuần tra chống đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh: Antara

Theo Channel News Asia, ba phát súng cảnh cáo được bắn trước khi các tàu bị chặn. Những tàu này bị nghi đánh bắt trái phép ở huyện Raja Ampat, tỉnh Tây Papua. 

7 thuyền viên, trong đó có một người Indonesia ở trên tàu Philippines, trong khi 13 người ở trên tàu Việt Nam bị bắt giữ. 

Cả hai tàu đều không có giấy tờ cần thiết để vào vùng biển của Indonesia, và giới chức đang điều tra các thuyền viên ở hai tàu. 

Indonesia hôm 31/5 bắt một tàu Trung Quốc bị nghi đánh bắt trái phép ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna. Giới chức đã tạm giữ 8 thuyền viên của tàu. 

Trọng Giáp

chuyen-gia-quan-su-viet-nam-co-the-mua-vu-khi-my-tu-chau-au

Các nước sẽ gia tăng cạnh tranh chào hàng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Ảnh minh họa: Aviation Spectator

Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trao đổi với VnExpress về triển vọng của thị trường và cả tác động ở Biển Đông sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam của Mỹ. 

- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama?

- Về hợp tác song phương, chuyến thăm cho thấy sau nhiều năm nỗ lực vượt qua những hệ lụy của chiến tranh, khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí thì Việt - Mỹ đã bắt đầu một mối quan hệ bình thường, cả về khía cạnh gia tăng thương mại và hợp tác kinh tế.

Với các nước, chuyến đi của tổng thống Obama cũng phản ánh mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Mỹ rõ ràng coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", các đồng minh của Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy những yêu sách chủ quyền tới mức họ không muốn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Washington muốn "lôi kéo" Hà Nội về phía mình.

- Các bước tiếp theo của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí?

- Việt Nam có thể xem xét một số thiết bị nhất định của Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra trên biển mà hai bên từng đề cập. Đầu tiên công ty quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra lời chào hàng, để chính phủ xem xét có muốn bán một loại cụ thể nào không. Có thể Mỹ sẽ nói rằng "đúng là chính quyền Obama đã đưa ra và chúng tôi sẽ xem xét" nhưng cũng có khả năng Mỹ dừng giao hàng máy bay tuần tra đến Biển Đông. Tất nhiên tình hình vẫn đang trong trạng thái chờ.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận không có nghĩa là họ sẽ bán ngay vũ khí cho Việt Nam. Việt Nam đã mua vũ khí từ Nga, Ukraine và Israel nhưng để mua được của Mỹ, Hà Nội cần phải trải qua một quá trình xem xét ra quyết định của Washington, có thể một số vũ khí mà họ không bán với một số lý do nào đó và đây là điều bình thường với giao dịch vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hà Nội có thể tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ mà không cần nhập trực tiếp từ nước này. Chẳng hạn như Việt Nam có thể mua máy bay quân sự của Tây Ban Nha dùng động cơ Mỹ. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn để mua vũ khí ở nhiều nơi, không chỉ từ thị trường truyền thống như Nga. Có thể nói thị trường vũ khí dành cho Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh cao.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cũng mở ra cơ hội để Mỹ có một số hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Washington có thể cung cấp một số thiết bị, phụ tùng trang bị mới cho Hà Nội. Tuy nhiên việc này cần thực hiện theo các điều kiện của chính phủ Mỹ đưa ra, dù Quốc hội Mỹ đã ngụ ý là không ngăn chặn.

- Tân tổng thống Mỹ sẽ duy trì chính sách với Việt Nam như thế nào?

- Bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới thì chính sách chung vẫn là coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", coi các nước có tranh chấp với Bắc Kinh là bạn bè tiềm năng. Chắc chắn một số người ở Mỹ sẽ nói không thể "bỏ qua chiến tranh" nhưng tôi nghĩ hầu hết mọi người ở Mỹ đều nhận thức rõ chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh ở Việt Nam. Mặc dù hai nước còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhưng nhiều người Mỹ coi Việt Nam là một nước có thể trở thành đồng minh trong tương lai.

Đánh giá của ông về khả năng Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh của Việt Nam?

- Đó là một bước đi khác, có thể là thỏa thuận khác giữa hai nước về việc Mỹ được phép vào đây hay không. Washington có thể đến thăm Cam Ranh nếu được Hà Nội mời, nhưng chỉ là chuyến thăm hữu nghị và đã có chuyến thăm tương tự của các nước khác. Song việc lực lượng Mỹ đặt cơ sở lâu dài thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam có chấp thuận về lâu dài hay tạm thời, Mỹ cần một số bảo đảm cho lực lượng của mình hay không, đó là cả một quá trình. Có thể Washington không thực sự cần đến Cam Ranh nhưng nhìn từ khía cạnh tạo ra "mặt trận liên kết" giữa Mỹ cùng bạn bè, đồng minh và đối tác trong khu vực thì điều này có thể xảy ra.

- Ông đánh giá thế nào khi Tổng thống Obama khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không bị ảnh hưởng bởi yếu tố Trung Quốc?

- Có hai điều mà ông Obama muốn nói: thứ nhất là Mỹ có mối quan hệ bình thường với Việt Nam, và để xử lý những vấn đề tiềm ẩn với Trung Quốc, Washington cần hợp tác với các nước đối tác trong khu vực. Thứ hai: bỏ lệnh cấm vũ khí nhằm tạo điều kiện để Việt Nam sở hữu các thiết bị như máy bay tuần tra ở Biển Đông, khi Hà Nội đang xử lý tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực này. 

- Ông dự đoán tình hình Biển Đông sau sự kiện này?

- Chúng ta có thể đoán được Trung Quốc sẽ "kêu la", mình bị đẩy vào thế khó, không thể bị "hăm dọa, bị gây áp lực". Tuy nhiên cũng có một khả năng khác mà nhiều người đồng tình với tôi, là khi Trung Quốc nhìn ra "tất cả mọi người đều chống lại mình", họ sẽ "nới lỏng ra", quay lại bàn đàm phán và giảm bớt thái độ tiêu cực.

Tổng thống Obama đã có tuyên bố khá cứng rắn tại Hà Nội, khi nói tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tuyên bố cảnh báo Trung Quốc rằng "anh có thể đến gần nhưng không thể chiếm giữ Biển Đông". Rõ ràng Mỹ không chấp nhận bất cứ quyết định đơn phương nào của Trung Quốc ở vùng biển này. Các nước tuân thủ theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí đã có nhiều thập kỷ nay, là tuần tra ở những khu vực luật pháp quốc tế cho phép.

Xem thêm Động cơ thúc đẩy ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Việt Anh

bong-ma-tren-nhung-vung-dat-gianh-lai-tu-tay-is

Lực lượng an ninh Iraq cùng dân quân người Shiite và các tay súng bộ tộc Sunni chiếm giữ một cứ điểm bên ngoài Fallujah. Ảnh: AP

Khi quân đội Iraq, với sự yểm trợ của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, phát động cuộc tấn công nhằm giải phóng thành phố Fallujah khỏi tay Nhà nước Hồi giáo (IS), nhiều tiếng nói ủng hộ và dự đoán về thành công của chiến dịch trên liên tục xuất hiện.

Những cuộc không kích được cho là đã giúp tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Fallujah đồng thời giải phóng thị trấn Karma, phía bắc thành phố, khỏi sự kiểm soát của các tay súng cực đoan. Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không còn thấy bóng dáng của dân thường sinh sống, theo CNN.

Chuyên gia Lina Khatib, lãnh đạo Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại tổ chức Chatham House, cho rằng giành "chiến thắng" trước IS không đơn giản chỉ là tiêu diệt tổ chức này về mặt quân sự. Vì thế, đối với bà, thắng lợi trên dường như chỉ là nhất thời bởi các nhân tố dẫn đến sự hình thành của IS vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn.

Việc cộng đồng người Sunni cảm thấy bất mãn với chính phủ do người Shiite kiểm soát là một trong những nhân tố quan trọng khiến IS có thể bám rễ và sinh sôi nhanh chóng tại Iraq, bà Khatib đánh giá. Họ luôn cho rằng chính phủ do người Shiite nắm giữ thân Iran và duy trì chính sách phân biệt đối với họ bất kể là dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Nouri al-Maliki hay Thủ tướng đương nhiệm Haider al-Abadi.

Việc chính quyền sử dụng dân quân người Shiite trong cuộc chiến chống IS càng khiến người Sunni cảm thấy họ bị tách rời. Mặc dù lực lượng Sunni có tham gia chiến dịch Fallujah nhưng vai trò của họ đã bị lu mờ trước thanh thế của dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn.

Với những người Sunni ủng hộ IS ở Fallujah, sự tham gia của dân quân người Shiite sẽ đẩy họ xích lại gần hơn với IS. Trong khi đó, với những người không theo IS, được giải phóng nhờ dân quân Shiite chỉ như một sự thay đổi người cai trị.

Cái giá phải trả

Theo Khatib, phương pháp được sử dụng để giải phóng Karmar có lẽ mang nhiều nét tương đồng với chiến dịch giải phóng thị trấn Kobani, bắc Syria: rải bom hạng nặng để mở đường cho các lực lượng trên bộ tấn công.

Nhưng những thiệt hại về tài sản của hai cuộc tấn công trên đều rất nặng nề. Cả Karmar và Kobani đều chịu nhiều tổn thất về cơ sở hạ tầng. Nếu áp dụng biện pháp tương tự với Fallujah, thành phố này chắc chắn cũng sẽ bị tàn phá nghiêm trọng và phải mất nhiều năm để khôi phục về nguyên trạng. Nó sẽ khiến cư dân Fallujah mất nhà cửa, tác động mạnh lên thực trạng nhân khẩu học.

Hàng nghìn người Sunni đã bỏ trốn hoặc đang chuẩn bị tháo chạy khỏi Fallujah khi chiến dịch càn quét IS được triển khai. Câu hỏi đặt ra là những người này sẽ đi đâu? Họ có thể đến các khu vực tập trung đông người Shitte sinh sống. Nhưng nếu vậy, nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột sắc tộc sẽ là rất cao, bà Khatib nhấn mạnh.

IS cuối cùng cũng đứng bên bờ vực suy yếu về mặt quân sự nhưng hàng nghìn người Sunni ở Iraq cũng sẽ lâm vào cảnh mất nhà cửa nhờ "sự can thiệp" của một lực lượng dân quân trung thành với Iran và một chính phủ mà họ coi là không khác biệt so với trước đây. Hồi năm 2013, nhiều người Sunni ở Iraq cam kết đi theo IS chính bởi họ muốn chống lại một chính phủ mà theo họ là thân Iran và có thể trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của họ, bà Khatib cho hay.

Khi mà các nhân tố gây bất ổn chính trị xã hội vẫn tồn tại, Iraq vẫn sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhóm khủng bố gây dựng lực lượng và phát triển, bà Khatib nhận định.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã không thể giành tín nhiệm của người Sunni bởi họ coi ông chỉ như một phiên bản khác của cựu thủ tướng Maliki. Việc kêu gọi dân quân dòng Sunni tham gia cuộc chiến chống IS là một cách để quân đội Iraq chứng tỏ rằng chiến dịch Fallujah nhận được sự ủng hộ của mọi người dân ở các tầng lớp khác nhau. Nhưng rõ ràng là người Sunni và người Shiite ở Iraq vẫn không hề sát cánh chiến đấu.

Theo Khatib, khi mà chính quyền Iraq chưa có một chiến lược cụ thể để giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội cũng như khôi phục uy tín của quân đội thì dù có đánh bại được IS đi chăng nữa thì sau đấy, những tổ chức khác giống như thế vẫn sẽ tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ.

Trần Việt

Indonesia đang đẩy mạnh tuần tra chống đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh:

Indonesia đang đẩy mạnh tuần tra chống đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh: Antara

Theo Channel News Asia, ba phát súng cảnh cáo được bắn trước khi các tàu bị chặn. Những tàu này bị nghi đánh bắt trái phép ở huyện Raja Ampat, tỉnh Tây Papua. 

7 thuyền viên, trong đó có một người Indonesia ở trên tàu Philippines, trong khi 13 người ở trên tàu Việt Nam bị bắt giữ. 

Cả hai tàu đều không có giấy tờ cần thiết để vào vùng biển của Indonesia, và giới chức đang điều tra các thuyền viên ở hai tàu. 

Indonesia hôm 31/5 bắt một tàu Trung Quốc bị nghi đánh bắt trái phép ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna. Giới chức đã tạm giữ 8 thuyền viên của tàu. 

Trọng Giáp

viet-nam-co-the-mua-vu-khi-my-tu-chau-au

Các nước sẽ gia tăng cạnh tranh chào hàng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Ảnh minh họa: Aviation Spectator

Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trao đổi với VnExpress về triển vọng của thị trường và cả tác động ở Biển Đông sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam của Mỹ. 

- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama?

- Về hợp tác song phương, chuyến thăm cho thấy sau nhiều năm nỗ lực vượt qua những hệ lụy của chiến tranh, khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí thì Việt - Mỹ đã bắt đầu một mối quan hệ bình thường, cả về khía cạnh gia tăng thương mại và hợp tác kinh tế.

Với các nước, chuyến đi của tổng thống Obama cũng phản ánh mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Mỹ rõ ràng coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", các đồng minh của Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy những yêu sách chủ quyền tới mức họ không muốn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Washington muốn "lôi kéo" Hà Nội về phía mình.

- Các bước tiếp theo của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí?

- Việt Nam có thể xem xét một số thiết bị nhất định của Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra trên biển mà hai bên từng đề cập. Đầu tiên công ty quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra lời chào hàng, để chính phủ xem xét có muốn bán một loại cụ thể nào không. Có thể Mỹ sẽ nói rằng "đúng là chính quyền Obama đã đưa ra và chúng tôi sẽ xem xét" nhưng cũng có khả năng Mỹ dừng giao hàng máy bay tuần tra đến Biển Đông. Tất nhiên tình hình vẫn đang trong trạng thái chờ.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận không có nghĩa là họ sẽ bán ngay vũ khí cho Việt Nam. Việt Nam đã mua vũ khí từ Nga, Ukraine và Israel nhưng để mua được của Mỹ, Hà Nội cần phải trải qua một quá trình xem xét ra quyết định của Washington, có thể một số vũ khí mà họ không bán với một số lý do nào đó và đây là điều bình thường với giao dịch vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hà Nội có thể tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ mà không cần nhập trực tiếp từ nước này. Chẳng hạn như Việt Nam có thể mua máy bay quân sự của Tây Ban Nha dùng động cơ Mỹ. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn để mua vũ khí ở nhiều nơi, không chỉ từ thị trường truyền thống như Nga. Có thể nói thị trường vũ khí dành cho Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh cao.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cũng mở ra cơ hội để Mỹ có một số hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Washington có thể cung cấp một số thiết bị, phụ tùng trang bị mới cho Hà Nội. Tuy nhiên việc này cần thực hiện theo các điều kiện của chính phủ Mỹ đưa ra, dù Quốc hội Mỹ đã ngụ ý là không ngăn chặn.

- Tân tổng thống Mỹ sẽ duy trì chính sách với Việt Nam như thế nào?

- Bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới thì chính sách chung vẫn là coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", coi các nước có tranh chấp với Bắc Kinh là bạn bè tiềm năng. Chắc chắn một số người ở Mỹ sẽ nói không thể "bỏ qua chiến tranh" nhưng tôi nghĩ hầu hết mọi người ở Mỹ đều nhận thức rõ chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh ở Việt Nam. Mặc dù hai nước còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhưng nhiều người Mỹ coi Việt Nam là một nước có thể trở thành đồng minh trong tương lai.

Đánh giá của ông về khả năng Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh của Việt Nam?

- Đó là một bước đi khác, có thể là thỏa thuận khác giữa hai nước về việc Mỹ được phép vào đây hay không. Washington có thể đến thăm Cam Ranh nếu được Hà Nội mời, nhưng chỉ là chuyến thăm hữu nghị và đã có chuyến thăm tương tự của các nước khác. Song việc lực lượng Mỹ đặt cơ sở lâu dài thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam có chấp thuận về lâu dài hay tạm thời, Mỹ cần một số bảo đảm cho lực lượng của mình hay không, đó là cả một quá trình. Có thể Washington không thực sự cần đến Cam Ranh nhưng nhìn từ khía cạnh tạo ra "mặt trận liên kết" giữa Mỹ cùng bạn bè, đồng minh và đối tác trong khu vực thì điều này có thể xảy ra.

- Ông đánh giá thế nào khi Tổng thống Obama khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không bị ảnh hưởng bởi yếu tố Trung Quốc?

- Có hai điều mà ông Obama muốn nói: thứ nhất là Mỹ có mối quan hệ bình thường với Việt Nam, và để xử lý những vấn đề tiềm ẩn với Trung Quốc, Washington cần hợp tác với các nước đối tác trong khu vực. Thứ hai: bỏ lệnh cấm vũ khí nhằm tạo điều kiện để Việt Nam sở hữu các thiết bị như máy bay tuần tra ở Biển Đông, khi Hà Nội đang xử lý tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực này. 

- Ông dự đoán tình hình Biển Đông sau sự kiện này?

- Chúng ta có thể đoán được Trung Quốc sẽ "kêu la", mình bị đẩy vào thế khó, không thể bị "hăm dọa, bị gây áp lực". Tuy nhiên cũng có một khả năng khác mà nhiều người đồng tình với tôi, là khi Trung Quốc nhìn ra "tất cả mọi người đều chống lại mình", họ sẽ "nới lỏng ra", quay lại bàn đàm phán và giảm bớt thái độ tiêu cực.

Tổng thống Obama đã có tuyên bố khá cứng rắn tại Hà Nội, khi nói tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tuyên bố cảnh báo Trung Quốc rằng "anh có thể đến gần nhưng không thể chiếm giữ Biển Đông". Rõ ràng Mỹ không chấp nhận bất cứ quyết định đơn phương nào của Trung Quốc ở vùng biển này. Các nước tuân thủ theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí đã có nhiều thập kỷ nay, là tuần tra ở những khu vực luật pháp quốc tế cho phép.

Xem thêm Động cơ thúc đẩy ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Việt Anh

man-khong-che-ke-bat-coc-cua-ngoi-sao-bong-da-mexico

Cầu thủ Alan Pulido (trái) xuất hiện cạnh thống đốc bang Tamaulip Egidio Torre Cantú sau khi được giải cứu. Ảnh: Reuters

Cầu thủ Alan Pulido, 25 tuổi, từng là thành viên đội tuyển Mexico tham dự World Cup 2014. Hôm 29/5, những kẻ bắt cóc đã chặn xe của Paulido và lôi cầu thủ này ra ngoài rồi đưa anh đi. Bạn gái của cầu thủ là người trình báo cảnh sát. Chưởng lý bang Tamaulipas, Ismael Quintanilla cho biết những kẻ bắt cóc lần đầu tiên gọi điện đòi tiền chuộc vào 13h30 giờ địa phương ngày 29/5.

Theo báo cáo chính thức về vụ việc được tờ Guardian của Anh đăng tải, vài giờ sau vụ bắt cóc, Pulido đã quật ngã kẻ khống chế mình và gọi điện cho lực lượng chức năng tới giải cứu khỏi nơi giam giữ. Thông tin này có phần trái ngược với tin tức ban đầu rằng cảnh sát đã tìm thấy và giải cứu cầu thủ này.

Báo cáo mô tả thời điểm Pulido ở một mình với một trong ba kẻ bắt cóc. Anh đã quật ngã tên này, hất văng khẩu súng kẻ bắt cóc cầm và đoạt lấy điện thoại di động và gọi cho tổng đài khẩn cấp.

Pulido ban đầu đề nghị tổng đài khẩn cấp lần theo cuộc gọi của mình để truy ra địa điểm bị giam giữ. Trong cuộc điện thoại, có thể nghe thấy tiếng Pulido đánh kẻ bắt cóc, yêu cầu tên này nói chính xác tên đường của ngôi nhà mình bị giam.

Do ngôi nhà bị khóa trái cửa, Pulido không thể thoát ra ngoài mà chỉ có thể ngó đầu qua cửa sổ và mô tả quang cảnh quanh ngôi nhà. Cầu thủ này cho biết mình bị nhốt trong một ngôi nhà hai tầng màu trắng, có hai chiếc ôtô, một màu xám và một màu đỏ đậu phía trước.

Trong cuộc gọi tiếp theo, Pulido cho biết đã thấy cảnh sát đứng bên ngoài ngôi nhà. Cầu thủ được tổng đài đề nghị dùng súng của kẻ bắt cóc bắn chỉ thiên để lực lượng chức năng biết họ đã đến đúng địa điểm, tuy nhiên Pulido nhận ra rằng khẩu súng đó không có đạn.

Sau đó, Pulido nghe thấy tiếng súng từ phía cảnh sát, và đã mô tả trang phục mình đang mặc, để không bị nhầm với kẻ bắt cóc, lúc này đã bị đánh bất tỉnh.

Khi cảnh sát tiến lại gần ngôi nhà, cầu thủ người Mexico thực hiện cuộc gọi thứ ba về tổng đài khẩn cấp, để xác nhận rằng những người này đúng là cảnh sát.

Chưởng lý bang Tamaulipas, Ismael Quintanilla, ban đầu nói trong một cuộc họp báo rằng Paulido đã gọi điện cầu cứu vào khoảng quá nửa đêm ngày 29/5, nhân lúc "những kẻ bắt cóc bất cẩn". Nhưng sau đó ông Quintanilla đính chính rằng Paulido đã tự khống chế kẻ bắt cóc.

Trong những bức ảnh được báo chí đăng tải sau đó, Pulido xuất hiện với bàn tay phải cuốn băng, do bị thương trong lúc đập cửa sổ.

Chia sẻ trên trang Twitter hôm 30/5, cầu thủ cám ơn các cơ quan chức năng đã tìm ra mình, đồng thời tri ân người hâm mộ khi cầu nguyện cho mình. "Cám ơn tất cả mọi người về những lời cầu nguyện, chúng giúp chúng tôi rất nhiều trong thời khắc kinh khủng này. Đây là trải nghiệm kinh khủng mà chúng ta không muốn nó xảy ra cho bất kỳ ai".

Hoài nghi

Paulido là tiền đạo của đội tuyển Mexico tại World Cup 2014 và đang chơi cho đội bóng Olympiakos tại Hy Lạp. Tại giải Vô địch bóng đá Nam Mỹ Copa America sắp tới, cầu thủ này không được triệu tập do có rắc rối liên quan đến hợp đồng với đội bóng cũ.

Ciudad Victoria, thủ phủ của bang Tamaulipas, là thành phố chứng kiến nhiều cuộc đấu đá giữa các nhánh trong băng đảng tội phạm bạo lực khét tiếng Los Zetas. Cảnh sát đã bắt giữ một nghi phạm trong vụ bắt cóc Pulido và cáo buộc kẻ này là thành viên của băng nhóm trên.

Theo số liệu của cơ quan thống kê liên bang Mexico, bang Tamaulipas là nơi chứng kiến nhiều vụ bắt cóc nhất nước này. Số vụ bắt cóc tại đây trong giai đoạn 2010 - 2015 tăng 360%. Dù vậy, rất nhiều vụ bắt cóc tại Mexico được tin là đã xảy ra mà không được trình báo, hoặc báo chí không thể đăng tin do bị các băng nhóm tội phạm đe dọa.

"Những mẩu tin ngắn về an ninh tại Victoria và các thành phố đầy rẫy tội phạm khác tại Tamaulipas thường xuyên chìm vào quên lãng, bởi các nhóm tội phạm đã bịt miệng báo chí", Jorge Kawas, một nhà phân tích an ninh tại thành phố Monterrey, bang Nuevo León của Mexico, nhận xét.

Trước thông tin Pulido được giải cứu, người Mexico thở phào nhẹ nhõm, bởi trước đó vụ bắt cóc cầu thủ này được xem như nhạy cảm đến mức không một thông tin nào được đề cập trong trận đấu tại giải vô địch bóng đá Mexico, diễn ra ở Monterrey hôm 29/5.

Tuy vậy, sự chớp nhoáng của vụ giải cứu cũng khiến không ít người hoài nghi, với nhiều câu hỏi được đăng tải trên các trang mạng xã hội. Một số người tự hỏi bằng cách nào Pulido có thể nhanh chóng được tìm thấy ở một đất nước có vô số nạn nhân.

Các nhà phân tích an ninh cũng bày tỏ sự hoài nghi. "Tôi chưa từng thấy các cơ quan chức năng hành động mau lẹ và phối hợp chặt chẽ như vậy trong bất kỳ vấn đề gì, chưa nói đến một vụ bắt cóc", chuyên gia Kawas bình luận.

Một nhà phân tích khác, có tên Alejandro Hope, thì viết trên Twitter rằng: "Alan Pulido là nạn nhân của những kẻ bắt cóc ngờ nghệch nhất hành tinh, hoặc có điều gì đó họ vẫn chưa muốn tiết lộ".

Trong khi đó, quan chức Quintanilla giải thích rằng: "Chiến dịch giải cứu diễn ra nhanh chóng vì hoạt động tìm kiếm được triển khai rất rầm rộ".

Xem tiếp: Giây phút trùm xã hội đen Australia bị ám sát giữa phố

Hoàng Nguyên

thi-truong-vu-khi-danh-cho-viet-nam-se-gia-tang-canh-tranh

Các nước sẽ gia tăng cạnh tranh chào hàng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Ảnh minh họa: Aviation Spectator

Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trao đổi với VnExpress về triển vọng của thị trường và cả tác động ở Biển Đông sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam của Mỹ. 

- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama?

- Về hợp tác song phương, chuyến thăm cho thấy sau nhiều năm nỗ lực vượt qua những hệ lụy của chiến tranh, khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí thì Việt - Mỹ đã bắt đầu một mối quan hệ bình thường, cả về khía cạnh gia tăng thương mại và hợp tác kinh tế.

Với các nước, chuyến đi của tổng thống Obama cũng phản ánh mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Mỹ rõ ràng coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", các đồng minh của Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy những yêu sách chủ quyền tới mức họ không muốn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Washington muốn "lôi kéo" Hà Nội về phía mình.

- Các bước tiếp theo của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí?

- Việt Nam có thể xem xét một số thiết bị nhất định của Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra trên biển mà hai bên từng đề cập. Đầu tiên công ty quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra lời chào hàng, để chính phủ xem xét có muốn bán một loại cụ thể nào không. Có thể Mỹ sẽ nói rằng "đúng là chính quyền Obama đã đưa ra và chúng tôi sẽ xem xét" nhưng cũng có khả năng Mỹ dừng giao hàng máy bay tuần tra đến Biển Đông. Tất nhiên tình hình vẫn đang trong trạng thái chờ.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận không có nghĩa là họ sẽ bán ngay vũ khí cho Việt Nam. Việt Nam đã mua vũ khí từ Nga, Ukraine và Israel nhưng để mua được của Mỹ, Hà Nội cần phải trải qua một quá trình xem xét ra quyết định của Washington, có thể một số vũ khí mà họ không bán với một số lý do nào đó và đây là điều bình thường với giao dịch vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hà Nội có thể tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ mà không cần nhập trực tiếp từ nước này. Chẳng hạn như Việt Nam có thể mua máy bay quân sự của Tây Ban Nha dùng động cơ Mỹ. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn để mua vũ khí ở nhiều nơi, không chỉ từ thị trường truyền thống như Nga. Có thể nói thị trường vũ khí dành cho Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh cao.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cũng mở ra cơ hội để Mỹ có một số hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Washington có thể cung cấp một số thiết bị, phụ tùng trang bị mới cho Hà Nội. Tuy nhiên việc này cần thực hiện theo các điều kiện của chính phủ Mỹ đưa ra, dù Quốc hội Mỹ đã ngụ ý là không ngăn chặn.

- Tân tổng thống Mỹ sẽ duy trì chính sách với Việt Nam như thế nào?

- Bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới thì chính sách chung vẫn là coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", coi các nước có tranh chấp với Bắc Kinh là bạn bè tiềm năng. Chắc chắn một số người ở Mỹ sẽ nói không thể "bỏ qua chiến tranh" nhưng tôi nghĩ hầu hết mọi người ở Mỹ đều nhận thức rõ chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh ở Việt Nam. Mặc dù hai nước còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhưng nhiều người Mỹ coi Việt Nam là một nước có thể trở thành đồng minh trong tương lai.

Đánh giá của ông về khả năng Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh của Việt Nam?

- Đó là một bước đi khác, có thể là thỏa thuận khác giữa hai nước về việc Mỹ được phép vào đây hay không. Washington có thể đến thăm Cam Ranh nếu được Hà Nội mời, nhưng chỉ là chuyến thăm hữu nghị và đã có chuyến thăm tương tự của các nước khác. Song việc lực lượng Mỹ đặt cơ sở lâu dài thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam có chấp thuận về lâu dài hay tạm thời, Mỹ cần một số bảo đảm cho lực lượng của mình hay không, đó là cả một quá trình. Có thể Washington không thực sự cần đến Cam Ranh nhưng nhìn từ khía cạnh tạo ra "mặt trận liên kết" giữa Mỹ cùng bạn bè, đồng minh và đối tác trong khu vực thì điều này có thể xảy ra.

- Ông đánh giá thế nào khi Tổng thống Obama khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không bị ảnh hưởng bởi yếu tố Trung Quốc?

- Có hai điều mà ông Obama muốn nói: thứ nhất là Mỹ có mối quan hệ bình thường với Việt Nam, và để xử lý những vấn đề tiềm ẩn với Trung Quốc, Washington cần hợp tác với các nước đối tác trong khu vực. Thứ hai: bỏ lệnh cấm vũ khí nhằm tạo điều kiện để Việt Nam sở hữu các thiết bị như máy bay tuần tra ở Biển Đông, khi Hà Nội đang xử lý tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực này. 

- Ông dự đoán tình hình Biển Đông sau sự kiện này?

- Chúng ta có thể đoán được Trung Quốc sẽ "kêu la", mình bị đẩy vào thế khó, không thể bị "hăm dọa, bị gây áp lực". Tuy nhiên cũng có một khả năng khác mà nhiều người đồng tình với tôi, là khi Trung Quốc nhìn ra "tất cả mọi người đều chống lại mình", họ sẽ "nới lỏng ra", quay lại bàn đàm phán và giảm bớt thái độ tiêu cực.

Tổng thống Obama đã có tuyên bố khá cứng rắn tại Hà Nội, khi nói tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tuyên bố cảnh báo Trung Quốc rằng "anh có thể đến gần nhưng không thể chiếm giữ Biển Đông". Rõ ràng Mỹ không chấp nhận bất cứ quyết định đơn phương nào của Trung Quốc ở vùng biển này. Các nước tuân thủ theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí đã có nhiều thập kỷ nay, là tuần tra ở những khu vực luật pháp quốc tế cho phép.

Xem thêm Động cơ thúc đẩy ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Việt Anh

Iraqi security forces military vehicles are seen near Falluja, Iraq, May 31, 2016. REUTERS/Thaier Al-Sudani

Các lực lượng an ninh Iraq gần Fallujah, Iraq, ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

Khoảng 3.700 người đã tháo chạy khỏi Fallujah, phía tây Baghdad, trong tuần qua sau khi quân đội Iraq mở chiến dịch tấn công thành phố đang bị Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát này, Reuters dẫn thông báo từ cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) hôm qua cho biết.

"UNHCR tiếp nhận thông tin có dân thường thương vong ở trung tâm Fallujah do bị pháo kích dữ dội, trong đó có 7 người trong một gia đình, vào ngày 28/5", William Spindler, người phát ngôn UNHCR, phát biểu trong một cuộc họp báo. "Có thông tin vài trăm gia đình đang bị IS sử dụng làm lá chắn sống".

Con số này do những người đi sơ tán cung cấp cho nhân viên UNHCR thực địa, theo bà Ariane Rummery, người phát ngôn UNHCR. "Người dân ở Fallujah bị ép phải di chuyển cùng phiến quân IS trong thành phố".

Các lực lượng Iraq đang vấp phải sự chống cự mạnh mẽ từ IS. Sau khi tấn công thành phố từ phía nam theo ba hướng hôm 30/5, họ đã đưa quân vào được khu Naimiyah. Thiếu tướng Abdelwahab al-Saadi, tổng chỉ huy chiến dịch giành lại Fallujah, nói IS sáng sớm qua đã phản công tại đây.

"Có khoảng 100 phiến quân tham gia nhưng chúng không sử dụng bom xe hoặc kẻ đánh bom tự sát", ông al-Saadi nói với AFP. Quân đội Iraq đẩy lùi đợt tấn công, diệt 75 phiến quân. Hiện chưa rõ thiệt hại phe chính phủ.

Nhà chức trách Iraq đang tạm giữ khoảng 500 người đàn ông và bé trai dưới 12 tuổi từ Fallujah để "kiểm tra an ninh". Quá trình trên có thể kéo dài 7 ngày, ông Spindler nói.

Fallujah, nằm bên bờ sông Euphrates, bị các tay súng chống chính phủ Iraq chiếm Fallujah từ đầu năm 2014. Nơi này sau đó biến thành thành trì của IS.

Vị trí thành phố Fallujah, Iraq. Đồ họa: BBC.

Vị trí thành phố Fallujah, Iraq. Đồ họa: BBC.

Như Tâm

Tỷ phú Donald Trump tại sự kiện hôm qua. Ảnh:

Tỷ phú Donald Trump tại sự kiện hôm qua. Ảnh: gatehousemedia

"Tôi nghĩ đây là một quyết định rất khó khăn. Thật tuyệt vì có khoảnh khắc con khỉ đột ôm đứa bé đó gần như một người mẹ ôm con nhỏ. Trông thật đẹp và bình tĩnh. Nhưng rồi có khoảnh khắc trông rất nguy hiểm", Time dẫn lời ông Trump hôm qua trả lời câu hỏi của phóng viên. "Tôi không nghĩ họ có lựa chọn. Tôi nghĩ là có thể họ không có lựa chọn nào. Bạn có con, một đứa bé đang gặp nguy hiểm, thật tệ là không có cách khác. 

Harambe, con khỉ đột quý hiếm nặng 180 kg bị các nhân viên sở thú bắn chết, sau khi kéo lê bé trai trong chuồng. Bé thoát nạn với những vết thương không gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Vụ nổ súng làm dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội, khi một số người cho rằng không cần thiết phải bắn Harambe, còn những người khác nói đây là quyết định trong tích tắc có thể đã giúp cứu mạng sống bé trai. Các nhân viên sở thú nói mũi tên thuốc mê cần một thời gian mới ngấm, và việc sử dụng nó có thể làm khỉ đột hoảng sợ, khiến nó làm bé trai bị thương. 

"Việc đó chỉ mất một giây. Chỉ trong vòng một cái búng tay nhẹ, và tôi sẽ nói với các bạn rằng họ có thể không còn lựa chọn khác", ông Trump nói thêm. 

Trọng Giáp

An aerial photo taken though a glass window of a Philippine military plane shows the alleged on-going land reclamation by China on mischief reef in the Spratly Islands in the South China Sea, west of Palawan, Philippines, May 11, 2015. REUTERS/Ritchie B. Tongo/Pool

Ảnh chụp ngày 11/5/2015 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo phi pháp đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.

Các nguồn tin có liên hệ mật thiết với Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, SCMP hôm nay đưa tin.

Một nguồn tin nói thời gian lập ADIZ phụ thuộc vào điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ và quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

"Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có hành động khiêu khích nhằm thách thức Trung Quốc ở khu vực thì đây chính là cơ hội tốt để Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ" trên Biển Đông, theo nguồn tin trên.

Một báo cáo từ Kanwa Defence Review, trụ sở Canada, cho rằng Bắc Kinh đã xác định khu vực lập ADIZ và thời gian thông báo chính thức là một quyết định chính trị.

ADIZ mới của Trung Quốc được cho là sẽ dựa vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và 7 đảo nhân tạo, bị Trung Quốc cải tạo phi pháp từ 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc phạm vi 200 hải lý từ đường cơ sở của những thực thể này.

"ADIZ mới của Trung Quốc sẽ chồng lấn lên EEZ của Việt Nam, Philippines và Malaysia", Andrei Chang, tổng biên tập Kanwa, nhận định.

Thông tin trên xuất hiện ngay trước thềm diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6. Shangri-la năm nay có hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Vấn đề Biển Đông dự kiến là chủ đề chính và làm "nóng" sự kiện này.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc biện hộ lập ADIZ là "quyền của một quốc gia có chủ quyền". "Về thời điểm thiết lập một vùng như vậy, nó còn phụ thuộc liệu Trung Quốc có đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ trên không hay không và mức độ đe dọa an toàn trên không thế nào".

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work hồi tháng 3 nhấn mạnh Mỹ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên Hoa Đông, theo Reuters.

Ni Lexiong, nhà bình luận quân sự ở Thượng Hải, nói 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa tạo nền tảng để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông. Trong khi đó, Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, cho rằng căng thẳng khu vực sẽ giảm bớt sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống Philippines.

Ông Duterte là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Philippines ngày 9/5. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/5 đã gửi lời chúc mừng ông Duterte và bày tỏ hy vọng "hai phía có thể cùng hành động để đưa quan hệ song phương trở lại hướng đi vững mạnh".

Trung Quốc từng thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp với Nhật Bản. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc còn đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Căng thẳng trong khu vực tăng cao kể từ khi Bắc Kinh tiến hành hoạt động cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đảo và đá trong khu vực, bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.

Như Tâm

chuyen-gia-sipri-thi-truong-vu-khi-danh-cho-viet-nam-se-gia-tang-canh-tranh

Các nước sẽ gia tăng cạnh tranh chào hàng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Ảnh minh họa: Aviation Spectator

Ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Chi tiêu quân sự và vũ khí, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trao đổi với VnExpress về triển vọng của thị trường và cả tác động ở Biển Đông sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam của Mỹ. 

- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama?

- Về hợp tác song phương, chuyến thăm cho thấy sau nhiều năm nỗ lực vượt qua những hệ lụy của chiến tranh, khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí thì Việt - Mỹ đã bắt đầu một mối quan hệ bình thường, cả về khía cạnh gia tăng thương mại và hợp tác kinh tế.

Với các nước, chuyến đi của tổng thống Obama cũng phản ánh mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, với các đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Trong khi Mỹ rõ ràng coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", các đồng minh của Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ đẩy những yêu sách chủ quyền tới mức họ không muốn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama cho thấy Washington muốn "lôi kéo" Hà Nội về phía mình.

- Các bước tiếp theo của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí?

- Việt Nam có thể xem xét một số thiết bị nhất định của Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra trên biển mà hai bên từng đề cập. Đầu tiên công ty quốc phòng Mỹ sẽ đưa ra lời chào hàng, để chính phủ xem xét có muốn bán một loại cụ thể nào không. Có thể Mỹ sẽ nói rằng "đúng là chính quyền Obama đã đưa ra và chúng tôi sẽ xem xét" nhưng cũng có khả năng Mỹ dừng giao hàng máy bay tuần tra đến Biển Đông. Tất nhiên tình hình vẫn đang trong trạng thái chờ.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận không có nghĩa là họ sẽ bán ngay vũ khí cho Việt Nam. Để mua được, Hà Nội cần phải trải qua một quá trình xem xét ra quyết định của Washington, có thể một số vũ khí mà họ không bán với một số lý do nào đó và đây là điều bình thường với giao dịch vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hà Nội có thể tiếp cận công nghệ quân sự của Mỹ mà không cần nhập trực tiếp từ nước này. Chẳng hạn như Việt Nam có thể mua máy bay quân sự của Tây Ban Nha dùng động cơ Mỹ. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn để mua vũ khí ở nhiều nơi, không chỉ từ thị trường truyền thống như Nga. Có thể nói thị trường vũ khí dành cho Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh cao.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cũng mở ra cơ hội để Mỹ có một số hỗ trợ quân sự cho Việt Nam. Washington có thể cung cấp một số thiết bị, phụ tùng trang bị mới cho Hà Nội. Tuy nhiên việc này cần thực hiện theo các điều kiện của chính phủ Mỹ đưa ra, dù Quốc hội Mỹ đã ngụ ý là không ngăn chặn.

- Tân tổng thống Mỹ sẽ duy trì chính sách với Việt Nam như thế nào?

- Bất kể ai chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới thì chính sách chung vẫn là coi Trung Quốc là một "vấn đề tiềm ẩn", coi các nước có tranh chấp với Bắc Kinh là bạn bè tiềm năng. Chắc chắn một số người ở Mỹ sẽ nói không thể "bỏ qua chiến tranh" nhưng tôi nghĩ hầu hết mọi người ở Mỹ đều nhận thức rõ chiến tranh đã trôi qua hơn 40 năm, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh ở Việt Nam. Mặc dù hai nước còn có những khác biệt, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhưng nhiều người Mỹ coi Việt Nam là một nước có thể trở thành đồng minh trong tương lai.

Đánh giá của ông về khả năng Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh của Việt Nam?

- Đó là một bước đi khác, có thể là thỏa thuận khác giữa hai nước về việc Mỹ được phép vào đây hay không. Washington có thể đến thăm Cam Ranh nếu được Hà Nội mời, nhưng chỉ là chuyến thăm hữu nghị và đã có chuyến thăm tương tự của các nước khác. Song việc lực lượng Mỹ đặt cơ sở lâu dài thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam có chấp thuận về lâu dài hay tạm thời, Mỹ cần một số bảo đảm cho lực lượng của mình hay không, đó là cả một quá trình. Có thể Washington không thực sự cần đến Cam Ranh nhưng nhìn từ khía cạnh tạo ra "mặt trận liên kết" giữa Mỹ cùng bạn bè, đồng minh và đối tác trong khu vực thì điều này có thể xảy ra.

- Ông đánh giá thế nào khi Tổng thống Obama khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không bị ảnh hưởng bởi yếu tố Trung Quốc?

- Có hai điều mà ông Obama muốn nói: thứ nhất là Mỹ có mối quan hệ bình thường với Việt Nam, và để xử lý những vấn đề tiềm ẩn với Trung Quốc, Washington cần hợp tác với các nước đối tác trong khu vực. Thứ hai: bỏ lệnh cấm vũ khí nhằm tạo điều kiện để Việt Nam sở hữu các thiết bị như máy bay tuần tra ở Biển Đông, khi Hà Nội đang xử lý tranh chấp với Bắc Kinh ở khu vực này. 

- Ông dự đoán tình hình Biển Đông sau sự kiện này?

- Chúng ta có thể đoán được Trung Quốc sẽ "kêu la", mình bị đẩy vào thế khó, không thể bị "hăm dọa, bị gây áp lực". Tuy nhiên cũng có một khả năng khác mà nhiều người đồng tình với tôi, là khi Trung Quốc nhìn ra "tất cả mọi người đều chống lại mình", họ sẽ "nới lỏng ra", quay lại bàn đàm phán và giảm bớt thái độ tiêu cực.

Tổng thống Obama đã có tuyên bố khá cứng rắn tại Hà Nội, khi nói tàu Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tuyên bố cảnh báo cho Trung Quốc rằng "anh có thể đến gần nhưng không thể chiếm giữ Biển Đông". Rõ ràng Mỹ không chấp nhận bất cứ quyết định đơn phương nào của Trung Quốc ở vùng biển này. Các nước tuân thủ theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí đã có nhiều thập kỷ nay, là tuần tra ở những khu vực luật pháp quốc tế cho phép.

Xem thêm Động cơ thúc đẩy ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Việt Anh

French Police forces take part in a mock attack drill outside the Grand Stade stadium in Decines French Police forces take part in a mock attack drill outside the Grand Stade stadium (aka Parc Olympique Lyonnais or the Stade des Lumieres) in Decines, near Lyon, France, in preparation of security measures for the UEFA 2016 European Championship May 30, 2016. REUTERS/Robert Pratta

Cảnh sát Pháp tham gia diễn tập tấn công phía ngoài sân vận động Grand Stade ở Decines, gần Lyon, Pháp, ngày 30/5. Ảnh: Reuters.

Vòng chung kết giải bóng đá vô địch châu Âu (Euro 2016), kéo dài một tháng, sẽ bắt đầu ở Paris từ ngày 10/6, với sự tham gia của những đội bóng mạnh nhất châu lục và thu hút hàng trăm nghìn người hâm mộ.

"Các sân vận động tổ chức Euro, khu vực dành cho người hâm mộ, địa điểm giải trí phát sóng những trận đấu ở Pháp và khắp châu Âu đều có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công khủng bố", AFP dẫn cảnh báo đi lại, kéo dài đến ngày 31/8, của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết.

Theo đó, thông báo cảnh báo công dân Mỹ về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố ở khắp châu Âu nhằm vào những sự kiện lớn, khu vực du lịch, nhà hàng, trung tâm thương mại và trong hoạt động giao thông vận tải.

"Số lượng lớn du khách đến thăm châu Âu trong những tháng mùa hè sẽ tạo ra nhiều mục tiêu hơn để các phần tử khủng bố lên kế hoạch tấn công", thông báo cho biết thêm.

Chính phủ Pháp loại trừ việc hủy bỏ tổ chức Euro 2016. Giải đấu dự kiến thu hút khoảng hai triệu người hâm mộ đến các thành phố ở khắp nước Pháp.

Để tăng cường an ninh tại Euro 2016, Pháp đã kéo dài tình trạng khẩn cấp áp đặt từ sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn hồi tháng 11/2015 ở Paris. Patrick Calvar, đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Pháp, tháng trước nói Pháp "rõ ràng là mục tiêu" của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Pháp lo ngại một "hình thức tấn công mới" mà những kẻ khủng bố sẽ đặt bom ở khu vực có nhiều người tập trung, ông Calvar cảnh báo.

Như Tâm

Phi cơ Nga tham gia chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Ảnh: RT.

Phi cơ Nga tham gia chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Ảnh: RT.

"Phi cơ Nga không thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nào, không thực hiện không kích, ở tỉnh Idlib", Reuters dẫn lời Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, cho biết trong một thông báo.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) trước đó cáo buộc phi cơ Nga không kích trong đêm ở thành phố Idlib, thủ phủ tỉnh cùng tên, nơi phe nổi dậy đang kiểm soát, làm 23 người thiệt mạng. Trong số này có 7 trẻ em, theo Rami Abdulrahman, giám đốc SOHR.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng số người thiệt mạng là 60 dân thường, gọi đây là tội ác "không thể bào chữa" của chính phủ Nga và Syria.

Ông Konashenkov gọi cáo buộc của SOHR là "một câu chuyện kinh dị", nó từng xuất hiện trong quá khứ và những tuyên bố như vậy nên được nghi ngờ nhiều hơn.

Idlib là một thành trì của phe nổi dậy ở Syria, trong đó có Mặt trận Nusra, nhóm phiến quân có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

nga-phu-nhan-cao-buoc-khong-kich-lam-60-nguoi-chet-o-syria-1

Vị trí tỉnh Idlib, Syria. Đồ họa: BBC.

Như Tâm

nghe-lam-gai-trong-trung-tam-massage-cao-cap-o-australia

Bên ngoài Kings Court, trung tâm massage cho người lớn ở Sydney. Ảnh: News

Theo Matt Young, phóng viên báo News, Kings Court là nơi giải trí cho các quý ông hơn hai thập kỷ qua, tạo dựng được danh tiếng là một trong số những trung tâm massage tốt nhất ở Australia.

Google từng đánh giá nơi đây là "một nơi thư giãn tuyệt vời". Tòa nhà ba tầng có 22 phòng massage, trong đó 10 phòng spa cung cấp "trải nghiệm ướt át đặc biệt", và hai phòng cung cấp "dịch vụ tới bến", nơi 15 gái bán dâm chuyên nghiệp phục vụ khách hàng. Giá cả ở đây không hề rẻ, khách hàng phải chi 255 USD cho 1h45 phút xoa bóp.

Gái bán dâm ở đây có đủ loại hình, tuổi tác và thân phận. Mỗi cô gái mang đặc trưng khác nhau trên bảng giới thiệu. Họ đi lại trong phòng, trên người mặc đồ lót hoặc áo choàng lụa, miệng luôn tươi cười và mắt thì sáng rực. Họ có thể là sinh viên hay bà mẹ đơn thân. Vài người làm 5-9 công việc cùng lúc, đi bán dâm để kiếm tiền trả nợ, hoặc đơn giản là kiếm tiền đi du lịch. 

"Đây là điểm khiến chúng tôi tự hào", Kate, một quản lý ở Kings Court nói.

"Chúng tôi muốn các cô gái tận hưởng thời gian làm việc ở đây, muốn họ đạt được mục tiêu đề ra, muốn họ cảm thấy hạnh phúc, thoải mái và tự tin với công việc mình làm. Mỗi đêm khi về nhà, chúng tôi muốn họ nghĩ rằng 'hôm nay là một ngày làm việc tuyệt vời'. Chúng tôi rất coi trọng điều này".

Trong danh sách của trung tâm có 55 gái bán dâm chuyên nghiệp, và khoảng 30 người lúc nào cũng bận bịu. Một ngày trung bình ở đây có 60 ca "mua bán".

Vào hôm Matt Young đến Kings Court, nơi đây đang tổ chức ngày spa miễn phí. Vì thế, có rất nhiều người tới tận hưởng dịch vụ này.

Sau bữa trưa, có thêm 6 người đàn ông bước chân vào trung tâm. Có người là doanh nhân, có người là kỹ sư IT, phần lớn có ngoại hình hấp dẫn. Có người ở độ tuổi thanh niên, cũng có người trung niên.

Họ vào ngồi ở phòng chờ, vây quanh là mấy người phụ nữ tự đến giới thiệu. Sau vài phút làm quen, từng cặp tách ra, phòng chờ yên tĩnh trở lại.

"Nhiều người có bạn gái hoặc vợ nhưng vẫn đến đây tìm chút vui", Bianca, một quản lý khác ở đây giải thích. "Họ có thể muốn được vuốt ve, được lắng nghe, thể hiện mặt khác của mình".

Young chọn Sara, một cô gái 25 tuổi. Ban đầu cô làm gái bao, sau đó làm người tháp tùng dự tiệc, và bây giờ là chuyên gia trị liệu massage. Cô nói mình đổi nghề vì "giao dịch làm ăn bắt đầu lộn xộn", còn "đám đàn ông cứ coi cô như vật sở hữu".

"Khách hàng tốt là người như thế nào?" Young hỏi. Sara nghĩ một lát rồi trả lời:

"Biết tôn trọng".

nghe-lam-gai-trong-trung-tam-massage-cao-cap-o-australia-1

Khách hàng không được phép chụp ảnh trong trung tâm, vì yêu cầu bảo mật danh tính cho nhân viên. Ảnh minh họa: Canada Press

Sara cho biết, thỉnh thoảng cũng có khách hàng muốn "vượt rào", nhưng chỉ cần cô nói "không", là họ sẽ lập tức ngừng lại. Tuy nhiên, cô là một trong số ít những người trong nghề này không sợ bị trả thù khi từ chối.

"Đây là một ngành công nghiệp chịu sự kỳ thị cực lớn", Kate nói. Là một nhân viên massage, nguy cơ hàng ngày mà cô phải đối mặt không phải là tay khách hàng định sờ soạng, mà là chuyện gì sẽ xảy ra nếu gia đình, bạn bè hay bạn trai cô phát hiệ hay có một ai đó học cùng trường tới và chụp được ảnh.

"Đó là rủi ro cực lớn, luôn tiềm ẩn trong tâm trí tôi. Nó có hệ lụy lâu dài hơn nhiều so với việc một khách hàng cố hôn tôi".

Xem thêm: Cảnh sát Nga bắt gái mại dâm và khách hàng diễu phố

Hồng Hạnh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật trong tuần

Đối tác